Giới thiệu nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản (ntts)là hoạt động sản xuất và đầu tư của con người

cho thuỷ vực về vật chất( con giống , thức ăn ,trang thiết bị )và tinh thần

(khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm)để tăng khối lượng thuỷ sinh vật có giá

trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Vấn đề phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có liên quan chặt chẽ với

NTTS.

pdf12 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gíơi Thiệu Nuôi trồng thuỷ sản (ntts)là hoạt động sản xuất và đầu tư của con người cho thuỷ vực về vật chất( con giống , thức ăn ,trang thiết bị…)và tinh thần (khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm)để tăng khối lượng thuỷ sinh vật có giá trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Vấn đề phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có liên quan chặt chẽ với NTTS. Nuôi thuỷ sản đại cương là môn học cung cấp những kiến thức chung nhất và có tính khái quát ,nặng về nguyên lý khoa học NTTS .Vì nó là môn học cần thiết và hữu ích đối với nhiều ngành khoa học có liên quan đến sinh học và kinh tế học.. I. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản : 1.Cung cấp nguồn lợi thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ,dễ tiêu hoá . 2.Nuôi thuỷ sản là ngành có khả năng thu lợi nhuận cao Nuôi thuỷ sản có nhiều lợi huận nhờ một số lý do sau:  Nước là môi trường thuận lợi và có nâng suất sinh học cao.  Ở các thuỷ vực thường có thức ăn tự nhiên của cá .  ĐVTS không tiêu hao năng lượng để điều hoà thân nhiệt lại có tốc độ sinh trưởng nhanh ,khả năng sinh sản cao .  Sản phẩm của nghề thuỷ san có giá trị cao.  NTTS có thể lợi dụng dược các diện tích mặt nước có sẵn  cá có thể tham gia cải thịân môi trường .  NTTScó thể kết hợp giữa nuôi với vui chơi giải trí .  NTTScó thể được dùng để cải tạo thuỷ vực hoang hoá.  Cung cấp nguyên liệu cho làm đồ trang suất ,chế biến thuỷ sản ,công nghiệp dệt .  Là bộ phận trong mô hình vac. II. Nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông cửu long : 1.Tình hình phát triển : Mầm mống của nghề nuôi thuỷ sản ở đồng bằng song cửu long là việc lưu gĩư cá đồng vào những năm đầu của thập niên 1940. Vào những năm 40 một người pháp đã nuôi cá chép được mang từ ngoài bắc vào với mục đích làm cảnh nó có ảnh hưởng tới sự ra đời của nghề nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL. Vào những năm đầu của thập kĩ 60 (thế kỹ XX) đã xuất hiện nghề nuôi cá bè ở an giang và đồng tháp . Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Nghề nuôi trống thuỷ san ở ĐBSCL có bước phát triển đáng kể từ sau 1975 ,có những bước phát triển rõ rệt vào những năm 80. Có thể kể một số khu vực thả nuôi thuỷ sản có sản lượng cao như:cà mau(cá đồng, tômbiển),kiên giang(cá đồng),an giang,đồng tháp (cá bè),trà vinh(tôm biển)…. 2. Những thuận lợi : - ĐBSCCL có 754.350 ha mặt nước (chưa kể sông)chiếm 30% diện tích của đồng bằng,trong đó nước lợ chiếm 313.000 ha ,nước ngọt và nước phèn 441.350 ha thuận lợi cho phát triển thuỷ sản . - Chất lượng nước nói chung là tốt. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo :có chế độ nhiệt thích hợp cho sự tồn tai và phát triển của nhiều loài thuỷ sản . - Chế độ thuỷ triều thuận lợi thay nước cho các thuỷ vực NTTS. - Thành phần giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. - Nguồn thức ăn rất phong phú . - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước . - Yếu tố con người . - ĐBSCL rất đa dạng về sinh cảnh hình thức nuôi phonh phú . 