Giáo trình Trồng và chăm sóc rau hữu cơ

Giáo trình “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ” giới thiệu khái quát về kỹ thuật

trồng một số loại rau chính ra ruộng sản xuất với các xử lý hạt giống, gieo hạt,

trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, tưới nước, làm cỏ, làm giàn cho các

giai đoạn sinh trưởng của cây rau, luân canh và xen canh.

pdf104 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc rau hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộn: 5/10 – 5/11 + Vụ xuân hè: 15/1 -15/2 - Đồng bằng Sông Cửu Long + Vụ gieo: 20/10 – 20/11 - Đà Lạt và Đông Nam Bộ + Vụ đông xuân: 15/9 – 15/10 + Vụ xuân hè: 5/01 – 5/02 3. Mật độ, khoảng cách - Cà chua là cây chịu úng kém, nên cây bị ngập 72 giờ sẽ bị chết hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Trồng cà chua trên khu ruộng thường xuyên bị úng nước, cây sinh trưởng phát triển kém và dễ bị nhiễm bệnh ví dụ như bệnh héo xanh vi khuẩn vì vậy trong canh tác cà chua kỹ thuật lên luống cũng rất quan trọng. Độ cao của luống thay đổi tuỳ theo thời vụ trồng. Trồng đúng mật độ (900 – 1100 cây/ sào Bắc bộ hay 25.000 – 30.000 cây/ha). - Khoảng cách cây và hàng: + Vụ hè thu: Cây cách cây 40 cm – Hàng cách hàng 60 - 65 cm + Vụ đông xuân: Cây cách cây 45 cm – Hàng cách hàng 60 - 65 cm 69 4. Trồng cà chua, trồng xen 4.1 Trồng cà chua Bước 1: Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 0,9 - 1m + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 0,9 – 1 m + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 0,9 - 1 m Độ cao 30 – 35 cm Rãnh(40 – 50 cm) Mùa mưa: 35 cm để chống úng Mùa khô: 20 – 25 cm Hình 3.4.1: Kích thước luống vườn cây cà chua Lên luống: Cao 20 – 25 cm Rộng 0.9 - 100 cm Hình 3.4.2: Kích thước luống trồng cây cà chua Bước 2: San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển 70 tốt Hình 3.4.3: San phẳng mặt luống trồng cây cà chua Bước 3: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Vụ hè thu: 40 cm + Vụ đông xuân: 45 cm Cuốc hố: Nếu trồng không giàn: khoảng cách cây trên hàng 0,7- 0,8 cm Hình 3.4.4: Cuốc hố trồng cây cà chua Trồng giàn: 2 hàng trên một luống khoảng cách hai hàng 65- 70cm cây cách cây 40 – 45cm Hình 3.4.5: Rạch hàng trồng cây cà chua + Có thể che phủ nilon trước khi trồng hạn chế cỏ dại 71 Che phủ nilon toàn bộ bề mặt luống Lấp đất kín các mép nilon Đục lỗ để trồng cây Hình 3.4.6: Che phủ nilon trên luống trồng cây cà chua Bước 4: Bón lót: Bảng 3.4.2: Lượng phân bón lót cho cây cà chua Lần bón Loại phân Lượng ( kg/360 m2) Cách bón Bón lót ( trước khi trồng 3 -7 ngày) - Vôi bột 30 - Vãi đều trên mặt trước khi lên luống - Phân chuồng ủ 800 - 1000 - Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh Hình 3.4.7: Bón vôi trước khi cuốc hố trồng cho cây cà chua Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày 72 - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh - Dùng phân chuồng hoai mục bón lót cho cây dưa chuột trước khi gieo trồng - Lượng bón: 7 - 15 tấn/sào Bắc Bộ - Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh Hình 4.8: Bón lót Bước 5: Trồng cây - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước Tiêu chuẩn cây đem trồng - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại + Sau khi cây gieo được 25 - 30 ngày - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây 73 - Chiều cao trung bình của cây giống sau khi gieo 25 – 30 ngày phải đạt từ 15 – 20cm. Số lá thật từ 4 – 6 lá, thân cây phải mập có lớp lông tơ mềm bao phủ, gốc cây mập và thường có màu tím Hình 3.4.9: Tiêu chuẩn cây cà chua con khi xuất vườn - Thông thường, cà chua được mang từ vườn ươm trồng ra ruộng chín sớm hơn và cho năng suất cao hơn cà chua trồng thẳng trên ruộng. - Khi trồng nên đào hoặc xúc cả một phần đất để đảm bảo rễ không bị tổn hại, phơi ra dưới ánh nắng mặt trời hoặc gió khô. - Dùng 2 tay trồng cà chua, lấp đất chặt ổ rễ, Hình 3.4.10: Trồng cây cà chua ra ruộng Bước 6: Phủ bổi - Phủ bổi có nghĩa là giữ cho bề mặt đất được bao phủ bằng mảnh nhựa đục. Phủ bổi sẽ làm giảm khả năng nảy mầm của hạt cỏ dại và giữ cho bề mặt đất mát và ẩm vì mặt trời không thể chiếu trực tiếp lên đất. Các lớp phủ bổi hữu cơ có thể là nơi chú ngụ của các sinh vật ăn mồi như bọ cánh cứng hoặc nhện. Phủ bổi có thể được làm ở các vườn ươm sau khi gieo (cũng để phòng các loại chim ăn mất hạt ) và sau trồng cây trồng con trên ruộng sản xuất. Lớp phủ bổi trên vườn ươm thường phải dỡ đi khi những cây con đầu tiên bắt đầu nảy mầm. 74 - Có thể phủ bổi bằng một tầng vật liệu hữu cơ chẳng hạn rơm rạ hoặc lớp lá xanh, mùn cưa hoặc thậm chí cỏ đã nhổ không có hạt. Có thể dùng các mảnh nhựa đục để phủ bổi - Đối với cà chua che phủ nilon cần trồng cà chua vào đúng chỗ đã đục lỗ Hình 3.4.11: Trồng cây cà chua ra ruộng có phủ nilon Bước 7: Trồng các cây dẫn dụ Các cây dẫn dụ sâu hại được trồng ở đầu mỗi luống và ở giữ mép luống Hình 3.4.12: Trồng cây dẫn dụ Bước 8: Sau khi trồng xong cần tưới nước giữ ẩm đất 4.2 Trồng xen + Các cây trồng phù hợp - Yêu cầu đối với trồng xen, trồng gối là không làm ảnh hưởng và làm giảm năng suất đối với cây trồng chính, thời gian thu hoạch được kéo dài ra hơn và tổng giá trị sản phẩm phải cao hơn trồng thuần. 75 - Một số loại cây rau do có thời gian sinh trưởng khác nhau và đặc điểm hình thái khác nhau nên có thể trồng xen được với nhau. Ví dụ: Hành lá, cải xanh, cải củ, cải bó xôi có thể có thể trồng xen giữa các hàng cà chua. Tại Việt Nam, nông dân thường trồng xen hành, dau diếp, xà lách hoặc rau thơm với cây cà chua. - Cà chua có thể xen canh với bắp cải để ngăn ngừa một số sâu hại như sâu tơ hại bắp cải, sâu khoang hại lá cà chua hoặc sâu đục quả cà chua. + Phương pháp: Thời gian và mật độ Một số cách trồng xen được áp dụng ở Việt Nam là: - Cà chua không làm giàn trồng xen với cải củ, cải xanh, cải trắng, sâm: Cải củ phải gieo cùng lúc với trồng cà chua. Cần tích cực chăm bón để thu hoạch kịp thời nếu không củ cải sẽ nhỏ, năng suất sẽ thấp. Cải xanh, cải trắng trồng xen phải là giống ngắn ngày (40 – 45 ngày). Gieo hoặc trồng cải xanh hoặc cải trắng vào luống giữa hai luống cà chua. Hình 3.4.13: Trồng xen cà chua chuột cây sâm - Cà chua trồng xen với rau gia vị: Các loại rau gia vị được trồng xen vào giữa hai hàng cà chua trong 30 – 35 ngày đầu sau khi cà chua được trồng ra ruộng các loại cây này sẽ được thu hoạch khi cây cà chua đã lớn Hình 3.4.14: Trồng xen cà chua chuột cây gia vị 5. Lượng phân bón 5.1. Lượng phân bón lót cho cây cà chua Bảng 