Giáo trình tâm lý học đại cương

Thoạt xem câu hỏi này tưởng như đơn giản, vì có thể trả lời rằng đó là khoa học về Tâm lý.

Nhưng nghĩmột chút thì không đơn giản như vậy. Vì sau câu trả lời vừa nói lại phải giải thích khoa học

là gì? Và, cứ theo cái đà này thì còn biết bao câu hỏi xuất hiện. Như vậy, có thể nói khoa học là một

chuỗi câu trả lời. Đặt ra được câu hỏi trên là bắt đầu có tri thức về lĩnh vực đó: “Biếtvề điều chưa biết”.

Những tri thức này giữ một vai trò rất quan trọng trong nhận thức của từng người nói riêng và của cả

loài người nói chung.

Đáng chú ý là khi thấy đứa trẻ đặt câu hỏi đầu tiên về một sự vật và xem đến tuổi nào thì nó

“mở miệng ra là hỏi”. Sự kiện này về sau được nhà sinh lý Liên Xô (cũ) vĩ đạiI.P.Paplốp đặt tên là

“phản xạ có định hướng”. Đi sâu vào nghiên cứu về mặt sinh lý học cũng như về tâm lý học, phát hiện

ra các quy luật của các hiện tượngđó ngày càng thấy rõ kết quả hoạtđộng của con người phụ thuộc rất

nhiều vào cơ sở định hướng. Cơ sở này càng tốt bao nhiêu thì hoạt động đựa trên cơ sở đó càng tốt bấy

nhiêu.

