Giáo trình Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Đặt tốc độ môtơ:

Một sức điện động đảo chiều được sinh ra trong các cuộn ứng khi môtơ quay có tác dụng giới hạn tốc độ quay của môtơ.

• Ở tốc độ thấp :

Khi dòng điện từ chổi tốc độ thấp qua cuộn ứng một sức điện động đảo chiều lớn được sinh ra, làm cho môtơ quay chậm.

• Ở tốc độ cao:

Khi dòng điện từ chổi tốc độ cao chạy qua các cuộn ứng, một sức điện động đảo chiều nhỏ được sinh ra làm môtơ quay ở tốc độ cao

 

doc132 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Modun 23: Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ở vị trí OFF Công tắc gạt nước tại vị trí INT: (Vị trí gián đoạn) a. Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT, Tr1 bật trong một thời gian ngắn làm tiếp điểm rơle chuyển từ A sang B. Accu + ® chân18 ® cuộn rơle Tr1® chân 16®mass. Khi các tiếp điểm rơle đóng tại B, dòng điện chạy đến môtơ (LO) và môtơ bắt đầu quay ở tốc độ thấp. Accu + ® chân18 ® tiếp điểm B rơle ® các tiếp điểm INT của công tắc gạt nước ® chân 7 ® môtơ gạt nước LO ® mass. Hình 3.6: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí INT b. Tr1 nhanh chóng tắt, làm tiếp điểm của rơle lại quay ngược từ B về A. Tuy nhiên, một khi môtơ bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc cam bật từ vị trí A sang vị trí B nên dòng điện tiếp tục chạy qua chổi tốc độ thấp của môtơ và gạt nước hoạt động ở tốc độï thấp. Accu + ® tiếp điểm B công tắc cam ® chân số 4 ® tiếp điểm A rơle ® chân 7 ® môtơ gạt nước LO ® mass. Khi gạt nước đến vị trí dừng tiếp điểm của công tắc cam lại gạt từ B về A làm dừng môtơ. Một thời gian xác định sau khi gạt nước dừng Tr1 lại bật trong thời gian ngắn, làm gạt nước lập lại hoạt động gián đoạn của nó. Hình 3.7: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí INT. Công tắt rửa kính bật ON: Hình 3.8: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí ON. Khi công tắt rửa kính bật ON, dòng điện chạy đến môtơ rửa kính. Accu + ® môtơ rửa kính ® chân số 8 ® tiếp điểm công tắc rửa kính ® chân 16 ® mass. Trong trường hợp gạt nước nối với rửa kính, Tr1 bật trong thời gian xác định khi môtơ rửa kính hoạt động làm gạt nước hoạt động, ở tốc độ thấp một hoặc hai lần. Thời gian Tr1 bật là thời gian nạp điện cho tụ trong mạch transitor. Thời gian nạp lại điện cho tụ phụ thuộc vào thời gian bật công tắc rửa kính. MÃ BÀI MD 23 - 14 TÊN BÀI: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ THỜI LƯỢNG (GIỜ) LÝ THUYẾT THỰC HÀNH 2 5 A.MỤC TIÊU CỦA BÀI Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy điều hòa nhiệt độ không khí. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ không khí. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bên ngoai các bộ phân của máy điều hòa nhiệt độ không khí ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.. B. NỘI DUNG CỦA BÀI 1. Công dụng của hệ thống điều hòa không khí Lọc sạch, tinh khiết khối không khí, rút chất ẩm ướt, làm mát không khí. Hệ thống điều hoà không khí được trang bị trên ôtô với mục đích để đảm bảo sự tiện nghi cho người lái và hành khách. Hệ thống duy trì nhiệt độ và độ ẩm không khí trong phạm vi thích hợp đối với hành khách và người lái * Cơ sở vật lý của sự điều hoà