Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu

đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo

nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn

hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết

hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ

năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây

dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm

đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.

Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được

xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ

DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-

gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản

xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

pdf86 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh dƣỡng thức ăn 4.1. Xác định nguyên liệu đánh giá - Các loại thức ăn giầu năng lượng - Các loại thức ăn giầu đạm - Các loại thức ăn khoáng 4.2. Đánh giá thành phần dinh dƣỡng của thức ăn a. Khái niệm về giá trị dinh dưỡng thức ăn Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: - Lượng thức ăn thu nhận: một loại thức ăn được con vật ăn vào nhiều hay ít phụ thuộc vào phẩm chất của thức ăn đó (xem xét trong trường hợp con vật khoẻ mạnh, có trạng thái sinh lý bình thường). Lượng thức ăn thu nhận thường đựơc xác định theo lượng chất khô (CK) mà con vật ăn vào tính cho 1kg thể trọng. Với thức ăn thô giàu xơ, nghèo nitơ (rơm, thân cây ngô sau khi thu bắp...) lượng thức ăn thu nhận tính theo CKg/kg thể trọng của cừu chỉ khoảng 33-35, còn thức ăn thô ít xơ, giầu nitơ (như cỏ họ đậu) thì lượng thức ăn thu nhận có thể cao tới 60 - 93. - Giá trị năng lượng của thức ăn: giá trị năng lượng của thức ăn thường được xác định theo dạng năng lượng có thể lợi dụng được (năng lượng tiêu hoá), nó phụ thuộc vào hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong thức ăn và tỷ lệ tiêu hoá thức ăn. Thức ăn có giá trị năng lượng tiêu hoá lớn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. b. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn - Đo lượng thức ăn thu nhận: Người ta thường đo lượng thức ăn thu nhận của động vật ăn cỏ đối với thức ăn thô xanh, do phẩm chất của các loại thức ăn thô xanh rất khác nhau. Phương pháp đơn giản nhất là cho con vật ăn thức ăn định thí nghiệm, sau một thời gian nhất định (khoảng 1-2 giờ), cân lượng thức ăn thừa. Lượng thức ăn tiêu thụ = Lượng thức ăn cho ăn - l-ợng thức ăn thừa. Trên cơ sở hàm lượng chất khô của thức ăn và khối lượng con vật, xác định được lượng chất khô con vật đã tiêu thụ tính cho 1kg thể trọng. - Phân tích hoá học thức ăn: Đây là một phương pháp quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Công cụ phân tích hoá học càng tinh vi và hiện đại thì càng có nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn đựơc phát hiện. Việc sử dụng có hiệu quả các vitamin, nguyên tố vi lượng cho động vật nuôi chính là nhờ những tiến bộ trong phân tích hoá học. Dưới đây xin giới thiệu phương pháp phân tích định lượng một số chất dinh dưỡng thức ăn: + Xác định chất khô: Sấy mẫu thức ăn trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng mẫu thức ăn không đổi (thường sấy 4- 8 giờ tuỳ thuộc vào độ ẩm của thức ăn). + Xác