Giáo trình Mô đun Chăm sóc lúa

“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Đúng vậy, nếu gieo trồng

xong mà chăm sóc không đúng kỹ thuật thì năng suất lúa không cao, hiệu quả

kinh tế kém. Chính vậy, khâu Chăm sóc lúa là rất cần thiết đối với người trồng

lúa nói chung và đặc biệt là đối với người học nghề trồng lúa năng suất cao nói

riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi biên soạn giáo

trình Chăm sóc lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hướng dẫn về Dặm

lúa; Quản lý nước cho lúa; Phòng trừ cỏ dại hại lúa; Bón phân cho lúa; Phòng

trừ dịch hại lúa và Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa.

Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 164 giờ và gồm có 08

bài như sau:

Bài 1 Dặm lúa

Bài 2 Quản lý nước cho cây lúa

Bài 3 Phòng trừ cỏ dại hại lúa

Bài 4 Bón phân cho lúa

Bài 5 Phòng trừ côn trùng hại lúa

Bài 6 Phòng trừ bệnh hại lúa

Bài 7 Phòng trừ động vật hại lúa

Bài 8 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa

Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho

học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ

sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng

lúa, Gieo trồng lúa và Thu hoạch – tiêu thụ lúa.

pdf101 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun Chăm sóc lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha 20 – 30 ml /bình 8 lit Phun 4 bình/1.000 m2. Lưu ý: - Thuốc độc trung bình với người và gia súc, ít độc với cá, không gây hại thiên địch. - Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. - Có thể kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu lực và thời gian diệt rầy. Hình 3.128. Thuốc BASSAN 50 EC 4) Thuốc: CHESS 50 WG (hình 3.129) Qui cách: 7,5 g, 15 g Công dụng: Thuốc đặc trừ rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun Cơ chế tác động: Lưu dẫn, thấm sâu Liều lượng: 0,3 kg/ha Pha 7,5 g/bình 8 lít. phun 40 bình/ha. Lưu ý: - Ức chế hệ tiêu hóa, rầy ngừng gây hại ngay lập tức. - An toàn với môi trường và thiên địch, phù hợp với chương trình quản lý rầy nâu. Hình 3.129. Thuốc CHESS 50 WG 75 5) Thuốc: JETAN 50 EC (hình 3.130) Qui cách: 100 ml, 240 ml, 480 ml Công dụng: Chuyên trừ rầy nâu hại trên lúa Cơ chế tác động: Tác dụng tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha 20–30 ml/bình 8 lit. Phun 4 bình/1000 m2. Lưu ý: - Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. - Phun đều, nhất là phần gốc lúa. Hình 3.130. Thuốc JETAN 50 EC 6) Thuốc: ANPROUD 70 DF (hình 3.131) Qui cách: 10 gam Công dụng: Đặc trừ rầy nâu hại lúa, có hiệu lực cao và kéo dài, ít độc với côn trùng có ích.. Cơ chế tác động: Thuốc thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng (chống lột xác) có tác dụng tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha gói thuốc 10 gam/bình 16 lít. Lượng nước phun 400 lít/ha. Lưu ý: - Phun thuốc khi rầy non nở rộ, phun đều và đến gốc lúa. - ANPROUD 70 DF có thể phối hợp với AnBoom 40 EC để phòng trừ rầy nâu. - Thuốc có thể phối hợp với thuốc khác, trừ thuốc có tính kiềm. Hình 3.131. Thuốc ANPROUD 70 DF Những chú ý khi sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy + Hạn chế dùng thuốc ở giai đoạn lúa 30 - 40 ngày sau khi gieo cấy để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Ở