Hệ thống pháp luật Civil Law

Civil Law

Bởi nền tảng chính của hệthống pháp luật châu Âu lục địa là Luật La Mã (mà

Luật này là sựbiến tấu của Tập hợp các chếđịnh luật dân sự -Corpus Juris Civilis

và Civilis có nghĩa là dân sự) nên người Anh gọi hệthống pháp luật này là hệ

thống Civil Law.

Civil Law được truyền bá ởkhắp châu Âu, trừnước Anh nên một sốhọc giảgọi

hệthống này là hệthống pháp luật châu Âu lục địa.

pdf27 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ thống pháp luật Civil Law, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Civil Law Bởi nền tảng chính của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là Luật La Mã (mà Luật này là sự biến tấu của Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis và Civilis có nghĩa là dân sự) nên người Anh gọi hệ thống pháp luật này là hệ thống Civil Law. Civil Law được truyền bá ở khắp châu Âu, trừ nước Anh nên một số học giả gọi hệ thống này là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. 1. Sự hình thành Civil Law ở các nước châu Âu lục địa a) Một số vấn đề cơ bản về Luật La Mã Luật La Mã thời cộng hoà sơ kỳ (thế kỷ 6-4 trước Công nguyên): Nhà nước vừa thoát thai ra khỏi chế độ công xã nguyên thuỷ. Pháp luật thời kỳ này phát triển chưa cao (cả về phạm vi các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh lẫn kỹ thuật lập pháp) Luật 12 bảng: Tiêu biểu cho Luật La Mã cổ đại, ra đời năm 449 trước Công nguyên Nội dung chủ yếu là các tập quán Latin và vay mượn tập quán Hy Lạp cổ đại Đơn thuần là tập hợp các quy tắc cơ bản chứ không phải là văn bản pháp luật hoàn chỉnh Vào thế kỷ 2 sau Công nguyên, Đế quốc La Mã đã có những thành tựu quan trọng về hình thức tổ chức nhà nước, thiết chế quân sự và luật pháp Phần lớn Tây Âu chịu ảnh hưởng của người La Mã. Đỉnh cao của sự suy thoái quyền lực La Mã ở vùng phía Tây là việc phế truất Hoàng đế La Mã Romulus Augustulus năm 476 và thành lập các vương quốc của người german trên lãnh thổ La Mã. Đế quốc La Mã phía Đông (về sau còn được gọi Đế quốc Bizantine với thủ đô ở Constantinople) không chỉ gìn giữ các giá trị văn minh cổ đại mà còn bổ sung thêm vào nó các yếu tố phương Đông và phát triển rực rỡ dưới thời Hoàng đế Justinian I (527-565). Năm 528, Hoàng đế Justinian I ra lệnh tập hợp, hệ thống hoá và củng cố - điển chế hoá Luật La Mã và Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis ra đời: Corpus Juris Civilis Codex Constitutionum - Bộ luật Justinian Institutiones - Sách giáo khoa Luật La Mã Digesta - Tổng luận luật học Justinian Novellae - Tập hợp luật mới b) Giai đoạn nghiên cứu và áp dụng Luật La Mã thế kỷ 11-18 Trong thế kỷ 11, các trường phổ thông của Nhà thờ Thiên chúa giáo tại các đô thị ngày càng phát triển, trở thành các trung tâm học thức ở châu Âu. Từ các trường này, xuất hiện các trường đại học tổng hợp, đầu tiên là ở Italia với thành phố Bologna là trung tâm luật học hàng đầu Thế kỷ 12-13 trong lịch sử châu Âu là Thời kỳ Phục hưng sau Đêm trường Trung Cổ Thời kỳ của những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hoá; Thời kỳ của sự phục hồi các giá trị nhân văn đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại - thể hiện xu hướng phủ nhận nhà thờ và tôn giáo, kêu gọi bảo vệ các quyền và giá trị bất biến của con người. Các trường phái nghiên cứu Luật La Mã Ở châu Âu thời kỳ này, các trường đại học đóng vai trò chủ yếu trong giao lưu văn hoá pháp lý. Có thể nói khoa học pháp lý thống nhất cho toàn bộ châu Âu thế kỷ 11-18 là kết quả nghiên cứu chung của các trường đại học ở các nước latin lẫn các nước