không khí. Sự điều hoà không khí là sự điều khiển nhiệt độ. Nhiệt là một dạng năng lượng. Nó không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, nó được truyền từ chất nóng sang chất lạnh hơn. Hệ thống điều hoà không khí sử dụng nhiệt và năng lượng từ động cơ trên xe để chuyển nhiệt không cần thiết ra bên ngoài. Khi thay đổi áp suất, dẫn đến thay đổi nhiệt độ. Điều nầy sẽ làm thay đỗi trạng thái vật lý của vật chất (khí gas) từ lỏng sang hơi và ngược lại. 2. Cấu tạo của hệ thống điều hoà không khí: Hệ thống điện lạnh trên ôtô là một hệ thống áp suất khép kín được kết hợp với các bộ phận chính 1. Chu trình của môi chất lạnh : Khi động cơ hoạt động và đóng mạch điều khiển cho máy nén hoạt động thì môi chất làm lạnh sẽ lưu chuyển hoàn toàn kín. Các quá trình tuần hoàn sẽ diễn ra như sau : Máy nén hút môi chất lạnh của phần áp thấp từ bộ bốc hơi (giàn lạnh) sau đó nén môi chất ở thể khí (gas) làm tăng nhanh áp suất và nhiệt độ của môi chất, kế đến được đưa đến bộ ngưng tụ (giàn nóng) tại đây môi chất dẫn qua các cánh toả nhiệt và được luồn gió mát thổi qua, quá trình làm toả ra 1 lượng lớn, lúc nầy môi chất lạnh biến thành thể lỏng ở áp suất cao, và được dẫn đến bình lọc, hút ẩm dẫn đến vanle tiết lưu, vào bộ bốc hơi, tại đây môi chất được giản nở đột ngột nên bốc hơi hoàn toàn và thu nhiệt a) Van giản nở: Van giản nở điều tiết dòng chất làm lạnh tới giàn lạnh . Để đạt được khả năng làm lạnh tối đa. Chất làm lạnh ở thể lỏng phải được giảm đi trước khi vào giàn lạnh . sự điều chỉnh 1 lượng chính xác tác nhân lạnh đi vào giàn bay hơi theo điều kiện nhiệt khác nhau là chức năng của thiết bị định lượng. Thiết bị nầy được gọi là van giản nở nhiệt Cấu tạo: 1. Lò xo van 2. Kim Van 3. Ống cân bằng 4. Màng tác động 5. Cần đẩy 6. Lỗ vào lưới lọc 7. Bầu cảm biến nhiệt 8. Ống mao dẫn Van giãn nở có 3 chức năng: tiết lưu, định lượng, điều khiển Tiết lưu: Van giãn nở phân chia giữa phần áp suất cao và áp suất thấp trong hệ thống điều hoà không khí, vì có sự giảm áp suất qua van, cho nên dòng chảy tác nhân lạnh bị ngăn cản có nghĩa là bị tiết lưu. Trạng thái của tác nhân khi đi vào van là chất lỏng ở áp suất cao và rời khỏi van là ở áp suất thấp. Sự giảm áp nầy xảy ra nhưng không thay đỗi trạng thái của tác nhân lạnh. Định lượng: Được chế tạo để cung cấp một lượng chính xác chất tác nhân lạnh đi vào giàn bay hơi. Lượng tác nhân nầy không thay đỗi theo các chế độ nhiệt khác nhau. Điều khiển: Nhiệt độ phải luôn được thay đỗi cho phù hợp với yêu cầu chính vì vậy van giản nở nhiệt được thiết kế để thay đỗi lượng tác nhân đi vào giàn bay hơi tuỳ theo sự thay đỗi của chế độ nhiệt. Khi nhiệt độ giảm xuống thì van đóng bớt lại và tác nhân lạnh được đưa vào ít hơn, khi nhiệt tăng lên thì lượng tác nhân lạnh được đưa vào nhiều hơn. Tác động điều khiển nầy của van giản nở nhiệt duy trì sự cung cấp chính xác sự lượng tác nhân đi vào giàn bay hơi dưới các chế độ khác nhau Sự quá nhiệt: Tác nhân lạnh được cung cấp cho giàn bay hơi hoàn toàn ở dạng hơi trước khi nó ra khỏi giàn bay hơi. Vì như tác nhân lạnh R – 12 hoá hơi ở nhiệt độ thấp – 19,7oC ( -21,62oF) ở áp suất khí quyển nên hơi vẫn lạnh ngay cả sau khi tất cả chất lỏng đã bị hoá hơi. Hơi lạnh tiếp tục