pdf43 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ đạt được nhờ tư duy. Ví dụ: Người công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện với một mức bị bóc lột rõ nét nào đó. Một biểu tượng về sự bóc lột mà mình phải chịu đựng, mâu thuẩn giữa lợi ích của người công nhân và bọn tư sản dẫn đến sẽ đấu tranh giành quyền lợi. Mác đã nêu lên sự tất yếu phải loại bỏ trong ý thức của nhân dân lao động những “biểu hiện lý luận” dối trá về các điều kiện và các quy luật của tự nhiên và cuộc sống xã hội nảy sinh dưới ảnh hưởng của học thuyết duy tâm chủ nghĩa. “Việc loại trừ những biểu hiện đó khỏi ý thức của con người sẽ đạt được bằng cách thay đổi các điều kiện chứ không phải bằng suy diễn lý thuyết” (Mác và Aêng ghen toàn tập, XB lần thứ 2, tập 3, trang 39-40). Bên cạnh các biểu tượng về các sự vật và hiện tượng bên ngoài, các biểu tượng vận động mà trong đó các đặc điểm vận động và hoạt động riêng của con người được phản ánh chiếm một vị trí nhất định trong ý thức. Các biểu tượng về hoạt động của bản thân khác biểu tượng về hoạt động do người khác tiến hành. Chúng khác nhau cả về nội dung, bản chất: nếu các biểu tượng về hoạt động của người Tâm lý học đại cương - 30 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm khác mang hình thức thị giác thì cơ sở biểu tượng của con người về sự vận động của thân thể mình là những hình ảnh vận động cơ với tất cả mọi tính chất và dấu hiệu đa dạng của chúng. Các biểu tượng về thế giới bên ngoài và các biểu tượng vận động tạo nên một thể thống nhất hữu cơ trong sự phản ánh của con người về hiện thực: cả hai loại biểu tượng đó đều nảy sinh trên cơ sở tác động lẫn nhau tích cực của con người với môi trường xung quanh. Biểu tượng là khâu liên kết giữa tri giác và khái niệm. Song bản thân biểu tượng không dừng lại ở khái niệm. Setrenop đã viết: “Nếu các biểu tượng của chúng ta là trừu tượng hóa từ một số đáng kể các tri giác về những sự vật và hiện tượng cùng loại của hiện thực, thì khái niệm là sự trừu tượng hóa từ một tổng số đáng kể các tri giác về sự vật và hiện tượng khác loại của hiện thực”. 2. Chức năng của biểu tượng a. Chức năng tín hiệu: Bản chất của chức năng này thể hiện ở chỗ một hình ảnh của vật thể đã hình thành trong một trường hợp cụ thể sẽ chứa đựng một lượng thông tin rất đa dạng mà dưới ảnh hưởng của tác động cụ thể thì có thể biến thành một hệ thống các tín hiệu điều khiển hành vi của con người. Chức năng tín hiệu của các biểu tượng sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi đã xuất hiện định hình động lực của các quá trình trên võ não. Định hình động lực đã hình thành biểu hiện trong trường hợp này dưới dạng một hệ thống vững chắc của sự truyền tín hiệu xảy ra không ngừng. Sự bắt đầu hoạt động, sự hình thành và sự điều chỉnh của hệ thống đó được thực hiện nhờ hoạt động ngôn ngữ. Khi quan niệm rằng các biểu tượng của chúng ta là những tín hiệu thứ nhất, I.P.Paplop đã chứng minh rằng các biểu tượng đó được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện. Nhờ vậy, bất kỳ một biểu tượng nào cũng truyền tín hiệu về các hiện tượng cụ thể của hiện thực. Một đặc điểm tiêu biểu của chức năng tín hiệu của các biểu tượng vận động là ở chỗ, không chỉ các đặc tính của hành vi vận động (hình thức, phương hướng, chuyển động, các nỗ lực đang tăng lên,) mà còn tất cả các hệ thống của cơ thể tham gia vào việc thực hiện động tác đều mang ý nghĩa tín hiệu của các hiện tượng đó. b. Chức năng điều chỉnh: Phương hướng cơ bản của các chức năng điều chỉnh của các biểu tượng là lựa chọn thông tin cần thiết có tính toán đến các điều kiện