định tro hay khoáng toàn phần: Đốt mẫu trong lò nung ở nhiệt độ 600oC trong thời gian 2 giờ, cân xác định khối lượng tro còn lại. + Xác định protein thô: Phương pháp cổ điển nhất là phương pháp Kjeldahl. Trong phương pháp này người ta chưng mẫu thức ăn bằng axit sunphuric đậm đặc để chuyển tất cả N của mẫu thành (NH4)2SO4. Tiếp theo là giải phóng NH3 khỏi muối sunphat amonium (dùng NaOH), rồi định lượng N của NH3. Protein thô của mẫu = N x 6,25 + Xác định chất béo thô (còn gọi là chiết chất ether): Dùng ether ethylic để hoà tan tất cả các chất tan trong ether của mẫu thức ăn, rồi làm ether bay hơi. Cân khối lượng phần còn lại, đó là chất béo thô. + Xác định xơ thô: Phương pháp kinh điển là phương pháp Weende (một phòng phân tích của Đức). Nguyên tắc của phương pháp là đem mẫu hoà tan bằng axit H2SO4 loãng rồi sau đó hoà tan tiếp bằng KOH loãng, cuối cùng đem sấy mẫu rồi đốt cháy, chất cháy chính là xơ thô. Ngày nay có phương pháp xác định xơ mới, đó là phương pháp của Van Soest (Mỹ). ở phương pháp này trước hết người ta sử lý mẫu bằng một dung dịch chứa một hỗn hợp hoá chất được gọi thuốc tẩy trung tính (Neutral Detergent Fiber , viết tắt là NDF), sau đó lại sử lý mẫu bằng thuốc tẩy axit (Acid Detergent Fiber, viết tắt ADF), cuối cùng sử lý mẫu bằng axit H2SO4 72%, chất còn lại sau khi sử lý axit sunphuric chính là lignin. - Thí nghiệm tiêu hoá: Khái niệm về tỷ lệ tiêu hoá: Tỷ lệ tiêu hoá là tỷ lệ phần trăm của chất dinh dưỡng tiêu hoá hấp thu được so với chất dinh dưỡng ăn vào. Công thức: %Tỷ lệ tiêu hoá = (a-b/a)100 a: chất dinh dưỡng ăn vào . b: chất dinh dưỡng thải ra ở phân. Như vậy để xác định tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn người ta cần xác định lượng chất dinh dưỡng ăn vào và lượng chất dinh dưỡng thải ra ở phân hàng ngày. Các chất dinh dưỡng của thức ăn được xác định tỷ lệ tiêu hoá là chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô, dẫn xuất không nitơ (NFE), đôi khi người ta xác định tỷ lệ tiêu hoá của cả chất khoáng. Để có được số đo chính xác cần phải làm nhiều ngày trên những con vật khỏe mạnh, đại diện cho cả nhóm (ví dụ 7 ngày đối với lợn, 5 ngày đối với gia cầm...). Tỷ lệ tiêu hoá cao hay thấp phản ánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Một loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhưng nếu con vật không lợi dụng được thì không có giá trị dinh dưỡng. Ví dụ bột lông vũ có tới trên 80% protein nhưng hoàn toàn không tiêu hoá được trừ khi nó được sử lý bằng kiềm hay axit. Có nhiều phương pháp đo tỷ lệ tiêu hoá thức ăn như phương pháp làm trên con vật (phương pháp in vivo), kỹ thuật túi nylon dạ cỏ, phương pháp dạ cỏ nhân tạo... - Thí nghiệm nuôi dưỡng: Đây là một thí nghiệm quan trọng trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Trong thí nghiệm này cần lựa chọn một số lượng động vật nuôi nhất định, có cùng tuổi,cùng khối lượng, cùng một giống, rồi chia thành các nhóm khác nhau. Động vật trong các nhóm được ăn những khẩu phần giống nhau và những điều kiện chăm sóc như nhau, trừ có yếu tố thí nghiệm (tức là thức ăn định thí nghiệm) là khác nhau. Người ta đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn theo thành tích sản xuất của con vật như tốc độ tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) và tình trạng sức khoẻ. Kết hợp với thí nghiệm nuôi dưỡng có thể tiến hành mổ giết động vật để đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ thành phần thịt nạc hoặc mỡ. Thí nghiệm kiểu này gọi là thí nghiệm nuôi dưỡng kết hợp giết mổ. Ví dụ: Để đánh giá giá trị dinh dưỡng của một loại khô dầu bông, ngoài việc phân tích định lượng các thành phần dinh dưỡng, chất kháng dinh dưỡng, thí nghiệm cân bằng N, cần làm thí nghiệm nuôi dưỡng trên bò thịt. Có thể bố trí hai nhóm bò cùng giống, cùng tuổi, cùng khối lượng, cùng ăn một lượng cỏ xanh như nhau, nhưng thức ăn hốn hợp tinh thì khác nhau. 5. Tổng hợp kết quả đánh giá - Kết quả đánh giá lượng thức ăn thu nhận của loại nguyên liệu - Kết quả về phân tích hoá học của loại nguyên liệu - Kết quả về thí nghiệm nuôi dưỡng của loại nguyên liệu 6. Thực hành 6.1. Điều kiện để thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại phòng thí nghiệm. - Thiết bị, dụng cụ: Các loại nguyên liệu, các loại hoá chất, máy móc phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu. 6.2. Các bƣớc thực hiện công việc 6.2.1. Xác định loại nguyên liệu cần đánh giá - Xác định loại nguyên liệu cần đánh giá 6.2.2. Xác định phƣơng pháp đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu - Nhắc lại đặc điểm các loại nguyên liệu - Nhắc lại các phương pháp đánh giá thành phần hoá học của các loại nguyên liệu - Lựa chọn phương pháp đánh giá 6.2.3. Thực hiện đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu - Đánh giá mẫu thành phần hoá học của một nguyên liệu theo phương pháp đã lựa chọn - Học sinh đánh giá thành phần hoá học của nguyên liệu theo phương pháp đã lựa chọn 6.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá thành phần hoá học của nguyên liệu - Ghi kết quả các chỉ tiêu đánh giá của học sinh - Ghi chép sổ sách 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng: Kết quả các chỉ tiêu chưa chính xác - Nguyên nhân: Do định lượng nguyên liệu và hoá chất chưa chuẩn xác - Cách phòng ngừa: Định lượng chính xác nguyên liệu và hoá chất B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của bột ngô, cám gạo, bột sắn, thóc. Bài tập 2: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của hạt đậu tương, hạt lạc nhân, bột cá con Bài tập 3: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của bã bia, bỗng rượu, nấm men rượu khô. Bài tập 4: Tìm bảng xác định thành phần dinh dưỡng của 20 loại thức ăn tại địa phương bằng điều tra hoặc qua mạng Internet. C. Ghi nhớ - Xác định tiêu chuẩn dinh dưỡng c:ủa các loại thức ăn - Phương pháp đánh giá thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn - Đặc điểm của các loại nguyên liệu - Phương pháp đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyên liêu - Phương pháp tổng hợp kết quả phân loại nguyênliệu Bài 5. Lựa chọn nguyên liệu đƣa vào sản xuất Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được các thông tin về nguyên liệu, các bước lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn hỗn hợp - Thực hiện lựa chọn, điều chỉnh được nguyên liệu đưa vào sản xuất. A. Nội dung: 1. Thu thập thông tin về nguyên liệu 1.1. Thu thập thông tin về số lƣợng - Thu thập thông tin của các hộ nông dân sản xuất để biết số lượg nguyên liệu có thể thu mua được. - Thu thập thông tin của các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu là thức ăn chăn nuôi có thể cung cấp. - Thông qua đơn đạt hàng của các đại lý của các thương nhân, thương nhân trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. 