Giáo trình thể loại thơ văn trung đại Việt Nam

Thuật ngữ thể loại thơ văn trung đại Việt Nam ở đây chỉ các thể thơ và văn

được sử dụng trong văn học cổ của ta, không kể các thể thơ văn chịu ảnh hưởng

phương tây sau này. Có thể xem những thể thơ văn sử dụng trong các tác phẩm văn

học Việt Nam thời trung đạilà đối tượng nghiên cứu của chuyên đề. Những thể loại

này sẽ được nhìn dưới góc độ thi pháp học trong đó các yếu tố kỹ thuật như thanh, vần,

đối, nhịp và các phương thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ, điển cố cũng như đề tài, cấu

trúc bố cục sẽ được đặc biệt lưu ý. Có thể loại hội đủ các điều kiện trên như thơ

Đường luật, phú Đường luật. Cũng có thể loại chỉ dung nạp một số yếu tố nhất định

như lục bát, song thất lục bát. Rồi ở mỗi thể loại, sự xuất hiện và phối hợp của các yếu

tố ấy cũng không giống nhau. Nhưng dù ở trường hơp nào, hướng nghiên cứu dưới góc

độ thi pháp thể loại hoàn toàn có hiệu qủa tích cực đối với việc thẩm định giá trị cũng

như qúa trìnhhình thành và phát triểncủa nền văn học Việt Nam.

Trước đây, để phân loại các thể thơ văn, Ưu Thiên Bùi Kỷ trong “Quốc văn cụ

thể” chia các thể thơ văn cổ làm 4 lối :

1. Có vần không đối: như lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng

(tức là những thể loại thuần túy của người Việt).

2.Có vần có đối: như thơ, phú Đường luật(tức là những thể loại mô phỏng theo

Trung Quốc)

3. Không vần có đối: như lối văn tứ lục (tức văn biền lệ, cũng là nhưng thể loại

mô phỏng theo Trung Quốc).

4. Không vần không đối: như lối tản văn (tức lối văn xuôi thông thường, tức

nhữngt thể loại ta và Trung Quốc đều có).