thực tế của hoạt động sắp tiến hành. Sự chuyên môn hóa cao độ của các hình ảnh vận động trong quá trình hình thành biểu tượng cũng bảo đảm chức năng điều chỉnh của các biểu tượng đó. c. Chức năng định lượng: Tác dụng của chức năng này là bảo đảm hiệu quả tập luyện nhất định của các biểu tượng vận động. I.P Paplop đã chỉ ra rằng hình ảnh vận động vừa xuất hiện sẽ bảo đảm sự định lượng của cơ quan vận động để thực hiện các hành động tương ứng. 3. Vai trò của biểu tượng trong quá trình tri giác Biểu tượng có quan hệ hữu cơ với tất cả qúa trình tâm lý khác như tư duy, cảm xúc, khát vọng, ý chí, hành động biểu tượng đóng vai trò to lớn trong qúa trình tri giác. Không có các biểu tượng xuất Tâm lý học đại cương - 31 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm hiện một cách liên kết với các hình ảnh của tri giác thì các hình ảnh này sẽ nghèo nàn và bị hạn chế bởi sự phản ánh chỉ những đặc điểm của vật thể lên các cơ quan cảm giác trong thời điểm tri giác. 4. Ý nghĩa của biểu tượng trong hoạt động tâm lý Biểu tượng – đó là một trong những hình thức quan trọng của sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan. Các biểu tượng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động tâm lý của con người. Nếu con người không có biểu tượng thì nội dung ý thức của mình chỉ hạn chế ở các tri giác sẵn có, và trong ý thức dường như chỉ phản ánh những hình ảnh của các vật thể trong thời điểm đang tác động trực tiếp lên người đó mà thôi. Các biểu tượng chứa đựng trong mình tất cả các qúa trình tâm lý khác: Không có biểu tượng thì không thể xẩy ra các cảm giác củng như các tri giác, các tư duy và tưởng tượng. Tất cả những cái ấy là thành phần quan trọng của các rung động cảm giác. Chúng ảnh hưởng đến nội dung các cảm giác đó, có thể làm tăng lên hay yếu đi cường độ các cảm giác đó và là phương tiện có hiệu lực để điều chỉnh các trạng thái cảm xúc của con người. Các biểu tượng tạo nên nội dung cơ bản của các kiến thức, kỷ năng, kỷ xảo có liên quan đặc biệt đến các loại hình hoạt động nghề nghiệp nhất định. Biểu tượng đóng vai trò to lớn trong qúa trình giảng dạy. Ngoài ra, do các biểu tượng mang tính biến đổi rộng rãi rất rõ nét là cái cho phép xây dựng các hình ảnh mới nên chúng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sáng tạo của con người. IV. TRÍ NHỚ 1. Khái niệm chung a. Trí nhớ là gì ? Là sự ghi lại, giữ lại, nhớ lại và làm hiện lại những hình tượng của sự vật và hiện tượng đả được tri giác trước đây củng như phản ánh kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Sản phẩm của qúa trình trí nhớ là biểu tượng. Nói một cách khác, trí nhớ là qúa trình thu nhận thông tin, tạo “vết” tương ứng với thông tin đả thu nhận được, củng cố, giữ gìn và tách các thông tin cần thiết. Các tri giác, ý nghĩ, cảm giác, khát vọng, các hành vi và hoạt động của con người đả xẩy ra trước đây thường không phải biến đi không để lại dấu vết gì mà chúng còn lưu lại dưới dạng các hình ảnh nhất định . Các hình ảnh này được gọi là biểu tượng. Chúng tham gia một cách hữu cơ vào hoạt động tâm lý tiếp theo của con người. Như chúng ta đã biết, cảm giác, tri giác, phản ánh những sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào chúng ta, nghĩa là trong thời điểm hiện tại. Còn đối với trí nhớ phản ánh những sự vật hiện tượng đã tác động vào con người trước đây (qúa khứ). Khi con người ghi nhớ một điều gì là hình thành một hệ thống đường liên hệ thần kinh tạm thời trên võ não. Đường liên hệ thần kinh này tương đối vững chắc có khả năng phục hồi lại về sau. Muốn giữ gìn những đường liên hệ đó phải củng