giai đoạn này cây lúa dễ có khả năng phục hồi. + Theo dõi phát hiện lứa rầy thứ 2 (40 – 50 ngày sau sạ), nếu mật số rầy từ 10 – 15 con /bụi phải phun thuốc ngay, để tránh lứa rầy thứ 3 phát sinh, lúc này lúa đã trổ, nếu có dùng thuốc thì hiệu quả cũng không cao. + Phun thuốc khi rầy nở rộ ở tuổi 2 – 3 (15 – 20 ngày sau đợt rầy trưởng thành của lứa trước) và phun thuốc vào phần gốc lúa nơi rầy sinh sống. + Sử dụng luân phiên thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của rầy. + Sử dụng các loại thuốc ít hại thiên địch (ong, bộ cánh cứng, nhện, ) 76 5.3. Phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa: Có bốn loại sâu đục thân hại lúa, nhưng loại sâu đục thân 2 chấm thường xuất hiện và gây hại đáng kể cho lúa, cho nên chúng ta chỉ tìm hiểu phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa. 5.3.1. Xác định đặc điểm của sâu đục thân hai chấm hại lúa a. Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm hại lúa: Khoảng từ 50-55 ngày (hình 3.132): - Thời gian trứng: 8-10 ngày. - Thời gian sâu non: 35-38 ngày. - Thời gian nhộng: 10-15 ngày. - Thời gian trưởng thành (ngài) vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày. b. Trưởng thành: - Con trưởng thành (ngài, bướm) của sâu đục thân hai chấm hại lúa có hai chấm màu đen ở cánh (hình 3.133), nên còn có tên gọi là sâu đục thân bướm hai chấm. Hình 3.133. Con trưởng thành có hai chấm màu đen ở cánh Con trưởng thành hoạt động về ban đêm, thích ánh sáng đèn và có sức bay xa khoảng 2 - 3 km. Ban ngày ẩn nấp trong bụi lúa (hình 3.134), ban đêm giao phối và đẻ trứng. Con cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, con đực từ 23-1 h sáng Hình 3.132. Vòng đời Sâu đục thân hai chấm hại lúa Trứng 77 hôm sau. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng từ 25-30oC và ẩm độ từ 75-85 %, thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Hình 3.134. Trưởng thành ẩn nấp trong bụi lúa c. Trứng: Trứng (hình 3.135) được đẻ thành ổ trên lá lúa có hình bầu dục, bề mặt trứng phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. Hình 3.135. Trứng của sâu đục thân trên lá lúa d. Sâu non: Có 5 tuổi, sâu non mới nở thường nhả tơ treo lơ lửng trên lá và di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ gió. Sâu chui vào bẹ lá rồi đục vào trong thân cây lúa. Sâu non có thể tấn công nhiều nhánh lúa nếu ruộng không có nước. Thường trong một thân lúa chỉ có một sâu non sinh sống. Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng (hình 3.136). Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip. Sâu non xâm nhập vào bẹ lá, vào thân cây lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho dảnh lúa không có bông hoặc bông bị bạc trắng, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Hình 3.136. Sâu non 78 d. Nhộng (hình 3.137): Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu nâu nhạt nằm trong gốc thân lúa hoặc dưới mặt đất 1 - 2cm. Đồng ruộng khô hạn nó có thể hóa nhộng dưới mặt đất 10cm. Hình 3.137. Nhộng của sâu đục thân 2 chấm Như vậy con sâu đục thân hai chấm có 4 giai đoạn là trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng (hình 3.138). a b c d Hình 3.138. Các giai đoạn của sâu đục thân hai chấm hại lúa a. Thành trùng, b. Trứng, c. Sâu