Giáo trình Quản lý dịch hại ca cao

Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ca cao là một trong 4 giáo trình

đƣợc biên soạn sử dụng cho khoá học. Mục tiêu chính của mô đun này là đào tạo

lý thuyết kết hợp với thực hành. Sau khi hoàn thành khóa, học viên có khả năng

thực hiện đƣợc các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong điều tra phát hiện và

phòng trừ các loại dịch hại chính trên ca cao trồng xen trong vƣờn dừa.

pdf103 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý dịch hại ca cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣớc khi phun. Mở đầu vòi phun kiểm tra các rác bẩn bám vào đầu vòi phun. 3 Động cơ không hoạt động Hết xăng, hoặc bộ phận khác trong động cơ bị hỏng Kiểm tra, sửa chữa 67 Thực hành bài 3.2: Điều tra phát hiện bệnh hại chính trên ca cao + Mục tiêu - Phát hiện và nhận dạng các bệnh hại chính trên ca cao + Dụng cụ, vật liệu - Dao, kéo, túi ni lông, túi giấy . - Kính lúp, kính hiển vi soi nổi - Dung cụ bảo hộ: bộ bảo hộ lao động, găng tay cao su, khẩu trang, kính... + Hƣớng dẫn chi tiết thực hiện: Bảng 3.5: Hƣớng dẫn thực hiện điều tra phát hiện bệnh hại chính trên ca cao Tên công việc Hƣớng dẫn Chọn vƣờn điều tra Chọn ngẫu nhiên 3 vƣờn sản xuất (vƣờn có diện tích lớn hơn 1000m2) Tiến hành điều tra và thu thập - Mỗi vƣờn chọn 3 cây, mỗi cây điều tra 12 cành cấp 2 theo 4 hƣớng. Mỗi cành điều tra 10 quả, lá, cành - Tính tỷ lệ bệnh. Tổng số số bộ phận bị bệnh Tỷ lệ bệnh = x100 Tổng số bộ phận điều tra * Lƣu ý: Đối với bệnh hại phần thân và hại rễ, điều tra số cây bị bệnh Nhận dạng Căn cứ vào triệu chứng bệnh điển hình Mô tả và vẽ hình Tiến hành vẽ hình và ghi chú Viết bài thu hoạch Viết theo nhóm, nộp bài thu hoạch cuối buổi thực hành Thực hành bài 3.3: Quản lý bệnh hại bằng biện pháp cơ lý, biện pháp hóa học - Địa điểm: Trên vƣờn ca cao (giai đoạn vƣờn ƣơm và vƣờn sản xuất) và trong phòng - Nội dung: 68 + Dùng tay, dao, kéo cắt bỏ và tiêu hủy bộ phận bị bệnh + Xử lý thuốc bảo vệ thực vật trên hạt, lên cây và đất - Tiến hành: + Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời) + Giáo viên hƣớng dẫn mẫu + Quan sát, tổng hợp, nhận xét đánh giá + Viết bài thu hoạch 69 Bài 4: Chuột và sóc Mã bài: MĐ 03-04 Giới thiệu Ngoài thiệt hại do sâu bệnh gây ra, trên cây ca cao còn có sóc và chuột là hại đối tƣợng gây hại cho cây ca cao ở giai đoạn ra quả. Để hạn chế sự cắn phá của chuột và sóc, tài liệu này sẽ cung cấp các kiến thức về tập quán sinh sống, đặc điểm gây hại và các biện pháp phòng trừ chuột và sóc! Mục tiêu: - Mô tả đƣợc đặc điểm gây hại. - Điều tra, theo dõi tập quán sinh sống của chuột và sóc. - Thực hiện đƣợc các biện pháp quản lý chuột và sóc Nội dung: 1. Chuột hại a. Đặc điểm Chuột là động vật có vú, thuộc loài gặm nhấm và có một số đặc điểm chung nhƣ sau: - Có mõm nhọn, mắt đen và to, lông ngắn và mềm, đuôi dài và có một lớp vảy ngắn nhỏ. - Bộ răng của chuột thƣờng xuyên phát triển trong suốt đời và phát triển nhanh, mỗi năm răng dài thêm 12 mm, do vậy chuột phải gặm nhấm có tác dụng làm mòn và hạn chế sự phát triển