Giáo trình Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su

Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào

tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô

đun này có 05 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.

pdf62 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính. - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên bôi sáp parafin trước 5m gỗ ghép trước 2 - 3 ngày để kiểm tra đoạn gỗ ghép không bị mất nước (héo). + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Xử lí cành gỗ ghép. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách xử lí cành gỗ ghép. + Các nhóm tổ chức thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc, thảo luận, viết kết quả lên giấy A0 + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Đại diện nhóm (hoặc chọn ngẫu nhiên thành viên nhóm) mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại chia sẻ ý kiến. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ. - Địa điểm: Các vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,...đang cắt gỗ ghép. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: kết quả trình bày đầy đủ, rõ ràng, thành viên nhóm tham gia tích cực và thuyết trình được kết quả của nhóm. C. Ghi nhớ: - Cắt cành vào lúc râm mát. - Mặt cắt nghiêng 350 về phía ngoài gốc. - Nếu vận chuyển đi xa thì cành gỗ ghép phải được nhúng sáp parafin ở 2 đầu. 48 Bài 05: BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN CÀNH GỖ GHÉP Mã bài: MĐ 02 - 05 Mục tiêu: - Nêu được các bước vận chuyển và bảo quản cành gỗ ghép. - Xác định loại phương tiện vận chuyển. - Thực hiện cách bảo quản khi vận chuyển cành gỗ ghép đi gần, xa. A. Nội dung: 1. Thu gom và bó cành gỗ ghép - Gom cành gỗ ghép, xếp đúng phần gốc ngọn. - Bó 10 – 20 đoạn gỗ ghép/bó - Giữa bó có lót lá cao su, xung quanh bó bằng bẹ chuối. - Mỗi bó có đính nhãn ghi tên giống và ngày cắt. Hình 2.5.1. Bó cành gỗ ghép cao su 49 2. Bảo quản cành gỗ ghép. - Sắp gỗ ghép vào thùng gỗ hoặc giấy cứng không thấm nước chứa mạt cưa ẩm và lá cao su tươi, có phun thuốc diệt nấm. - Bên ngoài thùng ghi tên giống, số lượng, ngày cắt, nơi cắt, nơi nhận. Mỗi thùng chứa khoảng 100 - 120 cành, tránh phơi gỗ ra ánh nắng mặt trời. Hình 2.5.2. Xếp và bảo quản cành gỗ ghép cao su - Khi nhận số lượng cành gỗ ghép lớn, sử dụng trong nhiều ngày thì ngay sau khi nhận phải tháo gỗ ghép ra khỏi bó, hoặc thùng chứa. - Sắp gỗ thành lớp trên giá đỡ ở nơi mát, thoáng khí. - Khi phải ghép nhiều giống khi vận chuyển thì cần cận thận, tránh lẫn giống. 3. Vận chuyển cành gỗ ghép. - Phương tiện vận chuyển: xe máy, ôtô, xe đẩy (nếu vận chuyển gần). - Xếp bó cành (thùng) lên xe: gọn, số lượng vừa thùng xe vận chuyển. 50 B. Câu hỏi và bài tập hành 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Các bước công việc gom và bó cành gỗ ghép? Câu hỏi 2: Bảo quản cành gỗ ghép có những tác dụng gì? 2. Các bài tập thực hành: Bài tập thực hành số 2.5.1: Thực hiện bó cành gỗ ghép - Nguồn lực cần thiết: 500m cành gỗ ghép đã cắt, 100g dây nhựa mềm, - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bó cành gỗ ghép. + Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc bó cành gỗ ghép. + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: vườn nhân gỗ ghép, trại gần vườn gỗ ghép,... - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Bó gỗ ghép đủ độ chặt. + Số lượng 20 – 30đoạn gỗ/bó + Mắt ghép không trầy xướt, dập, quay vào hướng phía trong. Bài tập thực hành số 2.5.2: Thực hiện bảo quản cành gỗ ghép - Nguồn lực cần thiết: Cành gỗ ghép đã bó gọn, 5 thùng gỗ hoặc giấy cứng không thấm nước chứa mạt cưa ẩm và lá cao su tươi, có phun thuốc diệt nấm. - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bảo quản cành gỗ ghép. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc bảo quản cành gỗ ghép. 51 + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Vườn gỗ ghép cao su, nhà, vườn thoáng mát, - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Mỗi thùng chứa khoảng 100 - 120 cành (5 - 6 bó). + Bên ngoài thùng ghi tên giống, số lượng, ngày cắt, nơi cắt, nơi nhận. + Tránh phơi gỗ ra ánh nắng mặt trời. Bài tập thực hành số 2.5.3: Thực hiện xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển - Nguồn lực cần thiết: Cành gỗ ghép đã bó gọn 10 – 20 bó, (hoặc 5 – 10 thùng gỗ hoặc giấy cứng đã có gỗ ghép bên trong). - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển. + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Vườn gỗ ghép cao su, nơi có gỗ ghép vừa cắt xong, - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Số lượng xếp vừa phải, không chồng chất quá nhiều, tùy diện tích thùng xe vận chuyển. + Không để lẫn các giống. C. Ghi nhớ: - Mỗi bó có đính nhãn ghi tên giống và ngày cắt. - Tránh phơi gỗ ra ánh nắng mặt trời. - Khi phải ghép nhiều giống khi vận chuyển thì