3.4.3: Lượng phân bón lót cho cây cà chua 76 Lần bón Loại phân Lượng (kg/360 m2) Cách bón - Bón lót ( trước khi trồng 3 – 7 ngày) - Phân chuồng ủ 800 - 1000 - Trộn đều bón hốc 5.2. Lượng phân bón thúc cho cây cà chua: Bảng 3.3.5. Lượng phân bón thúc cho cây cà chua ( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2) Lần bón Loại phân Lượng ( kg/Bắc Bộ) Cách bón Bón thúc lần 1 ( Sau khi cấy 3 ngày) Phân hữu cơ ủ hoai mục 100 Bón xung quanh gốc rồi lấp đất Bón thúc lần 2 ( Sau khi cấy 10 -15 ngày) Phân hữu cơ ủ hoai mục 100 - 150 Bón xung quan gốc Bón thúc lần 3 ( Sau khi trồng 35 ngày) Phân hữu cơ ủ hoai mục 150 – 200 Bón xung quan gốc Bón thúc lần 4 ( Sau trồng 60 ngày ) Phân hữu cơ ủ hoai mục 200 - 250 Bón xung quan gốc Bón thúc lần 5 (Sau trồng 70 – 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn) Phân hữu cơ ủ hoai mục 250 - 00 Bón xung quan gốc 77 5.3. Các bước bón phân cho cây cà chua Bước 1: - Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón thúc Hình 3.4.15: Phân chuồng hoai mục Bước 2: Kết hợp làm cỏ cho cây Hình 3.4.16: Làm cỏ cho cây cà chua Bước 3: - Xới đất xung quanh gốc cách gốc 5- 7 cm Hình 3.4.17: Xới đất bón thúc cho cây cà chua 78 Bước 4: Bón một lượng 0,2 – 0,4 kg/gốc Bón đều quanh gốc Hình 3.4.18: Bón thúc xung quan gốc cây cà chua Bước 5: Lấp đất lên phân bón Hình 3.4.19: Lấp đất lên phân bón 6. Chăm sóc Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cà chua Một vòng đời đầy đủ của cây cà chua, tính từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch được hạt giống diễn ra trong một mùa vụ. Cà chua thường được trồng trong một vài tháng mặc dù chúng có thể duy trì được trong 24 tháng hoặc lâu hơn trong điều kiện phát triển (nước, phân bón ...) thuận lợi và cây trồng không bị sâu và bệnh hại tấn công làm cho kệt quệ. Các giai đoạn phát triển chung của cây cà chua bao gồm: + Gieo hạt + Giai đoạn cây con: Thường là giai đoạn từ khi nảy mầm cho đến khi cây con được trồng vào ruộng chính. 79 + Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (stdd): từ khi trồng cho đến khi nụ hoa đầu tiên xuất hiện + Giai đoạn ra hoa: trên cây có các nụ hoa và bông hoa đã nở + Giai đoạn quả: Trên cây có quả với đủ các kích cỡ + Giai đoạn thu hoạch: là giai đoạn quả trên câyđã chín Các giai đoạn này nối nhau về mặt thời gian NSG: Ngày sau gieo NST: Ngày sau trồng 6.1. Giai đoạn cây con Trồng dặm: Thăm đồng thường xuyên và tiến hành trồng dặm bổ sung những cây bị chết Hìn 3.4.20: Cà chua giai đoạn cây con Giai đoạn thu hoạch Giai đoạn quả Giai đoạn hoa 55 + NST 4 + NST Giai đoạn cây con Giai đoạn stdd 24 – 45 NST Thời gian 80 Hình: 3.4.21: Nhổ cỏ cho cây cà chua - Các bước thực hiện làm giàn cho cây cà chua Những giống cà chua loại hình sinh trưởng vô hạn và loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây cao, thân lá sinh trưởng mạnh, có nhiều nhánh vì vậy trong sản xuất cần thiết phải làm giàn, tỉa cành và tạo hình. Làm giàn thì tăng mật độ cây trên trên đơn vị diện tích, làm tăng năng suất. Cây có điều kiện tiếp thu ánh sáng mặt trời thuận lợi, cải tạo khí hậu tạo điều kiện thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại xâm nhiễm, quả sẽ ở vị trí cao nên phát triển cân đối, màu sắc quả đẹp, thuận lợi cho