của răng để răng không ảnh hƣởng tới đời sống của chuột. Vì vậy, chuột không chỉ gặm nhấm thức ăn mà còn bất kể thứ gì có thể gặm nhấm đƣợc. Chuột là động vật khá nhanh nhẹn, có tính "đa nghi” trong hoạt động sống của chúng, chuột rất thận trọng và dè dặt. Cơ quan thính giác và khứu giác của chuột rất phát triển, nên chuột rất thính tai đánh hơi cũng rất nhạy: chuột có thể phát hiện thức ăn ở khoảng cách rất xa, nhận đƣợc mùi đối thủ là mèo và mùi hơi tay ngƣời chuẩn bị bả, bẫy. Ngƣợc lại vị giác của chuột lại kém phát triển. Chuột thích đi theo đƣờng mòn cố định nên ngƣời ta thƣờng tìm lối đi của chuột để đặt bẫy kẹp. 70 Chuột hoạt động và phá hoại mạnh chủ yếu về đêm. Chập tối là thời gian chuột bắt đầu hoạt động. Chuột có thể đẻ đƣợc từ 2 đến 12 con một lần. Theo tính toán, một đôi chuột và các thế hệ tiếp theo của chúng sau thời gian 3 năm sẽ là 20.155.392 cá thể Hình 4.1: Chuột hại ca cao Hình 4.2: Chuột sinh sản đẻ ra con b. Phƣơng thức sống và gây hại: Chuột thích sống nơi khô ráo, đào đất làm hang làm tổ, sống trên mái kho, trần nhà, vách kho hoặc trong các ống tre nứa, Chuột sống thành đàn rất nhanh nhẹn và tinh khôn. Thức ăn của chuột đàn rất đa dạng bao gồm cả thức ăn có nguồn gốc thực vật nhƣ các loại ngũ cốc, các loại đậu đỗ, v.v, thức ăn có nguồn gốc động vật nhƣ thịt, khô cá, nhộng, c. Phƣơng thức gây hại Chuột thích ăn lớp cơm ngọt bao quanh hạt ca cao. Thƣờng chúng cắn phá qủa ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột và sóc gây hại nặng cần phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc hoặc gài bẫy. 71 d. Thiên địch của chuột Có khá nhiều loài động vật là thiên địch của chuột cần đƣợc bảo vệ để giữ hệ sinh thái đồng ruộng đƣợc cân bằng. Cần giáo dục, thuyết phục ngƣời dân kể cả dùng biện pháp hành chính để ngăn chặn việc bắt giết thịt, buôn bán động vật ăn thịt chuột nhƣ: mèo, rắn hổ, trăn, chim cú mèoĐây là những động vật không gây hại cho con ngƣời mà còn giúp hạn chế chuột và sóc. Ngƣời dân cần hạn chế sử dùng các loại thuốc trừ dịch hại cho thiên địch. Khuyến khích mọi ngƣời nuôi mèo, chó, trăn góp phần làm giảm số lƣợng chuột và sóc. Hình 4.3: Quả ca cao bị chuột gây hại e. Biện pháp quản lý chuột Để phòng trừ chuột có hiệu quả nên áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật. - Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cƣ trú của chuột. - Biện pháp thủ công: + Đào hang, đổ nƣớc, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn, săn đuổi, ... chú ý không làm hƣ hại bờ vùng, bờ thửa, các công trình thuỷ lợi. 72 + Dùng các loại bẫy cặp (bẫy bán nguyệt), bẫy lồng sập, bẫy dính, sử dụng các loại mồi thích hợp nhƣ khoai lang, sắn tƣơi, ngô, cua, cá,... đặt bẫy ở nơi có chuột thƣờng qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, trong kho tàng. - Dùng rào cản: Quây ni lông xung quanh vƣờn (cao từ 50-100cm) để ngăn cản sự xâm nhập của chuột. Hình 4.4: Sử dụng bẫy sập Hình 4.5: Bẫy đập Hình 4.6: Bẩy lồng Hình 4.7: Bẩy dính 73 - Dùng rào cản kết hợp với bẩy để đón đƣờng đi của chuột - Biện pháp sinh học: (sử dụng kẻ thù tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học để diệt chuột). + Dùng bả diệt chuột sinh học BCS hoặc Biorat đặt nơi có chuột thƣờng qua lại, chuột mới phá hại. Nơi nhiều chuột số mô bả và lƣợng bả tăng lên. + Đẩy mạnh phong trào nuôi mèo trong các hộ gia đình, bảo vệ các thiên địch nhƣ trăn, rắn, chim cú.... - Nuôi mèo: Một con mèo trong một năm có thể bắt đƣợc 500 - 600 con chuột. - Bảo tồn và khích lệ các loài thiên địch của chuột nhƣ: + Chim cú mèo (1 con cú mèo có thể bắt đƣợc 1000 con chuột trong một mùa hè), + Chim diều hâu: có thể bắt đƣợc 8 - 9 con chuột trong một ngày Hình 4.8: Chim cú mèo Hình 4.9: Chim diều hâu + Chồn: có thể bắt đƣợc 300 - 400 con chuột trong một năm. - Biện pháp hoá học: + Nhóm độc cấp tính thƣờng dùng các chất độc nhƣ photpho kẽm 20% để diệt chuột: diệt chuột nhanh, hiệu quả cao ở lần đầu sử dụng: rất độc với đông vật máu nóng; cần phải thay môi nhử với thuốc liên tục để tăng hiệu quả. Chỉ sử dụng bả thuốc hoá học ở những nơi xa khu dân cƣ, nơi chuột đang phá hại mạnh. Sử dụng các loại thuốc: Storm, Rat K 2%D, ... để diệt chuột. 74 + Đối với nhóm thuốc độc mãn tính (tác động chậm) nhƣ Klerat để diệt chuột. Dùng thuốc này để diệt chuột chết chậm, chuột ít ngán mồi, ít độc hại đối với ngƣời và động vật máu nóng so với nhóm độc hại cấp tính. + Dùng hóa chất xông hơi ở tổ chuột: có thể dùng đất đèn, lƣu huỳnh để xông hang, tổ chuột (từ 100-200gr/cục); đổ nƣớc bịt kín hang bằng đất thịt, đất sét; khí đất đèn, lƣu huỳnh sẽ giết chết chuột Tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng phƣơng pháp này hay phƣơng pháp khác. Nói chung, nếu có điều kiện thì nên áp dụng luôn một loạt các biện pháp sẽ có hiệu quả cao hơn 2. Sóc hại a. Đặc điểm Họ sóc có tên khoa học là Sciuridae. Họ sóc sinh sống gần nhƣ ở mọi môi trƣờng, từ rừng mƣa nhiệt đới tới sa mạc khô cằn. - Thức ăn chủ yếu của chúng là hạt và quả, nhiều loài ăn cả côn trùng. Bộ răng của loài sóc tuân theo kiểu răng điển hình của động vật gặm nhấm với các răng cửa lớn có tác dụng gặm nhấm và phát triển trong suốt cả cuộc đời, còn các răng hàm có tác dụng nhai thì nằm cách các răng cửa một khoảng trống lớn. - Các loài sóc nói chung có thị lực tốt, điều này đặc biệt quan trọng cho các loài sống trên cây. Hình 4.10: Sóc Hình 4.11: Trái ca cao bị sóc gây hại - Họ sóc sinh sản 1-2 lần trong năm. Các con non sinh ra không răng, mắt chƣa mở và yếu ớt. Ở phần lớn các loài chỉ có con mẹ chăm sóc con non. Chúng đƣợc cho bú tới khoảng 6-10 tuần tuổi và thuần thục sinh lý vào cuối năm thứ 75 nhất của cuộc sống của chúng. Các loài sinh sống trên mặt đất nói chung có tính cộng đồng, thƣờng sinh sống thành bầy. b. Triệu chứng gây hại: sóc khoét trái ăn hạt, bỏ lại phần vỏ khô treo lơ lửng trên cành. Thƣờng sóc di chuyển từ trên đọt dừa xuống vƣờn ca cao. Sóc thƣờng gây hại trên những trái ca cao vừa mới chín. Sóc đi thành từng bầy 3-5 con, lớn nhỏ đủ cỡ. Khi đã ăn no bụng, chúng liền leo trở lại các đọt dừa, chọn nơi kín đáo và an toàn rúc vào đó ngủ im. c. Biện pháp phòng trừ - Gài bẫy lồng, dùng dây thắt