chạy qua phần còn lại của giàn bay hơi tiếp tục thu nhiệt và trở thành hơi quá nhiệt. Tóm lại nhiệt độ của chất tác nhân được nâng cao hơn so với điểm hoá hơi của nó. Hoạt động của van giản nở : Từ sơ đồ: (H9) Bên trong có một lç kim nhỏ và một kim van côn để thay đỗi lưu lượng dòng chảy qua lç kim. Kim van chịu tác động bởi màng và màng chịu tác động bởi các lực : Aùp lực bay hơi tác dụng lên đáy màng , lực nầy có xu hướng làm van đóng lại Aùp lực lò xo đẩy trục kim lên , làm van kim có khuynh hướng đóng lại Aùp lực của bầu cảm biến nhiệt độ tác động mở van. Màng (1) ấn lên cần đẩy (8) làm mở kim van (5). Mạch trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (3) qua ống mao dẫn (2) van tiết lưu mạch dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua giàn bay hơi , ống cân bằng áp suất (10) cửa vào của van có lưới lọc nhuyễn (11). Lò xo (6) luôn đẩy van kim đóng . Bầu cảm biến nhiệt: Người ta sử dụng một số chất lỏng để đưa vào bầu cảm ứng nhiệt. Ơû đây giả thuyết là sử dụng môi chất R – 12 vì ở cùng nhiệt độ thì áp suất như nhau. Bầu cảm biến nhiệt của van giản nở nhiệt được kẹp vào đấu ra của giàn bay hơi. Khi nhiệt độ đầu ra của giàn bay hơi cao, nhiệt nầy sẽ truyền đến bầu cảm biến và thông qua ống mao dẫn để truyền đến van giản nhiệt, làm cho nhiệt độ chất lỏng trong van giản nhiệt tăng lên kéo theo áp suất tăng làm xuất hiện một lực tác dụng lên đỉnh trên của màng tác động. Aùp lực nầy lớn hơn tổng áp lực của lò xo và giàn bay hơi làm cho van kim đi xuống mở rộng lổ và tác nhân đi vào nhiều hơn. Van kim mở cho đến khi áp lực lò xo và giàn bay hơi đủ cân bằng áp lực màng tác động. Khi nhiệt độ tại đầu ra của giàn bay hơi thấp khi tác nhân lạnh vào nhiều thì làm giảm áp lực đầu trên của màng tác động lúc nầy van kim sẽ đóng bớt lại. Chú ý: Van tiết lưu không thể điều chỉnh được. b) Giàn ngưng tụ: (giàn nóng) Giàn nóng được đặt phía trước két nước làm mát động cơ. Giàn nóng có nhiệm vụ tiếp nhận môi chất ở thể khí nóng, áp suất cao từ máy nén và truyền nhiệt ra không khí bên ngoài. Giống như giàn lạnh, giàn nóng làm luân chuyển môi chất qua các ống. Một quạt gió sẽ thổi không khí bên ngoài qua khu vực của giàn nóng làm mát môi chất bên trong. Khi môi chất lạnh đi thì nó sẽ chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Cấu tạo:ấn 1. Đầu vào 2. Ống 3. Cánh tản nhiệt 4. Đầu ra Hiệu suất của giàn nóng sẽ đánh giá sự hoạt động của hệ thống điều hoà A/C. không khí bên ngoài phải hấp thụ nhiệt tích tụ từ bên trong xe cùng với nhiệt bổ sung do nén ép khí. Sự truyền nhiệt củ giàn nóng càng lớn thì giàn lạnh có thể càng lạnh hơn. Giàn nóng có dung tích lớn và quạt có hiệu suất cao sẽ giảm nhiệt độ một cách đáng kể. Khi rời khỏi giàn ngưng tụ tác nhân lạnh không hoàn toàn ở thể khí mà có một phần nhỏ ở thể lỏng vì trong một thời gian nhất định giàn nóng chỉ có thể mang đi một lượng nhiệt nhất định. c) Giàn bay hơi: Giàn bay hơi được lắp gần với khoang trong của xe. Giàn lạnh sẽ tải nhiệt từ khoang hành khách và truyền tới chất làm lạnh. Chất làm lạnh đi vào giàn lạnh ở dạng sương ẩm lạnh áp suất thấp, chúng tuần hoàn qua các ống dẫn của giàn lạnh tương tự như các ống nước làm mát tuần hoàn trong két nước làm mát của động