germain nên hệ thống pháp luật này còn được gọi là hệ thống pháp luật Đức – La Mã. Tính đa dạng và mông muội của tập quán địa phương khiến vấn đề đặt ra là phải xây dựng pháp luật thống nhất mà nền tảng của nó là Corpus Juris (Luật La Mã) và luật giáo hội. Hệ thống pháp luật thống nhất ở châu Âu lục địa được gọi là jus commune - thống nhất nhưng mềm dẻo, được thể hiện đa dạng ở từng nước (khác với common law được áp dụng một cách đồng bộ ở Anh). Lý do là vì thời kỳ này ở các nước châu Âu, đặc biệt là ở Pháp và Đức chưa có sự thống nhất về chính trị và tổ chức nhà nước, do đó chưa thể có tổ chức tư pháp trung ương. Trường phái của các giáo sư luật Trường phái của các giáo sư luật (Glossators): xuất hiện từ thế kỷ 13 ở Bologna – nơi tập trung hàng ngàn sinh viên từ khắp châu Âu. Các giáo sư làm công việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa ban đầu của Corpus Juris Civilis. Trường phái các nhà bình luận Trường phái các nhà bình luận (Commentators hoặc Post Glossators) xuất hiện thế kỷ 13-14 ở Italia. Các luật gia đã không còn tìm hiểu và giải thích ý nghĩa ban đầu của Corpus Juris mà tìm cách giải thích nó sao cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội đương thời. Trường phái này đã biến Luật La Mã thành nền tảng của khoa học pháp lý châu Âu. Trường phái các nhà pháp điển hiện đại Trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Usus Modernus Pandectarium hay Pandectists) xuất hiện ở Đức thế kỷ 16. Trường phái này không phát triển lý luận về pháp luật, cũng không tìm hiểu nội dung mang tính lịch sử của Corpus Juris mà quan tâm đến việc làm thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật trong thực tiễn, làm cho nó không mâu thuẫn với tập quán pháp ở Đức Trường phái luật tự nhiên Trường phái luật tự nhiên xuất hiện ở Đức thế kỷ 17-18. Trường phái này phản đối quan niệm cho rằng trật tự xã hội do Thượng đế quyết định và khẳng định: bên cạnh pháp luật nhà nước còn có pháp luật tự nhiên. Pháp luật nhà nước có thể phản ánh đúng hoặc sai so với luật tự nhiên. Ở các trường đại học, Trường phái luật tự nhiên chủ trương dạy một loại pháp luật đã được hệ thống hoá cho phù hợp với nhu cầu của đời sống hiện đại. Khoa học pháp lý được hoàn toàn đổi mới, người ta chia pháp luật thành hai nhánh: luật công và luật tư. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo việc xây dựng pháp luật sau Cách mạng Pháp năm 1789. Pháp luật thực định của châu Âu thế kỷ 11-18 Pháp luật thực định của châu Âu thế kỷ 11-18 là hỗn hợp luật thành văn, tập quán pháp và luật giáo hội. Tập quán thời kỳ này rất nhiều và đa dạng, chia thành tập quán chung và tập quán địa phương Luật giáo hội ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật - đặc biệt đến các chế định về hôn nhân và gia đình Sự tiếp nhận Luật La Mã Việc truyền bá một pháp luật chung, thống nhất mà các trường đại học tiến hành không hề nhằm mục đích áp đặt một pháp luật thống nhất bằng con đường quyền lực. Việc tìm ra một pháp luật chung thống nhất cho toàn châu Âu và việc tiếp nhận nó là hai vấn đề khác nhau. Trên thực tế, việc tiếp nhận pháp luật thống nhất ở các nước diễn ra vào những thời điểm khác nhau và bằng những con đường khác nhau. Luật La Mã được tiếp nhận ở các nước châu Âu bằng các con đường: Tiếp nhận Luật La Mã về tư tưởng Tiếp nhận nguyên gốc Luật La Mã Tiếp nhận thông qua sự tư vấn, hỗ trợ của các trường đại học đối với từng trường hợp cụ thể Tiếp nhận thông qua quá trình tập hợp hoá Ở Pháp, pháp luật thống nhất chỉ được coi là “lẽ phải thành văn” vì vua Pháp cho rằng luật