Hành vi con người và môi trường xã hội

Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứhệthống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ

đến sựtương tác trong hệthống đểhiểu con người. Đểhiểu một người bạn nào đó, chúng ta phải hiểu

thếgiới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang

tương tác. Hệthống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo.

Chúng ta suy nghĩbằng hình ảnh hơn là trừu tượng, cách nhìn này sẽmởrộng tầm nhìn của chúng ta

đểhiểu sựviệc.

Cha mẹbịstress dẫn đến ngược đãi con cái hay cha mẹthất nghiệp cũng ngược đãi con cái.

- Nếu người ta có việc làm thì sẽgiảm bớt những vấn đềxã hội. Kinh tếlà chỉbáo mạnh nhất đối với

các vấn đềxã hội.

Trong một hệthống, ta quan tâm đến tổng thểnhiều hơn sựcộng lại của các bộphận. Mọi hệthống có

nhiều bộphận, gia đình là thành phần của cộng đồng.

Có 4 thành tố đối với mọi hệthống:

1. Hành vi.

2. Cấu trúc.

3. Văn hóa.

4. Diễn biến của hệthống.

Chúng ta luôn luôn quan tâm đến hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệthống.

Mỗi hệthống đều có thời gian sống và nghỉngơi.

1. Hành vi: có khi gọi là năng lượng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lượng, sựnâng đỡvềtình cảm

là năng lượng.), hành vi là cách sửdụng năng lượng của mình, ví dụtôi đang trình bày.

Nếu không có nhập năng lượng mới, hệthống sẽchết dần, mọi hệthống đều phải mởra đểtiếp nhận

năng lượng mới.

Mọi hệthống đều thay đổi nhưng không thay đổi quá nhanh. luôn luôn có những lực lượng bên trong

một hệthống, luôn có sựsống và năng lượng, những năng lượng này đẩy và kéo lẫn nhau.

Khi một xã hội, một gia đình gặp một áp lực quá lớn chúng tôi gọi là STRESS hay STRAW.