pdf56 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình thể loại thơ văn trung đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp nghệ thuật chơi chữ dựa vào trục nghĩa trong thơ văn trung đại Việt Nam. 8. Tác dụng của việc “dụng điển” trong thơ văn Hán – Nôm. Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 43 - CHƯƠNG II: CÁC LỐI VĂN KHOA CỬ XƯA Người xưa coi chữ Hán như thứ chữ của mình, dùng Hán học làm cái học cho cả nước, thể hiện rõ rệt trong chế độ giáo dục và thi cử. Chúng ta lần lượt xét qua các vấn đề tổ chức giáo dục, sách học, môn thi, cách thi và danh hiệu đỗ đạt. I. TỔ CHỨC GIÁO DỤC 1. Thời Bắc thuộc: Các quan lại Trung Quốc, do nhu cầu cai trị đã mở trường dạy dân ta một ít lễ nghĩa phong tục tập quán của họ. Sự giáo hóa do các quan lại thời này như Tích Quang, Nhâm Diên, nhất là Sĩ Nhiếp(187-266),người được tôn xưng là Nam Giao học tổ, khiến cho nước ta”thông Thi Thư, tập Lễ Nhạc, trở nên một nước văn hiến là bắt đầu từ đó”(theo ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên), tất nhiên cũng không thể vượt khỏi chủ trương đồng hóa của người Tàu. Bên cạnh đó, còn một số nhân sĩ Trung Quốc đến Giao Châu -hoặc do tránh loạn Vương Mãng, hoặc vì bị tù đày, hoặc chỉ vì sinh kế- chắc chắn có tham gia vào việc truyền bá Hán học. Ngoài ra, còn phải kể đến công lao đóng góp của các nhà sư phái Đại thừa tinh thông Hán học trong qúa trình truyền bá giáo lý nhà Phật vào nước ta. Tuy nhiên, việc giáo dục ở giai đoạn này hầu như chưa có gì và việc học chủ yếu là du học. Vả chăng vài nhân tài hiếm hoi như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm... cũng không phải là dân bản xứ và sở học của họ cũng chẳng ích gì cho dân ta. 2. Thời tự chủ: từng bước được thiết lập, củng cố và phát triển, mô phỏng theo khuôn khổ Trung Quốc. Ở thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, việc học chưa được tổ chức qui củ ở cấp nhà nước mà chủ yếu dựa vào các vị thiền sư hay chữ. Cũng chính vì thế mà ở thời này các vị sư nổi tiếng thường tham gia vào việc chính trị giúp triều đình trong việc ngoại giao, tiếp sứ... (Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận...). Đến đời Lý Trần trở đi việc học hành thi cử được từng bước tổ chức có nề nếp, nhân tài có học vấn ngày càng đông, việc giáo dục ngày càng phổ cập. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông dựng văn miếu, xây tượng Khổng Tử và thất thập nhị hiền ở kinh đôThăng Long, cổ vũ Nho học. Năm 1075 mở khoa thi Minh Kinh bác học, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh sau làm đến Thái sư, mở đầu cho việc chọn nhân tài bằng con đường khoa cử, rồi trải qua các triều đại kế tiếp khoa cử ngày càng quy mô, làm đòn bẩy có hiệu quả cho việc giáo dục phát triển. Năm 1076, Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên được mở ở Thăng Long - lo việc giảng tập cho sĩ tử. Các triều Trần - Lê - Nguyễn kế thừa và phát triển thêm khiến việc học ngày càng có qui củ. Bên cạnh đó, các quan chức phụ trách việc giáo Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 