cố bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó chính là cơ sở sinh lý của trí nhớ. Tâm lý học đại cương - 32 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm Kết luận sư phạm: Muốn cho học sinh ghi nhớ một điều gì đó phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần và củng cố ôn tập thường xuyên. Cũng như quá trình cảm giác và tri giác, trí nhớ phụ thuộc vào xu hướng cá nhân. Nghĩa là cần nhớ cái gì và quên cái gì là do hứng thú của cá nhân đó quyết định. Những điều gì phù hợp với hứng thú cá nhân và liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân đó thì được nhớ nhanh và bền vững. b. Sự liên tưởng Sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn có mối liên hệ với nhau do vậy khi ta nhớ tới sự vật hiện tượng này thì đồng thời nhớ tới sự vật hiện tượng khác. Để phản ánh mối liên hệ phức tạp này, trong võ não phải hình thành một đường liên hệ thần kinh tạm thời. Khi một đường liên hệ thần kinh tạm thời hưng phấn thì làm hưng phấn những đường liên hệ thần kinh tạm thời lân cận. I.M.Setrenop đả chỉ rỏ bản chất của phản xạ của liên tưởng: “Liên tưỏng là một dãy các phản xạ liên tục thông thường, trong đó tính về mặt thời gian, cái cuối của phản xạ trước gắn với sự bắt đầu của phản xạ tiếp theo Liên tưởng là một dãy liên tục của những tiếp xúc cái cuối của phản xạ trước với cái bắt đầu của phản xạ sau”.(Setrenop, tuyển tập tác phẩm, tập 1, viện hàn khoa học Liên Xô (cu)û, Matxcơva,1952, tr 88.). Trong tâm lý học người ta phân biệt ba loại liên tưởng: - Liên tưởng gần nhau: Xuất hiện khi những đối tượng hoặc những hiện tượng có sự gần gũi nhau trong không gian và thời gian khi chúng ta nhớ tới. - Liên tưởng giống nhau: Xuất hiện trong trường hợp đối tượng hoậc hiện tượng này có những đặc điểm giống hệt nhau hay gần giống nhau. Liên tưởng giống nhau có một ý nghĩa rất lớn trong bất kỳ qúa trình học tập nào. Nhờ có nó mà ta có thể so sánh các hiện tượng đang được học với các hiện tượng đã được học, tìm ra những nét riêng và những nét chung giữa chúng. Và, như vậy ta có thể tiếp thu và ghi nhớ tài liệu cần học một cách tốt hơn. - Liên tưởng tương phản: Xuất hiện trong trường hợp đối tượng hoặc hiện tượng này với biểu tượng của đối tượng hoặc hiện tượng kia có những đặc điểm trái ngược nhau hay đối xứng nhau. 2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ a. Ghi nhớ Đây là bước đầu tiên của qúa trình trí nhớ. Qúa trình này xẩy ra khi có những tác nhân kích thích vào các giác quan làm hiện lên trong trí óc những hình của sự vật, hiện tượng. Con người ghi lại những hình ảnh đó bằng những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên võ não và lưu giữ nó bằng những “dấu vết” trên tế bào não. Những hình ảnh đó được ghi lại trong não bộ. Muốn củng cố “vết” đó cần có một Tâm lý học đại cương - 33 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm khoảng thời gian đáng kể để ghi nhớ. Ghi nhớ được hình thành và phát triện trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động trí lực. Trí nhớ là một quá trình được tổ chức chặt chẽ, nó phụ thuộc vào động cơ và mục đích của con người. b. Nhận lại Qúa trình ghi nhớ là qúa trình tích lũy kinh ngiệm. Còn khi sự vật, hiện tượng mà ta tri giác được trước kia lại tác động vào cơ quan phân tích ta sẽ nhận ra sự vật và hiện tượng. Đó là qúa trình nhận lại. Nhận lại là khâu đơn giản nhất và xẩy ra sớm hơn nhớ lại. Tốc độ và chất lượng nhận lại phụ thuộc vào sự giống nhau giữa cái cũ và cái mới. Sự giống nhau đó càng rõ rệt thì sự nhớ lại càng nhanh. Muốn có khâu nhận lại cần có qúa trình ghi lại, bởi vì qúa