quốc gia cao hơn luật thống nhất, nước Pháp chỉ chịu ảnh hưởng chứ không áp dụng luật thống nhất. Ở Đức luật thống nhất được tiếp nhận coi là luật điều chỉnh trật tự xã hội. Pháp luật thống nhất ở đây là luật la Mã đã được các nhà pháp điển hiện đại (Pandectists) biến tấu. Luật tư của Đức là copy của Luật La Mã - nền tảng của pháp luật thống nhất. Ở Italia, việc tiếp nhận pháp luật thống nhất diễn ra rất tự nhiên vì Italia vốn là trường đại học luật của châu Âu. c) Giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 đến nay Sau Cách mạng Tư sản Pháp năm 1789, những tư tưởng của trường phái luật tự nhiên được đánh giá cao. Trường phái này đã có công nâng kỹ thuạt lập pháp lên trình độ pháp điển hoá. Tư tưởng của trường phái này là biến pháp luật được giảng dạy thành pháp luật thực định, tư tưởng này đi vào xã hội làm cho nhà cầm quyền thấy sự cần thiết phải xem xét lại toàn bộ pháp luật, từ đó hình thành tư tưởng pháp điển hoá. Trường phái luật tự nhiên cũng đưa ra tư tưởng cần có pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa người cai trị và người bị cai trị, qua đó hình thành luật công. Phục hồi pháp điển hoá Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Tiêu biểu là Bộ luật Napoleon 1804). Pháp điển hoá là kỹ thuật trình bày một cách có phương pháp một pháp luật phù hợp với xã hội hiện đại, một pháp luật được toà án áp dụng. Pháp điển hoá cũng bộc lộ những hậu quả tiêu cực, làm xuất hiện trường phái luật học thực chứng. Chủ nghĩa luật học thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên và đánh giá quá cao vai trò của pháp điển hoá, cho rằng trong hệ thống pháp luật chỉ có các văn bản pháp luật mới có thể được coi là nguồn luật. Câu hỏi trắc nghiệm Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? Ở châu Âu lục địa đã từng có hệ thống luật thống nhất Ở châu Âu lục địa trước thế kỷ 18 đã có pháp điển hoá được ghi vào lịch sử. Điều kiện để pháp điển hoá thành công Pháp điển hoá phải là sự nghiệp của một ông vua sáng suốt Pháp điển hoá phải được tiến hành ở một nước lớn, có thể gây ảnh hưởng đến các nước khác. 2. Sự mở rộng Civil Law ở các khu vực khác trên thế giới Kết quả của quá trình mở rộng thuộc địa Do nhu cầu học hỏi văn minh pháp lý phương Tây Sự tiếp nhận họ Civil Law ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ Các nước châu Mỹ Latin thông qua các bộ luật lớn theo mô hình của Pháp. Một số nước Đông Âu quay lại hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của Pháp, Đức. Pháp luật của Pháp đã ảnh hưởng quan trọng đến Bộ luật Dân sự, Bộ luật Thương mại ở nhiều nước Trung Đông Bộ luật Dân sự Đức có ảnh hưởng lớn đến Bộ luật Dân sự các nước như châu Á II. Cấu trúc hệ thống Civil Law Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. 1. Sự phân chia luật công và luật tư: l Nét đặc trưng của hệ thống Civil Law l Thuật ngữ jus publicum (luật công) và jus privatio (luật tư) l Sự phân biệt giữa luật công và luật tư chỉ mang tính tương đối a) Luật công Luật công được hình thành trên nền tảng của trường phái luật tự nhiên Luật công là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình thực hiện công quyền. Publicum jus est quod ad statum rei romanae spectat, privatium quod ad singulorum utilitarem (D.1.1.1.2) Luật công có đặc điểm: - Quy phạm luật công mang tính tổng quát - Đối tượng hướng tới của luật công là lợi ích công - Phương pháp điều chỉnh của luật công là mệnh lệnh, thể hiện ý chí đơn phương. - Luật công mang tính bất bình đẳng, trong đó các cơ quan nhà nước có đặc quyền b)Luật tư Luật tư là luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các tư nhân. Đối tượng hướng tới của luật tư là lợi ích tư, với phương pháp điều chỉnh là thoả thuận ý chí. Những đặc điểm của dòng họ Civil Law được thể hiện đầy đủ nhất ở lĩnh vực luật tư. Luật Hình sự dù theo bản chất thuộc công pháp nhưng theo truyền thống Civil Law được coi là thuộc luật tư vì nhiều quy định của nó được ban hành để bảo vệ các quan hệ tư pháp. c)Lý do phân chia luật công và luật tư Quan hệ giữa người thống trị và người bị thống trị là quan hệ đặc thù, đòi hỏi một sự điều chỉnh khác Lợi ích công và lợi ích tư không thể so sánh với nhau 2. a)Sự tương đồng giữa luật công và luật tư ở các nước Civil Law Trong lĩnh vực công pháp: có sự phân chia thành các ngành luật tương tự, các chế định cũng có các điểm tương đồng Lý do: Tương đồng về tư duy pháp lý Tương đồng trong đào tạo luật Trong lĩnh vực công pháp: có sự phân chia thành các ngành luật tương tự, các chế định cũng có các điểm tương đồng Lý do: Tương đồng về tư duy pháp lý Tương đồng trong đào tạo luật Lý do Do luật tư được xây dựng trên cơ sở Luật La Mã Do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung Ở các nước có cấu trúc liên bang thì có hệ thống pháp luật của từng bang và cuả cả liên bang Trong công pháp, pháp luật của các nước có nhiều chế định khác nhau như chế định bảo hiến Trong tư pháp có sự phân biệt Luật Dân sự, Luật Thương mại III. Nguồn của Civil Law 1. Luật thành văn a) Quy phạm pháp luật Quan niệm về quy phạm pháp luật Do các nhà lập pháp sáng tạo hoặc được tạo ra từ các học thuyết pháp lý Mang tính khái quát cao để điều chỉnh chung. b) Hệ thống văn bản luật thành văn - Hiến pháp - Điều ước quốc tế - Bộ luật - Đạo luật - Các văn bản khác Các nước Civil Law đều nhất trí về vai trò hàng đầu của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật. Luật thành văn tạo thành bộ xương của hệ thống pháp lý Sự khác nhau trong thực tiễn : Người Pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu nhất Người Đức thích sử dụng thuật ngữ chuyên ngành một cách chính xác. 2. Tập quán pháp Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào. Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yếu tố: - Yếu tố khách quan: việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen một cách tự nhiên. - Yếu tố chủ quan: chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc (chấp nhận nó là luật) 3. Phán quyết của toà án Án lệ được hiểu là các bản án, quyết định của toà án, trọng tài; là lời giải thích các quy phạm pháp luật của thẩm phán. Các bản án của thẩm phán Pháp thường ngắn gọn, súc tích nhưng khó hiểu. Các bản án của thẩm phán Đức dài, gần giống như bài luận về khoa học luật, dễ hiểu, có trích dẫn các đạo luật, các phán quyết trước đây và các nguồn luật khác. Các nguyên tắc, giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có giá trị như luật thành văn vì chúng không chắc chắn, có thể bị huỷ bỏ hoặc sửa đỏi bất cứ lúc nào. Vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật chính là đặc điểm dùng để phân biệt giữa dòng họ Civil Law, dòng họ Common Law và dòng họ pháp luật XHCN. 4. Các học thuyết pháp lý Các học thuyết pháp lý là toàn bộ các công trình nghiên cứu của các học giả, các ý kiến, các bài viết...liên quan đến luật. Các công trình nghiên cứu có hình thức và nội dung đa dạng của các giáo sư luật, các thẩm phán và các nhà thực hành luật (luật sư, trọng tài viên...) Trước khi có luật thành văn, các học thuyết pháp lý ra đời từ các trường đại học là nguồn quan trọng nhất của Civil Law. Các học thuyết pháp lý tạo