44 - dục như Huấn đạo (huyện), Giáo thụ (phủ), Đốc học (Đạo -Tỉnh), Tư nghiệp, Tế tửu (kinh đô)... khiến tổ chức giáo dục càng vững vàng. Khi tổ chức giáo dục và khoa cử đã ổn định, nề nếp thì trường Quốc học hoặc quốc tử giám là nơi dành riêng cho con cháu các quan lớn trong triều hoặc các ông cử nhân hỏng thi hội tới nghe bình văn và luyện tập các lối văn hội thí. Thầy giảng ở đấy là các quan tư nghiệp, quan tế tửu hoặc các bậc cự nho thạc học. Nhìn chung việc học có thể tùy theo trình độ mà chia ra làm các giai đoạn sau: + Giai đoạn vỡ lòng: việc học có tính cách dân lập, ở trình độ văn tự sơ đẳng thông qua các sách khai tâm như “Tam tự kinh”, “Tam thiên tự”,”Sơ học vấn tân”, “Minh Đạo gia huấn”... do các thầy đồ khóa mở lớp giảng dạy. -“Tam tự kinh”(Sách 3 chữ): được soạn từ đời Tống(960-1279}, đến đời Minh, Thanh được bổ sung thêm, không rõ tác giả là ai. Sách gồm 358 câu, mỗi câu 3 chữ, ý lời cân xứng đối nhau nên dễ nhớ dễ thuộc, nội dung chuyển tải quan niệm luân lý đạo đức nho giáo từ hiếu để trung tín tam cương ngũ thường... đến những diễn biến sơ lược của lịch sử Trung Quốc. -“Sơ học vấn tân”(Hỏi về bến bờ học vấn): do người Việt soạn vào giữa thế kỷ 19 nhưng không rõ họ tên. Sách gồm 270 câu, mỗi câu 4 chữ, nội dung tóm tắt lịch sử Trung Quốc(từ khởi thủy đến nhà Thanh) và lịch sử Việt Nam(từ họ Hồng Bàng đến triều Nguyễn), phần cuối khuyên học trò chăm học và biết cách cư xử ở đời. -“Aáu học ngũ ngôn thi”(Thơ 5 chữ dùng cho trẻ con học) còn gọi là “Trạng nguyên thi”(Thơ học làm trạng nguyên): tương truyền do người Việt soạn. Sách gồm 278 câu, mỗi câu 5 chữ, nội dung nói về hứng thú học tập và ước mơ thi đỗ trạng nguyên của một người học trò, có nhiều câu thâm thúy như:”Dĩ tử kim mãn doanh - Hà như giáo nhất kinh”(Để cho con đầy hòm vàng, Sao bằng dạy cho con một quyển sách). -“Minh Đạo gia huấn”(Sách dạy con cái trong nhà của Trình Minh Đạo): do Trình Hiệu, một danh nho đời Tống biên soạn. Sách gồm 500 câu thơ 4 chữ, nội dung khuyên răn về đạo đức làm người, cách tu dưỡng, cách xử thế từ trong gia đình ra đến làng nước...Có nhiều câu rất nổi tiếng, trở thành chăm ngôn xử thế như”Tự tiên trách kỷ - Tự hậu trách nhân”(Trước hãy tự trách mình, sau mới trách người). Những sách trên đều có dạng câu chữ đơn giản, có vần điệu, dễ nhớ dễ thuộc, dạy những điều sơ đẳng về đạo làm người, rất thích hợp cho con trẻ bước đầu học nhớ mặt nhừng chữ Hán thông dụng. +Giai đoạn trung cao: sau khi đọc viết thông thạo, học sinh bắt đầu học tứ thư (Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử), ngũ kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ,Xuân thu), cổ văn, bắc sử và tập làm các loại văn khoa cử như kinh nghĩa,chiếu chế biểu, thi phú, văn sách ... Việc giảng sách, tập văn, bình văn do các bậc có khoa cử cao nhưng không ra làm quan hoặc đã về trí sĩ đảm nhiệm (tư thục) hoặc do các quan Huấn đạo, Giáo Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 45 - thụ, Đốc học phụ trách (công lập). Giai đoạn học tập này khó khăn, lâu dài và có tính đều đặn thường