1.2. Thu thập thông tin về chất lƣợng - Thu thập số liệu thông qua cảm quan và kiểm nghiệm trực tiếp - Thu thập số liệu thong qua đánh giá của các viện nghiên cứu - Thu thập số liệu về chất lượng nguyên liệu thông qua các cơ sở sản xuất - Thu thập số liệu về chất lượng nguyên liệu thông qua các cơ sở doanh nghiệp khác 1.3. Thu thập thông tin về giá cả - Thu thập thông về giá cả nguyên liệu thông qua các kênh từ chính phủ, internet, đài báo hoặc trực từ các đại lý và hộ nông dân. - Thu thập thông tin giá cả thông qua các doanh nghiệp khác. - Các nội dung cần thu thập về giá cả bao gồm: + Nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu + Chất lượng nguyên liệu + Uy tín thương nhân, doanh nghiệp + Giá bán cho các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh) + Giá vận chuyển nguyên liệu + Khoảng cách vận chuyển + Giá doanh nghiệp mình có thể mua 1.4. Tổng hợp và xử lý thông tin - Tổng hợp thông tin về số lượng nguyên liệu - Tổng hợp thông tin về chất lượng nguyên liệu - Tổng hợp thông tin về giá cả nguyên liệu - Ra quyết định mua nguyên liệu 2. Phận loại nguyên liệu - Thức ăn đạm: bột cá, bột thịt, sữa bộtNấm men, tảo biển, vi sinh vậtcác loại hạt họ đậu ( đỗ tương, vừng, đậu mèo và phụ phẩm công nghiệp chế biến ( khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương) - Thức ăn năng lượng: Các loại hạt ngũ cốc bao gồm: ngô, gạo, cao lươngcám gạo, cám mỳ, cám ngô - Thức ăn khoáng chất:Bột đá vôi, bột CaCO3, bột xương, bột vỏ sò, FeSO4 , Cu SO4, Mn SO4 . - Thức ăn vitamin: Dầu gan cá; hạt mọc mầm; vitamin: A, D, E, B1, B2, premix vitamin; B. complex; multivitamin; polyvitamin - Thức ăn bổ sung: + Axit amin tổng hợp: Lyzine, tryptophan, methionin + Thức ăn phi dinh dưỡng: Chất chống mốc, chất chống ôxy hóa, chất tạo màu, tạo mùi, thuốc phòng bệnh, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng 3. Lựa chọn các loại nguyên liệu đƣa vào sản xuất 3.1. Xác định nguyên liệu cần lựa chọn - Bảng danh sách các loại nguyên liệu cần lựa chọn - Xác định các nguyên liệu cần lựa chọn dựa vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và các thông tin sau: + Tên nguyên liệu + Nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu + Chất lượng nguyên liệu + Giá cả của nguyên liệu 3.2. Thực hiện lựa chọn nguyên liệu - Sau khi xác định được các nguyên liệu cần lựa chọn thì tiến hành lựa chọn các nguyên liệu cần thiết dưa vào các cơ sở sau: + Lựa chọn chủng loại nguyên liệu + Lựa chọn số lượng nguyên liệu. + Lựa chọn chất lượng nguyên liệu - Khi lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất cần chú ý đến giá thành của thành phẩm có hợp lý không, các chất dinh dưỡng có cân đối không, mầu sắc, mùi vị của thành phẩm có kích thích tính ngon miệng cho vật nuôi không. 