3. Những khó khăn: - Ngập lục hàng năm . - Nhiệt độ cao thận lợi cho việc phát sinh bệnh . - Vấn đề con giống :việc đáp ứng yếu cầu về con giống còn chưa kịp thời. -Vấn đề về tiêu thụ sản phẩm . MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ Môi trường sống là khoảng không gian tập hợp những yếu tố ảnh hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp)đến đời sống của cá.Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật. Môi trường bao gồm những yếu tố vô sinh và những yếu tố hữu sinh thường xuyên biến đổi theo thời gian .chúng có thể là những yếu tố biến đổi theo quy luật hoặc khôing theo quy luật. I. MÔI TRƯỜNG NƯỚC THUẬN LỢI CHO SỰ SỐNG: 1.Nước có khối lượng riêng và độ nhớit thấp. 2.Nước luôn luôn chuyển động . 3.Nước có nhiệt lượng riêng cao và độ dẫn nhiệt kém. 4.Khả năng hoà tan của nước rất tốt. 5.Nước có sức căng bề mặt lớn . Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. II. GIỚI HẠN SINH THÁI: - Cơ thể sinh vật chỉ có khả năng chịu đựng trong phạm vi biến đổi nhất định của môi trường .Yếu tố môi trường biến đổi theo chiều hướng tăng hoặc giảm ,khi vượt qua giá trị nào đó mà sinh vật chết thì giá trị đó được gọi là ngưỡng trên hoặc ngưỡng dưới.Trong khoảng giá trị Minimum đến Maximum được gọi là giới hạn sinh thái . - Giới hạn sinh thái là là giới hạn mà trong đó sinh vật tồn tại ,ngoài giới hạn đó sinh vật sẽ chết . III. Một số yếu tố vô sinh: 1. Nhiệt độ - Là yếu tố chính ảnh hưởng lên đời sống sinh vật . - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho nước là năng lượng mặt trời .Ngoài ra còn có nguồn nhiệt tiềm tàng trong đất. Nhiệt độ biến đổi theo ngày đêm ,theo mùa vụ ,theo vùng địa lí ,theo độ sâu thuỷ vực. 2. Ánh sáng - Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính sống của cá,đến hoạt động theo nhịp độ ngày đêm,v..v - Nguồn cung cấp ánh sáng chủ yếu cho cá là mặt trời,mặt trăng và các vì sao. - Mức độ thâm nhập của ánh sáng vào nước phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng gốc chiếu sáng ,độ sâu ,độ trong của nước…. 3. Độ trong - Độ trong thể hiện khả năng xâm nhập của ánh sáng mặt trời vào nước,nó phụ thuộc vào lượng chất hoà tan lơ lửng vào sinh vật trong nước. 4. Âm thanh - Cá có thể tíêp nhận âm thanh bằng cơ quan đường bên.Đối với cá âm thanh thường là dấu hiệu nguy hiểm nên đa số có phản ứng trốn chạy. 5.Diện tích, độ sâu - Đây là yếu tố quyết định không gian hoạt động của TSV.Diện tích độ sâu càng lớn thì thuận lợi cho đỜ sống của đối tượng nuôi. 6. Dòng chảy:có hai loại ngang và đứng - Dòng chảy giúp tăng o2 hoà tan,điều hoà nhiệt độ,muối dinh dưỡng,thức ăn v.v. ở tầng nước. - Dòng chảy là điều kiện sinh thái cho sinh sản. 7.Chất đáy - Chất đáy thuỷ vực liên quan đến sự phát triển của thức ăn tự nhiên,với khả năng giữ nước,các yếu tố thuỷ hoá v.v. 8. Khí hoà tan a. Oxi hoà tan trong nước Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. - Khả năng hoà tan oxi trong nước là rất kém so với môi trường khí. - Yếu tố oxi hoà tan được quan tâm nhiều và là yếu tố chính của nghề NTTS. - Trong các thuỷ vực tự nhiên oxi có được nhờ sự quang hợp của tảo là chủ yếu và nhờ sự khuyếc tán của không khí.Oxi bị tiêu hao bởi các quá trình hô hấp và quá trình phân giải