xuyên để người học, sau khi qua kỳ khảo hạch trúng cách, có thể tham gia dự được các kỳ thi hướng rồi thi hội để ra làm quan, tiến thân trên bước hoạn lộ. Tứ thư gồm 4 bộ sách sau đây: -“Luận ngữ” chép những lời thánh sư Khổng Tử khi sinh tiền khuyên dạy học trò cùng những câu chuyện ông nói với người đương thời về các vấn đề luân lý, chính trị, triết học, về lý tưởng người quân tử và đạo nhân. Sách do môn nhân về sau ghi nhớ mà biên soạn. -“Mạnh tử” do bậc á thánh đạo Nho là Mạnh Tử biên soạn -qua những ngôn ngữ hành vi của ông đối với các vua chư hầu bấy giờ- diễn tả những tư tưởng thiết tha của ông để phát huy Khổng giáo: tôn chỉ nhân nghĩa, triết lý tính bản thiện, thuyết dân vi qúy “Dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. -“Đại học” do Tăng Tử soạn, đem những lời dạy của Khổng Tử để giải thích và bình luận cứu cánh đạo học của người quân tử là ở sự chí thiện, diễn tiến qua qúa trình bát điều mục: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. -“Trung dung” gồm những điều tâm pháp của Khổng Tử do học trò truyền lại rồi sau cháu Khổng Tử là Tử Tư chép thành sách, diễn tả chỗ vi diệu nhất của đạo Khổng thể hiện ở một chữ trung và một chữ thành. Ngũ kinh gồm 5 bộ kinh sau đây: -“Kinh Thi” gồm những bài ca dao dân dã(phong), những nhạc chương triều yến(đại nhã, tiểu nhã) và những bài tế tự(tụng) của 15 nước thời Trung Quốc cổ đại(gồm Chu Nam, Thiệu Nam, Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Ngụy, Đường, Tần, Trần, Cối, Tào và Mân), tất cả lưu truyền từ thời Chu, Khổng Tử san định lại còn 305 thiên. -“Kinh Thư”do Khổng Tử sưu tập, trong chép điển, mô, cáo, huấn, thệ, mệnh là những pháp ngôn, huấn từ, mệnh lệnh về việc trị nước của các vua tôi Trung Quốc từ đời Nghiêu Thuấn đến đời Đông Chu. -”Kinh Dịch” có thể cho là sách siêu hình luận của đạo Nho, giải thích sự biến hóa của trời đất, muôn vật theo lẽ âm dương và sự phân hóa của bát quái.Thuyết lý này đã có từ trước, từ Phục Hy vạch ra bát quái, Văn Vương diễn ra thoán từ, Chu Công diễn ra hào từ, đến Khổng Tử cắt nghĩa cho rõ ra trong những mục thêm vào gọi chung là truyện hoặc thập dực. Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 46 - -”Kinh Lễ” hay Lễ ký chép các nghi lễ trong gia đình, hương đảng và triều đình, do Khổng Tử san định song nguyên văn đã bị thất tán nhiều. Sách Lễ ký còn truyền đến nay phần lớn là do sự trùng tu của Hán nho. -”Kinh Xuân Thu” nguyên là sử nước Lỗ -một nước chư hầu nhà Chu và cũng là quê hương Khổng Tử- do Khổng Tử biên soạn, ghi chép (ngầm ẩn thái độ khen chê qua cách sử dụng ngôn từ) các sự việc từ năm đầu đời Lỗ Aån Công(772 trước CN) đến năm 14 đời Lỗ Ai Công(482 trước CN). Bên cạnh kinh(ngũ kinh) truyện(tứ thư) còn phải kể thêm một số ngoại thư cũng rất cần cho việc học việc thi như “Cổ văn”,”Đường thi”,”Bắc sử”... Song song với việc học, việc thi cử để chọn lựa nhân tài trị nước cũng từng bước hình thành. Sau đây là một số khoa nên lưu ý: Tháng 2.1075 mở khoa thi tam trường đầu tiên –còn gọi là khoa minh Kinh bác học. Người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, sau làm đến chức Thái sư, đời Lý. Tháng 8.1086, mở khoa thi chọn những người có tài văn học trong nước, bổ làm quan tại Viện hàn lâm. Đến đời Trần(tháng 2.1232), mở khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ theo thứ bậc tam giáp: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp. Tháng 2.1247, thi Thái học sinh, lấy đỗ theo tam giáp và tam khôi : Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Tháng 2.1256, mở khoa thi lấy Kinh trạng nguyên, Trại trạng nguyên. Năm 1396, Vua Trần Anh Tôn đặt ra danh hiệu Hoàng giáp. Năm 1396, vua Trần Thuận Tôn đặt ra 2 bậc thi Hương lấy cử nhân và thi Hội lấy tiến sĩ. Danh hiệu Cử nhân, Tiến sĩ xuất hiện từ đây. Đến triều Lê, vua Lê Thánh Tôn đặc biệt chú trọng sửa sang, chỉnh đốn, đưa khoa cử đến độ hoàn chỉnh nhất: Năm 1462 chia người đỗ thi hương làm 2 bậc: hương cống và sinh đồ. Năm 1466 đặt lệ xướng danh, ban áo mũ, tứ yến tiệc và vinh quy cho các ông tân khoa đình thí. Năm 1484 cải tổ thi hội, chia tiến sĩ làm 3 bậc: tiến sĩ cập đệ(tức đệ nhất giáp với tam khôi đời Trần), tiến sĩ xuất thân tên được niêm yết ở bản chính nên được gọi là chánh bảng(tức đệ nhị giáp đời Trần) và đồng tiến sĩ xuất thân tên được niêm yết ở bảng phụ nên được gọi là phụ bảng(tức đệ tam giáp đời Trần) và định lệ khắc bia tiến sĩ. Thời Lê trung hưng, do xã hội loạn lạc suy vi, khoa cử sinh nhiều tệ nạn, hạng sinh đồ ba quan đầy dẫy(1751), khiến sau đó phải có cuộc cải tổ qui mô để trở lại văn thể thời Hồng Đức. Đến triều Nguyễn, khoa cử ngày càng quy mô và ổn định(tháng 8 năm trước thi hương(thu vi), tháng 3 năm sau thi hội(xuân hội) nhưng tính chất đã dần nghiêng về từ chương. Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 47 - II. CÁC LỐI VĂN KHOA CỬ Trong thời gian theo đuổi việc bút nghiên - tốn cả chục năm “thập niên đăng hỏa” hoặc cả đời người, kẻ sĩ phải luyện tập cho thành thạo các lối văn cử nghiệp như: kinh nghĩa, chế chiếu biểu, thi phú, văn sách... (chưa kể phải thấm nhuần tư tưởng các bộ kinh điển, cổ văn, bắc sử, thi phú...) 1. Kinh nghĩa Kinh nghĩa đen là sách kinh điển, chuẩn mực; ở đây chỉ 9 sách kinh điển của người Trung Quốc gồm ngũ kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) và tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử). Kinh nghĩa là bài văn nhằm giải thích ý nghĩa kinh truyện vì thường trích một vài câu trong tứ thư ngũ kinh làm đầu bài, người viết phải thay lời người xưa mà giải thích cho rõ ràng. Vì thế còn gọi là tinh nghĩa. Nguyên nó chỉ là sự phu diễn lời thánh hiền nên từ Đường Tống trở về trước có thể viết bằng văn biền ngẫu hoặc bằng văn xuôi cũng được nhưng đến đời Minh - Thanh thì qua một sự biến đổi lớn về thể cách, kinh nghĩa đi vào lối bát cổ, từ câu văn đến bố cục toàn bài đều bị gò bó chặt chẽ. Theo phép bát cổ, bài kinh nghĩa phải viết theo thể biền văn, không có vần nhưng có đối, bố cục phải đủ 8 phần: 1.Phá đề: mở bài, 2câu. 2.Thừa đề: nối tiếp câu phá dẫn vào đề bài, gồm vài ba câu. Hai phần phá đề và thừa đề đều là lời của người viết, không phải đối. Từ đoạn sau trở đi, phải thay lời người xưa mà giải thích ý nghĩa đề bài. 3.Khởi giảng: nói khai mào đại ý của đề mục.