ra các nguồn, các thuật ngữ, các khái niệm pháp lý (mà các nhà lập pháp buộc phải sử dụng), các phương pháp tiếp cận khoa học pháp lý và phát triển văn hoá pháp lý. Học thuyết pháp lý có thể gợi ý cho các nhà lập pháp các cách giải thích luật phù hợp với nhu cầu mới của xã hội. 5. Các nguyên tắc chung của pháp luật Các nguyên tắc chung của pháp luật là các nguyên tắc pháp lý được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước. Ví dụ: non bis in idem nemo judex in propria causa ex injurria jus non oritur... IV. Pháp luật của một số nước thuộc họ Civil Law 1. Hệ thống pháp luật của Pháp a) Sơ lược quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Pháp Cho tới Cách mạng Pháp 1789, nước Pháp vẫn không có hệ thống pháp luật thống nhất. Một người đi khắp nước Pháp sẽ buộc phải chịu sự thay đổi pháp luật thường xuyên như thay đổi ngựa (Voltare) b) Bộ luật Napoleon Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 do chính Napoleon I khởi xướng và chỉ đạo quá trình soạn thảo Mặc dù chịu ảnh hưởng của Luật La Mã nhưng về cơ bản phản ánh những tư tưởng tiến bộ của Cách mạng Tư sản Pháp. Sau 102 cuộc thảo luận của Hội đồng Nhà nước, trong đó có 57 cuộc thảo luận có sự tham gia của Napoleon, Bộ luật Dân sự Pháp được thông qua ngày 31 tháng 3 năm 1804. Napoleon đánh giá cao vai trò của mình trong việc xây dựng Bộ luật Dân sự Pháp và khi bị đi đày ở Đảo Saint Helen đã nói: Vinh quang của tôi không phải ở chỗ tôi đã thắng 40 trận đánh. Thất bại ở Waterloo đã xoá đi tất cả những hồi tưởng về những trận thắng đó. Cái không thể xoá trong trí nhớ, cái sẽ còn mãi mãi – đó là Bộ luật Dân sự của tôi Bộ luật Napoleon là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước trong dòng họ Civil Law bởi: Thứ nhất, về nội dung: hầu như tất cả các quan hệ dân sự chủ yếu trong xã hội đều được Bộ luật điều chỉnh. Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Napoleon là cuộc cách mạng về kỹ thuật làm luật: các chương, điều, quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình bày rõ ràng và logic. Các khái niệm pháp lý, các nguyên tắc trong Bộ luật được nêu ngắn gọn nhưng đầy đủ và chuẩn xác. Bộ luật Dân sự Pháp gồm Lời nói đầu, 3 quyển với 2283 điều: Quyển I. Thể nhân Quyển II. Tài sản và quyền sở hữu Quyển III. Các phương thức sở hữu Mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại Pháp Các luật gia nước ngoài thường hiểu sai về mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại Pháp. Bộ luật Thương mại không chứa đựng các quy định về các giao dịch thương mại. Về nguyên tắc, lĩnh vực này được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, chẳng hạn như các quy định về hợp đồng. Bộ luật Thương mại điều chỉnh các vấn đề đặc trưng của pháp luật thương mại như kế toán, công ty, công ty hợp danh c) Hệ thống toà án Pháp Hệ thống toà án Pháp hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1958 và Luật về tổ chức toà án Pháp. Theo nội dung vấn đề toà án phải giải quyết, hệ thống toà án Pháp chia thành toà án dân sự và toà án hình sự, trên hai loại toà này là toà án tối cao (Toà phá án) Toà án dân sự Hệ thống toà án dân sự Pháp được chia thành toà án dân sự thông thường và toà án dân sự đặc biệt. Toà án dân sự thông thường có các cấp xét xử sau: - Toà án cấp sơ thẩm - Toà án cấp sơ thẩm mở rộng - Toà án cấp phúc thẩm Toà án dân sự đặc biệt bao gồm: - Toà án thương mại - Toà án lao động Hệ thống toà án dân sự Pháp được chia thành toà án dân sự thông thường và toà án dân sự đặc biệt. Toà án dân sự thông thường có các cấp xét xử sau: - Toà án cấp sơ thẩm - Toà án cấp sơ thẩm mở rộng - Toà án cấp phúc thẩm Toà án dân sự đặc biệt bao gồm: - Toà án thương mại - Toà án lao động Toà án hình sự Toà án hình sự thông thường: Luật Hình sự Pháp chia tội phạm ra 3 cấp độ: Vi cảnh (contravention), Thường tội (delit), Trọng tội (crime), mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại toà án. Toà án vi cảnh Toà án tiểu hình Toà án tiểu hình phúc thẩm Toà án đại hình Toà án hình sự đặc biệt gồm có: Toà án cho người vị thành niên Toà án quân sự Toà án an ninh quốc gia Toà án tối cao Toà phá án (Cour de cassation) là toà án tối cao của Pháp. Toà này chỉ xem xét tính hợp pháp của các quyết định chung thẩm của toà án cấp dưới. Tài phán Hiến pháp Ở Pháp, Hội đồng Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp. Theo Hiến pháp Pháp 1958, Hội đồng Hiến pháp có các nhiệm vụ cơ bản: - Kiểm soát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp và hành pháp - Kiểm soát tính hợp hiến của các cam kết quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộc Toà án kiểm toán Cơ quan chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ thời Napoleon năm 1807. Theo Điều 46 Hiến pháp năm 1958, Toà Kiểm toán có chức năng giúp Nghị viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính. Tài phán hành chính Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Tham chính viện (Conseil d’Etat) - Toà án hành chính tối cao. Theo quan điểm của các luật gia Civil Law, Nhà nước có tư cách pháp nhân công pháp trong các quan hệ pháp luật, bởi vì: Nhà nước là sự thống nhất giữa các nhóm người, Nhà nước có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận: Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện. Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính. Toà án xung đột Sự tồn tại các loại tài phán (tư pháp; công pháp:hiến pháp,hành chính…) đôi khi dẫn đến xung đột về thẩm quyền đòi hỏi phải có cơ quan giải quyết riêng Viện công tố Ở Pháp không có Viện công tố riêng, Công tố viên nằm trong toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án. d) Nguồn luật Theo luật của Pháp, luật thành văn gồm các loại sau đây: Hiến pháp Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộc cũng được coi là luật của nước Pháp và có giá trị cao nhất. Bộ luật (Code): Sự tập hợp các quy phạm liên quan đến một vấn đề nhất định và sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống. Đạo luật (Loi) Các loại văn bản khác dưới luật (Reglement): Nghị định (Decret), Pháp lệnh (Ordonnance), Quyết định (Decision), Thông tư (Arrete), Chỉ thị (Circulaire)... Các chế định pháp lý đặc thù trong luật của nước Pháp Chế định luật nghĩa vụ (droit des obligations): Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các hành vi không liên quan đến hợp đồng. Chế định hôn nhân – gia đình: quy định trong một chế định của Bộ luật dân sự Chế định pháp nhân: phân biệt pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp Câu hỏi trắc nghiệm Nói: Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và Bộ luật Thương mại Pháp 1807 đến nay vẫn còn hiệu lực là đúng hay sai? e) Đào tạo luật và nghề luật Bằng đại học (Maitrise) luật là điều kiện tiên quyết cần thiết để hành nghề luật trong bất kỳ lĩnh vực nào tại Pháp Đào tạo thẩm phán và công tố viên Sau 4 năm học đại học luật, một người muốn làm thẩm phán hoặc công tố viên có thể dự tuyển vào Trường thẩm phán tại Bordeaux (Ecole national de la magistrature). Chương trình đào tạo thẩm phán dài 31 tháng, trong khi học, các học viên được hưởng lương. Sau khi hoàn thành tốt chương trình với kỳ thực