Giỗ tổ Hùng Vương - Ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt

Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giỗ tổ Hùng Vương - Ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỗ tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ trong tâm thức người ViệtDù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm.Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba: Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng baNgày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.  Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".  Khu điều kiện tích đền HùngCây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Khu di tích lịch sử Đền HùngGiỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Đền Hạ và Chùa  Đền Hạ:Có vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ độc Lăng Xương(Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu cơ ở lại sinh ra một bọc trăm trứng , sau nở thành một trăm người con trai. Khi các con khôn lớn , Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang bờ cõi . 50 người con theo cha đi xuôi về phía biển, 49 người con theo mẹ lên ngược vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt hình thành, hai tiếng đồng bào (cùng bọc) vì thế mà có.Vào thời Hùng Vương thứ 6 , sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, Vua Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con kế vị, người đã cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ, để tìm người con nào có lòng kính hiếu cha mẹ, yêu trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thươngdân yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất (đó là bánh dầy và bánh chưng) dâng cha.Đền Thượng (Kính thiên Lĩnh Điện) Người đời sau thường truyền lại rằng:Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi thức  cầu cúng tế trời đất,mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để muôn dân ấm no hạnh phúc. Vì thế mà Đền Thượng  bây giờ vẫn gọi là “Kính thiên Lĩnh Điện” (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).Truyền thuyết còn kể lại rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc Ân cứu nước đã lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.            Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng đổi mới và phát triển Trải qua thời gian, cùng bao thăng trầm của lịch sử, Đền Hùng đã bị giặc giã, thiên tai tàn phá, nhưng nhân dân ta từ đời này sang đời khác vẫn giữ gìn, tôn tạo xây dựng để làm nơi thờ Đức Quốc Tổ. Vẫn còn đó cổ kính, uy linh các ngôi đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và Lăng mộ Vua Hùng... Đó là những di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào về cội nguồn dân tộc mà mỗi người dân mang trong mình dòng máu Lạc Hồng đều thấu hiểu hai tiếng “đồng bào” đầy ý nghĩa.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần đến thăm Đền Hùng. Lần thứ nhất sau chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, dù đang bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn dành tình cảm, thời gian và sự quan tâm đến việc giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc. Ngày 19-9-1954 Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, với lời căn dặn của Người:“Các vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”Lần thứ 2 Bác đến thăm Đền Hùng ngày 19-8-1962 Người căn dặn “Phải trồng thêm nhiều hoa cây cảnh, để Đền Hùng trở thành một công viên lịch sử quốc gia”.Ngày 6-1-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô và nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch đã chính thức trở thành ngày quốc lễ, ngày hội lớn quy tụ cả cộng đồng dân tộc khắp mọi miền. Từ năm 2007, bắt đầu nghỉ ngày giỗ Tổ Hùng Vương28-03-2007 14:42:55 GMT +7(NLĐO)- Sáng 28-3, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Hoài Thu đã có báo cáo thẩm tra Dự án sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động (NLĐ) nghỉ ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Về hiệu lực thi hành, đa số ý kiến thống nhất với đề nghị của Chính phủ, thời điểm thực hiện ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương – ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được thực hiện từ năm 2007. Vì vậy, Ủy ban các vấn đề xã hội đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành ngay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppthung_vuong_821.ppt