Đối hay không đối đều được.Cuối đoạn này, có một vài câu nối tiếp với đoạn trên để dẫn xuống đoạn dưới, gọi là lĩnh mạch, không phải đối. 4.Khai giảng: mở ý đầu bài(có 2 vế đối nhau).Cuối đoạn này có một câu hoàn đề nhắc lại câu đầu bài. 5. Trung cổ: giải thích rõ nghĩa đầu bài(có 2 vế đối nhau). 6.Hậu cổ: nghị luận rộng ý đầu bài(có 2 vế đối nhau). 7. Kết cổ hoặc kết tị: đóng ý đầu bài(có 2 vế đối nhau). 8. Thúc đề hay thúc kết gồm một vài câu thắt ý đầu bài lại, không phải đối. Sở dĩ gọi là bát cổ (tám vế) vì bốn phần khai giảng, thượng tị, hạ tị, kết tị (còn gọi là khai cổ, trung cổ, hậu cổ và kết cổ) mỗi phần có 2 vế đối nhau (tổng số thành 8 vế). Đề thi có cả kinh lẫn truyện, tối đa là 7 đề, thí sinh buộc phải làm 2 đề (1 kinh, 1 truyện), mỗi bài tối thiểu 500-600 chữ (thi hương) hoặc 1000 -1200 chữ (thi hội). Người nào lỗi lạc thì có thể làm tất cả gọi là kiêm trị. Thí sinh dựa vào lời chú thích kinh điển của tiên nho mà bàn rộng ra, cốt chứng tỏ sự tinh thông uyên bác của mình. Tuy nhiên, do việc dùng từ dùng điển nhất nhất phải phù hợp với lời người xưa, nên càng về sau càng trở thành hư văn, không chứng tỏ Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 48 - được tài thực học của kẻ sĩ. Lối kinh nghĩa bát cổ này ở nước ta thịnh hành nhất vào thời Lê mạt và cuối triều Nguyễn đã trở nên lỗi thời và bị kịch liệt đả kích: Vạn dân nô lệ cường quyền hạ, Bát cổ văn chương túy mộng trung. (Chí thành thông thánh - PC Trinh) Ví dụ : Bài kinh nghĩa nôm theo lối bát cổ “Mẹ khuyên con về nhà chồng” của Bảng nhãn Lê Qúy Đôn. Đầu bài: Mày về nhà chồng phải kính phải răn, chớ trái lời chồng. (Chữ kinh Lễ: Vãng chi nhữ gia, tất kinh tất giới, vô vi phu tử) Bài làm: Phá: Khuyên con giữ đạo làm dâu, mẹ đã nghĩ sâu vậy. Thừa: Phù con dại cái mang, lẽ xưa nay vẫn thế, khuyên con lúc về nhà chồng, há chẳng phải đạo lắm ru? Khởi giảng: (Bắt đầu từ đoạn này là lời của người mẹ) Mẹ đưa con ra cửa, nhủ rằng : Trong phối hợp ba giường đạo cả, thật là phong hóa chi nguyên; mà hôn nhân hai họ giao vui, há để một lời chi trách. Lĩnh mạch: Nay mẹ đưa con, mẹ càng nghĩ lắm, con ạ! Khai giảng: (Vế trên) Con, con mẹ, mà dâu, dâu người vậy. Hoặc lời ăn tiếng nói chi ra tuồng, tức lành đồn xa, dữ dồn xa, ai bảo con chi còn nhỏ. (Vế dưới) Dâu, dâu người, mà con, con mẹ vậy. Hoặc trong cửa trong nhà chi có chuyện, tức yêu nên tốt, ghét nên xấu, rồi ra trách mẹ chi không răn. Hoàn đề: Về nhà chồng phải kính phải răn, chớ trái lời chồng, con nhé! Trung cổ: (Vế trên) Lúc ở nhà, nhờ mẹ nhờ cha; về nhà chồng, nhờ chồng nhờ con vậy. Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời, chớ bắt chước người đời xỏ chân lỗ mũi chi lăng nhăng. Nhủ này con, nhủ này con: đi đến nơi về đến chốn, việc nhà việc cửa chi siêng năng; hỏi phải nói gọi phải thưa, thờ mẹ thờ cha chi phải lẽ. Kính lấy đấy, răn lấy đấy: liệu học ăn học nói, học gói học mở; khi anh nó hoặc ra xô xát chi lời, cũng tươi cũng đẹp, cũng vui cười, chớ như ai học thói nhà ma mà con cà con kê chi kể lể. (Vế dưới) Lúc ở nhà, là mẹ là con; về nhà người, là dâu là con vậy. Khôn cho người rái, dại cho người thương, chớ bắt chước người thế mặc áo qua đầu chi khủng khỉnh. Nghe chưa con, nghe chưa con: ăn có nơi, nằm có chốn, lời ăn nết ở chi ra tuồng, gọi thì dạ bảo thì vâng, thờ mẹ thờ cha chi phải đạo. Kính vậy thay, lễ vậy thay, chớ cậy khôn cậy khéo, cậy duyên cậy tài; khi anh nó hoặc nổi bầng bầng chi sắc, thì lạy thì van, thì lễ phép, đừng học chi những tuồng đĩ thõa mà dây mơ rễ má chi lôi thôi. Hậu cổ: (Vế trên) Đời có kẻ xem chồng như đứa ăn đứa ở, thậm chí điều mầy tớ chi khinh; chẳng biết rằng: ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 49 - người. Chẳng suy chẳng nghĩ, cũng ra điều cả vú lấp miệng em, sao chẳng biết xấu chàng hổ ai chi lý. Mẹ khuyên con giữ lấy đạo hiền, đói no cũng chịu giàu sang cũng nhờ. Chớ hoặc sinh vênh vểnh chi môi, ngộ anh nó cả giận hóa sinh xằng, mẹ con ắt phải bèo trôi chi tiếng. (Vế dưới) Đời có kẻ giận chồng mà đánh con đánh cái, thậm đến điều rủa mắng chi xằng, chẳng biết rằng: khôn ngoan cũng thể đàn bà, dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông. Bạ nói bạ ăn, lại ra điều múa rìu qua mắt thợ, sao chẳng biết già đòn non lẽ chi cơ. Mẹ khuyên giữ nết thảo hiền, vọt roi cũng chịu yêu thương cũng nhờ. Chớ hoặc lộ sầm sầm chi mặt, khi anh nó nói dai dài thêm chuyện, cha con ắt phải mang vớ cọc chi cười. Kết tị: Con ơi! Nhập gia tùy tục, mẹ nhủ cho đạo vợ chi thường; xuất giá tòng phu, con phải giữ nhà chồng chi phép. Thúc đề: Thôi, con đi, mẹ về. 2. Chiếu, chế, biểu Chiếu là bài văn truyền lời ban bố hiệu lệnh của vua cho thần dân. Chế là lời vua ban thưởng cho công thần. Biểu là bài văn của thần dân dâng lên vua để chúc mừng (hạ biểu) hoặc tạ ơn (tạ biểu) hoặc giải bày sự việc(trần tình biểu). Các bài này trước đời Đường viết theo lối biền ngẫu hay văn xuôi đều không hạn định. Từ đời Đường về sau bó buộc phải dùng văn biền ngẫu, thường là lối tứ lục. Chiếu, chế là lời vua ban xuống nên lời văn phải uy nghi trang trọng, có một số từ đặc biệt dùng riêng cho nhà vua như trẩm(lời vua tự xưng) , khâm thử, khâm tai, khâm tri (kính cẩn tuân theo) phải chú ý sử dụng cho đúng chỗ. Còn biểu là lời thần dân tâu lên vua nên lời văn phải khiêm cung từ tốn, chủ yếu thiên về ca ngợi. Chiếu, chế, biểu nhìn chung đều thuộc loại công văn hành chính, cốt rèn luyện cho sĩ tử nếu sau này đỗ đạt được bổ nhiệm quan chức thì ít ra cũng có thể viết thạo tờ trình cho cấp trên, chỉ thị cho cấp dưới hoặc soạn thảo các loại công văn giấy tờ chính sự. Những thể loại này không đòi hỏi người viết phải có kiến thức uyên thâm hoặc tài kinh bang tế thế. 3. Thi, phú Thi, phú là 2 loại sáng tác đã có từ lâu, chuyên dùng để ngâm vịnh thù tạc. Đến đời Đường niêm luật dần dần chặt chẽ và trở thành lối văn cử nghiệp. Về thơ, thường dùng Đường luật, loại thất ngôn ở kỳ thi hương, loại ngũ ngôn ở kỳ thi hội. Đề thi có thể dùng loại bát cú hay dùng lối bài