cơ. Một quạt gió thổi khí nóng từ khoang trong của ôtô qua bề mặt giàn lạnh. Chất làm lạnh sẽ hấp thụ nhiệt và chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sau đó chất làm mát đi ra khỏi giàn lạnh mang theo nhiệt cùng với khí nóng áp suất thấp. Yếu tố quan trọng của giàn bay hơi là tiết diện và chiều dài ống. Số lượng cánh tản nhiệt và lưu lượng không khí qua cánh tản nhiệt. Tuỳ thuộc vào công suất và kích thước của máy lạnh, giàn bay hơi có thể có 2 – 3 dãy ống hoặc nhiều hơn tác nhân lạnh khi rời khỏi giàn bay hơi ở áp suất thấp và trạng thái khí. Nếu tác nhân lạnh cung cấp cho giàn bay hơi quá nhiều thì hệ thống sẽ không làm lạnh được vì áp suất của tác nhân lạnh cao dẫn đến tác nhân không thể hoá hơi, nếu có thì chỉ hoá hơi một phần có thể kéo theo là sự hư hỏng của máy nén. Nếu tác nhân lạnh cung cấp cho giàn bay hơi quá ít thì khả năng làm lạnh kém do sự bay hơi quá nhanh khi qua giàn bay hơi. d) Dẫn trong hệ thống: Hệ thống dẫn môi chất bao gồm tất cả những đường ống trong hệ thống có nhiệm vụ tổng quát là tiếp nhận và hướng dẫn các tác nhân di chuyển theo một chiều hướng nhất định để hoàn chỉnh một chu trình làm lạnh. Các tác nhân được làm bằng đồng, thép hoặc nhôm. Thông thường ống dẫn được làm bằng cao su tổng hợp bên ngoài có lớp lưới nylon để tăng độ bền. Hệ thống có 3 loại sau: Đường ống đi: Có nhiệm vụ tiếp nhận tác nhân lạnh ở thể hơi và được ép từ máy nén để chuyển qua giàn ngưng tụ. Đường ống có đường kính nhỏ. Đường ống về: Có nhiệm vụ tiếp nhận tác nhân lạnh ở thể hơi từ giàn bay hơi để trở về máy nén tạo ra một chu trình mới. Đường ống về có đường kính lớn hơn so với đường ống đi. Đường ống dẫn ở thể lỏng có nhiệm vụ tiếp nhận môi chất lạnh ở thể lỏng vừa được làm mát ở giàn ngưng tụ để đưa ra bộ bốc hơi. e) Máy nén: Chức năng của máy nén: Máy nén là bộ phận chính yếu nhất là máy bơn để bơm chất làm lạnh Máy nén hút chất làm lạnh ở thể khí nóng có áp suất thấp từ giàn lạnh và tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh một cách nhanh chóng. Sau đó môi chất ở thể khí đi qua giàn nóng. Piston và các cụm bên trong máy nén khí tạo ra lực hút và áp lực làm chuyển động chất làm lạnh. Máy nén chỉ làm việc với chất làm lạnh ở thể khí. Chất làm lạnh ở thể lỏng trong máy nén khí có thể làm hư máy nén khí. Van an toàn bảo vệ hệ thống không bị áp suất của chất làm lạnh tăng quá cao. Nếu áp suất trong hệ thống tăng quá cao thì van an toàn sẽ mở ra và chất làm mát sẽ thoát ra ngoài không khí. Cấu tạo: Có nhiều loại máy nén: loại ly tâm, loại đĩa, máy nén tuốcbin, máy nén rôto… Nhưng thông dụng nhất là máy nén piston. Bên ngoài gồm có: (tuỳ theo công suất mà máy nén có thể có từ 1 ¸ 5 xy lanh) Bên trong gồm có: Xy lanh, piston, van hút, van đẩy Thân máy: Là giá đở của các bộ phận khác của máy vì vậy thân máy cần có độ ổn định lớn, bền, bên trong phải có không gian rộng, kín để trục chuyển động và chứa dầu bôi trơn. Vật liệu để chế tạo thường là hợp kim nhôm để giảm bớt khối lượng. Piston: Piston kết hợp với xilanh, các van và xecmăng để nâng cao áp suất và tác nhân lạnh. Thường được chế tạo bằng gang xám có chất lượng cao hoặc bằng hợp kim nhôm. Thanh truyền: Biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston, tương