hữu cơ. - Hàm lượng oxi biến động rất lớn theo ngày và đêm.Cao nhất lúc 13-14 h và thấp nhất lúc 5-6h sáng. b. CO2 - Trong nước co2 có được chủ yếu do quá trình hô hấp của sinh vật và quá trình ohân giải các hợp chất hữu cơ… - CO2 là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp của thực vật thuỷ sinh. - Quy luật biến đổi CO2 cũng theo ngày đêm nhưng ngược lại sự biến đổi của oxi. - CO2 chi phối lớn đến ph của nước. c. NH3 và H2S - H2S: được hình thành do vi khuẩn thối rửa phân huỷ chất hữu cơ. - NH3 được hình thành do quá trình phân huỷ đạm,là sản phẩm thải của sinh vật.Khi có hàm lượng cao thì gây độc hại cho động vật thuỷ sản. 9. Độ PH - Nó phản ánh nồng độ ion H+ ở trong nước.Là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật. - PH có giá trị trung tính hay kiềm nhẹ thích hợp cho đời sống của cá. 10. Muối hoà tan - Chủ yếu và quan trọng nhất N2,P,Si….. - Chúng tham gia cấu tạo cơ thể thực vật,ảnh hưởng đến sự phát triển thức ăn tự nhiên của cá. - Độ muối : Ảnh hưởng trực tiếp đến cá qua con đường thẩm thấu đến sự phân bố của cá theo nồng độ muối ở các thuỷ vực  Nước ngọt: nồng độ muối <0.5o/oo.  Nước lợ: nồng độ muối 0.5o/oo- 30 o/oo.  Nước mặn: nồng độ muối 30o/oo- 40 o/oo.  Nước quá mặn: nồng độ muối > 40o/oo. 11. Chất hũư cơ - Ở dạng hoà , lở lửng hay lắng động . - Chất hữu cơ là thức ăn của nhiều động vật trong nước .Khi nó phân huỷ sẽ làm giảm oxi trong nước nếu nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường . Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 12. Chất độc hại - Hoá chất :thuốc trừ sâu;chất độc do tảo nở hoa … - Chất phóng xạ IV.YẾU TỐ HỮU SINH 1. Vi khuẩn - Phân bố ở những thuỷ vực có nhiều chất hữư cơ . - Lợi ích :Vi khuẩn bám vào các chất hữu cơ nên lam cho chúng giàu dinh dưỡng ,có vai trò quan trọng của quá trình chuyển hoá vật chất của nước. - Tác hại:quá trình phân huỷ hợp chất hưư cơ làm giảm oxi trong nước ,có nhiều vi khuẩn gây bệnh cho tôm cá . 2. Thực vật thuỷ sinh a. Thực vật bậc thấp - Trong nhóm thực vật bậc thấp thì thực vật phiêu sinh có ý nghĩa quan trọng .Thực vật phiêu sinh thường gọi là tảo . - Là bộ phận chủ yếu tạo ra chất hữư cơ đầu tiên của thuỷ vực . - Là khâu đầu tiên trong chuỗi thức ăn . - Giữ vai trò chủ yếu cung cấp oxi cho thuỷ vực . - Là thức ăn rất tốt cho nhiều tôm cá - Một số loài tảo (chủ yếu là tảo lam,tảo mắt) có khả năng gây hiện tượng nở hoa không thuận lợi cho tôm cá . b. Thực vật bậc cao Chúng có ý nghĩa lớn tới sự phát triển của tôm cá. - Làm thức ăn làm giá thể hoặc chỗ dựa cho trứng của nhiều loài cá . - Nhiều loài thực vật sống trên mặt nước làm giảm mức độ khuếch tán của oxi vào nước ,hạn chế tảo quang hợp - Cạnh tranh muối dinh dưỡng với tảo . 3. Nấm - Một số nấm có thể gây bệnh cho tôm cá(nổi bậc là nấm thuỷ mi). 4. Động vật thuỷ sinh - Chúng có ảnh hưởng qua lại với nhau và ảnh hưởng đến tôm cá .Đặc biệt là ảnh hưởng trong quan hệ dinh dưỡng . - Làm thức ăn cho cá. - Gây bệnh. - Cạnh tranh thức ăn . - Ăn thịt cá . - Tiêu hao oxi. V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ MỘT TRẠI NTTS: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Vấn đề cơ bản nhất và chủ đạo nhất của quy hoạch là:xác định vị trí cho cơ sở (trại) NTTS. 1. Những yếu tố liên quan đến nguồn nước:  Nguồn cung cấp nước.  Chất lượng nước: pH tốt (7-8), nước không bị nhiễm chất hữu cơ và chất độc.  Chất đất:ảnh hưởng đến ph nước . 