pdf97 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hành vi con người và môi trường xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nào đó đối với trẻ. Nghiên cứu của Anna Freud và một người khác đã nghiên cứu trẻ sơ sinh ở Anh: (lúc chiến tranh thế giới thứ II xảy ra). Để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người ta phải di dời trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ trung tâm nuôi trẻ đến một nơi an toàn nhưng không đủ người lớn để chăm sóc trẻ vì lý do chiến tranh (cũng có một số người chăm sóc nhưng không đủ). Những trẻ này rất đau đớn vì bị cắt đứt quan hệ với người chăm sóc trước đây. Nhưng những trẻ sống tại Luân Đôn lại ít bị xáo trộn hơn trẻ bị di tản. Một người khác cũng nghiên cứu mối liên hệ chăm sóc của mẹ và con, nghiên cứu cho thấy nếu nói quan hệ này bị cắt thì sẽ có những hậu quả xấu (JONH BOWLBY). Chúng ta khó hình dung nổi những hậu quả lâu dài của hiện tượng này. Trẻ bị cắt đứt sẽ có những vấn đề sau: - Không muốn ăn sáng. - Khó ngủ. - Nếu trẻ hơn 6 tháng cũng có thể bị trầm cảm (chúng ta gọi là nỗi lo âu từ sự chia cắt) Sau này nếu mẹ đi xa trở lại, trẻ cũng còn có những biểu hiện về sự lo âu. Vài tháng sau khi trẻ lớn lên một chút, trẻ mới hiểu ra rằng nếu mẹ không có mặt ở đó nhưng mẹ vẫn có mặt, mẹ vẫn còn. Nếu cắt đứt sẽ có những hiện tượng thế này. - Trước tiên trẻ chống đối, la lối. - Sau đó tuyệt vọng, buồn bã. - Giai đoạn 3: bất cần không thèm quan tâm đến mọi thứ. Nếu mẹ đi vắng một thời gian trở lại, trẻ không thèm quan tâm đến nữa. Thuyết quan hệ về những đối tượng Các nhà tâm lý Anh khi nghiên cứu về con người quan tâm đến sự gắn bó với người khác, mối quan hệ với người khác và nếu một đứa trẻ không có được những cái đó thì có những hậu quả sau này. Có một số người có những bằng chứng để hỗ trợ những quan điểm này, đó là những người quan sát trẻ em và là những người nghiên cứu trẻ em bằng cách nhìn vào nó từ lúc sinh ra đến khi lớn lên (nghiên cứu quan sát trẻ được nuôi ở nhà trẻ tập trung), thí dụ ở nhà bình thường, mẹ không thể chăm sóc con được, như vậy trẻ được chăm sóc bởi y tá đồng thời cô ta cũng chăm sóc những trẻ khác. Nếu khi không có mẹ, đứa trẻ chỉ được y tá dành cho một ít thời gian chăm sóc, những trẻ nầy sẽ bị chậm phát triển nghiêm trọng. Nghiên cứu của Erikson: Nếu bạn cắt đứt quan hệ trẻ nhỏ với mẹ đối với trẻ đó rất khó phát triển về sự tin tưởng và năng lực của mình, tin tưởng vào xã hội thế giới... Những sự mất mát người thân khi trẻ còn nhỏ thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, con cái, đồng nghiệp trong cơ sở, bị tổn thương khả năng tin tưởng người khác. Sự không ăn khớp giữa người mẹ và người con Nếu mẹ có khó khăn đối với đứa trẻ, trước tiên là bà không muốn có đứa trẻ đó, hay là đứa con không mong đợi (con gái/trai) -> mối quan hệ xấu giữa mẹ và con. Cũng có khi sự trục trặc này xuất phát từ sự không hiểu biết cách chăm sóc trẻ. Ở Mỹ, có những lớp học cho mẹ và cha khi sinh con đầu tiên, để giúp họ những thông tin. Sự thiếu hiểu biết khi sinh nở, do đó phải điều chỉnh những nhận thức sai lầm của họ. Chúng ta càng ngày càng khuyến khích sự sinh đẻ tự nhiên, không cần phải mổ, chúng tôi đặt ra cho người cha phải tham gia vào quá trình này, khuyến khích nên để trẻ ở gần mẹ. Chúng tôi muốn người mẹ có sự tiếp xúc với trẻ như cho con bú vì sự tiếp xúc đầu tiên rất quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nhận thức của bà mẹ, có nghĩa không muốn bị vướng bận bởi đứa con. Điều này nhân viên xã hội phải hiểu để giúp đỡ người ta. Khi mối quan hệ có trục