Hình ảnh lâm sàng, X quang của bướu trung thất: nghiên cứu loạt ca lâm sàng của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Mở đầu: Bướu trung thất là bướu hiếm gặp, bao gồm một nhóm các tổn thương không đồng nhất. Dịch tễ

học và tỷ lệ mắc phải bướu trung thất ở người lớn thay đổi đáng kể.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang của bướu trung thất.

Chất liệu và phương pháp: Phân tích loạt ca lâm sàng 202 bệnh nhân người lớn bị bướu trung thất được

điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 2005 đến 2013. Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật nhằm mục

đích chẩn đoán, điều trị hoặc cả hai.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hình ảnh lâm sàng, X quang của bướu trung thất: nghiên cứu loạt ca lâm sàng của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  55 HÌNH ẢNH LÂM SÀNG, X QUANG CỦA BƯỚU TRUNG THẤT:   NGHIÊN CỨU LOẠT CA LÂM SÀNG   CỦA BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH  Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Huy Dũng*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Sơn Lam*, Lê Hồng Ngọc***  TÓM TẮT  Mở đầu: Bướu trung thất là bướu hiếm gặp, bao gồm một nhóm các tổn thương không đồng nhất. Dịch tễ  học và tỷ lệ mắc phải bướu trung thất ở người lớn thay đổi đáng kể.  Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang của bướu trung thất.  Chất liệu và phương pháp: Phân tích loạt ca lâm sàng 202 bệnh nhân người lớn bị bướu trung thất được  điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 2005 đến 2013. Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật nhằm mục  đích chẩn đoán, điều trị hoặc cả hai.  Kết quả: Tổng cộng có 202 bệnh nhân bướu trung thất với tuổi trung bình là 40 ± 16 tuổi (từ 15 tuổi đến  82 tuổi) được thu dung vào nghiên cứu loạt ca lâm sàng này. Tỷ lệ nam/nữ là 87/1. Trong số 202 bệnh nhân  bướu trung thất, có 106 (52,5%) bệnh nhân bướu trung thất trước, 52 (25,7%) bệnh nhân bướu trung thất sau  và 44 (21,8%) bệnh nhân bướu trung thất giữa. Trong trung thất trước, bướu quái trưởng thành, bướu tuyến  ức lành tính thường gặp nhất, với tỷ lệ theo thứ tự là 42,6%, 17,9%. Trong trung thất sau, bướu sợi thần kinh,  bướu vỏ bao thần kinh thường gặp nhất, theo thứ tự là 55,8%, 17,3%, trong khi lao hạch bạch huyết, bướu quái  trưởng thành thường gặp nhất trong bướu trung thất giữa, lần lượt là 36,4%, 13,6%. Tỷ lệ lành tính/ác tính là  6,3/1 ở những bệnh nhân < 40 tuổi và 2,6/1 ở những bệnh nhân ≥ 40 tuổi (p < 0,02). Đau ngực, ho, sốt, khó thở,  khàn giọng, ho ra máu, sụt cân, nuốt nghẹn, theo thứ tự gặp ở 72,8%, 66,3%, 13,9%, 13,4%, 5,4%, 5%, 3%,  0,5%. 6,4% bệnh nhân không có  triệu chứng  lâm  sàng. Tổn  thương có bờ ngoài  đa cung gặp  ở 79,9%,  tổn  thương bờ ngoài tròn đều gặp ở 17,3%. Tổn thương có bờ ngoài không đều lởm chởm hình tia chiếm 2%.   Kết luận: Bướu quái trưởng thành, bướu tuyến ức thường gặp trong trung thất trước, u nguồn gốc tế bào  thần kinh thường gặp ở trung thất sau, và lao hạch bạch huyết, bướu quái trưởng thành thường gặp ở trung thất  giữa. Bệnh nhân ≥ 40 tuổi, ho ra máu, khàn tiếng thường có nguy cơ ác tính cao hơn. Bướu có bờ ngoài tròn đều  gợi ý tổn thương lành tính.   