Giáo trình văn chương Mĩ La Tinh

Bước sang thế kỷ thứ 15, giai cấp thống trị ở phương Tây ăn chơi xa xỉ, mơ

tới phương Đông xa xôi giàu có, đầy vàng bạc và hương liệu quý. Theo sự mô tả

của các nhà du lịch thờiấy thì ở phương Đông mái nhà lợp bằng vàng, còn cột thì

bằng bạc. Như nhiều nước khác ở phương Tây, người Tây Ban Nha đã tìm đường

sang phương Đông.

C.Côlông là nhà hàng hải Italia, phục vụ cho vương triều Tây Ban Nha. Ông

được vua Phecnanđô và nữ hoàng Idabenla giao nhiệm vụ vượt đại dương sang Ấn

Độ. Ngày 8/8/1492, ông cùng chín mươi thuỷ thủ trên ba chiếc tàu khởi hành. Ngày

12/10 năm ấy, đoàn thám hiểm tới đảo Cuba và Haiti, họ tưởng nhầm là Nhật Bản.

Sau tàu bị vỡ, ông phải quay trở về. Từ 1493 đến 1503, C.Côlông còn thực hiện ba

chuyến nữa. Ông tiến đến bộ phận phía đông của lục địa mới lạilầm tưởng là Ấn

Độ. (Ông gọi người da đỏ là Indiô – người Ấn Độ). Vì không sớmvào sâu lục địa,

không tìm được nhiều của quý, nên ông bị triều đình Tây Ban Nha bỏ rơi. Năm

1506, ông chết trong nghèo túng và bị lãng quên

pdf25 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình văn chương Mĩ La Tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người. Đó là rừng núi, thú dữ , sông ngòi luôn gây ra bão lụt, tai họa. Con người áp bức thì là những tù trưởng, những người cầm quyền, cha cố, con Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 19 - buôn xảo trá Người bản xứ bị đẩy tới các đồn điền trồng mía, chuối, càphê, bông, cacao và các hầm mỏ. Họ đã biết căm thù và bắt đầu có ý thức trong các cuộc đấu tranh. Họ thường bị thất bại, nhưng ý thức giác ngộ ngày càng cao và lòng căm thù ngày một lớn. Đến nhà văn Pêru Vadehô thì người Iudiô đã thành người cách mạng chân chính. Xeda Vadehô (1892-1893) là nhà thơ, nhà văn Pêru “một nhân vật đặc sắc nhất của văn chương Mỹ Latinh” (nhận xét của Đêpêtơrơ). Ông là người cộng sản, sinh ra trong gia đình đông con (12 người). Năm 1913, ông học triết học và văn học, tốt nghiệp với luận văn “Thơ lãng mạn Tây Ban Nha”. Sau đó, ông vừa học vừa dạy thêm để kiếm tiền. Trong số học trò của ông có Alêgria sau trở thành nhà văn hóa lớn. Năm 1918, ông đến thủ đô Lima, cho xuất bản tập thơ đầu tay“Lôx Hêranđôx Nêgrôx”. Cuối năm 1920, ông trở về quê liền bị tống giam 112 ngày một cách vô cơ.ù Đây là một nỗi bất hạnh luôn ám ảnh nhà thơ cho đến cuối cuộc đời. Năm 1921, ông được ra tù, và đầu năm 1922 cho xuất bản tập thơ”Tơrinxe”â thể hiện sự chín muồi tài thơ của ông, nâng ông lên vị trí mở đầu cho khuynh hướng tiên phong trong văn chương Mỹ Latinh. Sau đó, ông sống lưu vong ở châu Aâu và không bao giờ trở về tổ quốc mình nữa. Ông sống ở Paris trong hoàn cảnh nghèo túng, tuy vẫn cộng tác với các tờ báo xã hội ở Pêru. Ông đi nhiều nước, có Tây Ban Nha, nơi in tập“Tơrinxê”.