việc chăm sóc như làm cỏ, bón thúc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại. Bước 1: Chuẩn bị vật liệu Tre hoặc nứa làm giàn chọn cây thẳng cao 2,5 – 3,5 m, Dây buộc: Dây nilon,dây vải, Cuốc,xẻng.. Dây buộc Cây lứa Hình 3.4.22: Vật liệu làm giàn Bước 2: Xác định thời gian làm giàn 81 - Thời gian làm giàn thường sớm khi cây đang ở giai đoạn phát triển sinh dưỡng trước giai đoạn ra hoa. Thông thường người ta bắt đầu cắm giàn cho cà chua khi cây ở 15 – 20 ngày sau trồng. Giai đoạn này cà chua phát triển thân lá mạnh nên 7 – 10 ngày cần buộc cây vào một lần. Tuy nhiên cũng có thể làm giàn muộn hơn khoảng 35 – 40 ngày sau trồng hoặc khi cây xuất hiện chùm hoa thứ nhất, tuỳ theo từng giống. Hình 3.4.23: Giai đoạn cây cà chua làm giàn Bước 3: Dựng giàn - Dùng xà beng chọc các lỗ để chôn cọc ở sát hai mép luống thành 2 hàng cọc /luống - Cắm đứng thành hai hàng cách nhau 1,2m cách gốc cà chua 15 – 20 m Hình 3.4.24: Cắn giàn cho cây cà chua 82 - Buộc một thanh ngang nối các cột với nhau. Dùng dây nilon quấn hai vòng và buộc chặt lại Hình 3.4.25: Buộc giàn cho cà chua Bước 4: Định cây vào giàn - Khi cây cà chua phát triển, buộc dần thân chính vào cọc, việc này cần tiến hành thường xuyên mỗi lần sau 7 – 10 ngày Hình 3.4.26: Định cây vào cột giàn - Quản lý nước. Biện pháp quản lý nước quan trọng nhất là thoát nước tốt để giữ cho đất quanh rễ không bị úng. Điều này đặc biệt quan trọng khi cây cà chua (hoặc các loại rau khác) được trồng luôn canh với cây lúa là loại cây trồng trên đất thịt khó thoát nước và giữ ẩm lâu hơn. Hạt và cây cà chua còn rễ bị thối khi trồng trên đất ẩm. Khi đất bị ướt và có bùn trong mùa mưa thì cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn, quá trình hình thành quả có thể bị chậm lại. Một số bệnh có thể dễ giàng lan truyền theo dòng nước mặt và tấn công gây hại các cây trồng sinh trưởng kém . Khi đất có xu hướng quá ướt hãy đào, khơi một số rãnh để giúp cho việc thoát nước dễ giàng. Việc trồng cây trên luống đã tôn cao hoặc được che phủ bằng các tấm nilon có thể cũng giúp giảm độ ẩm của đất. 83 Tưới nước - Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định duy trì được năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2- 3 ngày tưới 1 lần. Hình 3.4.27: Tưới nước cho chua - Xới vun gốc, phá váng: Cây cà chua có nhiều rễ phụ cần xới vun cho cây chắc khỏe, chống đổ tốt - Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8-10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần. Hình 3.4.28: Vun xới, làm cỏ cho cây cà chua 84 - Làm cỏ thường xuyên xung quanh gốc và mặt luống Hình 3.4.29: Nhổ cỏ cho cây cà chua 6.2. Giai đoạn ra hoa Hoa: Hoa cà chua thuộc loại hoa chùm được sinh ra ở chạc 3 số chùm hoa trên một cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống nhưng thông thường khoảng 4 – 20 chùm/ cây và số lượng hoa/ chùm hoa dao động từ 2 – 26 hoa Hìn 3.4.30: Cà chua giai đoạn ra hoa * Các công việc cần làm trong giai đoạn ra hoa - Tỉa cành, định quả - Đặc điểm thực vật của cây cà chua là mỗi nách đều có một chồi nách. Những chồi nách đều có thể phát triển thành cành lá, ra hoa, quả. Nhưng ở vị trí khác nhau nên khả năng sinh trưởng và phát triển, sản lượng quả có sự sai khác đáng kể. Những cành