Từ khóa: Bướu trung thất, trung thất trước, trung thất giữa, trung thất sau.  ABSTRACT  CLINICAL AND RADIOLOGICAL ASPECTS OF MEDIASTINAL TUMORS:   A CASE SERIES FROM PHAM NGOC THACH HOSPITAL  Nguyen Huu Lan, Nguyen Huy Dung, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Son Lam, Le Hong Ngoc  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 55 ‐ 60  Background: Mediastinal  tumors are rare, comprise a heterogeneous group of  lesions. Epidemiology and  incidence of mediastinal lesions in adults has changed considerably.   Objective: To describe the clinical features, radiological findings of mediastinal tumors.  Materials and Methods: An analysis of case series studies of 202 adult patients with mediastinal tumors  who were treated at Pham Ngoc Thach hospital from 2005 to 2013. All patients were submitted to surgery, either  diagnostic, therapeutic or both.   * Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch  **Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Hữu Lân  ĐT: 0913185885  Email: nguyenhuulan1965@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 56 Results: A total of 202 mediastinal tumor patients with a mean age of 40 ± 16 years (range: 15 to 82 years)  were enrolled in this case series study. Male to female ratio was 87/1. Of the 202, 106 (52.5%) presented tumors  in  the  anterior mediastinum,  52  (25.7%)  in  the  posterior  and,  44  (21.8%)  in  the middle.  In  the  anterior  mediastinum, mature teratoma, benign thymoma were the most common tumors, respectively 42.6%, 17.9%. In  the  posterior mediastinum,  neurofibroma,  schwannoma were  the most  common  tumors,  respectively  55.8%,  17.3%,  whereas  lymph  node  tuberculosis,  mature  teratoma  were  the  most  common  middle  mediastinum,  respectively 36.4%, 13.6%. Benignity to malignance ratio was 6.3/1 in patients < 40 years of age and 2.6/1 in  patients older (p < 0.02). Chest pain, cough, fever, dyspnea, hoarseness, hemoptysis, weight loss and dysphagia  were noted in 72.8%, 66.3%, 13.9%, 13.4%, 5.4%, 5%, 3%, 0.5% of patients, respectively. Asymptomatic was  found in 6.4%. Lobulated lesions was found in 79.9%, smooth lesions was found in 17.3%. Irregular lesions was  found in 2%.   Conclusion: Mature teratoma, thymoma are more common in the anterior mediastinum, neurogenic tumors  are  more  common  in  the  posterior  mediastinum  and,  lymph  node  tuberculosis,  mature  teratoma  are  more  common in the middle mediastinum. Patient characteristics such as age ≥ 40 years, hemoptysis, hoarseness are  associated with higher risk of malignancy. Smooth border suggests benignity.  Key words: Mediastinal tumors, anterior mediastinum, middle mediastinum, posterior mediastinum.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Có rất nhiều căn nguyên bệnh lý khác nhau  gây  bướu  trung  thất. Xác  định  vị  trí  và  thành  phần của bướu trung thất rất quan trọng để thu  hẹp chẩn đoán phân biệt. Các nguyên nhân phổ  biến nhất  của bướu  trung  thất  trước bao gồm:  bướu  tuyến ức, bướu quái, bệnh  tuyến giáp và  ung thư hạch lymphô nguyên phát. Bướu trung  thất giữa  thường  là  các  tổn  thương dạng nang  bẩm  sinh  điển  hình,  bao  gồm  cả  các  nang  có  nguồn gốc từ ruột và màng ngoài tim, trong khi  bướu  trung  thất  sau  thường  là bướu  có nguồn  gốc thần kinh. Bệnh nhân bướu trung thất có thể  từ không có  triệu chứng  lâm sàng đến có  triệu  chứng  ho,  đau  ngực,  khó  thở(2).  