tập rất quan trọng, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm vào các vị trí xét xử hoặc công tố Nghề luật sư ở Pháp Ở Pháp, nghề luật sư được quan niệm là một nghề tự do và có quy chế độc lập Luật sư độc quyền trong việc trợ giúp và đại diện cho các bên trước toà án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Hoạt động của luật sư ở Pháp không giống như luật sư ở các nước Common Law. Mặc dù pháp luật xác định rõ thủ tục tranh luận tại phiên toà nhưng trên thực tế đa số vụ việc đã được giải quyết trước khi luật sư có mặt tại toà. Điều kiện bắt buộc để hành nghề luật sư ở Pháp Là thành viên của hội luật sư địa phương (barreau) với điều kiện gia nhập là: Phải có bằng Maitrise về luật, Phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở Trung tâm đào tạo luật sư, trải qua kỳ thi để có Giấy chứng chỉ về khả năng hành nghề luật sư Phải làm luật sư thực tập trong 2-5 năm Luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dân sự cho hoạt động nghề nghiệp của mình Công chứng viên Công chứng viên (chưởng khế viên) là các luật gia đã qua đào tạo và kiểm tra về nghiệp vụ pháp luật. Về pháp lý, công chứng viên là người duy nhất có quyền làm một số giấy chứng nhận, là người soạn thảo di chúc, thoả thuận về tài sản vợ chồng, chuyển đổi bất động sản ... Chức năng của công chứng viên không chỉ là làm giấy tờ mà còn làm nhiệm vụ cố vấn cho các bên, khuyến cáo về hậu quả của các hành vi của họ. Số công chứng viên ở Pháp được hạn định bởi quy định của pháp luật. 2. Hệ thống pháp luật của Đức a) Sơ lược quá trình phát triển Nước Đức hiện đại giành được sự thống nhất về chính trị vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19, trước đó ở Đức có ít nhất 6 loại luật (không giống nhau và bằng các thứ tiếng khác nhau) được áp dụng. Đức là Nhà nước Liên bang, mỗi bang có nghị viện riêng và có thẩm quyền lập pháp hạn chế nhưng các đạo luật quan trọng thường được hoặc áp dụng trên toàn nước Đức, hoặc được trình bày theo một cách thống nhất b) Bộ luật Dân sự Đức Bộ luật Dân sự Đức ra đời năm 1896, là sản phẩm của những trí tuệ bác học nên còn được gọi là Bộ luật của các giáo sư. Bộ luật Dân sự Đức có 2400 đoạn được sắp xếp thành 5 quyển: Quyển I. Phần chung Quyển II. Nghĩa vụ Quyển III. Các quyền tài sản và quyền sở hữu Quyển IV. Luật gia đình Quyển V. Luật thừa kế. c) Hệ thống toà án Ở cấp Liên bang có 6 toà án, trong đó 5 toà phân chia theo nội dung vụ việc: Toà án về các vấn đề thuế, Toà án về các vấn đề xã hội, Toà án về các vấn đề lao động, Toà án về các vấn đề chung, Toà án hành chính. Đây là các toà cấp phúc thẩm, xét xử các vụ kiện được chuyển từ toà án cấp bang. Toà Hiến pháp liên bang giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiến pháp, tranh chấp giữa các bang và giữa bang với Liên bang. Ở cấp bang cũng có 5 toà phân chia theo nội dung vụ việc với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Dưới cấp bang là các toà án cấp khu vực, với hệ thống toà án bao gồm 3 toà theo các nội dung: toà dân sự, toà hình sự, toà thương mại. d) Đào tạo luật và nghề luật Ở Đức, không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư...) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Đào tạo Luật ở bậc đại học kéo dài ít nhất 4 năm tại Khoa Luật ở các đại học của Đức. Việc nghiên cứu lý thuyết được kết thúc bởi “kỳ thi quốc gia đầu tiên” Giai đoạn thực tập kéo dài khoảng 3 năm, kết thúc bằng “kỳ thi quốc gia thứ hai” Nghề luật sư ở Đức Nghề luật sư được nhìn n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_3196.pdf
Tài liệu liên quan