trình ghi lại là cơ sở cho qúa trình nhận lại. c. Nhớ lại Sự vật không có trước mắt ta nhưng chúng ta vẫn có hình ảnh của chúng ở trong đầu. Nhớ lại là khâu cuối cùng của trí nhớ và là tiêu chuẩn của trí nhớ. Bởi vì không cần có sự vật hiện tượng trước mắt, con người cũng có được hình ảnh của sự vật hiện tượng. Các qúa trình của trí nhớ luôn luôn có quan hệ biện chứng với nhau. 3. Phân loại a. Loại trí nhớ có chủ định và không có chủ định + Không có chủ định: Đây là hình thức ghi nhớ đầu tiên trong đó chủ thể không đặt mục đích ghi nhớ trước và không sử dụng các hình thức ghi nhớ. Nếu sự vật phù hợp với nhu cầu của con người thì vẫn ghi nhớ một cách bền vững, tuy không có chủ định. Trí nhớ có chủ định làm cho ta nhớ nhanh, sâu, tốn ít năng lượng. Kết luận sư phạm: Trong dạy học vai trò đồ dùng trực quan, lời giảng bài truyền cảm sẽ gây ấn tượng tốt đối với học sinh và làm cho học sinh dễ nhớ bài học. + Trí nhớ có chủ định: Con người đặt trước mục đích ghi nhớ và có sử dụng những cách thức để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đây là hoạt động trí tuệ rất phức tạp. Trong khi nhận thức hiện thực xung quanh con người có vô số những nhiệm vụ phải ghi nhớ. Ví dụ: Học thuộc lòng các công thức, định lý, bài thơ, và những điều trong cuộc sống v.v trong qúa trình đó ngôn ngũ đóng vai trò rất quan trọng. Vì thông qua ngôn ngữ sẽ làm cho qúa trình hưng phấn của võ não mạnh hơn, làm cho các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên võ não vững chắc hơn. Ghi nhớ có chủ định vào hoàn cảnh lứa tuổi, vào khối lượng phải ghi nhớ. Trí nhớ củng phát triển theo lứa tuổi và giảm dần theo lứa tuổi (trừ những cá nhân kiệt xuất trong lịch sử nhân loại). Trong ghi nhớ có chủ định được chia thành hai loại: * Ghi nhớ máy móc: Được xây dựng trên cơ sở những mối liên hệ bên ngoài của đối tượng mà không cần hiểu nội dung tài liệu. Tâm lý học đại cương - 34 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm * Ghi nhớ có ý nghĩa: Đây là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung tài liệu, hiểu biết mối quan hệ bản chất, lôgic của tài liệu. Kết qủa của loại ghi nhớ này bền vững, dễ dàng nhanh chóng hơn ghi nhớ máy móc. Trong thực tế cả hai kiểu ghi nhớ này có mối quan hệ với nhau. Sự xâm nhập của ghi nhớ có ý nghĩa làm cho ghi nhớ máy móc nhanh hơn, số lần lặp đi lặp lại ít đi. Ngược lại ghi nhớ máy móc làm tăng độ chính xác và sức thuyết phục của tài liệu ghi nhớ có chủ định. Tóm lại: Cả hai loại ghi nhớ có chủ định và không có chủ định có mối quan hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau trong qúa trình nhận thức. Tuy vậy, đối với chúng ta ghi nhớ có chủ định (loại ghi nhớ có ý nghĩa) chiếm vai trò chủ đạo trong qúa trình hoạt động nhận thức của con người. b. Ghi nhớ bằng mắt, bằng tai, vận động, hỗn hợp + Mắt: Đây là kiểu ghi nhớ phổ biến nhất liên quan chặt chẽ với trí nhớ hình ảnh. Đối với kiểu ghi nhớ bằng mắt phải thấy cho được hình dáng, kích thước, màu sắc của vật thể hoặc cử chỉ của người mình đang tiếp xúc. Những lời nghe được phải ghi lên giấy, những điều quan trọng phải được đánh dấu. Khi đọc không đọc thành tiếng mà đọc bằng mắt. Kiểu ghi nhớ này chiếm khoảng trên 80% các kích thích mà con người tiếp nhận được. + Tai: Kiểu ghi nhớ này ít phổ biến hơn, thường thiên về kiểu ghi nhớ trừu tượng, logich . Muốn thực hiện được kiểu ghi nhớ này cần phải có những điều kiện sau đây: - Nge nhiều âm lượng lớn của người khác. - Xem tài liệu phải đọc to. - Làm việc trong im lặng ,tránh ồn ào. - Nói và biện luận phải to. + Vận động: Loại ghi nhớ này khá phổ biến, bởi vì