2. Điều kiện giao thông: thuận lợi vận chuyển thiết bị, tiêu thụ sản phẩm,… 3. Diện tích mặt bằng: cho hiện tại và mở rộng trong tương lai. 4. Nguồn năng lượng: nhân tạo và tự nhiên. 5. Cao trình cơ sở NTTS: phải tính đến khả năng ngập lụt, giữ nước,… 6. Khí hậu. 7. Tương quan các công trình xây dựng. 8. Diện tích, độ sâu thuỷ vực, mương cấp tiêu nước. 9. Trang thiết bị. 10. Nhân sự. VI. CẢI TẠO THUỶ VỰC TRƯỚC KHI THẢ NUÔI 1. Diệt thực vật ven bờ . 2. Tát cạn nước . 3. Vét bớt bùn ao. 4. Tu sữa bờ . 5. Dùng hoá chất diệt tạp. 6. San phẳng đáy ao. 7. Phơi nắng. 8. Bón lót phân hữu cơ. 9. Cấp nước cho ao. HOẠT ĐỘNG SỐNG CHỦ YẾU CỦA ĐVTS I. Sinh trưởng - Là sự gia tăng kích thước ,khối lượng cơ thể .Sự sinh trưởng của cá có một số đặc điểm sau: 1. Chiều dài cơ thể được gia tăng suốt đời 2.Tốc độ sinh trưởng của cá thay đổi theo một số nguyên nhân sau :  Thay đội theo mùa  Thay đổi theo trạng thái cơ thể  Thay đổi theo giới tính  Thay đổi theo loài Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. II. DƯỠNG DINH 1. Tình ăn của ĐVTS - Tính ăn của cá chia làm 3 loại chính :  Ăn động vật :lóc.chẽm ,Bống tượng…  Ăn thực vật :Mè trắng ,Tai tượng….  Ăn tạp :Tra,Tôm càng xanh… 2. Đặc điiểm dinh dưỡng của cá :  Tính ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển cơ thể:  Giai đoạn phôi: dinh dưỡng bằng noãn hoàng.  Giai đoạn ấu trùng: ăn thức ăn của loài (động vật phiêu sinh).  Giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành: ăn thức ăn của loài  Giai đoạn già: cường độ dinh dưỡng giảm.  Tính ăn của cá thay đổi theo cơ sở thức ăn của thuỷ vực.  Cường độ dinh dưỡng phụ thuộc vào điều kiện môi trường (to, hàm lượng O2 hoà tan,…), trạng thái cơ thể (còn nhỏ thì cường độ dinh dưỡng cao, khi cá khoẻ mạnh thì cường độ dinh dưỡng cao hơn,…). 3. Các quan hệ dinh dưỡng trong nước: . Quan hệ giữa con mồi và vật ăn mồi: - Quan hệ này đựơc thể hiện bằng chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. - Mối quan hệ hiền-dữ(cá hiền-cá dữ) có ý nghĩa quan trọng trong nghề nuôi thuỷ sản. . Quan hệ cạnh tranh thức ăn:quan hệ này thể hiên rõ khi các loài cá có phổ dinh dưỡng giống nhau hoặc gần giống nhau cùng sống trong môi trường thiếu thức ăn. - Một số biện pháp góp phần giảm bớt căng thẳng về thức ăn là:lựa chọn loài cá thả để có cơ cấu đàn cá hợp lí. . Quan hệ hỗ trợ dinh dưỡng: - Thể hiện rõ rệt nhất là phân các loài cá trong ao nuôi thúc đẩy sự phát triển của thức ăn tự nhiên. - Mối quan hệ này được lợi dụng khi xác định đối tượng nuôi trong mô hình nuôi ghép. III. Sinh sản và phát triển: các giai đoạn phát triển của cá Phôi Ấu trùng Tiền trưởng thành X Trưởng thành Già Dinh dưỡng bằng noãn hoàng, yếu tố môi trường có tính chủ đạo: O2, địch hại. Dinh dưỡng bằng thức ăn ngoài môi trường, yếu tố môi trường có tính chủ đạo: thức ăn, địch hại. Tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ quan sinh dục chưa phát triển, mối liên hệ với môi trường là thức ăn. Cá tham gia sinh sản, yếu tố môi trường chủ đạo: các điều kiện đảm bảo cho thành thục và sinh sản. Tăng trưởng chậm, khả năng sinh sản giảm mạnh tới mức gần như ngừng, hoạt động sống yếu ớt. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 1. Sinh sản của cá và động vật thuỷ sản: a. Đặc điểm sinh sản của cá: - Phần lớn cá đẻ trứng thụ tinh ngoài. - Sức sinh sản cao và khác nhau theo loài.  