trặc, một vấn đề là trẻ cảm thấy bị cách biệt chẳng cần quan tâm. Nếu sự tự cắt đứt của trẻ sau này có một bệnh tâm thần là Schizoid khi lớn trẻ khó có quan hệ đối với người khác (Anna F. nói về hiện tượng Altruisan (vị tha) hay trưởng thành quá sớm. Nếu có sự phát triển lành mạnh thì năm đầu tiên ở giai đoạn cũng có sự cân bằng giữa tin và không tin Sự phát triển sinh lý của bào thai, trẻ sơ sinh Những nghiên cứu về trí tuệ của con người và thú vật cho thấy rằng sự nghiên cứu này đã hỗ trợ cho những nghiên cứu, từ những nghiên cứu về sinh lý và trí óc đứa trẻ sơ sinh với một trí óc đầy đủ và đầy đủ những bộ phận là được. Nhân cách con người được hình thành là do sự tương tác giữa hai yếu tố tự nhiên và giáo dục. một dạng mình tin người khác Lòng tin có 2 dạng: mình cảm thấy thoải mái với chính mình Trẻ bị bỏ rơi trong nghèo đói thì não đứa trẻ sẽ nhỏ hơn não trẻ bình thường từ 10 - 20%. Nghiên cứu cho thấy sự trìu mến tâng tiu của mẹ làm cho sự phát triển của não trẻ tốt lành. Ở Mỹ hai điều lo lắng là: 74 75 - Càng ngày càng có nhiều gia đình cả cha lẫn mẹ đều đi làm. - Cha mẹ càng ngày càng quan tâm đến chất liệu sức khoẻ của người ở nhà chăm sóc, nếu người ở nhà không cho bé sự tâng tiu, bộ não trẻ sẽ không phát triển như trẻ bình thường. Ở Mỹ, có nghiên cứu chương trình đặc biệt cho trẻ trước khi đi mẫu giáo, cho trẻ nghèo sống ở thành phố hay nông thôn. Đây là giai đoạn mà não được chuyển biến nhiều. Nếu để đến trường mới lo thì đã quá trể. Thành ra trong nghiên cứu về não bộ năm đầu tiên trong đời rất quan trọng đối với não bộ (dưới 3 tuổi nếu trẻ bị bỏ bê, bị tổn thương não, thì rất khó mà điều trị cho trẻ, nhiều khi không làm gì được vì trẻ bị tổn thương). Có những sự chăm sóc trước khi đến trường thì trẻ được phát triển khá bình thường. Theo nghiên cứu về não bộ: sự giáo dưỡng của trẻ em trong gia đình đều rất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những bà mẹ bị trầm cảm, phần bên trái não bộ của trẻ bên trước không được phát triển như những trẻ bình thường, đây chính là phần não bộ giúp con người cảm nhận được sự vui mừng. Mẹ càng trầm cảm nhiều thì phần não bộ ít được phát triển. Những người mẹ này ngưng sự trầm cảm, dành ít phút với con thì đứa bé khôâng bị trầm cảm nhiều. Tuy nhiên những đứa trẻ này kém đi những năng lực tự bảo vệ trong cuộc đời. Chúng ta cũng biết rằng trẻ 10 tuổi sự tăng trưởng não bộ đã xong rôài. Ý thức về cá nhân được hình thành qua nhiều cách : thí dụ: đứa trẻ chưa hoặc phát hiện ra những bộ phận của mình, ta coi đó là bước đầu tiên để biết về chính mình. Cách 2: qua cách những người xung quanh đối xử với đứa trẻ sơ sinh hay đứa bé còn nhỏ, nếu cha hay mẹ nhiếc mắng con ngu đần, lười biếng hay ích kỷ, những ý tưởng này sẽ đi vào đầu đứa trẻ khiến nó có những suy nghĩ tiêu cực về mình. Đứa bé nhập tâm những điều, những suy nghĩ của những người xung quanh nói về nó. Có một quá trình là sự đồng hóa. Một cách vô thức dần dần chúng ta tiếp nhận một đặc điểm của người cha hay người mẹ (con gái tiếp nhận đặc điểm của mẹ, con trai tiếp nhận đặc điểm của cha...) một cách vô thức, dần dần chúng ta sẽ có những hành vi cư xử giống cha mẹ của mình, chúng ta nghĩ rằng hình ảnh của chính bản thân hình thành trong quá trình phát triển suốt cuộc đời. Ta nghĩ rằng khi lớn lên ta làm bác sĩ , kỹ sư hay nhân viên xã hội, dần dần chúng ta thêm vào hình ảnh mà mình đã tạo ra lúc còn nhỏ, và tất cả những khái niệm nghe được ở xung quanh về chính bản thân mình đã được phối hợp lại. Nhưng cũng có trường hợp, mình không có khả năng phối hợp tất cả những điều