Tỷ  lệ  các  tổn  thương trung thất ở người lớn đã thay đổi đáng  kể  trong  suốt  5  thập  kỷ  (1952‐1991)(5). Vì  vậy,  chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh  giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học X quang và  tần  suất  các  căn  nguyên  của  bướu  trung  thất  trong  số những bệnh nhân nhập viện  tại bệnh  viện Phạm Ngọc Thạch.  BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP  Chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  phân  tích  mô tả loạt ca lâm sàng 202 bệnh nhân được phẫu  thuật  tại  bệnh  viện  Phạm Ngọc  Thạch,  thành  phố Hồ Chí Minh để chẩn đoán và/hoặc điều trị  tổn  thương  bướu  trung  thất  từ  năm  2005  đến  năm 2013. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp  cắt  lớp  điện  toán  lồng  ngực  trước phẫu  thuật.  Các yếu tố tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng,  đặc điểm hình ảnh học X quang của bướu trung  thất  được  đưa vào phân  tích  thống kê. Các  số  liệu sau khi  thu  thập sẽ được mã hóa và nhập  vào máy vi tính, sử dụng phần mềm Stata 10 để  xử  lý. Chúng  tôi  sử dụng phép  kiểm  χ2  để  so  sánh sự khác biệt về  tỷ  lệ giữa hai nhóm bệnh  nhân  cho  các  biến  định  tính.  Thực  hiện  phép  kiểm  chính xác  của Fisher  (Fisher’s Exact Test)  nếu có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số  mong đợi nhỏ hơn 5. Chúng  tôi sử dụng kiểm  định thống kê “Shapiro test”để xác định giả thiết  phân phối chuẩn của một biến số. Nếu biến số  có  phân  phối  chuẩn,  chúng  tôi  dùng  số  trung  bình và độ lệch chuẩn để mô tả dữ liệu; sử dụng  kiểm  định  t  với  2 mẫu  độc  lập  để  so  sánh  sự  khác biệt cho các biến định  lượng; nếu biến  số  không  có phân phối  chuẩn,  chúng  tôi dùng  số  trung vị  để mô  tả dữ  liệu;  sử dụng kiểm  định  Mann‐Whitney để so sánh sự khác biệt cho các  biến định  lượng. Tất cả các phương pháp kiểm  định  giả  thuyết  được  thực  hiện  bằng  cách  sử  dụng kiểm định 2 bên  (two‐sided alternatives).  Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận  hay bác bỏ giả thuyết thống kê.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  57 KẾT QUẢ  Có  202  bệnh  nhân  được  thu  dung  vào  nghiên cứu, bao gồm 94 bệnh nhân nam và 108  bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 40 ± 16 tuổi (từ  15 đến 82 tuổi). Tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ ở nhóm  bướu  trung  thất  lành  tính  là  69/91,  của  nhóm  bướu  trung  thất ác  tính  là 25/17  (p > 0,5). Tuổi  trung  bình  của  bệnh  nhân  có  bướu  trung  thất  lành tính là 38 ± 15 tuổi, của bệnh nhân có bướu  trung thất ác tính là 48 ± 17 tuổi (p = 0,001). Triệu  chứng  thường  gặp  là  đau  ngực  (72,8%),  ho  (66,3%). Đặc điểm nhân khẩu học và tần suất các  triệu  chứng  lâm  sàng  chia nhóm  theo  loại bản  chất giải phẫu bệnh của  tổn  thương được  trình  bày trong bảng 1.   Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học và tần suất các  triệu chứng lâm sàng chia nhóm theo loại bản chất  giải phẫu bệnh của tổn thương  Lành tính (n = 160) Ác tính (n = 42) P - value Nam/Nữ (n/n) 69/91 25/17 > 0,5 Khoảng tuổi (năm) 15 to 77 16 to 82 Tuổi trung bình (năm) 38 ± 15 48 ± 17 = 0,001 Bệnh nhân ≥ 40 tuổi / < 40 tuổi (n/n) 72/88 28/14 < 0,02 Đau ngực n (%)  115 (71,9%) 32 (76,2%) > 0,6 Ho n (%)  103 (64,4%) 31 (73,8%) > 0,2 Khó thở n (%)  21 (13,1%) 6 (14,3%) > 0,8 Sốt n (%) 22 (13,8%) 6 (14,3%) > 0,9 Khàn tiếng n (%) 4 (2,5%) 7 (16,2%) < 0,002 Ho ra máu n (%) 5 (3,1%) 5 (11,9%) < 0,03 Sụt cân n (%)  5 (3,1%) 1 (2,4%) > 0,8 Nuốt nghẹn n (%) 1 (0,6%) 0 (0%) Không triệu chứng lâm sàng n (%)  10 (6,2%) 3 (7,1%) > 0,7 Các  bướu  trung  thất  thường  nằm  ở  trung  thất  trước  (52,5%)  tiếp  đến  là  trung  thất  sau  (25,7%) và cuối cùng là trung thất giữa (21,8%).  Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí  (trước, giữa, sau) và bản chất  lành ác của bướu  trung thất (p > 0,5). Bướu trung thất có bờ ngoài  hình  đa  cung  thường  gặp  nhất  (79,7%),  ít  gặp  hơn là bướu có bờ ngoài tròn đều (17,3%), ít gặp  nhất là bướu có bờ ngoài không đều, lởm chởm  hình  tia  (3%). Tỷ  lệ ác  tính/lành  tính  của bướu  trung  thất  có  bờ  ngoài  không  đều  lởm  chởm  hình tia cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bướu  trung thất có bờ ngoài hình đa cung (p < 0,02) và  bướu  trung  thất  có  bờ  ngoài  tròn  đều  (p  <  0,0001). Tỷ  lệ ác  tính/lành  tính  của bướu  trung  thất  có  bờ  ngoài  hình  đa  cung  cao  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với  bướu  trung  thất  có  bờ  ngoài tròn đều (p < 0,03). Bướu trung thất có mật  độ  đồng  nhất  chiếm  64,9%,  trong  khi  bướu  trung thất có mật độ không đồng nhất, vôi hóa  chiếm  tỷ  lệ  35,1%.  Đặc  điểm  vị  trí,  hình  ảnh  bướu  trung  thất  chia  nhóm  theo  loại  bản  chất  giải phẫu bệnh của  tổn  thương  được  trình bày  trong bảng 2. Bảng 3 mô tả các  loại tổn thương  mô  học  theo  vị  trí  của  bướu  trong  trung  thất  (trước, giữa, sau).  Bảng 2: Đặc điểm vị trí, hình ảnh bướu trung thất  chia nhóm theo loại bản chất giải phẫu bệnh của tổn  thương  Đặc điểm vị trí, hình ảnh bướu trung thất Lành tính (n = 160) Ác tính (n = 42) P - value Bướu trung thất trước n (%) 82 (51,3%) 24 (57,1%) > 0,5Bướu trung thất giữa n (%) 36 (22,5%) 8 (19%) Bướu trung thất sau n (%) 42 (26,3%) 10 (23,8%) Trung vị kích thước bướu trên CT Scan (cm) 5,3 7 > 0,1 Trung vị kích thước bướu đánh giá sau mổ (cm) 8 8 > 0,2 Bướu có bờ ngoài đa cung n (%) 125 (78,1%) 36 (%) <0,03Bướu có bờ ngoài tròn đều n (%) 33 (20,6%) 2 (4,8%) Bướu có bờ ngoài lởm chởm hình tia n (%) 2 (1,3%) 4 (4,8%) Bướu có mật độ đồng nhất n (%) 102 (63,7%) 29 (69%) > 0,5 Bướu có mật độ không đồng nhất, vôi hóa n (%) 58 (36,3%) 13 (31%) Bảng 3: Các loại tổn thương mô học theo vị trí của  bướu trong trung thất (trước, giữa, sau)  Tổn thương mô học Trung thất trước n (%) giữa n (%) sau n (%) Bướu quái trưởng thành 45 6 0 Nang trung thất 14 4 3 Ung thư biểu mô tuyến ức 17 1 2 Bướu tuyến ức lành tính 19 1 0 Bướu sợi thần kinh lành tính 2 2 29 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 58 Tổn thương mô học Trung thất trước n (%) giữa n (%) sau n (%) Bướu sợi thần kinh ác