õ Ông từng ba lần thăm Liên Xô, có gặp Maiacốpxki, khi về Paris cho ra đời kí sự “Nước Nga trong năm 1921” và”Những suy nghĩ dưới chân điện Kremli”. Ôâng mất ở Paris năm 1938. Đó là một cái chết thê thảm trong cảnh nghèo khổ. Aragôn đã đọc điếu văn bằng những lời lẽ cảm động. Vadehô chủ yếu viết thơ nhưng cũng để lại nhiều truyện ngắn và đặc biệt là tiểu thuyết “Tungxteno”, trong đó xây dựng một người Iudiô đã có sự giác ngộ về dân tộc và giai cấp, đã biết đến Liên Xô và Lênin, biết đấu tranh vì lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Về kịch hiện thực phải kể đến Xanchex (1857-1910), nhà viết kịch Achentina - Urugoay. Ông sinh ở Urugoay. Lúc trẻ, ông sống ở thủ đô Buiênôx Airex (Achentina), làm báo từ 14 tuổi, cuộc sống rất nghèo túng. Tác phẩm đầu tay là vở hài kịch sinh hoạt “Những cánh cửa bên trong”(1897), không mấy có tiếng vang. Vở thứ hai “Con người lương thiện”(1903) bị cấm diễn. Sau đó,“Đứa con bác sĩ của tôi” (1903) vừa ra đời lập tức được tán thưởng ở Achentina. Xung đột kịch là mâu thuẫn giữa một người Gauchô (tên gọi một cư dân biệt lập ở vùng đồng cỏ Nam Mĩ còn giữ lối sống cổ xưa tuy được hòa trộng dòng máu ngày từ buổi đầu xâm lược của Tây Ban Nha) với một đứa con trai học ở thành phố của ông ta. Đó là cuộc xung đột giữa cũ và mới, giữa hai lối sống nguyên thuỷ phóng túng ở đồng cỏ và tư sản ích kỉ. Sau thành công này ông viết liên tiếp 20 vở trong vòng 6 năm, như : “Người phụ nữ ngoại bang”-1904,“Vực thẳm”-1905, “Trong gia đình”-1906, “Đồng tiền gỉa”-û1907 Gần như các vở kịch này đều viết về người Gauchô. Vinh quang của Xanchex tồn tại không lâu. Năm 1910, ông sang châu Aâu, cư trú ở Milan (Italia) và mất ở đây. Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 20 - Kịch Xanchex tiêu biểu cho loại hình văn chương được gọi là“văn chương Gauchô” ở Mỹ Latinh. Về nội dung,”chất đồng cỏ” thấm vào các trang viết của ông ngay cả khi ông viết về cuộc sống đô thị. Nhân vật chính là người Gauchô chống lại văn minh tư sản. Về nghệ thuật, kịch tính căng thẳng, ngòi bút dạt dào cảm xúc, ngôn ngữ kịch gần với đời sống. Ông là người đặt cơ sở cho kịch hiện thực ở Achentina, Urugoay và Mỹ Latinh. 3. Giai đoạn trưởng thành và phát đạt Người mở đầu giai đoạn này là José Marti, nhà thơ, nhà văn, người anh hùng dân tộc, nhà cách mạng, nhà văn hóa vĩ đại của Cuba, cha đẻ của nền độc lập Cuba. Tên tuổi của ông gắn với ”Moderniste” là một trào lưu mới, một cuộc cách mạng trong văn chương, nghệ thuật. Từ đề tài, nội dung cho đến từ ngữ, vần điệu của văn xuôi và thi ca đều được biến đổi lớn. José Marti sinh ngày 28/1/1853 ở La Habana, trong một gia đình quân nhân gốc Tây Ban Nha, sớm tự lập và hoạt động cách mạng. “Apđala” là tác phẩm đầu tay của ông. Đây là vở kịch bằng thơ thấm nhuần tinh thần yêu nước chống xâm lăng, được đăng trên báo “Tổ quốc tự do” năm 1869. Ông vốn cộng tác với tờ báo mang khuynh hướng kêu gọi giành độc lập cho Cuba này. Năm 1869, ông bị bắt và bị cầm tù, rồi bị trục xuất sang Tây Ban Nha năm 1871. Ở đây, ông viết và xuất bản thiên hồi ký “Tù nhân chính trị ở Cuba”, tố cáo tội ác đẫm máu của chính quyền thực dân