thòng lọng treo đón đƣờng di chuyển của chúng trên khắp các cành nhánh. - Bảo tồn và khích lệ các loài thiên địch của chuột nhƣ: + Chim cú mèo (1 con cú mèo có thể bắt đƣợc 1000 con chuột trong một mùa hè), + Chim diều hâu: có thể bắt đƣợc 8 - 9 con chuột trong một ngày Hình 4.12: Bẫy thòng long Hình 4.13: Diều hâu bắt sóc Ghép những chiếc lon bia, lon nƣớc ngọt thành từng chùm treo khắp vƣờn để đánh động xua đuổi chúng. Nếu có điều kiện dùng bao nylon đen trùm kín những trái ca cao 76 Thực hành bài 4.1: Điều tra phát hiện chuột và sóc - Địa điểm: Trên vƣờn ca cao (giai đoạn vƣờn ƣơm và vƣờn sản xuất) - Nội dung: Điều tra và nhận biết tập quán sinh sống và gây hại cây ca cao của chuột và sóc - Tiến hành: + Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời) + Quan sát và nhận biết lối di chuyển và cách thức gây hại + Viết bài thu hoạch - Phƣơng pháp Chuột là loài động vật có khả năng di cƣ theo tập tính của loài gặm nhấm để tìm thức ăn, tìm nơi cƣ trú và trốn tránh kẻ thù. Việc điều tra số lƣợng chuột là rất khó. Các phƣơng pháp thƣờng dùng để điều tra số lƣợng chuột * Phƣơng pháp bẫy dấu chân Đặt bẫy dấu chân quan vƣờn bằng vật liệu là các tấm tôn hay bìa cứng kích thƣớc 20x20cm. Phiết mỡ bò mỏng hoặc lớp bùn mỏng để in dấu chân. Đặt bẫy buổi tối, sáng sơm hôm sau đếm bẫy có dấu chân chuột in trên mỡ bò hoặc bùn. Từ đó tính mức độ hoạt động của chuột theo công thức sau Số bẫy có dấu chân chuột Tỷ lệ % bẫy dấu chân chuột = x100 Tổng số bẫy dấu chân đặt Căn cứ vào tỷ lệ % chia mức độ hoạt đông nhƣ sau - Dƣới 20%: chuột hoạt động ít - Trong khoảng 20-40%: Chuột hoạt động bình thƣờng - Trên 40%: Chuột hoạt động mạnh * Phƣơng pháp đặt mô thóc Đặt 30-100 mô thóc xung quanh vƣờn vào chiều tối. Mỗi mô 10gam và đặt cách nhau 10m, đặt 3 đêm liên tục. Qua đêm, đếm mô thóc bị chuột ăn và tính mức độ hoạt động của chuột theo công thức sau: 77 Số mô thóc bị chuột ăn Tỷ lệ % mô thóc bị chuột ăn = x100 Tổng số mô thóc đặt Căn cứ vào tỷ lệ % chia mức độ hoạt đông nhƣ sau - Dƣới 20%: chuột hoạt động ít - Trong khoảng 20-40%: Chuột hoạt động bình thƣờng - Trên 40%: Chuột hoạt động mạnh * Phƣơng pháp đặt bẫy sập, bẫy đập để tính chỉ số phong phú của chuột hại Bẫy sập: Bắt chuột sống. Các loại bẫy đập giết chết chuột ngay. Trong bẫy đặt mồi nhƣ khoai lang, cua nƣớng, cá kho, khô nƣớng... Bẫy sập để bắt chuột sống ở các điều kiện sinh cảnh khác nhau trên đồng ruộng. Phƣơng pháp này để xác định chỉ số phong phú, qua đó theo dõi sự biến động quần thể và sự di chuyển của chuột. ngời ra có thể dùng chuột sống để phân loại, điều tra sự sinh sản của chuột... Mỗi bẫy đặt cách nhau 10m. Song song giữa các bẫy sập đặt bẫy dấu chân để đánh giá mức độ hoạt động của chuột, ở các thời điểm điều tra. Mỗi lần điều tra 4 đêm liên tục. Điều tra định kỳ 2 lần/tháng. Cách tính chỉ số phong phú Tổng số chuột bắt đƣợc Chỉ số phong phú (%) = x100 Tổng số bẫy sập/đêm Dựa vào chỉ số hong phú có thể theo dõi đƣợc biến động quần thể của tổng số loài chuột hại và của từng loài. Nếu chỉ số phong phú lớn thì biểu hiện chuột hại có mật độ cao và ngƣợc lại. Thang đánh giá nhƣ sau: - Dƣới 3%: Mật độ chuột thấp - Trong khoảng 3-5%: Mật độ chuột trung bình - Trên 5%: Mật độ chuột cao Chú ý: Đối với bẫy đập cũng làm tƣơng tự * Phƣơng pháp đếm hang tổ chuột - Cách tiến hành: Đếm số hang chuột trên vƣờn 78 - Cách nhận biết hang có chuột ở: hang mới đào có đất mới, cửa hang có vết chân chuột, có bùn, phân chuột. Có thể dùng rơm rạ bịt cửa hang lúc chập tối, hôm sau thấy nút rơm rạ bật ra thì chứng tỏ hang đó có chuột. Có thể tính số hang, tổ chuột/1m2 của bờ vƣờn. Nếu chỉ số hang/m2 cao thì mật độ chuột lớn và ngƣợc lại. Thực hành bài 4.2: Điều tra thiệt hại - Địa điểm: Trên vƣờn ca cao ( 3 vƣờn sản xuất, cây đang giai đoạn mang trái) - Nội dung: Tính tỷ lệ % trái bị hại - Tiến hành: + Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời) + Tính số trái có trên cây, mỗi vƣờn điều tra 5 cây Tổng số trái bị hại + Tính tỷ lệ trái bị hại % = x100 Tổng số trái điều tra + Ghi chép và tổng hợp kết quả + Nhận xét đánh giá theo thang phân cấp Bảng 4.1: Bảng phân cấp mức độ hại của chuột và sóc Mức độ hại của chuột và sóc Nhiễm nhẹ Trung bình Nặng 2-5% > 5-10% > 10% + Viết bài thu hoạch 79 Thực hành bài 4.3: Sử dụng bẫy bắt chuột và sóc - Địa điểm: Trên vƣờn ca cao (giai đoạn vƣờn ƣơm và vƣờn sản xuất) - Nội dung: - Tiến hành: + Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời) + Giáo viên hƣớng dẫn mẫu - Dùng + Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bẫy bắt sóc và chuột + Dụng cụ, vật liệu - Dùng bẫy sập, bẫy đập, bẫy dính và bẫy thòng lòng - Thuốc trừ chuột, ngô, gạo, khoai lang, cua đồng, ốc... - Dung cụ bảo hộ: bộ bảo hộ lao động, găng tay cao su, khẩu trang, kính... + Hƣớng dẫn chi tiết thực hiện: Bảng 4.2: Hƣớng dẫn thực hiện sử dụng bẫy bắt chuột và sóc hại ca cao Tên công việc Hƣớng dẫn Chọn vƣờn đặt bẫy Chọn ngẫu nhiên 3 vƣờn sản xuất (vƣờn đang mang trái và có diện tích trên 1000m2) Tiến hành đặt bẫy Mỗi vƣờn đặt 10-15 bẫy mồi mỗi bẫy cách nhau 10m và 10-15 bẫy thòng lòng ở trên 10-15 cây ngẫu nhiên ở xung quanh vƣờn. - Đối với bẫy mồi, đặt ở dƣới gốc cây, cách gốc cây 20cm - Đối với bẫy thòng lòng đặt ở vị trí trƣớc trái 20cm, đặt ở vị trí phía trên cành, theo hƣớng bò của chuột từ dƣới gốc lên Thời gian đặt bẫy và thu bẫy: đặt vào lúc chập tối và thu bẫy vào lúc sáng sớm. Đặt 3 ngày liên tục * Lƣu ý: + Nên đặt bẫy ở những cây đã có chuột và sóc gây hại, vì chuột có thói quen gây hại lại. 80 + Đối với bẫy mồi cần thay mồi để thu hút chuột + Tính % số bẫy chuột và sóc vào bẫy/tổng số bẫy đặt Viết bài thu hoạch Viết theo nhóm, nộp bài thu hoạch vào cuối đợt thực hành. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Cơ sở vật chất: - Khu vƣờn trồng ca cao - Các vật tự và thiết bị sử dụng để quản lý dịch hại ca cao - Phòng học (30 ngƣời học) 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Máy chiếu Projector. - Video clip về kỹ thuật điều tra phát hiện dịch hại - Video clip về hình thái và đặc tính sinh học của một số dịch hại chủ yếu trên ca cao. - Video clip về biện pháp quản lý dịch hại ca cao. - Bộ ảnh chụp mô tả các loại dịch hại chủ yếu hại ca cao và triệu chứng điển hình. 3. Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập - Bộ dụng cụ điều tra và theo dõi dịch hại ca cao. - Bẫy chuột và sóc - Tài liệu tập huấn về cây ca cao 4. Các nguồn lực khác - Phƣơng tiện đi lại cho việc điều tra khảo sát trên đồng ruộng và các điều kiện cần thiết khác cho việc đào tạo - Bảo hộ lao động (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ), V. PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 5.1. Phƣơng pháp đánh giá: * Kiểm tra định kỳ 81 Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài. * Kiểm tra kết thúc mô đun Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 5.2. Nội dung đánh giá - Kiểm tra lý thuyết về kiến thức cơ bản áp dụng với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm - Kiểm tra kỹ năng thực hành: kiểm tra kỹ năng thực hiện các thao tác điều tra, nhận biết và quản lý một số đối đối tƣợng dịch hại chính. 5.3. Tiêu chuẩn đánh giá - Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài kiểm tra lý thuyết, kỹ năng điều tra, phát hiện, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập và kỹ năng thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại ca cao. Đánh giá theo thang điểm 10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên 82 VI. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: I. Vị trí, ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Vị trí: Mô đun Quản lý dịch hại ca cao là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng ca cao. Mô đun đƣợc bố trí cho học viên học tập sau các mô đun: Chuẩn bị và trồng ca cao; Chăm sóc ca cao. + Ý nghĩa và vai trò: - Giúp cho việc điều tra nhận biết các đối tƣợng dịch hại và triệu chứng gây hại trên cây ca cao. - Lựa chọn đƣợc các biện pháp phòng trừ dịch hại thích hợp. Nhằm góp phần hạn chế sử dụng hóa chất. - Có ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ thiên địch - Giúp cho ngƣời học có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong sản sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. + Tính chất: Mô đun Quản lý dịch hại ca cao là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc đƣợc hình thành do sự tích hợp kiến thức về việc tổng hợp nhiều biện pháp quản lý dịch hại có hiệu quả cao nhất. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: + Về kiến thức: - Mô tả đƣợc phƣơng pháp điều tra và nhận biết sâu bệnh hại ca cao - Trình bày đƣợc đặc điểm cơ bản về dịch hại cây ca cao (sâu, bệnh, chuột và sóc). - Mô tả đƣợc hệ thống các biện pháp quản lý tổng hợp và nguyên tắc áp dụng, phối hợp chúng khi quản lý dịch hại. + Về kỹ năng: - Thực hiện đƣợc việc điều tra, nhận biết và ghi chép diễn biến dịch hại. 83 - Xác định đƣợc mức gây hại để ra đƣợc quyết định khi nào cần quản lý dịch hại là thích hợp nhất. - Vận dụng đƣợc vào điều kiện cụ thể lựa chọn và phối hợp các biện pháp quản lý tổng hợp đối với từng đối tƣợng dịch hại. + Về thái độ: Hình thành và củng cố ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ thiên địch có ích và hƣớng đến các biện pháp quản lý dịch hại bền vững và thân thiện với môi trƣờng. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 03- 01 Điều tra, phát hiện sâu bệnh hại ca cao Tích hợp Lớp học/ Vƣờn cây 18 4 13 1 MĐ 03- 02 Sâu hại ca cao Tích hợp Lớp học/ Vƣờn cây 48 9 38 1 MĐ 03- 03 Bệnh hại ca cao Tích hợp Lớp học/ Vƣờn cây 42 9 32 1 MĐ 03- 04 Chuột và sóc Tích hợp Lớp học/ Vƣờn cây 20 4 20 Kiểm tra hết mô đun 8 8 Cộng 136 26 99 11 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 6.1. Phạm vi áp dung chƣơng trình: - Chƣơng trình mô đun đƣợc áp dụng đào tạo cho đối tƣợng học nghề trồng ca cao trình độ sơ cấp với thời gian đào tạo 3 tháng. 84 6.2. Hƣớng dẫn một số điểm chính về phƣơng pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại lớp học, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vƣờn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun. 6.3. Những trọng tâm chƣơng trình cần chú ý: - Lý thuyết: + Phƣơng pháp và chỉ tiêu điều tra dịch hại + Triệu chứng gây hại + Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại của dịch hại - Thực hành: + Điều tra và nhận dạng dịch hại; Tính toán số liệu điều tra + Thực hiện việc quản lý dịch hại 4. Tài liệu tham khảo: [1]. Trần Văn Hòa, 1999. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu, sầu riêng. NXB trẻ. [2]. Nguyễn Văn Tó và Phan Thị Lài, 2005. Trồng cây trong trang trại Chuối-ca cao. NXB Lao động. [3]. Phạm Hồng Đức Phƣớc, 2005. Kỹ thuật trồng ca cao Việt Nam. NXB Nông nghiệp. [4]. Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre, 2009. Kỹ thuật trồng ca cao. Công ty cổ phần ca cao Việt Nam-VINACACAO. [5]. Trịnh Xuân Ngọ, 2009. Cây ca cao và kỹ thuật chế biến. NXB Nông nghiệp [6]. Phạm Tuấn Hảo, 2001. Ảnh hưởng của các mức độ che bóng đến sự sinh trưởng và phát triển của ca cao trong giai đoạn đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản. Luận án tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông Học. Đại Học Nông Lâm, Thủ Đức [7]. Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong, 2005. Giáo trình cây đa niên – Phần 2: Cây Công Nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. [8]. (http//www.dropdata.org [9]. http//www.jinnong.cn 85 [10]. http//www.geol.utas.edu.au [11]. http//www.anic.ento.csiro.au [12]. http//www.hoptri.com.vn 86 Phụ lục 1: Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký sử dụng trên ca cao năm 2011 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phụ lục 1. DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƢỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). TT MÃ HS TÊN HOẠT CHẤT – NGUYÊN LIỆU (COMMON NAME) TÊN THƢƠNG PHẨM (TRADE NAME) ĐỐI TƢỢNG PHÒNG TRỪ (CROP/PEST) TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ (APPLICANT) I. THUỐC SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP: 1. Thuốc trừ sâu: 95 3808.10 Acetamiprid (min 97%) Melycit 20SP Rầy nâu/ lúa, rệp sáp/ ca cao Công ty TNHH Nhất Nông 179 3808.10 Beta - cyfluthrin 12.5g/l + Chlorpyrifos Ethyl 250g/l Bull Star 262.5 EC Bọ xít/ nhãn; sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu/ lúa; bọ xít muỗi/ điều; rệp sáp/ cà phê, ca cao, hồ tiêu; sâu khoang/ đậu tƣơng, lạc, khoai tây, ca cao Bayer Vietnam Ltd (BVL) 318 3808.10 Cypermethrin (min 90 %) SecSaigon 5 EC, 5ME, 10EC, 10ME, 25EC, 30EC, 50EC 5EC: rệp/ cây có múi, sâu xanh/ hoa cây cảnh, sâu cuốn lá/ lúa 5ME, 10ME: sâu tơ/ bắp cải 10EC: nhện đỏ/ bông vải, sâu khoang/ đậu tƣơng, sâu cuốn lá/ 87 lúa 25EC: sâu hồng/ bông vải, rầy/ xoài, rệp/ vải, bọ xít/ nhãn, sâu cuốn lá/ lúa 30EC: sâu khoang/ ca cao 50EC: rệp/ cà phê, sâu cuốn lá/ lúa, sâu xanh da láng/ đậu tƣơng 345 3808.10 Diazinon (min 95 %) Diaphos 10G, 50EC 10G: sâu đục thân/ lúa, ca cao; rệp gốc/ cà phê; bọ cánh cứng/ dừa 50EC: sâu đục thân/ ngô; sâu đục quả, mọt đục cành/ cà phê 478 3808.10 Lambda-cyhalothrin 106g/l + Thiamethoxam 141g/l Alika 247ZC sâu cuốn lá, rầy nâu/ lúa; bọ xít muỗi/ca cao Syngenta Vietnam Ltd 2. Thuốc trừ bệnh 182 3808.20 Fosetyl Aluminium (min 95 %) Aliette 80 WP, 800 WG 80WP: Bremia sp/ hồ tiêu, Pseudoperonospora sp/ cây có múi 800WG: phấn trắng/ dƣa chuột; lở cổ rễ/ hồ tiêu; lở cổ rễ, thối rễ/ cây có múi; sƣơng mai/ vải, dƣa hấu, khoai tây; thối quả, xì mủ/ sầu riêng,ca cao; bạc lá/lúa Bayer Vietnam Ltd (BVL) 267 3808.20 Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl – M 40g/kg Ridomil Gold  68 WP, 68WG 68WP: sƣơng mai/ cà chua, khoai tây, vải, dƣa hấu, thuốc lá; mốc sƣơng/ nho; thối nõn, thối rễ/ dứa; vàng lá/ lúa; đốm lá và quả/ vải thiều; chết cây con/ thuốc lá; chảy mủ/ cam, sầu riêng; chết nhanh/ hồ tiêu; loét Syngenta Vietnam Ltd 88 sọc mặt cạo/ cao su; thán thƣ/ vải thiều, điều, xoài; chết ẻo cây con/ lạc 68WG: vàng lá/ lúa; thán thƣ/ xoài, điều; sƣơng mai/ dƣa hấu, cà chua, vải, ca cao; xì mủ/ cam; loét sọc mặt cạo/ cao su; chết cây con/ thuốc lá, lạc; thối nõn/ dứa; chết nhanh/ hồ tiêu; đốm cành/ thanh long; mốc sƣơng/ nho 358 3808.20 Trichoderma spp 105 cfu/ml 1% + K- Humate 5% Bio - Humaxin Sen Vàng 6SC nghẹt rễ/ lúa, khoai tây, sắn, bắp cải, su hào, súp lơ, xà lách, rau cải, rau muống, cải cúc, cà rốt, ớt, hành, tỏi, dƣa chuột, bí xanh, mƣớp đắng, dƣa hấu, đậu côve, cam, quýt, bƣởi, chôm chôm, vải, xoài, sầu riêng, dứa, thanh long, mãng cầu, cao su, ca cao, cà phê, chè, hồ tiêu, dâu tằm, lay ơn, hoa huệ, lyly, hoa cúc, hoa hồng, cẩm chƣớng Công ty TNHH An Hƣng Tƣờng 361 3808.20 Trichoderma spp 10 6 cfu/ml 1% + K- Humate 4% + Fulvate 1% + Chitosan 0.05% + Vitamin B1 0.1% Fulhumaxin 6.15 SC mốc xanh, loét, thối gốc, chảy gôm/ cam; thán thƣ, chảy gôm/ bƣởi; thán thƣ, thối gốc, chảy gôm/ quýt; thối quả, phấn trắng/ chôm chôm; thán thƣ, sƣơng mai, thối quả/ vải; thối gốc rễ, cháy lá, thối quả/ nhãn; đốm đen, thán thƣ, nấm hồng, thối quả/ xoài; thán thƣ, cháy lá, nứt gốc chảy nhựa, thối quả/ sầu riêng; thán thƣ, chảy gôm/ măng cụt; đốm lá, chết cành/ vú sữa; giác ban, cháy lá/ hồng; thối Công ty TNHH An Hƣng Tƣờng 89 nõn, khô đầu lá, sƣơng mai/ dứa; đốm nâu, rám cành, thối đầu cành/ thanh long; rỉ sắt, thán thƣ, phấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_dich_hai_ca_cao.pdf
Tài liệu liên quan