người khác nói về 76 mình thì cũng có thể tạo nên một chứng bệnh tâm thần, người này có thể như là nhiều người trong cá nhân đó ở những thời điểm khác nhau. Một hình thức khác về bệnh tâm thần phát triển nhẹ hơn là người không có ý theo cốt lõi về chính bản thân mình và không bao giờ đứng vững trên một lập trường nào hết, và sẽ thay đổi theo bạn bè những người xung quanh mà họ liên hệ. Nhưng người này có thể họ bị thiếu cái gốc của chính mình, họ có nhiều nhân cách là những cas nặng, liên quan đến trường hợp những trẻ còn nhỏ bị lạm dụng, bạo hành... bởi vì như vậy trẻ không tổng hợp khái niệm của chính mình, do những khái niệm về bản thân không được phối hợp nên nhân cách bị vỡ ra từng mảnh. Một vấn đề khác xảy ra đối với phát triển nhân cách do cha mẹ không chăm sóc đúng cách, đứa trẻ thiếu tự trọng để làm cốt lõi trong cuộc sống của nó, cần hướng về người khác để được coi là mình đáng yêu đáng quí, và nếu người hướng về không tạo được ý tưởng tốt đáng yêu đáng quí thì không thể tiếp tục với người đó được. Ta học được lòng tự trọng lòng yêu thương cha mẹ của mình, chúng ta cần có những bậc cha mẹ làm cho chúng ta đáng yêu, chúng ta đặc biệt, chúng ta đáng quí. Khi sinh ra bản thân trẻ sơ sinh đã có mầm móng lòng tự trọng nhưng cần được vun bồi lên bởi cha mẹ. Qua sự tương tác với cha mẹ, lòng tự trọng của trẻ được tạo nên và có thể ứng xử với mọi người xung quanh. Và nếu khi sơ sinh ta không được sự chăm sóc của bố mẹ thì ta bị kẹt vào trạng thái luôn luôn hướng vào người khác. Khái niệm về chính mình tùy thuộc vào sự phối hợp Nhân cách không tốt là những nhân cách bị kẹt vì trạng thái lúc còn nhỏ ấu trĩ , nhìn người ta ở đời hoặc tốt hết hoặc xấu hết. Ở Mỹ, thể hiện ở những thân chủ là những người rất tốt, sau đó họ có gì thay đổi là trở thành tồi tệ nhất, họ biết những gì xảy ra, chính là họ có sự phân biệt. Nhìn người từ chỗ hoàn hảo đến toàn ác, họ không phối hợp được hai cái đó với nhau. Thân chủ sau trạng thái đó xảy ra có thể họ từ bỏ không đến nữa. Đây là trường hợp quan trọng thường là những thân chủ bị ngược đãi, bị bỏ rơi, bị bạo hành lúc nhỏ. Đối với những thân chủ này ta cần phải có sự giúp đỡ lâu dài. Thành ra sự phát triển cá nhân lành mạnh (về sự phán đoán tích cực về mình) giúp tôi có thể từ bỏ lời khen thưởng của người khác nếu nó không đúng không phù hợp, tôi phải bỏ đi nhu cầu ấu trĩ (khi nhu cầu đó được thỏa mãn nó làm tôi đánh mất con người của tôi) để tôi có thể có một nhân cách điều hòa, 77 tôi phải bỏ đi nhu cầu ấu trĩ là muốn trở thành người giỏi để mọi người chú ý. Tôi phải phát triển nội tại bên trong của tôi một cách bất biến. Tôi là tôi, nhân cách đó sẽ thay đổi theo thời gian của tôi, phần nội tại bất biến bên trong của tôi rất khó thay đổi. Sự dạy dỗ con cái của cha mẹ Ở Mỹ, có viết về sự dạy dỗ con cái của cha mẹ và sự phát triển của trẻ em cũng có khác tùy thái độ cha mẹ: Thí dụ như cha nghiêng về thể chất, chơi giỡn ẳm bồng, bằng cách đó cha kích thích sự phát triển về thể chất, mẹ chăm sóc con bằng lời nói ngọt dịu hơn, cha bỏ ít thời gian để chăm sóc con như cho ăn, tắm rữa, thời gian để chơi. Cha thường cho con những cơ hội lý thú hơn, thành ra đứa trẻ thấy cha là người của những trò chơi thích thú. Nhưng đứa trẻ bị buồn bực khổ sở căng thẳng, nó đến với mẹ, nghiên cứu cho thấy cha và mẹ là những người cho trẻ những kinh nghiệm khác nhau những kinh nghiệm này không đổi trao qua lại được... những kinh nghiệm này có tính hỗ trợ lẫn nhau đối với trẻ. Chúng ta sống với anh em, mối quan hệ cha mẹ, anh em cũng ảnh hưởng đến chúng ta: - Trước tiên ta