Tây Ban Nha. Ông tốt nghiệp cử nhân luật, triết và văn chương ở Mađrít. Năm 1875, Ông trở về Mêhicô làm báo và tuyên truyền cách mạng. Ông viết vở kịch thơ ”Tình yêu và tình yêu sẽ tắt”, được trình diễn ở thủ đô. Đầu năm 1877, ông bí mật về Cuba để tìm hiểu tình hình cách mạng trong nước, sau đó sang cư trú và dạy học ở Goatêmala. Khi cuộc chiến tranh 10 (1868 – 1877) ở Cuba kết thúc, giai cấp tư sản và địa chủ bản xứ phản bội quyền lợi nhân dân, thỏa hiệp chính quyền thực dân Tây Ban Nha, ông về nước và nhóm lại ngọn lửa cách mạng. Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, ông bị bắt và một lần nữa bị trục xuất sang Tây Ban Nha. Năm 1880, ông đến New York (Mỹ), thành lập Đảng cách mạng Cuba (1892) – là lực lượng đổ bộ về Cuba sau này. Cơ quan ngôn luận là Báo “Tổ quốc” do ông sáng lập, nơi đăng những trước tác của ông về dân tộc và cách mạng. Một loạt tác phẩm lớn của ông ra đời trong giai đoạn này như” Ixmaelido “(1882) - tập thơ đầu tay có tiếng vang, cột mốc quan trọng trong văn chương Mỹ Latinh sẽ được tiếp nối trong suốt 40 năm sau. Nội dung tác phẩm ca ngợi tính chất nhân đạo sâu sắc, đối lập với thế giới tội ác của bọn thực dân. Hình tượng thơ mới lạ, liên tưởng mạnh, ngôn ngữ bình dị, âm luật chặt, mang phong vị dân ca. Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 21 - “Những bông hoa bị đày ải” (1882 – 1887) là tập thơ thứ hai, bộc lộ ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước tổ quốc và nhân dân. “Những vần thơ giản dị” (1891) gồm 46 bài thơ vô đề. Khi ấy đế quốc Mỹ mở Hội nghị châu Mỹ lần thứ I với dã tâm xâm lược Cuba và châu Mỹ Latinh. Tập thơ được coi là tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Marti: rõ ràng và giản dị – ông luôn coi là nguyên tắc hàng đầu. Ở nhiều bài trong tập thơ này (như “Cô gái Goatêmala” ), có sự rõ ràng về tư tưởng, sự uyển chuyển trong thể hiện, kết hợp tài tình với nhạc điệu dân ca. “Những vần thơ tự do” (1913) là tập thơ cuối cùng của ông gồm 44 bài sáng tác vào những năm 1878 – 1882. Mục đích của tác phẩm như ông xác định: “Để lại trong lòng người đọc hình tượng người chiến sĩ”. Tháng 4/1895, sau 14 năm chuẩn bị lực lượng, Marti với tư cách là lãnh tụ tối cao của cách mạng đã bí mật trở về tổ quốc trực tiếp chiến đấu giành độc lập, và đã hy sinh tại tỉnh Orientô lúc 42 tuổi. Cuộc đời của José Marti là một bản anh hùng ca vĩ đại. Di sản trước tác của ông phong phú và đồ sộ. Ngoài thơ, ông còn viết văn chương chính luận (Toàn tập gồm 20 cuốn). Ông là người đầu tiên dự đoàn ngày đế quốc Mỹ bành trướng, báo trước hiểm họa “con quái vật”. Thật là một lời tiên tri sáng suốt vì Cuba mới giải phóng được không bao lâu lại rơi vào tay Mỹ. Một chính khách Mỹ, ngay từ đầu thế kỷ 18, đã nói: Cuba giống quả táo trên cây Tây Ban Nha, người Mỹ phải chăm chú theo dõi lúc nó chín, vì hễ rơi là rơi vào tay Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà văn châu Mỹ đầu tiên viết về Việt Nam. Đó là bài “Cuộc hành trình qua đất nước An Nam” (Tạp chí Tuổi vàng, năm 1889), tỏ sự đồng tình với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Đêpêtơrơ nhận định về Marti: “Ông là một người học vấn uyên bác, có thể nói là một nhà học giả bách khoa, một nhà nhân đạo chủ nghĩa”. Sáng tác của Marti có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình văn chương Cuba và Mỹ Latinh. Phiđel Castrô cho rằng: “Tác phẩm của ông là chiếc chia khóa mở cho việc tìm hiểu Mỹ Latinh trong các thời đại trước ông, của ông và sau ông”. Điều quan trọng nhất là sự thâm nhập, chiếm lĩnh hiện thực Mỹ Latinh với tư tưởng dân tộc, độc lập và cách mạng. Trước Marti, đầu thế kỷ 19, chú ý khai thác hiện thực Mỹ Latinh có các tác giả A. Bello (Chilê - 1781 - 1863) và J . M. Herredia (Cuba - 1803 - 1839). Marti gọi họ là hai nhà thơ dân tộc đầu tiên của Mỹ Latinh. Tuy hiện thực chỉ là thiên nhiên, phong tục tập quán và lời ăn tiếng nóiTrong giai đoạn 1868 – 1878, khi hai dân tộc Cuba và Pooctô Ricô chống Tây Ban Nha, mảng thơ chiến đấu xuất hiện, khuynh hướng Mỹ Latinh được nâng cao thêm một bước. Tuy các tác giả mới là nghĩa quân cầm bút, chưa phải là nghệ sĩ cầm gươm, lại chưa bao trùm lên toàn bộ văn chương Mỹ Latinh. Hơn thế, không ít trường hợp còn rơi vào cải lương thỏa hiệp, hoặc chỉ phản ánh hiện thực một cách bất chợt, thụ động nơi chiến trường. Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 22 - Vậy là, ngay trong những tác giả và tác phẩm tiên tiến nhất, văn chương Mỹ Latinh trước Marti còn thiếu cách nhìn toàn diện, đúng đắn và khoa học. Mặc dù có hiện thực Mỹ Latinh nhưng những vấn đề sinh tử, cốt lõi chưa được đề cập tới một cách thỏa đáng. Thậm chí, ngay cả thi hào R. Dario còn công khai tuyên bố: hiện thực Mỹ Latinh không có gì có thể nuôi dưỡng được những sản phẩm tinh thần của họ. Marti nhận ra tình trạng lệ thuộc, què quặt, chưa có diện mạo riêng vì bị Tây Ban Nha hóa một cách nghiêm trọng và có thể sẽ bị Mỹ hóa vốn là hậu quả của thời kỳ thuộc địa. Ông yêu cầu, Mỹ Latinh phải tự tìm mình, khẳng định được mình trong cộng đồng quốc tế, và tìm cách thể hiện trong thời đại mình. Ông đã trọn đời cống hiến theo hướng đó. Thực tế, văn chương Marti khắc họa hình ảnh Mỹ Latinh hiện thực nhất, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo những di sản nghệ thuật của nhiều nền văn chương thế giới để thể hiện chủ đề Mỹ Latinh. Ông đặc biệt có nhiều đóng góp trong cách tân thơ. Thơ trữ tình của ông thành mẫu mực cho sự tìm tòi, thể nghiệm của nhiều nghệ sĩ Mỹ Latinh. Ông đòi hỏi: Thơ cần“gắn liền với cuộc sống muôn người đau khổ”, và nhà thơ phải“nhìn thấy trước những gì sẽ viết”. Ông còn yêu cầu “trong thơ ca cũng như trong hội họa, điều bắt buộc là phải tự nhiên”. Thơ ông “ngắn và giản dị viết ra không phải bằng mực của Viện hàn lâm mà bằng máu”. Thơ ông thành nguồn cổ vũ lớn lao đối với người lao động là vì thế. Như vậy, phong trào thơ “Moderniste” do José Marti khởi xướng từ năm 1882 