tự như ở động cơ đốt trong vật liệu chế tạo bằng thép. Trục khuỷu: Được chế tạo bằng thép với phương pháp rèn dập. Các van hút van đẩy: Đây là chi tiết có ảnh hưởng lớn đến công suất của máy nén, yêu cầu đối với các van là đóng mở đúng lúc và kín, tốc độ đóng và mở phải nhanh. Cấu tạo của các van rất đa dạng nhưng có các bộ phận chính như sau: Đĩa van Lá van Các rãnh cho hơi đi qua Ngoài ra còn có các lò xo trợ lực Lá van có thể hình tròn, hình chữû nhật… có độ dày từ 0,2¸0,5mm. Đĩa van cũng có thể là hình tròn, hình bầu dục và trên có khoan nhiều lỗ để lắp các lá van cùng loại hút hoặc đẩy. Cũng có thể lắp cả van hút hoặc van đẩy trên cùng 1 đĩa van đặt ở đỉnh xylanh. Riêng van hút có thể đặt ở cả 2 đầu piston. Đĩa van được chế tạo từ thép cacbon có chất lượng cao, tuổi thọ các lá van vào khoảng 10.000 giờ đối với máy có công suất nhỏ. Với máy có công suất lớn tuổi thọ lá van vào khoảng 3000 giờ. Quá thời hạn trên phải thay van mới. Ly hợp điện từ: Chức năng: Dùng ly hợp điện từ để ngắt bỏ máy nén khi không cần sự hoạt động của máy. Ví dụ như khi máy nén bị ngắt khi giàn lạnh đóng băng hoặc hệ thống điều hoà không khí không sử dụng. Cấu tạo: Có 2 loại Loại ly hợp điện từ có cuộn dây tạo ra từ trường đứng yên Loại ly hợp điện từ có cuộn dây tạo ra từ trường đứng quay Với ly hợp điện từ có cuộn dây tạo ra từ trường đứng yên được sử dụng phổ biến Bulông Lông đền Roto Cuộn dây tạo từ trường Máy nén Cuộn dây tạo từ trường được gắn trên máy nén, roto được gắn với phần ứng, phần ứng thì được gắn vào trục khuỷu của máy nén Hoạt động: Khi không có dòng điện trong cuộn dây, ly hợp điện từ không hoạt động, roto buly quay tự do trên trục khuỷu máy nén. Khi rơle nhiệt hoặc công tắt đóng lại, dòng điện sinh ra trong cuộn dây tạo ra từ trường giữa cuộn dây và phần ứng. Kết quả là phần ứng được hút dính vào roto puli, khi phần ứng tiếp xúc với roto puli sẽ trở thành một chi tiết cứng, trục máy nén bắt đầu quay và chu trình làm việc bắt đầu. Hoạt động của máy nén: Nhờ truyền động từ động cơ tới bằng dây đai, làm trục khuỷu máy nén quay. Thông qua thanh truyền của piston chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi piston chuyển động xuống làm cho áp suất trong xilanh giảm, van đẩy đóng ngay, van hút mở ra và hơi tác nhân lạnh tràn vào. Khi piston chuyển động lên thì áp suất trong xilanh tăng dần, lúc đầu van hút đóng ngay, van đẩy chưa mở, nhưng khi áp suất trong xilanh tăng cao hơn áp suất trong ống đẩy và thắng được lực cản của van đẩy thì hơi tác nhân tràn vào ống đẩy. Cứ mỗi lần quay trục khuỷu thì máy nén thực hiện một lần hút và một lần đẩy . Công suất máy nén phụ thuộc nhiều yếu tố: Đường kính trong của xilanh Hành trình piston Số vòng quay của máy nén Độ kín của van Độ kín giữa piston và xilanh Độ chênh lệch giữa van hút và van đẩy f) Bình lọc và hút ẩm: Bình lọc và hút ẩm môi chất có vỏ kim loại, có một ngõ vào, ngõ ra, phía trên có kính quan sát, bên trong có lưới lọc và chất khử ẩm. 1. Gas lỏng từ bình ngưng tụ 2. Lưới lọc 3. Chất khử ẩm 4. Ống tiếp nhận 5. Ống hút Hệ thống bình lọc và hút ẩm sẽ lọc chất ẩm và hơi ẩm ướt (hơi ẩm là do nước bốc thành hơi chứ không phải là tác nhân lỏng) ngăn ngừa hiện tượng nghẹt