non, d. Nhộng 79 5.3.2. Xác định triệu chứng và tác hại: Từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa làm đòng, sâu non đục vào thân lúa, cắn đứt ngang đọt, làm lúa bị héo đọt và chết (hình 3.139a). Giai đoạn lúa trổ (hình 3.139 b) và vào chắc (hình 3.139c) sâu cắn đứt ngang cuống bông gây hiện tượng bông bạc. Nhánh lúa bị sâu đục thân hai chấm tấn công, phía ngoài bẹ và thân lúa không có triệu chứng gì đặc biệt mà chủ yếu là phần đọt bị héo và phần bông bị bạc trắng có thể lấy ra dễ dàng và phân bố tương đối đều trên ruộng. c. Sâu tấn công lúc lúa vào chắc Hình 3.139. Triệu chứng ruộng lúa bị sâu đục thân hai chấm phá hại Sâu đục thân hai chấm có thể phá hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúc lúa được 2 – 3 lá cho đến giai đoạn vào chắc. Tuy nhiên ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh sự gây hại của sâu ít ảnh hưởng đến năng suất do ở giai đoạn này cây có thể đẻ thêm nhánh để bù lại những nhánh bị hại. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn từ làm đòng đến trổ và vào chắc thì sẽ làm giảm năng suất của cây lúa do đọt bị hư và bông bị lép. Trong một thân cây lúa chỉ có 1 sâu sống và gây hại, khi hết thức ăn chúng di chuyển đến cây lúa khác bằng cách chui ra ngoài và cắn đứt thân cây mạ hoặc lá lúa rồi cuốn lại thành ống, ống này trôi đến cây lúa khác, vì vậy sâu này còn được gọi là sâu ống. a b Triệu chứng héo đọt (a) và bông bạc lúc lúa trổ (b) 80 5.3.3. Phòng và trừ sâu đục thân hại lúa a. Phòng sâu đục thân hại lúa - Sử dụng giống kháng sâu đục thân - Sử dụng giống lúa nảy chồi nhiều và ngắn ngày vì sâu chỉ sinh sản được ít thế hệ trên một giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn. - Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp; Gieo trồng đồng loạt để giảm mật số sâu. - Cắt gốc rạ sát mặt đất, dọn vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch, cày ải hoặc ngâm nước ruộng để diệt sâu non và nhộng của sâu đục thân hại lúa. - Bón phân cân đối hợp lý đặc biệt là phân đạm. a. Trừ sâu đục thân hại lúa - Dùng các biện pháp thủ công: + Loại bỏ cây mạ héo, nhặt bỏ ổ trứng của sâu đục thân trước khi cấy. + Bẫy đèn đồng loạt để bắt bướm - Biện pháp hóa học: + Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh: Xử lý thuốc hóa học khi trên ruộng xuất hiện 2 ổ trứng/m2 (đối với lúa sạ) và 1 ổ trứng/30 bụi (đối với lúa cấy). + Lúa từ giai đoạn làm đòng đến trổ: Xử lý thuốc khi trên ruộng xuất hiện 1 ổ trứng/m2 (đối với lúa sạ) và 1 ổ trứng /20 bụi (đối với lúa cấy), nên sử dụng thuốc dạng nước để diệt ổ trứng, sâu tuổi nhỏ. + Một số thuốc hóa học để diệt sâu đục thân hại lúa. Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như: Padan 95SP, Gegent 800WP... 1) Thuốc: DIAZAN 10 H (hình 3.140) Qui cách: 1 kg, 5 kg Công dụng: Thuốc hạt dùng để rải, đặc trừ sâu đục thân hại lúa, bắp... và trừ côn trùng nằm trong đất. Cơ chế tác động: Có tác dụng nội hấp, tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu. Liều lượng: Rắc 10-20 kg/ha khi thấy bướm ra rộ hoặc có 5% cây bị dảnh héo. Lưu ý: - Nên rắc vào lúc nắng ráo, tránh thuốc dính vào lá lúa và rắc đều lên mặt ruộng giữ mực nước sâu 5-7 cm. Hình 3.140. Thuốc DIAZAN 10 H 81 2) Thuốc: MARSHAL 200SC (hình 3.141) Qui cách: 500 ml Công dụng: Chuyên trừ sâu đục thân, rầy nâu hại lúa. Liều lượng: Pha 15-20ml/8 lít, lượng nước phun 5 bình 8 lít/1000 m2. Lưu ý: Phun sớm khi thấy sâu non xuất hiện. Đối với sâu đục than lúa, phun 5-7 ngày sau khi thấy bướm ra lộ. Hình 3.141. Thuốc MARSHAL 200SC 3) Thuốc: PADAN 95 SP (hình 3.142) Qui cách: 15 g, 100 g Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa. Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Liều lượng: Pha 15 g bìn. Lưu ý: Phun 4-5 bình/1.000 m2, lượng nước 400-600 lít/ha 4) Thuốc: Regent 0.3G (hình 3.143) Qui cách: 500gr, 2Kg Công dụng: Thuốc trừ sâu lưu dẫn đặc trừ sâu đục than, rầy nâu, bọ trĩ (bù lạch), sâu phao, sâu keo, sâu cuốn lá trên lúa. Sâu đục thân trên bắp (ngô), mía. Liều lượng: _Lúa: 10Kg / ha. Rải thuốc 15- 20 ngày sau sạ / cấy, hoặc 20-25 ngày trước trổ (mực nước tốt nhất là 5-7 cm) Hình 3.143. Thuốc: Regent 0.3G Hình 3.142. Thuốc: PADAN 95 SP 82 5) Thuốc: VIRTAKO 40 WG (hình 3.144) Qui cách: 1,5 g, 3 g Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu, giữ xanh bộ lá đòng, giúp đòng trổ thoát tốt, không bị chết đọt và bông bạc. Cơ chế tác động: - Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2–3 tuần. - Gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1–2 ngày Liều lượng: 75 g/ha, pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lit, phun 5 bình cho 1000m2. Lưu ý: - Phun sớm vào giai đoạn chớm xuất hiện sâu non. - Thuốc ít ảnh hưởng môi trường, thiên địch và người sử dụng. - Phù hợp cho chương trình IPM và mô hình canh tác lúa-cá. Hình 3.144. Thuốc: VIRTAKO 40 WG 6) Thuốc: DRAGON 585EC (hình 3.145) Qui cách: 100ml, 480ml Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa. Liều lượng: 0.4 – 0.5lít / ha. Pha 10ml/bình 8lít phun 4 – 5bình / 1000m2 đối với sâu ; phun ướt đều lên cây cho rệp Hình 3.145. Thuốc: VIRTAKO 40 WG 83 5.4. Phòng trừ sâu đục bẹ hại lúa: Những vùng trồng lúa trũng thấp xuất hiện một loại sâu phao đục bẹ tấn công cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh từ 15-30 ngày sau sạ gây thiệt hại nặng. Sâu non đục vào bẹ lúa làm cho lúa chết hàng loạt. Mỗi con sâu phao đục bẹ có thể tấn công nhiều cây lúa. Chúng di chuyển và gây hại cho những cây lúa khác bằng cách nằm trong phao và bơi trên mặt nước. Lá lúa bị sâu cắn thành từng miếng lam nham (để làm phao), không có khả năng phục hồi. Khi tách phao của sâu phao đục bẹ ra, bên trong có sâu non màu trắng đục, đầu màu vàng nâu, khi thả xuống nước thì nó vươn dài ra... Con trưởng thành khi đậu luôn luôn chúc đàu xuống phía dưới. Chúng ta cùng tìm hiểu loại sâu này để áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp. 5.4.1. Xác định đặc điểm hình thái và sinh học a. Trưởng thành: Trưởng thành là loài bướm nhỏ, màu vàng nâu, cánh có 2 đốm nâu lớn, cuối cánh có rìa nâu đen viền trắng. Con cái có màu nâu và lớn hơn con đực. Con đực có màu đậm, có nhiều vân trắng chạy ngoằn ngoèo trên cánh (hình 3.146). Bướm thường đậu ở mặt dưới tán lá của bụi lúa, đặc biệt là đầu luôn quay ngược xuống phía dưới. Chúng bắt cặp sau khi vũ hóa khoảng 1-2 ngày, 2-3 ngày sau khi bắt cặp, con cái sẽ đẻ trứng vào ban đêm. .Hình 3.146. Thành trùng sâu phao mới b. Trứng: Trứng được đẻ thành cụm hoặc thành hàng ở ngày phần bẹ của lá lúa. Trứng có dạng tròn hơi dẹp, lúc mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở thì chuyển sang màu vàng nhạt. Thời gian trứng từ 4 -5 ngày. c. Ấu trùng (hình 3.147): Ấu trùng sâu phao đục bẹ có 5 tuổi. Sau khi phát triển đầy đủ, sâu bò xuống sát gốc lúa, nhả tơ dán chặt một đầu phao lại để làm nhộng. Hình 3.147. Ấu trùng sâu phao mới. d. Nhộng: Nhộng dài từ 10 - 12mm, rộng 4mm, lúc đầu có màu trắng ngà, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu sậm. Thời gian làm nhộng 6 -7 ngày. 84 5.4.2. Xác định triệu chứng và tác hại Sâu vừa tấn công trên phiến lá lúa, vừa có thế đục vào thân của cây lúa. Sâu tuổi 1 và 2 thường gây hại trên lá của cây lúa, cạp ăn lá và làm rách ở hai bên mép lá giống như hình răng cưa, lá lúa dễ bị gẫy nằm dài xuống mặt nước. Sâu từ tuổi 3 trở đi sẽ đục vào thân lúa nhiều chỗ làm lá lúa bị héo vàng hoặc gây ra hiện tượng chết đọt, lúa chậm phát triển và chết. Sâu thường tấn công rất sớm trên ruộng bị ngập nước (hình 3.148) Hình 3.148. Triệu chứng của sâu phao đục bẹ 5.4.3. Tiến hành phòng và trừ sâu đục bẹ hại lúa a. Phòng sâu phao đục bẹ hại lúa - Không sạ quá dầy hoặc bón thừa phân đạm. - Bảo vệ thiên địch: Trên ruộng lúa cũng có nhiều loài thiên địch tấn công sâu non đục bẹ như dế nhảy, muồm muỗm, bọ rùa, nhện, chuồn chuồn (hình3.149), ong cự, ong đen kén trắng - Tránh để ruộng lúa ngập nước sâu trong giai đoạn đầu, chỉ nên điều chỉnh mức nước từ 5-7 cm trên ruộng. Khi phát hiện sâu gây hại thì rút cạn nước trong ruộng ra ngoài để hạn chế sự lây lan của sâu. b. Trừ sâu phao đục bẹ hại lúa: Thăm đồng ruộng phát hiện có bướm sâu phao đục bẹ thì khoảng 1 tuần sau có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để trừ. Khi sử dụng thuốc nên tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng. Một số loại thuốc phòng trừ sâu phao đục bẹ: 1) Thuốc Basudin 10H (hình 3.149): Là dạng thuốc hạt có tính lưu dẫn, chúng ta có thể sử dụng ngay khi thấy có bướm sâu phao đục bẹ trên ruộng. Khi bướm đẻ trứng và 5-6 ngày sau trứng nở thì khi đó thuốc đã kịp lưu dẫn lên cây, lá và ngay khi sâu non cắn vào lá thì sâu sẽ ngộ độc thuốc và chết. Liều lượng sử dụng là 1-1,5 kg Basudin 10H cho 1.000 m2 rải đều trên ruộng. Hình 3.149. Thuốc basudin 10H 85 2) Thuốc: KINALUX 25 EC - 1 vố chết 3, nông gia nhẹ gánh (hình 3.150) Qui cách: 100 ml, 480 ml Công dụng: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu Cơ chế tác động: Thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên lúa. Liều lượng: - Sâu phao đục bẹ, nhện gié, pha 20–30 ml/bình 8 lit. Phun 5 bình/1.000 m2 - Sâu cuốn lá: Pha 20–40 ml/bình 8 lit. Phun 5 bình/1.000 m2 Lưu ý: - Cách ly: 21 ngày trước khi thu hoạch - Lượng nước phun 400–500 lit/ha. Hình 3.150. Thuốc KINALUX 25 EC 3) Thuốc: Silsau 1.8EC (hình 3.151) Qui cách: 100 ml Công dụng: Silsau là một loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, diệt trừ hữu hiệu nhiều loại sâu đã kháng thuốc và đặc trừ sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ, bọ trĩ. Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu Liều lượng: Pha 10–20 ml/bình 8 lit. Phun 4 bình/1.000 m2 Hình 3.151. Thuốc: Silsau 1.8EC 4) Thuốc: BONUS 40EC (hình 3.152) Qui cách: 480ml và 100g/gói Công dụng: Bonus 40EC là thuốc trừ sâu đặc trừ sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá lúa Cơ chế tác động: Có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và xông hơi mạnh, có khả năng diệt sâu nhanh và mạnh. Liều lượng: 0,6 - 0,8lít/ha. Pha 30 - 40ml thuốc/bình 16lít nước, phun 02 bình/1000m2. Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Sau khi sử dụng phải thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ. Nếu thuốc dính vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch nhiều lần, nếu bị ngộ độc đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay tại Cơ sở y tế gần nhất, mang theo nhãn thuốc gây ngộ độc. Hình 3.152. BONUS 40EC 86 5.5. Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Có hai loại sâu cuốn lá hại lúa là sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Sâu cuốn lá lớn ít gây hại cho lúa, nên chúng ta chỉ cần tìm hiểu và phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. 5.5.1. Xác định đặc điểm của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa: a. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa: Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có vòng đời từ 30-37 ngày (hình 3.153). Hình 3.153. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa b. Đặc tính hình thái và sinh học - Trưởng thành (hình 3.154 a): Là một loài bướm có nền cánh màu vàng rơm, viền cánh có đường viền màu nâu đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang. Nếu không hoạt động bướm có dạng hình tam giác cân. Ban ngày bướm sống trong bụi lá hoặc bụi cỏ khi bị động thì bay lên một đoạn ngắn. Bướm hoạt động ban đêm thích ánh sáng đèn. Hoạt động mạnh nhất là lúc từ 9 - 10 giờ đêm đến gần sáng. Bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Một bướm cái có thể đẻ 300 trứng. - Trứng (hình 3.154 b): Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm 10 – 12 trứng ở cả hai mặt lá nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn. Chúng chọn những vùng lúa tốt, non, mềm, rậm rạp để đẻ. Trứng có hình bầu dục, dài 0,5mm, màu trắng và chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Giai đoạn trứng kéo dài từ 5 – 7 ngày. 87 - Sâu non (hình 3.154 c): Sâu non mới nở có màu trắng sữa, cơ thể được phủ bởi một lớp lông màu nâu, sâu đẫy sức dài khoảng 19mm và có màu lá mạ, thân chia đốt. Sâu có từ 5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian 15 – 28 ngày. Sâu nằm trong bao và gây hại cả ngày và đêm, đôi khi chúng sẽ di chuyển sang các lá mới để gây hại. Sâu tuổi 4-5 khi bị đụng đến sẽ búng hoặc quăng đi một cách nhanh nhẹn (hình 3.155). Hình 3.155. Sâu cuốn lá nhỏ tuổi 4 - Nhộng: Phần lớn sâu hóa nhộng trong kẽ lá già hoặc khe hở giữa các tép lúa. Đôi khi chúng cũng làm nhộng ngay trong lá, sâu đẫy sức cắn đứt và nhả tơ bịt kín 2 đầu đoạn lá rồi hóa nhộng ở bên trong. Nhộng chỉ có lớp tơ mỏng không có kén. Nhộng chuyển từ màu vàng sang màu nâu khi sắp vũ hóa. Thời gian nhộng từ 6 – 10 ngày. a b c Hình 3.154 (a; b c). Sâu cuốn lá nhỏ a. Thành trùng, b. Trứng, c. Sâu non 88 5.5.2. Xác định triệu chứng gây hại: Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp nơi trên cây và bò đến lá non để ăn phần xanh chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa (hình 3.156). Hình 3.156. Sâu cuốn lá ăn phần xanh của lá lúa non Sang tuổi 2 sâu di chuyển đến các