4. Điều chỉnh nguyên liệu 4.1. Xác định các loại nguyên liệu đã lựa chọn Trên cơ sở các nguyên liệu đã lựa chọn so sánh đối chiếu với kế hoạch sản xuất và yêu cầu thành phẩm để quyết định nên điều chỉnh các loại nguyên liệu nào. Khi xác định điều chỉnh các nguyên liệu cần lưu ý đến khoảng cách vận chuyển, số lượng có thể cung cấp, giá cả nguyên liệu và chất lượng thành phẩm. 4.2. Cân đối và điều chỉnh nguyên liệu Sau khi tính toán xem xét tình hình thực tế và kế hoạch đã lập thì ra quyết định điều chỉnh cần thay thế loại nguyên liệu nào, cần bổ sung loại nguyên liệu nào, số lượng là bao nhiêu cho phù hợp. Khi cân đối các nguyên liệu cần chú đến các nguyên liệu khó mua, giá thành đắt đỏ, có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cần quan tâm đến chất lượng và thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm, khả năng tiêu hoá và hấp thu của nguyên liệu, tính ngon miệng của sản phẩm. 5. Mua nguyên liệu - Mua thức ăn đạm: + Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Đơn đặt hàng mua nguyên liệu + Phương thức vận chuyển nguyên liệu + Hình thức thanh toán - Mua thức ăn năng lượng: Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Đơn đặt hàng mua nguyên liệu + Phương thức vận chuyển nguyên liệu + Hình thức thanh toán - Mua thức ăn khoáng chất: + Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Đơn đặt hàng mua nguyên liệu + Phương thức vận chuyển nguyên liệu + Hình thức thanh toán - Mua thức ăn vitamin: + Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Đơn đặt hàng mua nguyên liệu + Phương thức vận chuyển nguyên liệu + Hình thức thanh toán - Mua thức ăn bổ sung: + Chủng loại, số lượng nguyên liệu + Đơn đặt hàng mua nguyên liệu + Phương thức vận chuyển nguyên liệu + Hình thức thanh toán 6. Nhập kho - Chủng loại nguyên liệu nhập kho - Số lượng nguyên liệu nhập kho - Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu nhập kho - Thời gian nhập kho nguyên liệu - Tiêu chuẩn điều kiện bảo quản 7. Thực hành 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại phòng học lý thuyết. - Thiết bị, dụng cụ: Các loại nguyên liệu, danh mục nguyên liệu, giá thành nguyên liệu, kế hoạch sản xuất, giấy bút, sổ sách. 7.2. Các bƣớc thực hiện công việc 7.2.1. Lập danh sách các loại nguyên liệu thu mua - Xác định các loại nguyên liệu đưa vào sản xuất dựa vào công thức thức ăn hỗn hợp. 7.2.2. Xác định giá thành các nguyên liệu, thành phẩm. Thảo luận nhóm nhỏ: - Xác định giá cả các loại nguyên liệu - Tính giá cả cho một đợn vị thành phẩm 7.2.3. Thực hiện lựa chọn các nguyên liệu đƣa vào sản xuất Thảo luận nhóm nhỏ: - Đưa ra công thức thức ăn hỗn hợp cho các đối tượng vật nuôi - Tính khối lượng nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất - Thực hiện lựa chọn các nguyên liệu đưa vào sản xuất 7.2.4. Thực hiện cân đối và điều chỉnh nguyên liệu - Đưa ra kết quả lựa chọn nguyên liệu - Tính toán lại giá thành và thành phần dinh dưỡng của thành phẩm - Điều chỉnh nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giảm giá thành sản phẩm 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng + Nguyên liệu khi đi vào sản xuất + Giá thành sản phẩm cao - Nguyên nhân + Do lựa chọn nguyên liệu khó tìm mua + Do chọn nguyên liệu quá đắt tiền - Cách phòng ngừa + Lựa chọn nguyên liệu dễ thu mua + Xác định giá cả phù hợp trước khi lựa chọn B. Câu hỏi và bài tập Bài tập 1: Thực hiện lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn Bài