có sự kết hợp của hai loại ghi nhớ ở trên (mắt và tai). Nội dung ghi nhớ của loại trí nhớ này là các hình ảnh vận động cơ của các động tác. Trí nhớ vận động rất có ý nghĩa khi nhớ các bài tập thể chất cũng như qúa trình lao động liên quan đến vận động. + Hỗn hợp: Loại ghi nhớ này đều có ở tất cả mọi người. Đó là có sự kết hợp của ba loại ghi nhớ như đã nêu ở trên. Kiểu ghi nhớ này có kết qủa cao nhất. c. Ghi nhớ ngắn hạn và ghi nhớ dài hạn + Ngắn hạn: Là loại ghi nhớ tạm thời, ghi nhớ trước mắt, ít phổ biến. Ví dụ: Xem bảng danh bạ điện thoại, gọi điện xong và có thể quên luôn + Dài hạn: Là loại ghi nhớ có được giữa hai lần ghi nhớ, giữa hai lần hoạt động đó có một khoảng thời gian yên tĩnh tối thiểu để các dấu vết trên võ não được định hình. Nếu không có thời gian đó thì con người dễ bị lảng quên. Ghi nhớ dài hạn có khi giữ được suốt đời. Tâm lý học đại cương - 35 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm 4. Sự quên (xem thêm: Những bí ẩn trong tâm lý con người của Đức Uy, nxb Đà nẵng 1988, tr. 211). a. Sự quên Là biểu hiện của sự không nhận lại hoặc không nhớ lại, hoặc nhớ lại nhưng sai lầm. Nguyên nhân dẫn đến sự quên: Các đường liên hệ thần kinh tạm thời bị ức chế , ít được lặp lại, ít được củng cố hoặc không được ôn tập đầy đủ nên trên võ não xảy ra ức chế tắt dần và làm cho con người dễ bị lãng quên. Thông thường người ta hay quên đi những cái không liên quan đến hứng thú, nhu cầu, hoạt động của bản thân. Nhưng trong thực tế con người có khi quên đi những điều hết sức quan trọng đối với hoạt động nhận thức của con người. Sự quên cũng diễn ra theo quy luật: Cái chi tiết quên trước, ý chính quên sau: Đường liên hệ thàn kinh tạm thời trên võ não bị ức chế tắt dần trước hết đối với những đường liên hệ tịnh vi nhất, những chi tiết phù hợp với cá nhân được giữ lại. Sau đó sẽ quên những ý lớn hơn. Nhưng trong thực tế quên là một hiện tượng tâm lý hữu ích. Bởi vì nếu không quên thì kho trí nhớ của con người dần dần sẽ”đầy” ắp lên và chúng ta không có chỗ để chứa những thông tin cần thiết khác . Tóm lại: Chúng ta cần quên đi những gì không đáng nhớ và cũng cần nhớ những gì không nên quên. Khi đó trí óc con người mới rảnh rang để nhớ những gì cần nhớ. b. Cách chống quên trong hoạt động học tập Nhiều khi có những điều muốn quên đi nhưng không quên được, nhưng củng có những điều quan trọng lại bị quên. Do đó trong hoạt động nhận thức cần phải: - Tiến hành ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu. - Nhớ theo điểm tựa, khi nhớ cần làm đề cương. - Không nên củng cố, ôn tập hai tài liệu giống nhau vì rất dễ gây ra ức chế giao thoa, dễ nhầm lẫn giữa ý nọ sang ý kia. - Cần vận dụng nhiều giác quan để tham gia vào ôn tập. - Ôn tập phân tán tốt hơn ôn tập tâïp trung. Tuy nhiên ôn tập phân tán không phủ nhận ôn tập tập trung vì ôn tập tập trung chỉ có kết qủa khi ta ôn phân tán tốt. - Kết hợp ôn tập và nghỉ ngơi. - Ôn tập kết hợp với thực hành, luyện tập. * Kết luận: Người ta coi trí nhớ như khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính. Vì biểu tượng của trí nhớ có sự xâm nhập mạnh mẽ của sự khái quát hiện thực. Mặt khác trí nhớ phản ánh sự vật, hiện tượng gián tiếp bằng hình tượng. Cơ sở sinh lý của trí nhớ là hình thành đường dây liên hệ thần Tâm lý học đại cương - 36 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm kinh tạm thời trên võ não. Cần nắm vững những đặc điểm, những quy luật và các loại trí nhớ để rèn luyện trí nhớ. Trí nhớ được hình thành, củng cố và phát triển thông qua hoạt động tích cực, độc lập của con người. V. TƯ DUY 1.Khái niệm chung a.