Hệ tiêu hóa

Ở động vật đơn bào: chưa có hệ tiêu hóa. Có 3

hình thức dinh dưỡng: tự dưỡng, hoại dưỡng và dị

dưỡng

 Tự dưỡng: giống thực vật. Gặp ở trùng roi

như Euglena viridis

 Hoại dưỡng: hấp thụ các chất dinh dưỡng có

sẵn trong môi trường sống dưới dạng chất

lỏng, qua bề mặt cơ thể. Gặp ở động vật đơn

bào ký sinh trong dịch cơ thể động vật như

Trypanosoma, Plasmodium

 Dị dưỡng: là hình thức dinh dưỡng đặc trưng

của tất cả động vật. Là hình thức tiêu hóa nội

bào.

pdf70 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương VII: Hệ tiêu hóa 2HỆ TIÊU HÓA I. Khái niệm về tiêu hóa II. Các phương thức dinh dưỡng 1. Ở động vật đơn bào 2. Ở động vật đa bào III. Hệ tiêu hóa ở người 1. Ống tiêu hóa 2. Cơ quan tiêu hóa phụ IV. Tiến hóa thích nghi của hệ tiêu hóa ở động vật ăn cỏ 3Khái quát về tiêu hóa  Tiêu hóa là quá trình thu nhận thức ăn vào cơ thể  biến đổi chúng thành các chất đơn giản, để cơ thể hấp thụ được, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống, dự trữ, đồng thời những chất bả được thải ra ngoài. 4Các phương thức dinh dưỡng  Ở động vật đơn bào: chưa có hệ tiêu hóa. Có 3 hình thức dinh dưỡng: tự dưỡng, hoại dưỡng và dị dưỡng  Tự dưỡng: giống thực vật. Gặp ở trùng roi như Euglena viridis  Hoại dưỡng: hấp thụ các chất dinh dưỡng có sẵn trong môi trường sống dưới dạng chất lỏng, qua bề mặt cơ thể. Gặp ở động vật đơn bào ký sinh trong dịch cơ thể động vật như Trypanosoma, Plasmodium  Dị dưỡng: là hình thức dinh dưỡng đặc trưng của tất cả động vật. Là hình thức tiêu hóa nội bào. 5Các phương thức dinh dưỡng  Ở động vật đa bào: ngoài hình thức tiêu hóa nội bào còn có hình thức tiêu hóa ngoại bào.  Ruột khoang (Coelenterata): cấu tạo đơn giản gồm một xoang với đầu vào và đầu ra chung nhau gọi là xoang tiêu hóa – tuần hoàn 6Các phương thức dinh dưỡng  Các động vật đa bào phức tạp đã bắt đầu xuất hiện hệ tiêu hóa và sự tiêu hóa xãy ra trong ống tiêu hóa. Ống này chia làm nhiều phần, mỗi phần thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.  Cơ quan tiêu hóa ở người được xem là hoàn thiện nhất 7Quá trình tiêu hóa Quá trình tiêu hóa ở các động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp diễn ra tương tự nhau, bao gồm 4 quá trình:  Quá trình biến đổi cơ học  Quá trình biến đổi hóa học  Quá trình hấp thụ  Quá trình đào thải 8Quá trình biến đổi cơ học  Là giai đoạn đầu của quá trình xử lý thức ăn  Thức ăn được cắt, xé, nghiền, bóp nhuyễn thành các phân tử nhỏ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học Ví dụ: ở động vật có vú, quá trình này chủ yếu thực hiện ở khoang miệng (nhờ răng), thành cơ ở dạ dày 9Quá trình biến đổi hóa học  Là quá trình phân giải thức ăn thành những phân tử bé nhỏ để cơ thể có thể hấp thu được.  Phân giải các đại phân tử thành các đơn phân  hấp thụ vào tế bào  làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nên các đại phân tử đặc thù, hoặc làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất ATP  Đường phức tạp, đường đôi đường đơn  Chất béo  acid béo và glycerol  Protein  acid amin  Acid nucleic  nucleotid  Ví dụ: ở động vật có vú, quá trình biến đổi hóa học được thực hiện trong ống tiêu hóa nhờ các enzyme thủy phân do các tuyến tiêu hóa tiết ra (tuyến nước bọt, tuyến tụy và tuyến ruột), gan tiết mật 10 Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng  Là quá trình động vật hấp thụ các đơn phân (acid