có sự cạnh tranh với anh em, anh em hay tranh giành sự chăm sóc của cha mẹ, đây là một nhân tố bình thường trong phát triển tuổi thơ. Có khi mình tức giận anh em mình vì nó hơn mình, có khi muốn đánh nó. Khi còn nhỏ cha mẹ dạy điều này không được, cho nên chúng ta có thể sự dụng một trong những khả năng tự vệ để đẩy những cảm xúc tiêu cực này vào vô thức. Khi có sự ganh đua giữa anh chị em, có nhiều cách để giải hòa, nghĩa là mình rút mình ra, mình không đồng hóa mình với họ, mình khác họ. Nếu trong gia đình, bạn được khen là một người tốt, ta nghĩ rằng tôi sẽ chọn một lĩnh vực khác chị em tôi. Tôi sẽ trở thành một chính khách quan trọng hay trở thành một nhà nông nghiệp giỏi và tôi sẽ cho thấy rằng tôi khác bạn và cha mẹ sẽ quan tâm tôi một cách khác. Vậy mỗi chúng ta đều có một vị trí đặc biệt trong gia đình. Trẻ phải đồng hóa với người khác, con gái là cục cưng của mẹ (trai của cha) như vậy để hai trẻ va chạm với nhau, nhờ vậy cha mẹ sẽ tách đôi bọn chúng. Nếu trong gia đình trẻ ganh đua giành sự yêâu thương của cha mẹ, nó có thể ảnh hưởng đến trẻ. Đứa trẻ sống trong một bầu không khí giành giật như vậy khi lớn lên chúng có thể đặt mình trong hoàn cảnh tương tự. Hoặc anh em này có thể xung đột với nhau, khi cha mẹ không còn. Sự trở về gia đình với nhau họ cũng có thể kể lại những ảnh hưởng của họ khi còn bé. Khi chúng ta sống trong bầu không khí tranh giành tình thương thì chúng ta cũng có những hành vi tương tự ngoài gia đình và chúng ta trở thành một người thích cạnh tranh với đồng nghiệp bạn bè. Có khi còn ganh đua cả với con cái của mình. 78 Có những vấn đề như khi trẻ con sống nhờ anh em trong gia đình, thường có mối quan hệ yêu thương chặt chẽ, anh em chúng ta là người cạnh tranh mà họ cũng chăm sóc ta như cha mẹ, an ủi ta khi buồn, họ hướng dẫn ta cách ứng xử ta trong cuộc sống, hỗ trợ là đồng minh là bạn bè của ta, có khi cha mẹ ngược đãi trẻ những anh em trở nên rất thân thiết với nhau, điều này nhân viên xã hội phải hiểu là trẻ rất cần nhu cầu ở chung với nhau. 3. THỨ BẬC TRONG GIA ĐÌNH: Thường kinh nghiệm làm con cả khác kinh nghiệm làm con út, khác với những đứa con nằm ở giữa, ba loại khái niệm ở gia đình đông con khác với gia đình một con. - Chị cả có em trai nhỏ hơn có thể có thói quen làm xếp sòng, nên lấy chồng có người chị lớn hơn thì rất hạnh phúc. - Anh có em gái: bạn quen đối xử tốt với em gái, nên cưới một người đàn bà có anh trai vì người vợ có thói quen phục tùng người anh trai. - Nếu bạn là người anh trai trưởng chỉ có toàn em trai hay là chị gái chỉ có toàn em gái thì trong trường hợp nầy bạn lấy vợ hoặc lấy chồng sẽ có nhiều rắc rối, vì bạn quen làm xếp sòng. - Em gái út với chị gái, em trai út với anh trai cưới nhau bị rắc rối vì cả hai đều đòi hỏi được chăm sóc. Siêu ngã là lương tâm được thành lập bởi tiến trình đồng hóa một cách vô ý thức. Thí dụ: Tôi đã tập tành những hành vi của cha mẹ tôi đưa vào nhân cách của tôi, lòng tin của tôi về cái gì đúng hay sai tôi lấy từ cha mẹ tôi như lòng tin tưởng của cha mẹ tôi. Những rối loạn nhân cách mà người ta thường dính tới cái siêu ngã. Thí dụ: Có tư tưởng làm thương tổn bạn trong đầu, tuy tôi không làm thương tổn bạn nhưng tôi vẫn cảm thấy tội lỗi vì có ý tưởng ấy. Một siêu ngã lành mạnh có dấu hiệu một nhân cách lành mạnh. Cảm giác tội lỗi không hành hạ cá nhân tôi mà còn giúp tôi hành động đúng. Đôi khi người ta có cảm giác tội lỗi một cách vô thức vì trong vô thức có mặc cảm tội lỗi, làm hủy hoại, tổn thương họ mà họ không biết. Và một điều mà ta tìm ra nguyên nhân nằm trong vô thức của họ. 4. CHU KỲ ĐỜI SỐNG CỦA PHỤ NỮ MỸ: 79 Bắt đầu từ lúc mới sinh đến 6 tháng: được coi là tuổi nhỏ, ở Mỹ giai đoạn này bé gái thường mạnh khỏe hơn bé trai. Trong cùng 6 tháng đầu tiên của cuộc sống, bé gái phát triển kỹ năng ngôn ngữ nói đọc sớm hơn, kỹ năng phối hợp những cử chỉ của cá nhân được thực hiện sớm hơn bé trai đặc biệt là những năm đầu tiên. 7 tuổi đến 11 tuổi: được gọi là tuổi tiền dậy thì: khi đó cơ thể phát triển vọt lên, đứa trẻ phát triển thể chất, trí tuệ tình cảm, đứa bé gái trong giai đoạn này có thể cảm thấy khó chịu về hình ảnh bản thân. Sự phát triển về thể chất nhanh hơn về phát triển tình cảm tâm lý, bề ngoài có vẻ là một phụ nữ nhưng bên trong là con nít. 12 tuổi đến 17 tuổi: tuổi dậy thì: Ở tuổi này bé gái có kinh nguyệt, nó thích vận động, xương cũng cứng như người lớn. Ở tuổi này, bé gái quan tâm đến cơ thể mình, có thể nó có những bữa ăn riêng cho nó. Có nguy cơ bệnh lây lan qua đường tình dục hay có nguy cơ mang thai sớm, nguy cơ mang thai rất cao. Rất đáng ngạc nhiên là những bà mẹ ở tuổi dậy thì lại sinh con rất dễ dàng hơn đối với những bà mẹ lớn tuổi, vì sự linh hoạt của cơ thể. Ở Mỹ, có những trường hợp ở lứa tuổi này, một số thiếu niên tham gia thể thao nhiều sẽ bị rối loạn như bị tắc kinh do tập quá nhiều. 18 tuổi đến 25 tuổi: tuổi trưởng thành: bước 1 của sự trưởng thành, ở tuổi này phụ nữ có nguy cơ hút thuốc phát triển, có nguy cơ ung thư phát triển như ung thư phổi. 25 tuổi đến 35 tuổi: là những năm phụ nữ có con sinh con. Phụ nữ mang thai ở tuổi này tốt, làm giảm tính nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư ngực. Ở Mỹ, ngày càng có người có con trễ từ 36 tuổi đến 50 tuổi vì có nhiều phương pháp khoa học công nghệ học chẳng hạn như sinh con trong ống kính nên có con trễ, ngày nay nguy cơ có con trễ ít hơn. Nhiều phụ nữ làm việc quan tâm đến nghề nghiệp nên họ thường sinh con trễ. Giai đoạn mãn kinh 50 tuổi - 59 tuổi: có người hãi hùng cũng có người lo sợ vì vai trò phụ nữ không còn, và ở Mỹ người ta có xu hướng tăng cường sử dụng kích thích tố sinh dục nữ để ngừa bệnh loãng xương. Và xu hướng thuận giúp cho phụ nữ không bị đau tim. Nhóm chống cho rằng sử dụng kích thích tố có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Ở giai đoạn này con cái rời khỏi gia đình, nó sẽ tạo cho bạn một suy nghĩ khác về bản thân mình, giai đoạn này gọi là tổ chim bị trống trải, phụ nữ dễ bị khủng hoảng vì con cái ra riêng. Ở giai đoạn tiền mãn kinh bạn có vấn đề gì? Tuổi trung niên sau 60 tuổi: tuổi về hưu. Ở Mỹ, tuổi này bắt đầu thích nghi với tuổi trung niên, ổn định tâm lý. Sức khỏe ổn định phụ nữ tương đối rãnh rang vì không phải chăm sóc ai. Ở tuổi 64 bắt đầu cảm 80 thấy dễ chịu, thấy giá trị ở bản thân. Ở đây tuổi già còn trẻ từ 65 tuổi đến 80 tuổi (còn là già trẻ) còn tích lũy sức khỏe, thể chất còn có thể đối phó với stress, có nguy cơ bệnh đau tim, ung thư, bị mập, Giữa 65 tuổi đến 70 tuổi có thể bị béo phì vì ít cử động, người ta thấy người có thể hình trái lê thì ít có nguy cơ sức khỏe, hình thù như trái táo có nguy cơ cao. 81 tuổi trở lên già thật: ở tuổi này có nhiều rắc rối về sức khỏe, bạn có thể trở thành người khó tính. Các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường ở tuổi này cao, nên ở Mỹ có phong trào bớt ăn mỡ và vận động vừa phải, và ở giai đoạn cuối này bạn cần sự chăm sóc, gần gũi gia đình, thành ra có sự nở ra của gia đình. 81 NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY BẢY (15/7/1997). - SỰ PHÁT TRIỂN Ở TUỔI MỚI LỚN. Tuổi mới lớn chia thành 3 cấp. Ở đây chúng tôi muốn nói đến sự phát triển ở tuổi mới