cần cận thận, tránh lẫn giống 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su là mô đun được bố trí học sau khi học viên đã học mô đun Chuẩn bị vườn ươm, việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun 03 tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn cây giống cao su, ngay tại vườn sản xuất gỗ ghép cao su hay tại nhà của hộ gia đình... II. Mục tiêu mô đun: Kiến thức: - Liệt kê được các bước công việc trong việc Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su. - Kể được các giống cao su trồng phổ biến ở Việt Nam. - Trình bày được các công việc trồng, chăm sóc, cắt, xử lí và vận chuyển cành gỗ ghép. Kỹ năng: - Chọn đúng giống làm vườn gỗ ghép phù hợp với điều kiện vùng trồng. - Thực hiện được các công việc trồng và chăm sóc vườn nhân gỗ ghép. - Thực hiện công việc cắt, xử lí và vận chuyển cành gỗ ghép. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm khi thực hiện các công việc sản xuất gỗ ghép cao su. - Có ý thức về chất lượng về sản phẩm mình làm ra. III. Nội dung của mô đun: Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 02-01 Chọn giống làm vườn gỗ ghép Tích hợp Vườn cây giống 08 2 6 53 MĐ02-02 Thiết kế và trồng vườn gỗ ghép Tích hợp Vườn nhân gỗ ghép 12 2 9 1 MĐ02-03 Chăm sóc vườn gỗ ghép Tích hợp Vườn nhân gỗ ghép 16 2 13 1 MĐ02-04 Chọn, cắt và xử lí cành gỗ ghép Tích hợp Vườn nhân gỗ ghép 16 3 12 1 MĐ02-05 Bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép Tích hợp Ruộng trồng Cao su 16 3 12 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 * Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành. IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: Bài 01: Chọn giống làm vườn gỗ ghép Bài tập 1: Quan sát và mô tả đặc điểm của các giống trồng phổ biến ở Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nêu được các giống cao su trồng phổ biến ở Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Hỏi đáp 2 Nêu được các giống cao su kháng bệnh Hỏi đáp 3 Nêu được các giống cao su trồng phổ biến và phù hợp trên vùng trồng đại trà Căn cứ vào sản phẩm trình bày và thuyết trình 54 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 2: Quan sát và mô tả đặc điểm của các giống trồng phổ biến ở Miền Trung và Tây Bắc. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nêu được các giống cao su trồng phổ biến ở Miền Trung và Tây Bắc Hỏi đáp 2 Nêu được các giống cao su kháng bệnh Hỏi đáp 3 Nêu được các giống cao su trồng phổ biến và phù hợp trên vùng trồng đại trà Căn cứ vào sản phẩm trình bày và thuyết trình 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài 02: Thiết kế và trồng vườn gỗ ghép Bài tập 1: Xử lí tàn dư thực vật và cỏ dại trên đất trước khi trồng vườn nhân gỗ ghép cao su. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Sạch cỏ dại và tàn dư thực vật Căn cứ vào sản phẩm 2 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 2: Xác định khoảng cách và mật độ trồng vườn nhân gỗ ghép cao su. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 55 1 Xác định được khoảng cách và mật độ trồng vườn nhân gỗ ghép cao su Hỏi đáp 2 Xác định đúng khoảng cách hàng, cây Căn cứ vào sản phẩm 3 Tính được mật độ cây trên diện tích cần trồng Căn cứ vào kết quả 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Trồng vườn nhân gỗ ghép cao su. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Trồng cây đúng khoảng cách Căn cứ vào sản phẩm 2 Mắt ghép ngang mặt đất (độ sâu lấp hạt) Căn cứ vào sản phẩm 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài 03: Chăm sóc vườn gỗ ghép Bài tập 1: Loại bỏ chồi ngang, chồi thực sinh. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được tác dụng và kỹ thuật loại bỏ chồi ngang và thực sinh trên cây cao su lấy gỗ ghép Hỏi đáp 2. Cắt nhanh, không trầy xước thân cây, dập và rụng lá cây cao su Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Ý thức học tập tích cực. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thao tác loại bỏ chồi trên vườn nhân gỗ ghép thực hành Quan sát quá trình học của học viên 56 Bài tập2: Tưới nước cho vườn nhân gỗ ghép cao su Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Trình bày được các phương pháp và lượng nước tưới Hỏi đáp 2. Vườn nhân gỗ ghép cao su được tưới nước đầy đủ, không tưới quá nhiều hoặc quá ít Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Ý thức học tập tích cực. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện công việc tưới nước trên vườn nhân gỗ ghép cao su thực hành Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Tính toán lượng phân bón Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính được lượng phân cần bón cho 1 đơn vị diện tích Căn cứ vào sản phẩm trình bày và thuyết trình 2 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 4: Bón phân cho vườn nhân gỗ ghép cao su Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Trình bày được vai trò của các loại phân đối với cây cao su vườn gỗ Hỏi đáp – Trắc nghiệm 57 ghép 2. Trình bày được loại phân, lượng phân và cách bón phân hóa học bón cho vườn nhân gỗ ghép cao su Hỏi đáp – Trắc nghiệm 3. - Chọn được loại phân bón phù hợp - Thao tác bón phân hóa học nhanh, gọn gàng: + Không làm rơi vãi phân + Phân được bón đều theo hàng hoặc theo hốc và được lấp kín + Không bón sót gốc. - Quan sát quá trình - Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 4. - Ý thức học tập tích cực. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện công việc bón phân trên vườn nhân gỗ ghép cao su thực hành Quan sát quá trình học của người học Bài tập 5: Thực hiện biện pháp trừ bệnh trên vườn nhân gỗ ghép cao su Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các biện pháp phòng trừ đối với một số loại bệnh chủ yếu trên vườn nhân gỗ ghép cao su Hỏi đáp - trắc nghiệm 2. - Thực hiện được các biện pháp phòng trừ phù hợp - An toàn lao động, bảo vệ môi trường - Quan sát quá trình thực hiện - Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Ý thức học tập tích cực. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện các biện pháp phòng trừ trên Quan sát quá trình học của học viên 58 vườn gỗ ghép cao su thực hành Bài 04: Chọn, cắt và xử lí cành gỗ ghép Bài tập 1: Nhận biết cành gỗ ghép đủ tiêu chuẩn trước khi cắt Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nhận biết được đặc điểm các bộ phận của cành gỗ ghép đạt tiêu chuẩn cắt Hỏi đáp 2 Phân biệt được cành gỗ ghép đủ tiêu chuẩn và chưa đủ tiêu chuẩn cắt. Hỏi đáp 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 2: Cắt cành gỗ ghép cao su Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Trình bày được kỹ thuật cắt cành gỗ ghép cao su - Nêu được các sai sót thường gặp khi cắt cành gỗ ghép cao su Hỏi đáp – Trắc nghiệm 2. - Thao tác cắt cành gỗ ghép thành thạo - Cắt đoạn gỗ ghép đủ tiêu chuẩn Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành và quá trình thực hiện 3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận khi thực hiện công việc - Ý thức học tập tích cực. Quan sát quá trình học của học viên 59 Bài tập 3: Xử lí cành gỗ ghép Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Trình bày được các bước xử lí cành gỗ ghép Hỏi đáp 2 Xử lí cành gỗ ghép Căn cứ vào sản phẩm trình bày và thuyết trình 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài 05: Bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép Bài tập 1: Thực hiện bó cành gỗ ghép Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các yêu cầu kỹ thuật khi bó cành gỗ ghép Hỏi đáp 2. - Số lượng 20 – 30 cành /bó - Cành gỗ dài 1 – 2m - Bó cành vừa đủ chặt Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành và quá trình thực hiện 3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận khi thực hiện công việc - Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên 60 Bài tập 2: Thực hiện bảo quản cành gỗ ghép Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Thùng gỗ hoặc giấy cứng không thấm nước chứa mạt cưa ẩm và lá cao su tươi. - Có phun thuốc diệt nấm. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 2. - Xếp vào 5 – 6 bó/thùng - Xếp vào thùng tránh dập mắt ghép Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận khi thực hiện công việc - Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Thực hiện xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Thùng xe vận chuyển sạch, thoáng. - Có xử lí diệt nấm thùng xe. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 2. - Xếp vào 10 – 30 bó/thùng xe. - Xếp vào thùng ngay thẳng, gọn Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận khi thực hiện công việc - Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên 61 3. Tài liệu tham khảo 1. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2004: Quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và khai thác cao su 2. Trường Cao đẳng công nghiệp Cao Su, 2006: Bài giảng cây công nghiệp dài ngày. 3. Sản xuất giống cao su, 2009: tài liệu nội bộ Nông trường Bờ Ngoong – Chưsê. 4. Giống cao su, 2010: tài liệu nội bộ Trung tâm nghiên cứu giống Cao su tại Gialai. 5. Các giống mới cao su, 2011: tài liệu nội bộ Trung tâm nghiên cứu giống Cao su tại Gialai. 6. Tài liệu sản xuất cây giống cao su: website giongcaosuvn.gov.vn 62 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Lân - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 4. Các ủy viên: - Bà Phạm Thị Bích Liễu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Nguyễn Viết Chiến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Hưng, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Phan Văn Hạnh, Kỹ sư Nông trường cà phê Chưprong, Công ty cà phê Iagrai, Gia Lai./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_vuon_nhan_go_ghep_cao_su.pdf