ở van gi·ãûn nở nhiệt. Đùi bình lọc có trang bị van an toàn van nầy sẽ mở cho môi chất lạnh thoát ra ngoài trong trường hợp: vì lý do nào đó áp suất trong hệ thống tăng vọt. Chất hút ẩm: Là một chất rắn hút được hơi ẩm ướt lẩn trong môi chất cụ thể như: oxít nhôm, silica alumina và chất silicagel. Chất hút ẩm được đặt giữa hai lớp lưới trong bình chứa, cũng có thể được đặt trong một bao bằng kim loại và treo trên một lò xo Dung tích của chất hút ẩm phụ thuộc vào thể tích của bình và loại chất hút ẩm được sử dụng. Một số chất phụ trợ được đưa thêm vào chất hút ẩm để ngăn ngừa hiện tượng ẩm ướt thái quá Bộ lọc: Hầu hết các bộ phận hút ẩm đều có bộ lọc, tác nhân lạnh sẽ đi vào đó trước khi ra khỏi bình chứa. Bộ lọc có tác dụng hút bụi của chất hút ẩm và các chất bẩn có trong tác nhân lạnh Ống hút: Ống rút là thiết bị dùng để đảm bảo cung cấp tác nhân lạnh cho van gi·n nở nhiệt hoàn toàn ở trạng thái lỏng. Tác nhân lạnh đi vào bình hút ẩm không hoàn toàn ở trạng thái lỏng mà có xen lÉn khí. Do vậy tác nhân lỏng sẽ dồn xuống đáy bình, còn hơi ở phía trên. Ống hút: dài xuống tận đáy bình nên đảm bảo cho việc cung cấp tác nhân lạnh liên tục cho gi·n van nở. 1.Công tắt 2.Cửa sổ kính quan sát 3.Vòng đệm làm kín 4.Bình lọc và hút ẩm Kính nhìn: Dùng để quan sát sự lưu chuyển của tác nhân lạnh trong hệ thống, kính nhìn được đặt ở trên đầu bình chứa. Ta có thể dể dàng quan sát trạng thái của tác nhân lạnh qua kính nhìn, nếu dòng chuyển động của tác nhân ổn định, không có bọt thì hệ thống bình thường, nếu có bọt thì đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống trục trặc. Tuy vậy việc sử dụng kiến nhìn để xác định tình trạng của hệ thống chỉ chính xác khi nhiệt độ môi trường xung quanh trên 100F (21,10C). Với bình chứa không bố trí kính nhìn, khi xác định tình trạng của hệ thống ta phải dùng thiết bị đo. Việc khử ẩm của hệ thống là cần thiết vì hơi ẩm tác dụng với R – 12 tạo ra axit clohydric, axít nầy sẽ tấn công các chi tiết kim loại, van giản nở, ổ đở các van của máy nén … làm cho các chi tiết này nhanh hư hỏng. Khi ẩm tụ lại ở van giản nở nhiệt sẽ gây tắc nghẽn sự lưu chuyển của tác nhân, hệ thống sẽ ngưng hoạt động. 2. Dầu bôi trơn: Dầu máy lạnh (dầu bôi trơn máy điều hoà) bôi trơn những chi tiết chuyển động và các phớt đệm của hệ thống bôi A/C. Dùng dầu cùng chất làm lạnh chảy trong hệ thống. Dầu máy lạnh và dầu bôi trơn động cơ là khác nhau. Một lượng nhỏ dầu bôi trơn được thêm vào tác nhân lạnh để lưu chuyển trong hệ thống lạnh. Không được dùng dầu bôi trơn động cơ trong hệ thống điều hoà Dầu khoáng và dầu PAG Loại dầu trong hệ thống A/C phụ thuộc vào loại chất làm lạnh. Khi các kỹ sư chế tạo ra một chất làm lạnh thì đồng thời họ cũng chế tạo ra một loại dầu cùng với chất làm lạnh đó Hệ thống A/C R – 12 sử dụng dầu khoáng để bôi trơn. Hệ thống R – 134a sử dụng dầu tạo từ polyalkylene glycols và thường gọi là dầu PAG. Dầu PAG và dầu khoáng là hoàn toàn khác nhau nên không được trộn lẩn chúng với nhau. a) Đặt tính của dầu máy lạnh: Dầu máy lạnh dù là dầu khoáng hay là dầu PAG được tinh lộc rất cẩn thận và không có phụ gia cũng như chất làm sạch như trong động cơ. Dầu máy lạnh chảy tự do ở nhiệt độ đông lạnh và nó có phụ gia để ngăn chặn hiện tượng sủi bọt trong hệ thống A/C.