lớn ở Mỹ còn ở Việt Nam thì do văn hoá có thể có sự khác biệt. - Giai đoạn đầu: cơ thể sinh học phát triển thay đổi rất nhiều, đó là sự thay đổi về chất ở bên trong và hình thức ở bên ngoài. - Giữa giai đoạn của tuổi dậy thì: chủ yếu là sự thay đổi về mặt xã hội, về mối quan hệ bên ngoài và mối quan hệ gia đình. Sự nổi dậy là một đặc điểm chính yếu của giữa giai đoạn của tuổi dậy thì. Khi đứa trẻ nổi lên chống lại sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, như việc đấu tranh tách rời gia đình cũ để thành lập một gia đình mới. Thời kỳ cuối của tuổi dậy thì chủ yếu là sự thay đổi về tâm lý, và ở giai đoạn cuối của tuổi dậy thì ERIKSON gọi đây là sự xác định hình thành của mình. Trên thực tế, quá trình phát triển không rõ ràng, không phân chia thành từng giai đoạn như mô hình mà ta phân chia và cách diễn đạt không xét đến những tác nhân khác mà ảnh hưởng từ bên ngoài đi vào. Những yếu tố bên ngoài tác động như cấu trúc, cộng đồng, xã hội, văn hóa, những giá trị văn hóa và tầng lớp kinh tế. Thí dụ ở Việt Nam nếu các bạn xem lại khoảng từ 30 đến 50 năm về trước, các bạn sẽ thấy tuổi mới lớn của giai đoạn đó sẽ khác tuổi mới lớn ở giai đoạn nầy. Các bạn có được cha mẹ kể cho nghe tuổi mới của bố mẹ để so sánh với tuổi mới lớn của mình không? Không có một thời điểm đặc biệt nào để đánh dấu sự bắt đầu tuổi mới lớn, có thể là trước tuổi thơ kéo dài đến năm 10 tuổi hoặc là gần đó. Chúng ta gọi tuổi 5 tuổi đến 10 tuổi là tuổi thiếu nhi: là tuổi mà quá trình phát triển có vẻ chậm lại. Theo LATENCY là tuổi phải tạo được niềm tin để trẻ có thể tin tưởng để sống và có những hành động hữu ích cho tương lai. Sau 10 tuổi thì gọi là tuổi tiền dậy thì và sau đó là tới tuổi dậy thì: đối với bé gái tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, bé trai là lần xuất tinh đầu tiên. Chúng ta dùng sự phát triển về tính dục là mốc để xem xét quá trình phát triển từ tuổi thiếu nhi đến tuổi dậy thì. Bắt đầu lúc này những biến đổi thể chất bên trong cơ thể hay hình dáng bên ngoài thay đổi nhiều. Thay đổi đó lớn hơn nhiều ở mức như những thay đổi ở những năm đầu tiên ở trẻ sơ sinh. 82 Ở tuổi dậy thì có sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục, sự phát triển của noãn sào ở con gái, ở con trai có sự phát triển dịch hoàn và dương vật. Sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và nam được biểu hiện về sinh dục của nam và nữ. Trước là phát triển bộ phận sinh dục, sau là phát triển phụ như ở con trai bắt đầu có râu, bể giọng. Ở con gái, bộ ngực nảy nở đồng thời xương chậu bắt đầu rộng ra và những phát triển sinh dục phụ theo sau. Trong khi đó cơ thể có sự kích thích sinh dục rất nhiều cho nên trẻ vị thành niên có những ảnh hưởng thay đổi tâm tính rất nhanh. Với những thay đổi nhiều như vậy nên có những biểu hiện thông thường sau: trẻ cảm nhận được sự thay đổi nhiều này. Ở Mỹ những biến đổi này gây sự lo âu cho trẻ. Ví dụ: Đối với trẻ gái trong khi bạn bè xung quanh có ngực có mông mà nó không có nó cảm thấy khó chịu, hoặc một đứa này nở quá sức nó cũng khó chịu. Đối với con trai cũng tương tự như vậy. Thường trẻ ở tuổi dậy thì rất quan tâm đến những sự khác biệt này và nếu không có ai giải thích những khác biệt đó là sự bình thường thì những mối lo âu của nó ngày lại càng tăng (nữ quan tâm đến sự trục trặc về bộ ngực, nam chú ý đến dương vật...). Vì kích thích tố ảnh hưởng đến tâm tính trẻ thành ra tâm tư của trẻ dậy thì rất khó đoán được, lúc vui, lúc buồn bất chợt bởi vì cơ thể nó thay đổi quá nhiều trong lứa tuổi này cho nên đứa trẻ phải cố gắng để thích ứng với