amin, đường đơn…) từ ống tiêu hóa, đặc biệt là ruột non  Ruột non có cấu tạo thích nghi tăng cao bề mặt hấp thụ: nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột. Lớp biểu mô của niêm mạc ruột uốn lượn tạo nên các lông ruột (lông nhung). Các tế bào của biểu mô lông ruột có các lông cực nhỏ (vi lông – do màng sinh chất tạo thành) nằm trên bề mặt của tế bào  tăng bề mặt hấp thụ của ruột lên nhiều lần (tăng lên 600 – 1000 lần so với bề mặt của ống ruột ở người) 11 Quá trình đào thải  Những nguyên liệu không được tiêu hóa và không được hấp thụ sẽ bị đào thải ra khỏi ống tiêu hóa ở dạng phân.  Phân thường được hình thành trong phần cuối của ruột là ruột già, được tích trữ ở trực tràng và được thải ra ngoài qua hậu môn 12 Hệ tiêu hóa ở người  Được coi là hoàn chỉnh nhất, điển hình cho các loài ăn tạp, dạ dày một túi.  Gồm ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa phụ.  Ống tiêu hóa: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn  Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt; gan; mật; tụy tạng  Cơ quan tiêu hóa phụ: răng và lưỡi; 13 Sự tiêu hóa ở khoang miệng  Khoang miệng là đoạn mở đầu của ống tiêu hóa, là nơi tiếp nhận các dạng vật chất từ môi trường ngoài  Phía trước là 2 môi, phía sau là hầu, phía trên là vòm khẩu cái, phía dưới là nền miệng cùng với lưỡi và 2 bên là má.  Môi: là nắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh cảm giác, chúng giúp giữ thức ăn khi ta nhai và là cấu trúc quan trọng trong việc phát âm ở người 14 Răng  Răng: gồm có 4 dạng: răng cửa (cắt thức ăn), răng nanh (xé thức ăn), răng tiền hàm và răng hàm (nghiền thức ăn) 15 Răng  Mỗi răng gồm có 3 phần:  Chân răng gắn chặt vào hố răng ở xương hàm  Thân răng nhô lên trên mặt nướu: được bọc bởi men răng rất cứng  Tủy răng nằm chính giữa răng, là mô liên kết chứa mao mạch và sợi thần kinh. 16 Lưỡi  Là một khối cơ vân, được lợp bởi lớp niêm mạc đặc biệt, có cấu trúc khác nhau tùy vùng lưỡi.  Giữ vai trò di chuyển và điều chỉnh thức ăn vào răng khi nhai  Trên lưỡi có 4 loại gai lưỡi: gai chỉ, gai nấm, gai chén, gai lá  Ngoài ra, lưỡi còn giữ chức năng quan trọng trong việc phát âm. 17 Tuyến nước bọt  Xoang miệng luôn ẩm ướt nhờ được thấm nước bọt, đó là chất dịch hơi nhờn, do 3 cặp tuyến tiết ra là tuyến mang tai (Parotid gland), tuyến dưới hàm (Submandibular gland), tuyến dưới lưỡi (Sublingual gland) 18 Tuyến nước bọt  Thành phần của nước bọt: Nước bọt gần như trung tính (pH = 7), gồm:  Nước (98 – 99%) hòa tan các chất có trong thức ăn  Chất nhầy mucin: làm trơn khối thức ăn cho dễ nuốt  Enzyme amylase (ptyalin): tiêu hóa carbohydrate  Enzyme lyzozym: ăn mòn màng tế bào vi khuẩn, giúp răng – lưỡi luôn sạch và tránh các bệnh nhiễm trùng  Chất khoáng: Na+, K+, Cl-, HCO3-, PO42-…  Thành phần nước bọt của 3 đôi tuyến:  Tuyến mang tai: nước và amylase  Tuyến dưới hàm: nước, nhầy, amylase  Tuyến dưới lưỡi: chủ yếu tiết nhầy, một ít amylase 19 Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng  Xãy ra 2 quá trình là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học  Tiêu hóa cơ học: chủ yếu do răng đảm nhiệm  Cắt, nhai, nghiền thức ăn. Các chức năng này được thể hiện qua phản xạ nhai với sự tham gia của cơ nhai (cơ nâng và hạ hàm dưới) và lưỡi.  Đảo trộn thức ăn và trộn đều với nước bọt  Tạo viên thức ăn nhỏ, trơn, rơi xuống hầu để thực hiện phản xạ nuốt  Tiêu hóa hóa học: do enzyme amylase của nước bọt thực hiện, phân giải tinh bột chín thành đường maltose. Protein và lipid chưa được phân giải  Ở người, nước bọt tiết ra khoảng 1,5 lít/ngày 20 Quá trình tiêu hóa ở hầu  Hầu là một ống ngắn nối tiếp với khoang miệng.  Phía trên liên hệ với xoang mũi, phía dưới liên hệ với thanh quản và thực quản  Khi thức ăn được tạo viên và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu 21 Nuốt  Nắp thanh quản  Nắp bằng sụn  Đóng kín khí quản, khi sự nuốt xãy ra  Thức ăn đi xuống thực quản 22 Thực quản  Là ống nối hầu với dạ dày, dài khoảng 22cm.  Dọc theo ống có tuyến tiết chất nhầy  Các cử động nhu động của thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Phản xạ cử động nhu động thực quản xãy ra khi thức ăn tác động vào thành thực quản.  Thức ăn đi qua thực quản mất khoảng 2 – 3 giây 23 Cấu tạo thành ống tiêu hóa  Thành ống tiêu hóa gồm có 4 lớp:  Lớp niêm mạc (màng nhầy - tiết enzyme tiêu hóa và chất nhầy)  Lớp dưới niêm mạc (mô liên kết thưa – mạch máu và mạch bạch huyết)  Lớp cơ (2 lớp cơ trơn – nhu động)  Lớp màng bọc (màng serosa) 24 Cấu tạo thành ống tiêu hóa 25 Dạ dày  Nối thực quản với tá tràng  Là một túi lớn hình chữ J, được chia ra 3 phần: tâm vị, thân và môn vị.  Lưu trữ thức ăn tạm thời  Tiết dịch vị  Thành dạ dày có hệ cơ trơn co bóp để nhào trộn thức ăn  Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học để phá vỡ thức ăn 26 Sự tiêu hóa cơ học ở dạ dày  Ở phần tâm vị: không có cơ vòng thắt mà chỉ đóng mở nhờ lớp niêm mạc dày lên và cơ hoành bao bọc xung quanh  tâm vị đóng không chặt.  Tâm vị mở khi thức ăn chuyển xuống phần cuối của thực quản, do kích thích thức ăn của phần này và theo cơ chế phản xạ ruột, tâm vị mở ra cho thức ăn dồn vào dạ dày. Thức ăn làm trung hòa bớt acid của dịch vị là nguyên nhân làm tâm vị đóng lại 27 Sự tiêu hóa cơ học ở dạ dày  Ở phần thân và hạ vị: khi dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp của dạ dày yếu và thưa. Khi cảm giác đói, tăng dần cả về tần số và cường độ rồi đến những cơn co mạnh, được gọi là “co bóp đói”  Sau khi ăn 10 – 20 phút, bắt đầu có cử động nhu động theo chiều từ trên xuống dưới với tần số 20 lần/phút  làm thức ăn chuyển động theo chiều từ trên xuống sát 2 bên thành dạ dày và nhồi từ dưới lên ở chính giữa  Co bóp này làm thức ăn ngấm đều dịch vị và chuyển xuống phần hạ vị.  Ở hạ vị, thành cơ dày, co bóp mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị biến thành dịch lỏng gọi là “vị trấp”  chuyển qua môn vị, xuống tá tràng 28 Sự tiêu hóa cơ học ở dạ dày  Ở phần môn vị: bình thường môn vị hơi hé mở khi bữa ăn bắt đầu.  Mỗi nhịp co của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị, một lượng “vị trấp” được đẩy xuống tá tràng. Vị trấp có độ acid cao làm trung hòa bớt độ kiềm của pH dịch tụy  làm môn vị đóng lại cho đến khi môi trường kiềm ở tá tràng trở lại bình thường.  Sự co bóp cơ học và sự tích chứa thức ăn của dạ dày làm cho người và động vật ăn thành bữa cách nhau 5 -7 giờ, nhưng quá trình tiêu hóa hấp thu diễn ra liên tục trong ngày 29 Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày  Trong niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị. Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi các loại tế bào khác nhau:  Tế bào chính tiết ra enzyme pepsinogen  Tế bào thành (tế bào bờ) tiết ra HCl  Tế bào cổ tuyến tiết ra chất nhầy mucin  Tế bào nội tiết tiết ra hormone gastrin 30 Dịch vị  Dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh. Độ pH của dịch vị nguyên chất: 0,9 – 1,5  Thành phần của dịch vị:  Nước (98 – 99%);  Các chất hữu cơ (0,4%): pepsin, chymosin (renin), lipase và chất nhầy mucin  Các chất vô cơ (0,65 – 0,85%): HCl; các muối clorua của K+, Na+ …, các sulphat, phosphat…  Ở người, dạ dày tiết ra khoảng 1,5 – 2 lít dịch vị/ngày 31 Vai trò của dịch vị  Dịch vị có độ acid cao  Ngâm mủn thức ăn thô rắn;  Tiêu diệt đa số vi khuẩn theo thức ăn vào dạ dày;  Tạo điều kiện để các enzyme dịch vị hoạt động;  Làm biến tính các protein, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xúc tác của enzyme. 32 Tác dụng của các chất trong dịch vị  Pepsin: được bài tiết dưới dạng pepsinogen không hoạt động. Nhờ HCl, chúng được hoạt hóa thành pepsin. Cắt các liên kết peptid của protein, phân giải chúng thành các polypeptid  Chymosin (hay presur, renin): phân giải sữa  Lipase phân giải lipid đã nhũ tương tạo acid béo và monoglycerid.  Acid HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin; tiêu diệt vi khuẩn; sát trùng trong dạ dày; thủy phân cellulose của thực vật và tham gia cơ chế đóng mở môn vị.  Chất nhầy mucin (glycoprotein, mucopolysaccharit…): bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác dụng ăn mòn của enzyme pepsin và HCl. Ngoài ra, một glycoprotein đặc biệt tạo phức với vitamin B12 và gắn vào chất tiếp nhận đặc hiệu ở niêm mạc ruột non  vitamin B12 được hấp thu dễ dàng. 33 Ruột non  Ruột non: ở người dài khoảng 2,8 – 3m, rộng 4cm.  Chia làm 3 đoạn:  Tá tràng: đoạn đầu, dài khoảng 20cm, là nơi tiêu hóa quan trọng nhất vì có ống tụy và ống mật đổ vào  Hỗng tràng: chiếm khoảng 2/5 chiều dài  Hồi tràng: chiếm khoảng 1/5 chiều dài của ruột  Ruột non nhận:  Vị trấp từ dạ dày  Các enzyme tiêu hóa và bicarbonate từ tụy tạng  Mật từ gan  Tiêu hóa hóa học thức ăn (nhờ enzyme) và hấp thụ các chất dinh dưỡng như acid amin, đường đơn, acid béo… vào máu và bạch huyết. 34 Ruột non  Thành ruột non cấu tạo bởi 2 lớp cơ trơn (cơ dọc và cơ vòng) ở ngoài, niêm mạc ruột ở trong  Niêm mạc ruột: có nhiều lông ruột (lông nhung)  Hệ thống thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết từ phần cơ phân bố vào lông nhung để tiếp nhận các chất dinh dưỡng. 35 Tiêu hóa cơ học của ruột non Ruột non có các hình thức cử động sau:  Co thắt từng phần: chủ yếu do cơ vòng gây ra. Xáo trộn thức ăn, làm thức ăn ngấm dịch tiêu hóa từng đoạn  Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc của ruột thay nhau co giãn, làm cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại. Xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ tiêu hóa, hấp thu  Cử động nhu động: do cả cơ vòng và cơ dọc tham gia. Cử động nhịp nhàng, lan truyền từ dạ dày xuống đến ruột già, tốc độ khoảng 3m/s. Đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn.  Cử động phản nhu động: ngược chiều, từ phía ruột già đi lên. Đẩy thức ăn theo chiều ngược lại  quá trình tiêu hóa và hấp thụ triệt để hơn. 36 Tiêu hóa cơ học của ruột non Điều hòa các cử động: Thần kinh phó giao cảm (dây số X) và một số hormone đường tiêu hóa, acetycholine làm tăng nhu động ruột. Thần kinh giao cảm, epinephrine làm giảm nhu động ruột. Kích thích tại chỗ như khi viêm ruột hay bị giun, nhu động ruột tăng lên 37 Tiêu hóa hóa học ở ruột non  Do các cơ quan sau đảm nhận:  Tụy tạng tiết ra dịch tụy  Gan tiết ra dịch mật  Ruột tiết ra dịch ruột 38 Tụy tạng  Nằm giữa dạ dày và ruột non  Tuyến pha.  