Sự sinh sản của cá mang tính mùa vụ (phần lớn cá ở ĐBSCL sinh sản vào đầu mùa mưa).  Các nhóm sinh thái đẻ trứng rất đa dạng: o Đẻ trứng dính: cá chép, cá tra, cá trê,… o Đẻ trứng bán trôi nổi: mè vinh,… o Đẻ trứng nổi trên mặt nước: cá hường, cá lóc, rô đồng,… o Làm tổ đẻ trứng bằng việc đào đáy thuỷ vực: cá rô phi. o Làm tổ đẻ trứng bằng vật thể thân mềm: tai tượng. o Đẻ trứng rồi giữ trứng ở khoang bụng: tôm càng xanh. b. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của cá: Yếu tố bên trong: - Quá trình di cư tìm nơi sinh sản thích hợp và các hoạt động đẻ trứng của cá chịu sự chi phối của các loại hormone.Đặc biệt là hormone từ tuyến yên. Yếu tố bên ngoài: - Nhiệt độ nước +Phần lớn các loài cá thích sinh sản ở nhiệt độ dịu mát.Các loài cá ĐBSCL thường sinh sản vào đầu mùa mưa. -Oxi hoà tan trong nước: + Có hàm lượng cao thích hợp cho cá sinh sản, yêu cầu trong các dụng cụ cho cá đẻ của hầu hết các loài cá ở ĐBSCL cần có giá trị O2 hoà tan từ 4 – 5 ppm trở lên thì thích hợp. - pH: + Trong quá trình sinh sản của cá, nếu pH có giá trị thấp hơn 6.0 thì hầu hết các loài cá nuôi ở ĐBSCL có biểu hiện sinh sản kém. - Dòng chảy: + Có tác động kích thích sinh sản của nhiều loài cá đẻ trứng bán trôi nổi. Dòng chảy làm tăng hàm lượng O2 trong nước. - Các yếu tố sinh thái khác. IV. Di cư của cá: - Di cư là sự di dời nơi cư trú của cá để thực hiện hoạt đồng sống nhất định. - Hiểu biết về di cư sinh sản cá,con người có cơ sở cho những biện pháp nuôi, kích thích cá sinh sản. - Có ba hình thức di cư sinh sản:  Di cư từ biển vào sông  Di cư từ sông nước ngọt ra biển  Di cư từ hạ lưu sông lên trung lưu hoặc thượng lưu sông để đẻ trứng. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NUÔI Đặc điểm sinh học là cơ sở ban đầu, quan trọng của các biện pháp kỹ thuật nuôi. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của một số loài động vật thuỷ sản: STT Loài ĐVTS Phân bố Sinh trưởng Sinh sản Dinh dưỡng 1 Tai tượng Sống ở nước ngọt.Chịu được O2 hoà tan thấp.Đựoc nuôi nhiều ở ĐBSCL Sau một năm nuôi đạt được 0.6-0.7kg Tuổi thành thục:2- 3năm.Đẻ nhiều lần trong năm.Làm tổ đẻ trứng,bảo vệ trứng. Ăn tạp,thiên vè thực vật. 2 Bống tượng Thích vùng nước trongsạch,thoáng.Sống ở tầng đáy. Sau một năm nuôi đạt 300- 400g. Tuổi thành thục:1 năm.đẻ trứng dính vào gốc cây,đá ở đáy thuỷ vực. Thích ăn động vật,nhất là tép. 3 Chép Sống ở nước ngọt ,tầng đáy. Lớn nhanh,sau một năm tuổi đạt 0.5-0.7kg. Đẻ trứng quanh năm.Trứng dính vào cây cỏ thuỷ sinh. Ăn tạp,thiên về động vật đáy. 4 Lươn Nước ngọt, chịu được O2 thấp. Sau 6 tháng nuôi: đạt 200-300g Có chuyển đổi giới tính, có lưỡng tính. Ăn tạp, ưa xác động vật. VẤN ĐỀ THỨC ĂN CHO ĐỐI TƯỢNG NUÔI I. CÁC LOẠI THỨC ĂN: 1. Thức ăn nhân tạo :là thức ăn được con người cung cấp cho tôm cá Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. . Phụ pẩm công nghiệp: tấm,cám,bột bắp,khoai lan,…Có hàm lượng protein thấp (trừ đậu),giàu glucid .Chiếm tỉ lệ cao trong khẩu phần ăn của cá ,tôm… .Phụ phẩm công nghiệp chế biến :  Các loại bánh dầu: đậu phộng, đậu nành, dừa: thường có hàm lượng protein cao nhưng không đủ acid amin (aa) thiết yếu.  Các loại bột cá, bột thịt, bột huyết: có đạm cao, nhiều aa thiết yếu.  