luật. Bài luật (bày ra từng cặp câu có luật) là lối thơ không hạn định mỗi bài 8 câu, mà cứ 2 câu hợp thành 1 cặp có vần (câu đầu không vần). Do đó, đề thi hạn định 5 vần thì bài thơ gồm 10 câu. Lối thường dùng trong thi cử là 6 vần gồm 12 câu gọi là thí thiếp. Ngoài ra, đề thi cũng dùng lỗi phú đắc. Phú đắc (giải tỏ cho rõ ý) là lấy 1 câu thơ cổ hoặc 1 câu trong kinh truyện, thêm bên trên 2 chữ “phú đắc” làm đề thi, ý muốn thí sinh giải tỏ rõ ý của đề thi (bằng thể thơ Đường luật). Thí dụ đề ra: Phú đắc Việt Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 50 - điểu sào nam chi, đắc sào tự (Bài thơ giảng rõ ý câu chim Việt đậu cành nam, lấy vần sào). Nhưng dù đề thi theo lối thông thường, bài luật hay phú đắc thì sĩ tử đều phải tuân thủ chặc chẽ các qui tắc từ bố cục, đối, vần, nhịp và niêm luật của thơ Đường(xem thêm Chương 4, “Những thể thơ bắt nguồn từ Trung Quốc”) . Về phú, thường dùng Đường phú và có hạn vậïn, thuận áp hay nghịch áp là tùy theo đề ra. Mỗi vần dùng 3 hoặc 4 liên (tức câu), như vậy bài phú ra 8 vần, thì toàn bài sẽ là 24 đến 32 liên. Thuận áp là gieo vần dùng theo thứ tự những chữ hạn vận cuả đề. Nghịch áp là gieo vần dùng ngược thứ tự của chữ hạn vận. Ví dụ: “Vị kiều lập thạch phú, dĩ lưu thủ công danh cửu viễn khan vi vận, dụng thuận áp (làm bài phú về đề tài Dựng bia đá ở cầu sông vị, lấy những chữ lưu thủ công danh cửu viễn khan làm vần, dùng lối thuận áp). Cũng như thơ Đường luật, phú Đường luật cũng phải tuân thủ những qui luật chặc chẽ về bố cục toàn bài cũng như cách đặt câu, gieo vần... -Về cách bố cục, một bài Đường phú phải có 6 phần như sau: 1.-Lung: là phần mở đầu, nói bao quát ý nghĩa đầu bài. 2.-Biện nguyên: là phần nói về nguyên ủy gốc tích cho rõ ý đầu bài. 3.-Thích thực: là phần giải thích mặt chính yếu của đề tài. 4.-Phu diễn: là phần nói rộng thêm về mặt chính yếu ấy. 5.-Nghị luận: là phần bàn bạc, đề cập tới một khía cạnh khác, có thể là mặt trái của vấn đề. 6.-Kết: là phần đúc kết lại để trở về đầu đề. Lối bố cục này cũng tương tự như bài ở Đường luật. Lung và biện nguyên ấy là đề ( còn gọi là khởi hoặc mạo). Thích thực, phu diễn ấy là thực. Nghị luận là luận. Và phần cuối đều là kết thúc ý toàn bài. -Về cách đặt câu, bài Đường phú có 5 cấu trúc câu sau đây: A.Câu đơn giản: gồm 2 vế, mỗi vế chỉ có một đoạn. Tùy theo số lượng chữ trong từng vế, ta có: 1.-Câu tứ tự: mỗi vế 4 chữ, chữ cuối vế trên(gọi là chữ sáp cước)phải ngược thanh với chữ cuối vế dưới. Ví dụ: Khôn khéo mấy ai, Xấu xa một nó. (“Hàn nho phong vi phú” -Nguyễn Công Trứ) hoặc: Thây đồ thầy đạc, Dạy học dạy hành. Dăm quyển sách nát, Một bầy trẻ ranh. (“Thầy đồ dạy học” - Trần Tế Xương) 2.-Câu song quan: mỗi vế có 5, 6, 7, 8 chữ; hai chữ sáp cước cũng phải ngược thanh nhau. Ví dụ: Đầu kèo mọt tạc vẻ sao, Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 51 - Trước cửa nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng, Oáng nứa đựng đầu kê đầu đỗ. (“Hàn nho phong vị phú” -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0025_p1_6185.pdf
Tài liệu liên quan