được đông đảo các nhà thơ cùng thời và sau ông tiếp tục trong vòng 40 năm sau đó như Nahêra (Mêhicô, 1859 – 1895); Sinvát (Côlômbia, 1865 – 1896). Nó bao trùm Mỹ Latinh, ảnh hưởng tới Tây Ban Nha, đồng thời giải phóng văn chương Mỹ Latinh ra khỏi chiếc gậy chỉ huy của văn đàn châu Âu. Người kế thừa và là đại biểu xuất sắc nhất cho phong trào này là nhà thơ mang dòng máu thổ dân người Nicaragoa: Ruben Dario (1867 – 1916). Ruben Dario sinh tại Mêtapa (nay là thành phố mang tên ông), thuộc dòng máu Chôrôtêga (thổ dân). Thuở nhỏ ông ốm yếu và bệnh tật, học trường dòng. Vốn liếng văn chương ban đầu của ông là một mớ lộn xộn, không chọn lọc. Ông làm thơ từ rất sớm, 11 tuổi. Từ 14 tuổi ông đã cộng tác với tờ “Chân lý” (thành phố Lêôna), 18 tuổi hoàn thành cuốn “Thứ tự về thơ, những âm thanh đầu tiên” (theo chủ nghĩa lãng mạn). Năm 1886, lúc 19 tuổi, ông đến Chilê kiếm sống ở Santiagô. Sống nghèo khổ, ông viết cho tạp chí “Thời đại” với nhuận bút ít ỏi. Lúc này, ông chịu ảnh hưởng của phái Thi sơn và chủ nghĩa tượng trưng. Khi dọn tới Vanparaixô ông cho in tập “Màn xanh” nổi tiếng được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện đại ở Mỹ Latinh. Từ đó ông làm phóng viên cho một từ báo lớn ở Achentina, đi du lịch nhiều Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 23 - nơi (Paris, Mađrit, Airex). Ông lấy vợ, li dị, lại cưới Murido nhưng không chung sống được bao lâu và bắt đầu giải sầu ở các quán rượu. Ông xuất bản 2 cuốn ở Achentina là “Những người lỗi lạc” (1893) và “Thánh ca” (1896). Cũng như “Màn xanh”, trong các tập này, ông đi tìm cái đẹp thuần túy, dần dần loại bỏ các vấn đề xã hội ra khỏi thi ca. Khẩu hiệu ông nêu ra là “Chống lại sự tầm thường hóa trong văn học”. Ông bị độc giả phản ứng mạnh. Từ đó thơ ông đi vào bế tắc: Không biết chúng ta sẽ đi về đâu/ Mà cũng chẳng hiểu từ đâu chúng ta tới. Và ông tuyên bố: “Hãy vặn cổ con Thiên nga” Năm 1905, tập “Bài ca cuộc đời và niềm hy vọng” bộc lộ sự quan tâm đến đời sống xã hội. Theo khuynh hướng này rõ hơn là tập “Bài hát lang thang”(1907). Nhân danh một lục địa đang thức tỉnh, ông kêu gọi thống nhất Mỹ Latinh vốn là một vấn đề cấp bách của cuộc đấu tranh lúc đó. Cùng năm, ông về Nicaragoa được đón nồng nhiệt và được Chính phủ chỉ định một chức vụ ngoại giao ở Tây Ban Nha. Không lâu sau đó ông từ bỏ tất cả và sang Paris. Ơû đây, ông hoàn toàn suy sụp về tinh thần và thể lực, sống lang thang khắp châu Âu và châu Mỹ. Ở New York, ông bị ốm nặng, trong cảnh đói nghèo, không người thân thích. Sau vợ ông đã đưa ông về quê hương. Ông qua đời trên bàn phẫu thuật ở thành phố Lêôna. Những tác phẩm cuối cùng của ông lộ rõ tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn. Tóm lại, Dariô là nhà thơ trữ tình lớn của Mỹ Latinh. Tác phẩm của ông đánh dấu những tìm tòi cay đắng về mặt tinh thần của xứ sở ông trong thời kỳ cực kỳ đen tối. Thơ ông có vẻ đẹp và sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên Mỹ Latinh. Ông là một nhà cách tân thi ca lớn. Do tài năng mà bản thân ông đã dần dần chiến thắng khuynh hướng thi ca xa rời cuộc sống của nhân dân và châu lục mình. Với sự ra đời của Chủ nghĩa Môđéc mà Ruben Dario là một đại biểu lớn nhất ,văn chương Mỹ Latinh bước vào thời kỳ mới, độc lập và dân tộc. Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 24 - PHẦN II:MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM TIÊU BIỂU TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT ĐẠT I. Thơ ca: Đêpêtơrơ viết:”Có thể nói dường như có hiện tượng lạm phát về thơ ở Mỹ Latinh. Riêng ở Braxin tôi nhớ đã gặp tới 150 nhà thơ; ngày đêm họ đọc thơ, thật là loạn thơ. Ơû Chilê cũng vậy, hết thảy mọi người đều có thi hứng, hết thảy đều làm thơ, hết thảy đều là thi sĩ Thơ nằm ngay trong cuộc sống của châu Mỹ Latinh .Thường là không có ranh giới giữa nhảy múa và thơ, giữa balê và thơ, giữa ca hát, nghệ thuật dân gian và thơ”. Phải kể đến trước tiên là Mixtran (1889-1957), nữ thi sĩ Chilê. Thơ trữ tình của bà mở đầu thời kì phồn thịnh của thơ ca Mỹ Latinh với các tên tuổi lớn như Xeda Valêhô, Pablo Néruda, Nicolax Guillen Bà là người đầu tiên ở Mỹ Latinh được tặng Giải thưởng Nobel về văn chương vào năm 1945. Sinh trong gia đình giáo viên trung học, từ 16 tuổi, bà làm giáo viên rồi hiệu trưởng trung học ở nhiều thành phố. Bà in bài thơ đầu tiên vào năm 1903 trên một tờ báo địa phương. Cái chết tự sát của vị hôn phu để lại một dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời và trong sáng tác của nhà thơ. Năm 1922, bà đến Mêhicô theo lời mời của chính phủ ở đây để tham gia công cuộc cải cách giáo dục. Từ 1924, bà là lãnh sự Chilê lần lượt ở các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Braxin, Mĩ và làm việc nhiều năm ở Hội quốc liên. Bà mất ở Mĩ. Bài” Xone về cái chết” của bà được trao giải nhất trong cuộc thi ở Sanchiagô. Năm1914 mở đầu con đường văn nghiệp của bà. Tập thơ đầu tay “Nỗi tuyệt vọng” đã gây một chấn động mạnh trong văn chương châu lục. Cuộc sống riêng tư, mối tình bi thảm đắng cay, niềm khao khát cháy bỏng được làm mẹ, được bộc bạch bằng tiếng nói trữ tình mãnh liệt của một tâm hồn cởi mở và bình dị đã tạo nên cức cuốn hút mạnh.“Rừng trụi”, tập thứ hai, đề tài được mở rộng hơn. Trái tim nhà thơ bị vò xé vì những bà mẹ cô đơn, những đứa trẻ côi cút. Cái tôi trữ tình không dừng lại ở cá nhân mà bao trùm lên những cuộc đời bất hạnh của hàng triệu người Mỹ Latinh đang đấu tranh giành cuộc sống. Tập thơ cuối cùng của bà là”Máy ép”in năm 1954. Mixtơran kế thừa văn nghệ dân gian Indiô. Bà nắm bắt cách cảm cách nghĩ của người dân bản địa châu Mỹ và khéo thể hiện trong loại thơ ca truyền thống. Đặc trưng của thơ của bà (kể cả thơ của nhiều nhà thơ lớn khác ở Mỹ Latinh) là sự quan tâm sâu sắc tới bản chất thực tại và cái nhìn nhân đạo đối với con người. Thơ Mỹ Latinh đa dạng, nhiều xu hướng và phong cách độc đáo. Ví như thơ Cácđênan (sinh 1925). Nhà thơ Nicaragoa này hồi nhỏ sống