ở gần chùm hoa thứ nhất đặc biệt vị trí cành ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất cho sản lượng tương đương so với thân chính. Vì vậy khi tỉa cành thì lưu giữ thân chính và một phần thân phụ dưới chùm hoa thứ nhất. 85 Tỉa cành định quả là ngắt bỏ những chồi phụ nhằm hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng làm cho quả chín sớm, tăng trọng lượng và độ đồng đều của quả. Tỉa cành tạo sự thoáng khí trong tán cây, làm giảm tỷ lệ bệnh trên lá, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Tuỳ theo đặc điểm thực vật của các giống cà chua khác nhau, theo mùa vụ khác nhau mà có các biện pháp tỉa cành, định quả khác nhau. Các giống cà chua hữu hạn phải tỉa cành thường xuyên nhằm hạn chế tăng trưởng sinh dưỡng của cây. Thời gian và phương pháp - Đối với các loại cà chua leo (loại vô hạn), người ta thường tỉa các chồi bên. Đối với các loại cà chua bụi (loại hữu hạn) sẽ chỉ cần tỉa bỏ phần lớn những quả nhỏ và một số lá. Có nhiều cách bấm ngọn tỉa cành. Việc áp dụng cách nào để thích hợp với điều kiện của vùng gieo trồng sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống và mục đích trồng. Có hai cách thức được áp dụng là: + Tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Khi có ý định thu hoạch sớm và chú ý chất lưọng hơn số lượng, nên tỉa cây cà chua chỉ còn là thân đơn, loại bỏ tất cả các chồi bên.. Việc làm này làm ngắn vụ trồng và quả chín đều. Một cách để cây có quả sớm và sau đó là bảo vệ quả khỏi ánh nắng mặt trời là lấy hết chồi bên ở phần dưới 50cm của thân sau đó để cây phát triển thành bụi và buộc chống các cành. Hình 3.4.31: Dùng kéo cắt các cành trên thân cây + Tỉa để 2 cành chính: Ngoài thân chính để thêm một cành mọc từ dưới nách cọng phía dưới chùm hoa thứ nhất. Tỉa bỏ hết những chồi non, cành phụ xuất hiện ở những vị trí khác. Phương pháp này áp dụng với những diện tích gieo trồng lớn, đất màu mỡ và các giống cà chua dài ngày. Với những phương thức này có thể thu hoạch nhiều quả hơn sau một 86 thời gian lâu hơn. Hình 3.4.32: Cắt hết cành chỉ để lại hai cành chính Vào mùa ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, chồi nách sinh trưởng rất mạnh nên 2 - 3 ngày phải bẻ chồi một lần. Còn vào mùa khô hanh 5 – 7 ngày tỉa bỏ chồi một lần. Nên tỉa chồi thường xuyên, ngay từ giai đoạn đầu vì nếu muộn sẽ khó phân biệt thân chính và các chồi bên. Việc tỉa chồi cũng trở nên ít hiệu quả hơn nếu để các chồi bên phát triển thành thân và thậm trí ra hoa. Chọn biện pháp nào còn phụ thuộc vào tập quán địa phương, giống sử dụng và nhu cầu của thị trường. Trong những thử nghiệm nhỏ, có thể kiểm tra phương thức tỉa khác nhau để so sánh sản lượng và chất lượng của quả. Bấm ngọn cho cà chua: Thường được tiến hành khi cây đã ra được 4 – 5 chùm quả. Người ta tính từ chùm hoa cuối cùng lên, chừa lại 1 – 2 lá , cắt bỏ phần ngọn phía trên không cho cây tiếp tục mọc lên. Nên chọn thời điểm bấm ngọn thích hợp mới có hiệu quả, nếu bấm sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, còn bấm muộn sẽ lãng phí chất dinh dưỡng trong cây. Hình 3.4.33: Bấm ngọn cho cây cà chua 87 Tỉa lá: Việc tỉa lá thừa, lá già đảm bảo màu quả thích hợp vì ánh sáng mặt trời lọt được tới quả. Cần thận trọng khi tỉa lá, phải đủ để lá che nắng cho quả và bảo vệ quả chống cháy nắng. Hình 3.4.34: Tỉa bỏ lá già cho cây cà chua Làm cỏ: xung quanh gốc và trên bề mặt luống Hình 3.4.35: Làm cỏ vun gốc cho cây cà chua 88 Buộc bổ sung các đoạn cành, thân cà chua vào giàn Hình 3.4.36: Buộc bổ sung các thân nhánh vào giàn Tưới nước giữ ẩm: tưới phun mưa hoặc tưới rãnh. Trong giai đoạn ra hoa tưới rãnh mang lại hiệu quả cao nhất, cho nước ngập ½ rãnh, 3- 5 ngày tưới một lần Hình 3.4.37: Tưới nước 89 Sử dụng nước giếng đào để tưới Hình 3.4.38: Sử dụng nước giếng đạt tiêu chuẩn Bón thúc: phân chuồng hoai mục bổ sung nếu cần thiết Hình 3.4.39: Bón thúc phân hữu cơ cho cây cà chua Xới vun: Xới đất từ rãnh vào vun gốc cho cà chua Hình 3.4.40: Vun gốc cho cây cà chua 90 6.3. Giai đoạn quả - Quả cà chua được xếp vào nhóm quả có hột. Quả cà chua thuộc loại quả mọng có thể có màu vàng, màu da cam, màu hồng, đỏ hoặc thậm trí là màu trắng, kích cỡ quả cũng rất đa dạng Hình 3.4.41: Tỉa bỏ bớt quả cà chua Các công việc cần làm trong giai đoạn quả Tỉa bỏ quả sâu bệnh: Thăm đồng thường xuyên tỉa bỏ quả bị sâu bệnh và biến dạng Hình 3.4.42: Tỉa quả trên cây cà chua Kiểm tra dây buộc giữa thân và cọc và buộc bổ xung 91 Hình 3.4.43: Buốc cây, cành cà chua vào giàn Làm cỏ dưới gốc Hình 3.4.44: Làm cỏ cho cây cà chua 6.4. Giai đoạn thu hoạch Giai đoạn thu hoạch: là giai đoạn quả trên cây đã chín Cà chua giai đoạn thu hoạch: Quả cà chua chín từ dưới gốc lên trên ngọn. Khi chín có nhiều mầu sắc khác nhau: đỏ, đỏ vàng, vàng Hình 3.4.45: Cà chua ở giai đoạng thu hoạch Công việc cần làm trong giai đoạn thu hoạch 92 Hạn chế tưới nhiều nước: Giai đoạn quả rất dê bị sâu bệnh nếu quá ẩm Giứ ruộng khô ráo thuận lợi cho thu hoạch Hình 3.4.46: Giữ ruộng khô ráo cho vườn cây cà chua C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Làm giàn cho cây cà chua, đậu cô ve, dưa chuột - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành làm giàn cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: tre, nứa, dây buộc,cuốc, xẻng...... - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được làm giàn đầy đủ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: Giàn đúng kích thước, đạt tiêu chuẩn Bài tập 2: Bón phân hữu cơ cho cây cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, bắp cải - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng, phân vi sinh, phân lân - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 3: Tưới nước cho cây cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, bắp cải 93 - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành tưới nước cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: nước tưới đủ ẩm, koong gây cây rau Bài tập 4: Làm cỏ cho cây cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, bắp cải - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay Bài tập 5: Tỉa bỏ lá , quả già, lá sâu bệnh cho cây cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, bắp cải Công việc của nhóm: mỗi nhóm Tỉa bỏ lá , quả già, lá sâu bệnh cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 kéo, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau tỉa bỏ hết lá sâu bệnh, quá sâu bện - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch lá già, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau D. Ghi nhớ - Thời vụ trồng 94 - Mật độ, khoảng cách - Lượng phân bón - Các giai đoạn sinh trưởng của cây 95 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun trồng và chăm sóc rau hữu cơ là một mô đun quan trọn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp trồng rau hữu cơ; được giảng dạy sau mô đun sản xuất cây giống và trước mô đun quản lý dịch hại, Mô đun sản xuất trồng và chăm sóc rau hữu cơ cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau hữu cơ, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau. II. Mục tiêu: - Xác định các giai đoạn trồng và chăm sóc cho các loại cây rau: bắp cải, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột; - Tính toán được lượng phân bón, nước tưới của cây bắp cải, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột; - Áp dụng được kỹ thuật canh tác hữu cơ trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây bắp cải, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột; - Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn PGS , rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây rau hữu cơ; III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ1 Trồng và chăm sóc bắp cải hữu cơ 29 6 22 1 MĐ2 Trồng và chăm sóc dưa chuột hữu cơ 30 7 21 2 MĐ3 Trồng và chăm sóc đậu cove hữu cơ 29 6 22 1 MĐ4 Trồng và chăm sóc cà chua hữu cơ 30 7 21 2 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 120 26 86 8 96 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Bài 1: Trồng và chăm sóc bắp cải hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Bón phân 2. Tưới nước 3. Trồng dặm 4. Làm cỏ 5. Ngắt bỏ lá già - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 4.2. Bài 2: Trồng và chăm sóc dưa chuột hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Bón phân 2. Tưới nước 3. Trồng dặm 4. Làm cỏ, xới đất 5. Làm giàn - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 4.3. Bài 3: Trồng và chăm sóc đậu cô ve hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Bón phân 2. Tưới nước 3. Trồng dặm 4. Làm cỏ 5. Làm giàn - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 4.4. Bài 4: Trồng và chăm sóc cà chua hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Bón phân 2. Tưới nước 3. Trồng dặm 4. Làm cỏ 5. Làm giàn - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 97 VI. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ môn rau quả (2010), Giáo trình trồng rau. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [2]. Nguyễn Mạnh Chinh (2004) Sổ tay trồng rau an toàn. Nhà xuất bản NN [3]. Tạ Thị Thu Cúc. (2007). Kỹ thuật trồng rau ăn lá. Nhà xuất bản Phụ Nữ [4] ADDA – Việt nam . Canh tác hữu cơ. www. Vietnamorganic.vn [5] ADDA – Việt nam . Cẩm nang trồng rau hữu cơ. Vietnamorganic.vn [6] ADDA – Việt nam. Sổ tay PGS cho người sản xuất rauVietnamorganic.vn [7]. ADDA – Việt nam. Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên . Vietnamorganic.vn 98 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874 /BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ - Chủ tịch 2. Phùng Hữu Cần, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Phó chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_rau_huu_co.pdf
Tài liệu liên quan