Định nghĩa Tư duy là quá trình phản ánh trong ý thức con người bản chất của những sự vật, những mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật hay hiện tượng của hiện thực. b. Phân tích định nghĩa Giai đoạn nhận thức cảm tính chỉ cho ta biết được hình dáng, cử chỉ, nét mặt của con người. Ngay cả trí nhớ cũng chỉ cho ta biết được những thuộc tính bề ngoài và một vài thuộc tính bên trong không bản chất của người đó. Tư duy đem lại cho con người một sự hiểu biết về nội tâm như đạo đức, tình cảm, nguyện vọng, tính cách v.v * Phản ánh thuộc tính bản chất Mọi thuộc tính bản chất đều nằm bên trong sự vật, hiện tượng nhưng vật chất bên trong lại không hoàn toàn là những thuộc tính bản chất. Cái bên trong luôn luôn được biểu hiện ra bên ngoài trong sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Tư duy đi sâu tìm hiểu bản chất của mọi sự vật hiện tượng, gạt bỏ những thuộc tính bên ngoài không bản chất của chúng. * Tư duy phản ánh những mối liên hệ, quan hệ của hàng loạt sự vật hiện tượng. Giai đoạn nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những hình thức tồn tại trong khômg gian và thời gian, những mối liên hệ bên ngoài, những trạng thái vận động thì tư duy phản ánh những mối quan hệ có tính chất quy luật. Thực chất của qúa trình tư duy là việc xác lập những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật. Khi con người chưa xác lập được mối quan hệ này thì có thể nói rằng tư duy chưa hoàn thành đầy đủ chức năng của mình. * Tư duy phản ánh những sự vật, hiện tượng hoàn toàn mới. Cái mới đó có thể là cái mới đối với chủ thể nhận thức hoặc cái mới đối với nhân loại. 2. Đặc điểm a. Tư duy phản ánh gián tiếp Nhờ có ngôn ngữ, tư duy phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Mặt khác, tư duy con người phản ánh gián tiếp thông qua công cụ lao động. Công cụ lao động này do chính con người sáng tạo nên để cải tạo tự nhiên và xã hội. Tư duy phản ánh gián tiếp còn thông qua một dấu hiệu bản chất, một quan hệ bản chất của sự vật hiện tượng. Từ một vài dấu hiệu đó ta có thể hiểu trọn vẹn về sự vật và hiện tượng. Tâm lý học đại cương - 37 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm b. Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề Đây là đặc điểm cơ bản nhất để nói rằng tư duy phản ánh hiện thự khách quan và có nguồn gốc từ thực tiễn. Trong đó tình huống có vấn đề là yếu tố chính kích thích tư duy hoạt động. Tình huống có vấn đề là những vấn đề khi chủ thể có nhu cầu giải quyết, nhận thức rõ nhiệm vụ cần giải quyết ,có vốn tri thức, có phương pháp tư duy tương ứng với vấn đề cần giải quyết. c. Tính khái quát của tư duy Sự khái quát là quá trình gạt bỏ một số những thuộc tính riêng lẻ bề ngoài không bản chất mà chỉ giữ lại cái chung, cái bản chất cho hàng loạt sự vật hiện tượng. Mặt khác, khái quát còn phản ánh những mối quan hệ có tính quy luật, những nguyên lý, nguyên tắc chung nhất của sự vật hiện tượng. Trong qúa trình khái quát, tư duy luôn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện phản ánh và biểu đạt. d. Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt Ngôn ngữ có vai trò to lớn để cho chủ thể tư duy ý thức, phản ánh, nhận thức được tình huồng có vấn đề. Ngôn ngữ còn có vai trò làm cho tư duy tiến hành thuận lợi trên cơ sở các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hóa v.v Ngôn ngữ cò giúp tư duy vật chất hóa, khái quát hoá nội dung trừu tượng của khái niệm. Sản phẩm của quá trình tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Giữa ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstlh0014_p1_4793.pdf
Tài liệu liên quan