hiện tại. Có người khi lớn lên rồi mà họ vẫn chưa có kinh nghiệm đúng về cơ thể mình, họ vẫn còn giữ hình ảnh của họ lúc còn ở tuổi vị thành niên. Ở Mỹ, sự lo lắng nầy chúng tôi gọi là ANOREXIA, (NERVOS) và BULIMIA Cả hai đều là bệnh liên hệ đến sự ăn uống của tuổi vị thành niên. Đây là sự lo lắng cực đoan về cơ thể mình: trong trường hợp ANOREXIA trẻ gái bị ám thị là mập (mặc dù nó không mập) nên nó thường nhịn ăn để bớt mập. Trường hợp BULIMIA đứa trẻ gái cho rằng cơ thể nó quá nặng, nó ăn uống có vẻ bình thường nhưng nó lại tìm cách tống hết thức ăn ra để bớt mập. Cả hai trường hợp này đều xảy ra ở trẻ vị thành niên và nhiều là ở trẻ gái, gây nhiều tác hại cho trẻ, có trẻ nhịn đói đến chết. Ở Mỹ cách chữa trị mới nhất cho hai dạng nầy là: - Thuốc chống trầm cảm. - Trị liệu bằng tham vấn (sử dụng trí tuệ đứa nhỏ để trị liệu). 83 Tuổi vị thành niên cũng có nhiều thay đổi về mặt xã hội, một đòi hỏi chính ở tuổi dậy thì là tách biệt khỏi cha mẹ và gia đình và trở nên độc lập hơn so với lúc còn nhỏ, có khái niệm vững hơn về siêu ngã thay vì phải bú tay, thay vì lệ thuộc vào những suy nghĩ của cha mẹ, ràng buộc của gia đình lơi hơn để sẵn sàng quan hệ xã hội và ở tuổi này tự ý thức chăm sóc về mình hơn thay vì ngồi chờ sự chăm sóc của cha mẹ. Quan hệ với cha mẹ cũng thay đổi không giống như lúc còn bé. Quá trình này cũng đem lại khó khăn trong tuổi mới lớn. Ở trẻ gái mới lớn trẻ cảm thấy thiếu hụt tình cảm vì khi bộ ngực họ phát triển lớn thì người cha không còn ôm họ trong lòng nữa. Quá trình phát triển của tuổi mới lớn không chỉ đơn thuần là sự đối xử khác của con cái đối với cha mẹ mà cha mẹ cũng phải học các đối xử khác đi với con vì không còn phù hợp với sự phát triển của con cái. Sự hoà hợp trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn giữa của tuổi mới lớn, để trải qua những chuyển biến trong gia đình, trẻ mới lớn dựa vào bạn bè và khi đó ảnh hưởng của nhóm bạn càng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn và quan hệ với cha mẹ ngày càng giảm. Có những vấn đề xảy ra giữa cha mẹ con cái xảy ra trong gia đình về sự độc lập tự do của con cái. Con cái muốn độc lập hơn, tự cho mình có quyền làm những điều mình thích nhưng lúc đó cha mẹ vẫn còn muốn giữ đứa con ở tuổi này như là đứa con nít. Trong khi đó nhóm bạn ủng hộ đứa trẻ mới lớn làm cho nó cảm thấy độc lập hơn. Nhóm bạn trở thành một ảnh hưởng xã hội hóa đối với đứa trẻ. Và nhóm bạn trở thành nhóm tham chiếu. Bây giờ nhóm bạn thực hiện vai trò xã hội hóa đối với đứa bạn thông qua sự tương tác. Trong giai đoạn đầu ở tuổi mới lớn, chủ yếu là sự thay đổi về thể chất về sinh lý về các kích thích tố trong cơ thể. Ở Mỹ giai đoạn đầu từ 11 tuổi đến 13 tuổi. Giai đoạn giữa thường từ 14 tuổi đến 17 tuổi là giai đoạn những thay đổi về xã hội và tăng tính độc lập. Giai đoạn cuối của tuổi mới lớn chủ yếu về tâm lý, trẻ tách khỏi nhóm bạn và có quan hệ riêng với một người bạn khác phái. PIAGET nghiên cứu về tuổi mới lớn. Ở tuổi này, PIAGET nhấn mạnh về khả năng lý luận, suy nghĩ những vấn đề trừu tượng. Ví dụ ở tuổi này có thể nói với trẻ những vấn đề xã hội, những cấu trúc xã hội, những hệ thống phụ, và ta có thể dẫn trẻ đến nhà bảo tàng Việt Nam để xem những di tích văn hóa, những vấn đề nó hiểu cũng giống như người lớn hiểu chứ không phải hiểu như là con nít. Ở tuổi mới lớn, nó có thể lý luận và hiểu một cách trừu tượng chứ không hiểu như con nít nữa. 84 Giai đoạn cuối phát triển về tâm lý có nghĩa là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfctxh_cua_truoing_dh_fordham_hoa_ky_1195267430209743_2_2493.pdf