tập 2: Thực hiện lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà Bài tập 3: Thực hiện lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vịt Bài tập 4: Xây dựng kế hoạch lựa chọn nguyên liệu cho một cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn. C. Ghi nhớ - Thu thập thông tin về nguyên liệu sản xuất: - Xác định và lựa chọn nguyên liệu sản xuất - Cân đối điều chỉnh nguyên liệu - Thu mua nguyên liệu sản xuất - Cách lập danh sách các loại nguyên liệu thu mua - Phương pháp xác định giá thành các nguyên liệu, thành phẩm. - Phương pháp lựa chọn các nguyên liệu đưa vào sản xuất - Phương pháp cân đối và điều chỉnh nguyên liệu Bài 6. Bảo quản và dự trữ nguyên liệu Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được phương pháp bảo quản và dự trữ được nguyên liệu. - Thực hiện được việc bảo quản và dự trữ nguyên liệu - Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và xuất nhập kho A. Nội dung: 1. Xác định các loại, số lƣợng, chất lƣợng nguyên liệu cần bảo quản 1.1. Xác định chủng loại nguyên liệu Các loại nguyên liệu sau khi mua, sơ chế, vận chuyển về bảo quản trong kho cần xác định chủng loạ để phân ra các kho bảo quản riêng. - Thức ăn dạng hạt ngũ cốc: hạt ngô, hạt kê, hạt thóc - Thức ăn dạng hạt giầu protein: hạt đỗ tương, hạt vừng, hạt kê - Thức ăn dạng bột ngũ cốc: Bột ngô, cấm, vỏ mì - Thức ăn đạm động vật: bột cá, bột thịt xương, bột sữa, bột máu - Thức ăn bổ sung khoáng: bột xương, bột đá, bột vỏ sò, premix khoáng - Thức ăn bổ sung vitamin: premix vitamin.. - Thức ăn bổ sung axit amin Các loại thức ăn cần phân theo chủng loại để có chế độ bảo quản phù hợp. 1.2. Xác định số lƣợng các loại nguyên liệu - Cân từng loại nguyên liệu để xác định số lượng nguyên liệu - Ghi chép sổ sách số lượng nguyên liệu theo chủng loại để theo dõi 1.3. Xác định chất lƣợng các loại nguyên liệu - Đánh giá bằng cảm quan - Đánh giá bằng phân tích hoá học - Phân loại theo chất lượng - Loại bỏ những nguyên liệu không đủ chất lượng 2. Xác định phƣơng pháp bảo quản 2.1. Xác định loại nguyên liệu bảo quản - Xác định tên nguyên liệu cần bảo quản - Xác định trạng thái nguyên liệu cần bảo quản - Xác định số lượng nguyên liệu cần bảo quản 2.2. Xác định phƣơng pháp bảo quản - Bảo quản trong phòng lạnh: Thức ăn tươi sống - Bảo quản trong phòng mát: Thức ăn dạng bột và dạng hạt.. 2.3. Lựa chọn phƣơng pháp bảo quản phù hợp - Tuỳ thuộc vào từng loại nguyên liệu khác nhau mà ta lựa chọn các phương pháp bảo quản khác nhau. - Thức ăn là hạt ngũ cốc: bảo quản trong phòng khô ráo, thoáng mát và thong hơi. - Thức ăn là đạm động thực vật đòi hỏi phải bảo quản ở điều kiện nghiêm gặt hơn, vì đây là các loại thức ăn rẽ bị hư hỏng và rễ nhiễm nấm mốc. - Thức ăn là các chất bổ sung: bảo quản trong điều kiện như kho thuốc 3. Chuẩn bị kho, dụng cụ, phƣơng tiện để bảo quản 3.1. Xác định các loại dụng cụ, phƣơng tiện để bảo quản Hai điểm cần nắm vững là sức chứa của kho và kết cấu của kho. - Sức chứa của kho: được xác định trên kế hoạch chu chuyển thực liệu trong năm. Thông thường nếu thực liệu nhập vào kho của cơ sở phân bố đều trong năm thì sức chứa của kho thường được tính bằng lượng thực liệu dự trữ trong một quý cộng thêm nửa tháng sản xuất. Nhưng tốt nhất là nên lập biểu đồ xuất nhập theo thời gian để xác định sức chứa chính xác. - Kết cấu của kho: kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, để thoát nước chống ẩm. Mái và tường có sức chịu đựng gió bão đồng thời phải chống được nóng và ẩm bên ngoài xâm nhập vào. Tường bao quanh cần xây dày và nền xây bằng gạch nung già lữa, vách tô kỹ. Nền nhà kho phải đặc biệt chú ý chống ẩm. Bên dưới lớp gạch hay bê tông lát nền cần có một lớp nhựa đường khoảng 2 cm để chống ẩm. Nền kho nên cao hơn mặt đất bên ngoài ít nhất 40 cm. Trừ một số ít cửa ra vào phải hết sức hạn chế những khe hở thông với bên ngoài để tránh sự xâm nhập ẩm, côn trùng và chim chuột. Phía trên tường hoặc mái cần có các cửa nhỏ để thoát khí, thông gió khi trời khô ráo. Kho lớn cần chia thành nhiều ô có tường chứa cách biệt nếu được, để ngăn chặn sự lan truyền các sự cố và thuận tiện cho việc xử lý. Các ô đó có thể dùng để chứa các loại thực liệu khác nhau, hoặc có phẩm chất khác nhau. Nếu thực liệu để trong bao thì cần đặt trên các thớt kê thành từng cây, theo từng khu thích hợp cho việc sử dụng và bảo quản. Vị trí các cửa ra vào và độ cao còn lại từ mặt đống hạt (hoặc cây thực liệu) đến mái phải bố trí thích hợp để tiện đi lại kiểm tra, vận chuyển, xử lý sự cố và chống hỏa hoạn. Trong kho, nhất thiết phải có các điều kiện để thực hiện việc thông gió khi cần thiết. Trên đây vừa trình bày một số nét về kết cấu loại kho thông thường. Nếu có vốn đầu tư xây dựng thì tùy theo hiệu quả của đầu tư có thể sử dụng loại kho silo. Kho silo là loại kho hoàn chỉnh nhất hiện nay. Chúng thường có cấu tạo dạng ống hình trụ cao khoảng 30-35 cm, làm bằng kim loại hoặc bê tông cốt thép, đáy hình chóp. Việc nạp và lấy thực liệu, việc kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ để điều chỉnh đều được cơ giới hóa tòan bộ, một phần được tự động hóa. - Dụng cụ, phương tiện kho bảo quản gồm: Kệ kê, silo, máy cân thức ăn, quạt thong gió, hệ thống xông sát trùng, máy điều hoà, tiết bị đo nhiệt độ và ẩm độ kho bảo quản, hệ thống phòng chống cháy nổ. 3.2. Chuẩn bị kho bảo quản - Kho là nơi chứa thức ăn và nguyên liệu nên phải được xây dựng nơi cao ráo, xa ao hồ, thoáng, có hệ thống hút ẩm, làm mát lạnh. Nền cao, cuốn vòm dưới nền cho thoáng, chống ẩm. Xung quanh kho có cống rãnh thoát nước nhanh. - Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng phun formol 2%, sunphat đồng 0,5% diệt vi khuẩn, nấm mốc. - Nhập nguyên liệu, thức ăn khi kho đã sát trùng, kho ráo. Thức ăn, nguyên liệu xếp riêng từng loại, từng dãy trên bục kê cao 30 – 40cm, cách xa tường 20cm, có lối đi giữ các khu đủ rộng cho đi lại quản lý kho, xuất nhập, sát trùng. - Có hiện tượng mối mọt, mốc cần xử lý ngay. - Lối ra vào kho có hố sát trùng, người, xe cộ ra vào đều được khử trùng. Có bể dự trữ nước, dụng cụ và phương tiêṇ cứu hoả đề phòng hoả hoạn. 3.3. Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện để bảo quản - Dụng cụ, phương tiện bảo quản: Phải hoạt động tốt và được vệ sinh trước khi sử dụng để đảm bảo điều kiện bảo quản cho từng loại nguyên liệu. - Bao bì bảo quản: Tất cả hàng hóa được bảo quản trong bao bì gốc, nguyên đai kiện của nhà sản xuất và được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Các trường hợp bảo quản lại phải đạt yêu cầu về bảo quản và có nhãn mác niêm phong đầy đủ theo quy định. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại hàng hóa này cho loại hàng hóa khác. Trong trường hợp tận dụng bao bì để vận chuyển phải xóa bóc hết nhãn cũ. - Bố trí sắp xếp nguyên liệu trong kho được tách riêng biệt, bao gồm: 1. Khu vực bảo quản nguyên liệu là thức ăn ngũ cốc 2. Khu vực bảo quan thức ăn đạm 3. Khu vực bảo quản thức ăn bổ sung (khoáng, vitamin, kháng sinh) - Trong các trường hợp đặc biệt: cải tạo, sửa chữa duy tu kho hàng nếu có nhu cầu thay đổi kho bảo quản phải được sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp và có biển hiệu chỉ dẫn, nhận biết rõ ràng. 4. Thực hiện bảo quản 4.1. Chuẩn bị nguyên liệu bảo quản - Chuẩn bị đầy đủ chủng loại nguyên liệu cần nhập kho bảo quản: thức ăn tinh, thức ăn đạm, thức ăn bổ sung... - Chuẩn bị đầy đủ số lượng các loại nguyên liệu cần nhập kho bảo quản: Số lượng được chuẩn bị theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, và lượng dự trữ cần thiết trong kỳ sản xuất. - Nguyên liệu trước khi đưa vào kho bảo quản cần được kiểm tra chất lượng: sâu, mối mọt, mầu, mùi, vị.... 4.2. Thực hiện bảo quản - Việc bố trí sắp xếp nguyên liệu trong kho đảm bảo đúng nguyên tắc và đúng quy chế: + Mỹ quan: Trật tự ngăn nắp, sạch sẽ. + Khoa học: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Nguyên liệu phải được sắp xếp lên kệ hoặc theo đúng các tiêu chuẩn bảo quản của các nguyên liệu. Tất cả các nguyên liệu đều phải có biển cho từng đống nguyên liệu (vị trí để hàng) để theo dõi nhập – xuất. - Xác định các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng nguyên liệu: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của hạt, nhưng ẩm độ, nhiệt độ, côn trùng và vi sinh vật là những yếu tố cơ bản nhất phải thường xuyên theo dõi, điều chỉnh, giữ gìn trong quá trình bảo quản. + Ðộ ẩm của hạt: Thường là nguyên nhân đầu tiên đưa đến nhiều sự hư hỏng. Hạt có thể bị tăng ẩm do nhiều nguyên nhân: cường độ hô hấp tăng, hoạt động của vi sinh vật tăng, độ ẩm của không khí cao, kho chứa, vật chứa ẩm ướt. Khi độ ẩm của hạt tăng, các quá trình khác cũng tăng và làm tăng nhanh độ ẩm. Vì vậy, ngoài việc kiểm tra ban đầu khi nhập hạt vào kho việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra độ ẩm của khối hạt là một yếu tố bắt buộc. Về mùa mưa ẩm, mỗi tháng nên kiểm tra 3 lần, mùa khô 1 lần. Phải kiểm tra độ ẩm của lớp ngoài (lớp bao ngoài) và ở giữa khối hạt (các bao trong). Ðộ ẩm tối đa cho phép nhập kho thức ăn hạt để tồn trữ lâu là 12-15%. Thí nghiệm cho thấy, với độ ẩm 12%, nhiệt độ kho chứa 25%, hạt có thể bảo quản an toàn dài ngày. Như vậy, khi hạt vượt quá độ ẩm chuẩn, muốn tiếp tục bảo quản tốt phải có biện pháp xử lý ẩm như phơi sấy hạt, thông gió.. không nên để hạt dài ngày với ẩm độ vượt quá tiêu chuẩn 2-3%. Các phương tiện bảo quản như kho tàng, vật chứa, vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu giữ hạt không bị ẩm. + Chống nhiệt độ khối hạt lên cao: Ðây cũng là một yêu cầu rất quan trọng trong việc bảo quản. Nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các quá trình gây hư hỏn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_xac_dinh_nguyen_lieu_san_xuat_thuc_an.pdf
Tài liệu liên quan