Các loại bột xương, bột sò,… cung cấp khoáng vào thức ăn cho cá (Ca, P, Mg). . Thức ăn khác + Thức ăn xanh :gồm cỏ non ,bèo hoa dâu,bèotấm,bèo lục,…. + Cá tạp ,ốc bươu vàng … Tóm lại: - Thức ăn nhân tạo cần được sử dụng trong nuôi cá ,có vai trò quyết định năng suất và hiệu quả nuuôi cá . - Thức ăn nhân tạo được sử dụng bằng việc phối hợp các nguồn nguyên liệu kể trên với tỉ lệ tuỳ theo đối tượng cá nuôi ,thông thường thì phối hợp sao cho hàm lượng protein trong khẩu phần từ 20-50% tuỳ thẽo loài cá và các giai đoạn phát triển của cơ thể. - Thức ăn nhân tạo thường được sử dụng khẩu phần ngày từ 2-8% trọng lượng thân cá . - Thức ăn nhân tạo được cho ăn theo giờ cố định ,theo địa diểm cố định trong ao nuôi. - Thức ăn hỗn hợp tạo nên sự cân đối về thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng trong thức ăn,chi phí cho thức ăn sẽ giảm . 2. Thức ăn tự nhiên : - Tuỳ theo các thuỷ vực ,theo laòi cá sống trong ,theo mùa vụ,…mà mức độ phát triển của thức ăn tự nhiên sẽ khác nhau. - Bao gồm chủ yếu các loại :vi khuẩn,tảo,đọng vật nổi,,chất hữu cơ,… - Để tăng cường sự phát triển của thức ăn tự nhiên ta sẽ bón phân(vô cơ,hũu cơ)và quản lý tốt môi trường nước. II. Thành phần hoá học của thức ăn: Có 6 yếu tố dinh dưỡng : . Nứơc: -Tuy không cung cấp năng lượng nhưng rất cần trong thức ăn và trong cơ thể - Là dung môi cho các phản ứng hoá học xảy ra,là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng. . Protein : - Là thành phần quan trọng nhất của thức ăn . Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. - Nhu cầu protein của động vật non cao hơn động vật trưởng thành. - Các acid amin thíêt yếu protein động vật có giá trị hơn protein thực vật. - Có nhiều trong thức ăn động vật,thức ăn thực vật,trong các loại hạt họ đậu. - Khi thiếu protein thì sự sinh trưởng của động vật sẽ giảm hoặc ngừng. . Glucid: - Là nguồn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể .trong nhóm glucid đặc biệt quan trọng là bột đường. - Có niều trong thức ăn thực vật (hạt ,củ),động vật có hàm lượng glucid thấp. Lipid: - ở động vật là chất dự trữ năng lượng . - Có nhiều ở động vật(mỡ),ở thực vật ở các hạt có dầu. . vitamin: - Là hợp chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ, cơ thể động vật không thể tổng hợp được nhưng rất cần thiết, thiếu thì chức năng cơ thể bị rối loạn. - Vitamin có nhiều trong thực vật, nấm men. Động vật ít vitamin. . Chất khoáng: tham gia điều hoà hoạt động cơ thể, hoặc than gia cấu tạo cơ thể. Ở động vật chất khoáng có nhiều hơn ở thực vật. III. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN: - Thức ăn là cơ sở quyết định năng suất ,sự phát triển ,sản lượng NTTS. - Việc sử dụng thức ăn hợp lí cho các đối tượng cá nuôi là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Thức ăn được cho vào ao 1 phần không được cá ăn (F) (tan trong nước) 1 phần thức ăn được cá ăn (R) 1 phần không được tiêu hoá, hấp thu (K) 1 phần cho duy trì (trao đổi chất) T 1 phần thức ăn được tiêu hoá, hấp thu (A) 1 phần cho sinh trưởng, sinh sản (P) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Mục đích của người NTTS hướng tới là phần cho sinh trưởng và sinh sản (P):  Nếu P càng chiếm tỷ lệ cao thì cơ hội thu lợi nhuận càng lớn.  Để gia tăng tỷ lệ của P thì cần có biện pháp gia tăng phần thức ăn được cá ăn (R) và phần thức ăn được tiêu hoá (A),giảm tỷ lệ phần thức ăn không được cá ăn (F),phần không được tiêu thụ (K) và phần cho duy trì (T) => Đây là cơ sở khoa học để người NTTS có những biện pháp kỹ thuật phù hợp. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnuoi_trong_thuy_san_7547.pdf