(Air Control) Dầu máy lạnh hấp thụ được hơi ẩm nếu bảo quản không đúng qui trình thì dầu sẽ không sử dụng được. Ví dụ một bình chứa dầu PAG không được đậy kín chúng có thể trở nên no do hấp thụ thêm 20% nước, nếu để chúng trong điều kiện khí hậu ẩm trong 5 ngày Vì vậy nếu dùng loại dầu no nước trong hệ thống điều hoà không khí đó sẽ tạo ra các axít gây hư hại các vòng đệm, các chi tiết khác. Luôn luôn phải đậy kín dầu máy lạnh một cách cẩn thận sau khi sử dụng và không bao giờ sử dụng lại dầu đã tháo từ một hệ thống điều hoà đã sử dụng. Trong hệ thống điều hoà các cụm chi tiết đều có chứa dầu, máy nén sẽ giúp việc trộn dầu với chất làm lạnh và luân chuyển chúng trong hệ thống. Khi thay thế các chi tiết của hệ thống A/C nếu dầu bị giữ lại trong các chi tiết thay thế thì cũng phải thay thế. Tài liệu bảo dưỡng kỹ thuật có mục hướng dẫn dùng bao nhiêu dầu để bổ sung đối với việc thay thế các chi tiết. Nếu trong hệ thống A/C xuất hiện rò rỉ, dầu máy lạnh sẽ xuất hiện ở chổ rò rỉ đó. Chất làm lạnh rò rỉ sẽ bay hơi ngay lập tức, lượng dầu mất mát sẽ phụ thuộc vào độ lớn của điểm rò rỉ và thời gian rò rỉ sau khi khắc phục rò rỉ thì phải bổ sung dầu đã bị rò rỉ. Cần phải đo cẩn thận lượng dầu mất mát khi hút chân không và thêm vào lượng dầu nhiều hơn một chút nếu lượng dầu bị thất thoát không được bổ sung có thể gây ra một số hư hỏng bên trong hệ thống. 3. Nguyên lý hoạt động: a. Chu trình làm lạnh bắt đầu ở máy nén. Máy nén hút chất làm mát ở thể hơi áp suất thấp (khoảng 206Kpa) từ giàn lạnh và nén nó đến áp suất khoảng 1207Kpa. Dây đai dẫn động trên động cơ quay buli của máy nén khi li hợp điện từ của máy nén đóng. Hệ thống chỉ điều khiển áp suất chất làm lạnh và các hoạt động của máy nén khi cần thiết. Máy nén đẩy chất hơi (chất làm lạnh) tới giàn nóng. 1.Máy nén 2.Giàn nóng 3.Nhiệt thổi ra không khí 4.Bình ngưng sấy 5.Van giản nở 6.Nhiệt bên trong xe 7.Giàn lạnh Van giản nở giống như một điểm nút trong chu trình cho phép tạo ra áp suất cao trong giàn nóng. Hơi nóng và hơi có áp suất cao lấy nhiệt từ giàn lạnh cũng như nhiệt tăng thêm từ việc hơi được máy nén nén làm tăng áp suất. Tại thời điểm nầy chất làm lạnh có thể nóng đến 54oC . b. Chu trình làm lạnh tại giàn nóng: Chất làm lạnh ở thể khí hoặc hơi nóng từ máy nén đi vào giàn nóng ở áp suất cao khoảng 1206Kpa (175psi) làm cho điểm sôi của chất làm lạnh cũng tăng lên. Thêm vào đó là sự khác nhau của nhiệt độ không khí bên ngoài và của chất làm lạnh là rất lớn, vì vậy chất làm lạnh sẽ giải phóng nhiệt rất nhanh vào dòng không khí thổi qua bề mặt giàn nóng. Hơi nóng khoảng 54oC sẽ giảm nhanh nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ sôi và hơi nóng đó ngưng tụ thành chất lỏng, nó giải phóng phần lớn nhiệt hoặc nhiệt ẩn khi ngưng tụ. Dòng khí thổi qua giàn nóng giảm khi xe không chuyển động hoặc ngừng chờ đèn giao thông. Để bù vào đó hệ thống A/C còn được trang bị thêm quạt điện để tăng thêm dòng khí khi cần thiết. c. Chu trình làm lạnh ở bình ngưng sấy: 1.Máy nén 2.Giàn nóng 3.Bình ngưng sấy 4.Van giản nở 5.Giàn lạnh 5 1 2 4 3 Sau khi dòng chất làm lạnh qua bình ngưng sấy chúng được lọc hơi ẩm và tạp chất bẩn rồi sau đó chúng đi