với ông bà nội. Sau khi Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn Văn chương Mĩ La Tinh - 25 - tốt nghiệp tú tài, ông vào học luật và văn chương tại một trường đại học ở Mêhicô. Năm 1914, tốt nghiệp khoa Ngữ văn với luận văn “Những khát vọng và ngôn ngữ trong thơ mới ở Nicaragoa” sau được dùng làm Lời mở đầu cho Tuyển tập “Thơ mới Nicaragoa”. Sau đó, ông nghiên cứu tiếng Anh tại trường đại học Côlômbia. Năm 1950, ông trở về Nicaragoa lập tờ báo “Sợi chỉ xanh”, dịch thơ Mĩ và viết bài thơ dài “Với Oancơ ở Managoa” được tặng giải nhất, nhân 150 năm ngày thành lập thành phố này. Ông tham gia tổ chức thanh niên chống chế độ tài Xômôxa giành chính quyền. Vào các năm 1952-1956, ông viết “Những vần thơ phúng thích” hướng về tình yêu và chống độc tài. Sau cuộc bạo động thất bại, những người cầm đầu bị giết hại, ông buộc phải chạy trốn. Từ đó, ông lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần rồiø quyết định đi vào cuộc sống trầm tư mặc tưởng trong các tu viện ở Mĩ, Mêxicô, Côlômbia. Năm 1965, ông trở về Nicaragoa, được phong linh mục, rồi thành lập Giáo khu Đức bà gồm toàn những người nông dân nghèo khổ. Vào những năm 1954-1956, ông viết các tập “Giờ số không”, “Nhã ca” Năm 1959, ông tham gia Ban giám khảo giải thưởng hàng năm của Nhà châu Mĩ (tổ chức văn hóa của Cuba), xuất bản “Lời chào mừng những người Anh điêng châu Mĩ”. Sau đó, ông đi du lịch các nước Côtxta Rica, Pêru, Chilê. Đặc biệt ông viết “ Khúc ca Tổ quốc” dâng tặng Mặt trận dân tộc giải phóng Xanđinô, người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến đấu chống chế độ độc tài Xômôxa. Năm 1976, ông tham gia Tòa án Brúcxen II, tố cáo tội ác của chế độ độc tài đối với nhân dân Nicaragoa. Năm 1977, nổ ra cuộc tấn công trại lính Xăng Caclôt, và Cacđênat bị vu là tác giả tinh thần của cuộc bạo động. Quân chính phủ lục soát và cướp phá thư viện của ông, buộc ông phải sống lưu vong sang Côxta Rica, nơi từ đó ông gia nhập Mặt trận Xanđinô. Sau khi cách mạng giành thắng lợi, ông được bầu là uỷ viên trung ương Mặt trận và Bộ trưởng bộ Văn hóa nước cộng hòa Nicaragoa. Đóng góp chủ yếu về thơ của ông là thơ khách quan. Cacđêvan giải thích:“Thơ khách quan là thơ được sáng tạo bởi những hình ảnh cụ thể của thế giới bên ngoài, thế giới mà chúng ta cảm nhận và rung động, là thế giới đặc biệt của thơ ca. Thơ khách quan là thơ mang tính tự sự rất cao, được xây dựng từ những chất liệu của đời sống thực với những sự việc điển hình, với những tên riêng, những chi tiết đắt, những tư liệu chính xác bao gồm con số thống kê, những sự kiện và lời nói”. Đó là những vần thơ văn xuôi giản dị, chân chất, giàu nhạc điệu, không câu nệ vào vần luật của thơ, vào số từ nhằm diễn đạt chính xác đến mức cao nhất những tư tưởng và tình cảm của thi sĩ trước thực tại, những nguyện vọng thay đổi thế giới, những khát vọng đoàn kết, lòng yêu thương giữa những con người. Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0018_p1_0206.pdf