Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Nội dung trình bày gồm 3 phần.

- Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về HP và lịch sử lập hiến ở Việt Nam.

- Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản của HP Nước CHXHCN Việt Nam.

- Phần thứ ba: Những nội dung cơ bản tại Điều 4, Điều 10 HP Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2013)

 

ppt57 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hơn 80 năm qua đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay trên thế giới, Hiến pháp của nhiều nước đều quy định về đảng chính trị. "Đảng cầm quyền" đã trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý quốc tế.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phủ nhận lịch sử, phủ nhận lòng tin của nhân dân với Đảng. Trong Điều 4 của HP 2013, mặc dù không dùng thuật ngữ "đảng cầm quyền", song khi khẳng định Đảng CSVN là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" thì đó cũng có nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Là đảng cầm quyền, Đảng phải thường xuyên chống nguy cơ sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng, sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 1.2.3. Trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân Khác với HP 1992, trong HP 2013 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ở khoản 2 Điều 4. Đó là "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Để gắn bó mật thiết với ND, Đảng phải thật sự vì dân, lấy việc phục vụ ND làm mục đích cao nhất của mình. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải chịu trách nhiệm trước ND không chỉ về những quyết định của mình mà còn về toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng phải chịu sự giám sát của ND, nhất là trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 1.2.4. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng CSVN hoạt động trong khuôn khổ HP và PL. Nếu trong HP 1992 chỉ khẳng định "mọi tổ chức của Đảng..." thì HP 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn là các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật là tối thượng nên không chỉ tổ chức của Đảng mà mọi đảng viên đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành HP và PL. ** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM HP và PL là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, là cơ sở pháp lý cho sự vận hành của xã hội trong kỷ cương, trật tự. Cần nâng cao nhận thức về PL và ý thức tự giác thi hành PL của mọi cán bộ, đảng viên, đảng viên phải gương mẫu trong việc chấp hành PL, kiên quyết chống lại những hành vi vi phạm HP và pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân, vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội... **Điều 10  Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Điều 10 HP 2013 ** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Điều 10 HP 2013 2.1. Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và NLĐ được khẳng định trong HP.- Quy định về tổ chức CĐVN trong HP đã có từ các bản HP trước đây.+ HP năm 1959, khi mà chưa có bất cứ tổ chức CT-XH nào được quy định trong HP thì đã có quy định về CĐVN tại Ðiều 10 HP năm 1959. Khi đó CĐ chưa được quy định thành một điều riêng, nhưng cũng đã thể hiện rất rõ vai trò và vị trí của tổ chức CĐ trong xã hội. Cụ thể Ðiều 10 HP năm 1959 quy định: "Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước dựa vào các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế".** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM + HP năm 1980 đã dành riêng Ðiều 10 quy định về CĐVN, cụ thể là "Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của GCCN Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức".** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM + Ðến HP năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của CĐVN. Ðiều 10 đã được sửa đổi, bổ sung, cụ thể là: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của NLĐ cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".+ Năm 2001, HP năm 1992 được sửa đổi một số điều, liên quan đến Ðiều 10, tại thời điểm đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung HP đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định giữ nguyên. Như vậy có thể nói, quy định về CĐ trong HP đã có từ rất sớm, tồn tại suốt 55 năm qua và luôn có một điều quy định riêng.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2.2. Một số điểm mới của Điều 10 - HP 2013.* So với trước đây, Ðiều 10 Hiến pháp (sửa đổi) có một số điểm mới sau:- Thứ nhất, khẳng định công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Ðây là nguyên tắc rất quan trọng của tổ chức công đoàn, lần đầu tiên được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp, và đây cũng là thông lệ chung được quy định trong các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam là thành viên.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM - Thứ hai, Ðiều 10 HP (sửa đổi) đã bỏ cụm từ "Công đoàn cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp... " như vậy là hoàn toàn phù hợp vì một trong những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi HP năm 1992 là cần thể hiện và phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy bỏ cụm từ "cùng với" là để phân định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức CĐ đối với NLĐ, tránh chồng chéo dẫn đến tình trạng, "có thành tích thì tất cả đều nhận về mình, có khuyết điểm thì đùn đẩy không ai chịu trách nhiệm". ** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Thứ ba, nếu Ðiều 10 HP năm 1992 quy định CĐ chỉ tham gia kiểm tra, giám sát, thì lần sửa đổi này không chỉ quy định CĐ tham gia kiểm tra, giám sát mà còn "tham gia thanh tra" hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động. ** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM - Thứ tư, Ðiều 10 HP (sửa đổi) quy định đầy đủ, cụ thể và rõ hơn về trách nhiệm của công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. Ðây là những quy định mới, phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước, phù hợp với Cương lĩnh của Ðảng về phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH. Như vậy việc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của CĐ, thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng chính là chăm lo và bảo vệ tốt nhất cho NLĐ.** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2.3. Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn thực hiện Hiến pháp trong thời gian tới.Thực hiện Nghị quyết 64/2013/QH13 của Quốc hội về quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong thời gian tới, hệ thống Công đoàn các cấp cần làm tốt các hoạt động sau: - Thứ nhất, Các cấp CĐ tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong CNVCLĐ về Hiến pháp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua để cho CNLĐ hiểu được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của HP đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. ** HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Thứ hai, Tổng LĐLĐVN sẽ tiến hành nghiên cứu, rà soát các quy định của Luật CĐ, Ðiều lệ CĐVN và các luật khác có liên quan, làm rõ những nội dung phù hợp, nội dung không phù hợp HP (sửa đổi), từ đó kiến nghị với QH và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.**Xin trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của các đồng chí !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptfile1581_3537.ppt