vào van giản nở. Khi chất làm lạnh đi qua van giản nở có thể đạt 1723Kpa ( 250psi) chất làm lạnh được phun thành dạng sương, điều đó làm tăng diện tích tiếp xúc của chất làm lạnh vì vậy nó dễ dàng hấp thụ nhiệt khi nó đi qua giàn lạnh. d. Chu trình làm lạnh ở giàn lạnh: Khi dòng chất làm lạnh đi vào giàn lạnh, chất làm lạnh ở dạng sương mù lạnh có áp suất thấp, ở nhiệt độ thấp nầy, (khoảng – 1oC [30oF]) chất làm mát hấp thụ nhanh nhiệt từ khoang hành khách. Một quạt điện thổi dòng khí ấm bên trong khe qua giàn lạnh tại đó dòng khí bị mất nhiệt và dòng khí lạnh nầy tiếp tục đi vào khoang hành khách. Khi điểm sôi của chất làm lạnh thấp xuống nó nhanh chóng chuyển sang thể khí cho phép chúng giữ lượng nhiệt lớn (ẩn nhiệt) do hoá hơi. Sau khi lấy nhiệt ở giàn lạnh chất làm lạnh ở thể khí đi vào máy nén ở đó chúng bắt đầu thực hiện một chu trình khác 4. Sơ đồ mạch điện tiêu biểu: a. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hoà trên MITSUBISHI PAJERO Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hoà trên MITSUBISHI PAJERO Bộ điều khiển A/C control gồm các cọc sau : Cọc 3, 5 nối với công tắc máy lạnh Cọc 7 nối mass cho bộ A/C control unit. Cọc 6, 9 được nối với cảm biến nhiệt độ không khí trong xe (air inlet sensor), khi nhiệt độ môi trường dưới 37 oF thì cảm biến này sẽ báo về bộ A/C control ngắt điện cho máy nén ngưng làm việc Cọc 8, 10 được nối với cảm biến nhiệt độ tại giàn lạnh (air thermo sensor), khi nhiệt độ giàn lạnh quá thấp, thì giá trị điện trở của cảm biến Air thermo sensor tăng, dòng điện qua điện trở này thấp, báo cho bộ A/C control unit biết và tự động ngắt điện cho máy nén ngưng làm việc. Cọc 1 nối với rờle máy nén. Công tắc áp suất kép (dual pressure switch) : có công dụng ngăn chặn không cho áp suất bên trong hệ thống quá cao hoặc quá thấp. Khi xãy ra hiện tượng này thì công tắc áp suất kép sẽ ngắt mạch cho máy nén ngưng làm việc. Công tắc áp suất thấp ngắt khi áp suất giảm để tránh nhiệt độ làm lạnh không đạt yêu cầu, tránh rò rỉ dầu bôi trơn (lẫn trong gas) làm tăng ma sát và nhiệt độ gây hỏng máy nén. ON - OFF : 196 Kpa » 2 Kg/cm2 OFF - ON : 221 Kpa » 2,25 Kg/cm2 Công tắc bên áp suất cao ngắt khi áp suất tăng để tránh phá vỡ đường ống, hỏng máy nén. ON - OFF : 3188 Kpa » 32,5 Kg/cm2 OFF - ON : 2550 Kpa » 26 Kg/cm2 Công tắc nhiệt độ nước làm mát động cơ : có công dụng điều khiển máy nén ngừng máy hoạt động khi nhiệt độ động cơ quá cao (do quá tải) ON - OFF : 1160 C OFF - ON : 1090 C Van điều khiển tốc độ cầm chừng (idle solenoid valve) : van này có công dụng tăng tốc độ cầm chừng khi bật máy lạnh để động cơ khỏi bị lịm máy (tín hiệu ISV được ECU nhận biết, đồng thời, cung cấp thêm một lượng nhiên liệu cho động cơ). b. Nguyên lý làm việc : Khi động cơ hoạt động, puli máy nén quay theo, bình thường khi bật công tắc quạt gió (của giàn lạnh) mà không bật công tắc máy lạnh thì có dòng : (+) accu à IG2 à cuộn dây rờle quạtà mass, hút tiếp điểm của rờle cung cấp dòng qua môtơ quạt Þ làm quay quạt. Tùy theo vị trí ta chọn mà quạt quay với các tốc độ khác nhau tương ứng LO, ML, MH, HI. Khi bật công tắc máy lạnh có dòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmodun_23_in_luon_4947.doc
Tài liệu liên quan