Phần nội tiết: tiết ra hormone  Phần ngoại tiết gồm rất nhiều nang, trong mỗi nang có 2 loại tế bào: tế bào nang (tiết các enzyme tiêu hóa) và tế bào trung tâm (tiết nước, các chất vô cơ, quan trọng nhất là NaHCO3)  Ống tiết của nang dẫn dịch tụy đổ vào ống tụy, là ống lớn nằm dọc theo trục của tuyến. Ống tụy đổ dịch tụy vào đoạn đầu tá tràng, cùng nơi với ống mật chủ. 39 Dịch tụy  Dịch lỏng, hơi quánh, trong suốt, không màu, pH= 7,8 – 8,4  Tụy tiết ra khoảng 1,2 – 1,5 lít dịch tụy / ngày  Thành phần của dịch tụy:  Nước chiếm 98,5%  Chất vô cơ (0,7 – 0,8%): Na+, K+, Ca2+, SO42-, HCO3-, quan trọng nhất là NaHCO3  Chất hữu cơ: các enzyme phân giải protein, lipid, glucid, ngoài ra còn một ít bạch cầu, globulin 40 Vai trò của dịch tụy  Enzyme trypsin: được tiết ra dưới dạng trypsinogen không hoạt động, nhờ enzym enterokinase từ ruột lên hoạt hóa thành trypsin hoạt động. Phân giải protein thành các chuỗi polypeptid  Enzyme chymotrypsin: được tiết ra dưới dạng chymotrypsinogen, nhờ trypsin hoạt hóa thành chymotrypsin. Vai trò cắt các liên kết peptid có phần -COOH thuộc các acid amin có nhân thơm, tạo thành các chuỗi polypeptid  Carboxypolypeptidase: được tiết ra ở dạng không hoạt động, nhờ trypsin hoạt hóa thành dạng hoạt động. Phân giải chuỗi polypeptid Cùng với pepsin của dạ dày, các enzyme của dịch tụy có tác dụng tiêu hóa protein thành các acid amin để hấp thụ 41 Vai trò của dịch tụy  Lipase dịch tụy: phân giải các triglycerit của lipid đã được nhũ tương hóa bởi dịch mật, tạo thành monoglycerit, acid béo và glycerol  Phospholipase: phân giải phospholipid thành một phosphat và một diglycerid. Diglycerid sẽ bị lipase phân giải tiếp  Cholesterolesterase phân giải este của cholesterol và các steroid của thức ăn thành acid béo và sterol Với 3 enzyme trên, mọi lipid trong thức ăn đều được tiêu hóa hết 42 Vai trò của dịch tụy  Amylase dịch tụy: cắt liên kết 1 – 4 -O-glucozit của cả tinh bột sống và chín cho ra maltose  Matase: phân giải đường maltose thành glucose  NaHCO3 dịch tụy có vai trò rất quan trọng (tương tự như HCl của dịch vị), tạo môi trường có pH thích hợp cho các enzyme hoạt động Cả 3 nhóm enzyme phân giải protein, lipid, glucid của dịch tụy giúp cho quá trình tiêu hóa hóa học gần như hoàn tất 43 Gan  Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, nằm trên dạ dày  Sản xuất ra mật đổ vào ruột non 44 Gan  Gan chia làm nhiều khối nhỏ là tiểu thùy gan. Giữa mỗi tiểu thùy có một tĩnh mạch nội thùy. 45 Đường đi của máu 1. Ruột non hấp thụ các sản phẩm của sự tiêu hóa 2. Chất dinh dưỡng đi theo tĩnh mạch cửa gan để vào gan 3. Gan điều khiển dòng máu 4. Máu đi vào vòng tuần hoàn chung bởi tĩnh mạch gan Tĩnh mạch chủ dưới 46 Chức năng của gan 1. Tạo glycogen 2. Tạo urea 3. Tạo mỡ và tiêu mỡ 4. Bài tiết mật 5. Trung hòa độc tố 6. Dự trữ sắt và vitamine 7. Tiêu hủy hồng cầu chết 8. Tham gia cơ chế đông máu 9. Sinh nhiệt 10. Dự trữ máu 47 Túi mật  Tuyến ngoại tiết lưu trữ và cô đặc mật, đổ trực tiếp vào ruột non 48 Dịch mật  Gan tiết 0,5 – 1 lít dịch mật / ngày  Khi đang ăn, dịch mật bài tiết ra đi theo ống mật chủ dẫn đến bóng Water, là nơi đầu ống mật chủ và ống tụy nhập lại, đổ vào tá tràng  Khi ngưng ăn, dịch mật tập trung vào túi mật nằm ở mặt trong gan  Túi mật có quá