lá già, nhả tơ ở hai bìa lá lúa, sợi tơ gặp không khí sẽ khô và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa (hình 3.157). Hình 3.157. Sâu cuốn lá lúa thành một cái bao theo chiều dọc lá Sâu ẩn mình trong đó để ăn và sống, mỗi cuốn lá chỉ có một con sâu (hình 3.158), một con sâu có thể ăn nhiều lá trong suốt thời gian sống của chúng. Hình 1.158. Mỗi lá lúa bị cuốn chỉ có một con sâu 89 Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2 - 5 lá, cả giai đoạn phát triển của sâu có thể cuốn từ 5 – 9 lá lúa (hình 3.159). Lá lúa bị sâu gây hại sẽ bị khô, cây héo dẫn đến giám năng suất, đặc biệt khi sâu tấn công vào lá cờ. Sâu nằm bên trong ăn phần xanh của lá và thải phân ở đó, do vậy khi trời mưa hoặc ẩm độ cao lá dễ bị thối rữa. Lưu ý: Những loại giống lúa có phiến lá rộng, thân mềm bị hại nặng. Ruộng lúa sử dụng phân bón cao, đặc biệt dùng đạm nhiều cũng bị gây hại nặng. Sâu thích tập trung gây hại ở những vùng lúa ven bờ (hình 3.160), trên những ruộng lúa ven hồ, lúa gần mương và ruộng gần khu dân cư. Hình 3.160. Chòm lúa tốt ở ven bờ bị sâu cuốn lá tấn công Nếu không trừ sâu cuốn lá kịp thời, toàn ruộng lúa bị bạc trắng (hình 3.161). Hinh 3.161. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Hình 3.159. Một sâu có thể cuốn nhiều lá lúa 90 5.5.3. Tiến hành phòng và trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa a. Tiến hành phòng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa - Gieo trồng với mật độ hợp lý. Bón phân cân đối hợp lý, đặc biệt không bón quá nhiều phân đạm vì nếu thừa đạm, cây lúa xanh tốt quá sẽ thu hút bướm cái bay tới và đẻ trứng. Mặt khác, cây lúa mềm, sâu cũng dễ gây hại hơn. - Làm sạch cỏ trong và xung quanh ruộng trồng lúa để sâu cuốn lá không có nơi trú ngụ. b. Tiến hành trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa - Dùng bẫy đèn để thu hút trưởng thành nếu mật độ trưởng thành cao. - Dùng thuốc hóa học để phun trừ sâu cuốn lá nhỏ, các loại thuốc sâu đều có thể tiêu diệt được chúng nhưng cần lưu ý: Có rất nhiều thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, do vậy không nên phun thuốc trong giai đoạn 40 ngày đầu sau khi sạ, vì phun thuốc sớm sẽ làm giảm mật số của thiên địch, đặc biệt là bộ cánh cứng ăn sâu non và nhện ăn bướm, ong ký sinh sâu non và nhộng sâu cuốn lá. Chỉ phun thuốc khi mật độ sâu ≥ 20con/m2. - Nhiều loại thuốc hoá học có thể trừ được sâu cuốn lá như VIRTAKO 40 WG; PADAN 95SP; ALFATAC 600WP; DIAZAN 50ND; Regent 800WG. Khi sử dụng thuốc trừ sâu phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. 1) Thuốc: VIRTAKO 40 WG (hình 3.162) Qui cách: 1,5 g, 3 g Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu, giữ xanh bộ lá đòng, giúp đòng trổ thoát, không bị chết đọt và bông bạc. Cơ chế tác động: - Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2–3 tuần. - Gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1–2 ngày. Liều lượng: 75 g/ha, pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lit, phun 4 bình/1000m2. Lưu ý: - Phun sớm ở giai đoạn sâu non. - Thuốc ít ảnh hưởng môi trường, thiên địch, người sử dụng. - Phù hợp cho mô hình canh tác lúa-cá. Hình 3.162. Thuốc VIRTAKO 40 WG 91 2) Thuốc: PADAN 95 SP (hình 3.163) Qui cách: 15 g, 100 g Công dụng: Đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân hại lúa Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Liều lượng: Pha 15 g bình 8. Lưu ý: Phun 4-5 bình/1.000 m2, lượng nước 400-600 lít/ha. 3) Thuốc: EAGLE 50WDG (hình 3.164) Qui cách: 5 g, 100 g Công dụng: Sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, bọ trĩ hại lúa. Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Liều lượng: Pha 1 gói 5g cho bình 16 lít. Phun 1 bình cho 1 sào Bắc Bộ. Phun 2 bình/1000m2. Hình 3.164. Thuốc EAGLE 50WDG 4) Thuốc: ALFATAC 600WP (hình 3.165) Qui cách: 15 g, 100 g Công dụng: Sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, bọ trĩ hại lúa. Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Liều lượng: 1 - 1,2kg/ha; Pha 1 gói 15g cho bình 16 lít nước. Phun 2 bình cho 1000m2. Lưu ý: Phun thuốc khi sâu non mới xuất hiện, bướm rộ 5 - 7 ngày. Hình 3.165. ALFATAC 600WP 5) Thuốc: DIAZAN 50ND (hình 3.166) Qui cách: 15 g, 100 g Công dụng: Trừ sâu đục thân trên lúa, sâu cuốn lá trên lúa. Liều lượng: 35 ml/bình 8 lit phun 8-9 bình/1000m2. Lưu ý: Phun khi sâu hại mới xuất hiện, nếu cần thiết thì phun lại lần 2. Hình 3.166. Thuốc: DIAZAN 50ND Hình 3.163. Thuốc: PADAN 95 SP 92 5.6. Phòng trừ bọ trĩ (bù lạch) hại lúa 5.6.1. Xác định đặc điểm của bọ trĩ hại lúa a. Xác định đặc điểm bọ trĩ trưởng thành: Bọ trĩ trưởng thành có màu đen hoặc màu nâu đỏ, dài 1,5 - 2mm, hình thon dài, quan sát được bằng mắt thường (hình 3.167a). Cánh hẹp và trên có nhiều lông (hình 3.167 b), lúc không hoạt động cánh xếp dọc trên lưng (hình 3.167 c). Thời gian trưởng thành từ 15 - 18 ngày, chúng có thể di chuyển rất xa để tìm thức ăn và hoạt động mạnh vào những ngày trời mát. Trời nắng chúng ẩn mình trong các lá non hoặc chóp lá cuốn lại. a. Bọ trĩ trưởng thành có màu đen b. Cánh bọ trĩ trưởng thành có nhiều lông a. Bọ trĩ không hoạt động Hình 3.167. Bọ trĩ trưởng thành b. Xác định đặc điểm bọ trĩ non: Bọ trĩ non (ấu trùng) dài khoảng 1mm và có hình giống trưởng thành nhưng không có cánh, màu vàng nhạt (hình 3.168). Ấu trùng sống tập trung trong các lá lúa non, sau khi lá nở hoàn toàn chúng sẽ chuyển về đầu chóp lá non còn cuốn lại. Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 6 – 14 ngày. Hình 3.168. Bọ trĩ non b. Trứng (hình 3.169 b): Trưởng thành cái đẻ từ 12 - 30 trứng trên các lá lúa non, khó quan sát bằng mắt thường. Trứng hình bầu dục, dài 0,20 – 0,25mm, có màu trắng trong và khi sắp nở chuyển sang màu vàng. Thời gian trứng từ 3 - 5 ngày. c. Nhộng (hình 3.169 d): Trước khi hóa nhộng sâu non trải qua thời kỳ tiền nhộng từ 2 – 3 ngày. Sau đó sang giai đoạn nhộng từ 3 – 6 ngày. Nhộng có cánh dài và mềm. 93 Hình 3.169. Vòng đời bọ trĩ (bù lạch) hại lúa 5.6.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non sống tập trung ở chóp lá, cuốn hai mép lại theo chiều dọc, chúng nằm trong đó và hút nhựa lá làm mất diệp lục của lá, tạo những đường sọc trắng trên phiến lá. Do vậy chóp lá có thể bị biến vàng và có thể bị khô cháy nếu mật độ bù lạch cao (hình 3.170a). Bù lạch thích tấn công trên chỗ ruộng lúa bị khô (hình 3.170b), chỗ ruộng đủ nước (hình 3.170c), lá lúa mở ra, bù lạch không có chỗ để trú ngụ nên dễ bị chết. Hình 3.170

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_modun_03p1_3216.pdf
Tài liệu liên quan