trình tái hấp thu nước một phần làm cho mật đặc hơn từ 4 – 10 lần so với khi mới tiết ra. 49 Thành phần và tính chất của dịch mật  Dịch lỏng, trong suốt có màu thay đổi từ xanh đến vàng  pH = 8 – 8,6 (mật mới tiết ra); pH = 7 – 7,6 (mật ở túi mật)  Thành phần: chủ yếu là nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ. Ngoài ra, trong dịch mật còn có lecithin, mỡ trung tính và chất thải của cơ thể. 50 Vai trò của dịch mật  Muối mật: nhũ tương hóa tất cả lipid của thức ăn  enzyme lipase phân giải lipid thành acid béo và glycerol; hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa của lipid và các chất hòa tan trong lipid (vitamin A, D, E, K)  Sắc tố mật: sản phẩm thoái hóa của một phần hemoglobin. Không rõ tác dụng trong tiêu hóa của sắc tố mật  Tạo môi trường kiềm để enzyme dịch tụy hoạt động  Làm tăng nhu động ruột: thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu  Kích thích tuyến tụy tăng tiết dịch tụy  Ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống hiện tượng lên men, thối rữa các chất ở ruột. 51 Dịch ruột  Lúc ruột rỗng, chưa có thức ăn, dịch ruột hầu như không tiết ra  Khi bắt đầu có “vị trấp” từ dạ dày sang tá tràng thì dịch ruột cũng bắt đầu tiết ra  Ở người, dịch ruột tiết ra khoảng 1lít/ngày 52 Dịch ruột  Chất lỏng, rất nhớt và đục, pH = 8,3  Thành phần của dịch ruột chủ yếu là nước (98%); chất vô cơ (1%): muối kiềm như carbonat, phosphat…; chất hữu cơ (1%): chất nhầy mucin, mảnh vỡ tế bào, các enzyme tiêu hóa  Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là các enzyme. 53 Vai trò của dịch ruột  Phân giải protein:  Aminopeptidase: phân giải các chuỗi peptid  Tripeptidase, dipeptidase: phân giải tripeptid và dipeptid  Nuclease, nucleotidase: phân giải nuclein, nucleotid thành pentose, acid phosphric và các base nitơ  Phân giải lipid: lipase, phospholipase, cholesterol – esterase giống như dịch tụy  Phân giải glucid: amylase, maltase giống dịch tụy. Saccharase phân giải đường saccharose thành glucose và fructose  Phosphatase kiềm: phân giải tất cả phosphat vô cơ và hữu cơ  Enterokinase: hoạt hóa trypsinogen thành trypsin hoạt động 54 Sự điều hòa tiêu hóa  Tiêu hóa được điều hòa bởi tín hiệu thần kinh và hormone  Hệ thần kinh kích thích tiết enzyme ở dạ dày  Khi thức ăn đến dạ dày, hormone gastrin được giải phóng, đến lượt nó gây giải phóng pepsinogen và HCl 55 Sự điều hòa tiêu hóa  Điều hòa theo hệ thống ngược âm  Protein có mặt trong dạ dày, gastrin được giải phóng  Gastrin gây giải phóng pepsinogen và HCl HCl thấp hơn pH dạ dày và ức chế sự giải phóng gastrin 56  Ruột non giải phóng 2 loại hormone điều hòa tiêu hóa  Cholecytokinin (CCK) được giải phóng khi lipid ở dạng nhũ trấp, gây ra sự tiết mật ở túi mật  Secretin được giải phóng trong điều kiện pH thấp của nhũ trấp; kích thích tuyến tụy giải phóng bicarnonate và enzym dịch tụy Sự điều hòa tiêu hóa 57 Sự hấp thụ trong ruột non  95% chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non  Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng theo 2 con đường:  Glucose, acid amin, muối khoáng, vitamin, glycerol và một số acid béo ngắn sẽ ngấm vào mao mạch ở ruột, chảy về tĩnh mạch cửa gan vào gan để chuyển hóa  tĩnh mạch trên gan  tĩnh mạch chủ dưới  tâm nhĩ phải  Phần lớn glycerol và acid béo sẽ được hấp thu vào ống dưỡng trấp của mao tràng  hệ thống bạch huyết  tĩnh mạch dưới đòn trái  tĩnh mạch chủ trên  tâm nhĩ phải 58 Sự hấp thụ protein và glucid 59 Sự hấp thụ lipid 60 Sự hấp thụ các vitamin  Đa số các vitamin được hấp thụ tích cực bởi tế bào niêm mạc ruột, không cần biến đổi hóa học.  Vitamin B1 phải được phosphoryl hóa và chỉ được hấp thụ tốt khi ăn cùng thức ăn.  Vitamin B12 chỉ được hấp thụ khi kết hợp với một protein đặc biệt.  Các vitamin tan trong lipid cần có muối mật. 61 Sự hấp thụ muối khoáng  Được hấp thụ dưới dạng ion thông qua cơ chế vận tải tích cực  Na+ được hấp thụ bởi 2 cơ chế: khuếch tán và tích cực  Ion hóa trị 2 hấp thụ chậm hơn ion hóa trị 1  Các ion âm thường được hấp thụ thụ động theo các ion dương 62 Sự hấp thụ nước  Ruột non: nước được hấp thụ thụ động theo các chất dinh dưỡng (khoảng 2 lít/ngày). Ở tá tràng, nước không được hấp thụ  Ruột già: nước được hấp thụ bằng cơ chế tích cực 63 Ruột già  Ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa  Dài khoảng 1,5 – 2m, được chia làm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trực tràng Manh tràng Kết tràng ngang Kết tràng xuống Kết tràng sigma Kết tràng lên 64 Ruột già  Giữa ruột non và ruột già có van hồi manh giữ cho các chất ở ruột già không rơi ngược trở lại ruột non.  Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ lại nước trong dịch dinh dưỡng.  Ruột non và ruột già hấp thụ khoảng 90% nước có trong ống tiêu hóa 65 Sự co bóp của ruột già  Chỉ có cử động nhu động và phản nhu động  Cử động nhu động: từ trên xuống hậu môn không mạnh, có 1 -2 nhu động mạnh/ngày để dồn chất bã xuống trực tràng  Cử động phản nhu động: mạnh hơn, nhất là đoạn kết tràng lên bên phải, làm cho sự tồn lưu các chất trong ruột già kéo dài 66 Hệ vi sinh vật của ruột già  Rất phát triển. 40% trọng lượng phân khô là xác vi sinh vật  Vi khuẩn lên men các monosacarit và acid amin không được hấp thụ ở ruột non thành các acid: acetic, lactic…; các chất khí: CO2 , CH4, H2S…; và các chất độc làm cho phân có mùi thối  Một số vi khuẩn tổng hợp được vitamin K, B12 ở ruột già 67 Sự hấp thu ở ruột già  Có khả năng hấp thụ nước qua cơ chế tích cực với số lượng không hạn chế.  Ngoài ra, ruột già cũng hấp thụ các chất còn sót lại như glucose, acid amin, vitamine theo cơ chế khuếch tán 68 Phân và sự thải phân  Sau khi được hấp thụ nước, chất cặn bả cô đặc lại thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.  Thức ăn vào cơ thể được hấp thụ từ 80 – 100%. Trong điều kiện bình thường, trong phân không có hoặc có rất ít lượng thức ăn do không được hấp thụ  Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn 69 Tiến hóa thích nghi của hệ tiêu hóa động vật ăn cỏ Hệ tiêu hóa của động vật rất đa dạng:  Động vật ăn thịt: thức ăn protein dễ dàng được tiêu hóa, ống tiêu hóa ngắn  Động vật ăn cỏ: đòi hỏi phải có ống tiêu hóa dài với những cơ quan đặc biệt để tiêu hóa cellulose ở thực vật  Dạ dày 4 túi  Manh tràng lớn 70 Dạ dày 4 túi ở động vật nhai lại  Dạ dày được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức)  Thức ăn (cỏ, rơm rạ…) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ cỏ  Sau khi đã được nhai kỹ, thức ăn được nuốt vào dạ dày cùng với một lượng lớn vi sinh vật, qua dạ tổ ong đến dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và sau đó chuyển sang dạ múi khế. Dạ cỏ Ruột non Thực quản Dạ tổ ong Dạ lá sáchDạ múi khế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_vii_he_tieu_hoa_2072.pdf