tính 0 0 2 Bướu vỏ bao thần kinh lành tính 0 1 9 Bướu vỏ bao thần kinh ác tính 0 0 3 Lao hạch bạch huyết 0 15 0 Ung thư hạch bạch huyết 4 4 3 Ung thư kết hợp lao hạch bạch huyết 0 1 0 Hạch viêm mạn tính 0 4 0 Hạch Sarcoidosis 0 2 0 Bướu giáp thòng 1 0 0 Bướu quái trưởng thành + U sợi thần kinh 0 1 0 Bướu quái chưa trưởng thành 0 0 1 Bướu tế bào mầm ác tính 1 0 0 Sarcôm mỡ 1 0 0 Bướu mạch máu 2 1 0 Bướu sợi 0 1 0 Tổng cộng 106 44 52 BÀN LUẬN  Trung thất được giới hạn phía trước bởi mặt  sau xương ức và các sụn sườn, phía sau bởi mặt  trước cột sống ngực. Phía trên là lỗ trên của lồng  ngực, nơi trung thất thông với nền cổ. Phía dưới  là  cơ hoành, nơi  có  các  thành phần  đi  từ  lồng  ngực  xuống  ổ  bụng  và  ngược  lại. Hai  bên  là  màng  phổi  trung  thất.  Trung  thất  được  chia  thành trung thất trước, trung thất giữa và trung  thất sau dựa  trên các mốc giải phẫu  thấy được  trên phim X quang lồng ngực nghiêng. Điều này  rất quan  trọng  trong  ứng dụng  chẩn  đoán  các  tổn  thương  nghi  ngờ  bướu  trung  thất.  Trung  thất  trước  chứa  tuyến  ức,  mỡ  và  hạch  bạch  huyết.  Trung  thất  giữa  chứa  tim, màng  ngoài  tim,  động mạch  chủ ngang và  động mạch  chủ  xuống,  tĩnh mạch  cánh  tay  đầu, khí quản, phế  quản và hạch bạch huyết. Trung  thất sau chứa  động mạch  chủ  xuống,  thực  quản,  tĩnh mạch  đơn, ống ngực, dây  thần kinh X và chuỗi hạch  giao  cảm  ngực  và mỡ.  Khả  năng  ác  tính  của  bướu  trung  thất bị  ảnh hưởng  chủ yếu bởi ba  yếu  tố  là  tuổi  bệnh  nhân,  vị  trí  bướu,  sự  hiện  diện  hay  vắng  mặt  của  triệu  chứng(2).  Theo  Esposito  D.  và Millikan  K. W.,  tuổi  của  bệnh  nhân và vị trí của bướu ảnh hưởng đến tỷ lệ ác  tính.  Bệnh  nhân  từ  20‐40  tuổi  có  khả  năng  ác  tính cao nhất, thường gặp nhất là ung thư hạch  lymphô nguyên phát và các u tế bào mầm. 73%  bướu  trung  thất  ở  trẻ  em  là  lành  tính(3). Trong  một nghiên cứu trên 103 trường hợp bướu trung  thất ở người lớn lẫn trẻ em, Nguyễn Bá Trung và  cộng  sự  nhận  thấy  tuổi  trung  bình  của  bệnh  nhân bướu trung thất là 43,48 tuổi (từ 8 tuổi đến  76 tuổi). Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 41  đến  50  tuổi.  Đa  số  bướu  khu  trú  ở  trung  thất  trên, trung thất trước và trung thất trước trên(4).  Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình  của bệnh nhân có bướu trung thất lành tính là 38  ± 15 tuổi, của bệnh nhân có bướu  trung  thất ác  tính là 48 ± 17 tuổi (p = 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân  lớn hơn hoặc bằng  40  tuổi  có bướu  trung  thất  lành tính là 72% và có bướu trung thất ác tính là  28%. Trong khi  tỷ  lệ bệnh nhân nhỏ 40  tuổi có  bướu  trung  thất  lành  tính  là 86,3% và có bướu  trung  thất  ác  tính  là  13,7%  (p  <  0,02).  Theo  Vaziri1 M. và cộng sự, 60% bướu trung thất là ác  tính(7). Theo Duwe B.V. và cộng sự, mặc dù hơn  hai  phần  ba  các  bướu  trung  thất  là  lành  tính,  bướu  trung  thất  trước có nhiều khả năng  là ác  tính(2). Theo nghiên cứu của Davis R.D. và cộng  sự  thực  hiện  trên  400  bệnh  nhân  bướu  trung  thất, tỷ lệ ác tính theo thứ tự là 59%, 29% và 16%  ở trung thất trước, giữa và sau(0). Theo Esposito  D.  và  Millikan  K.  W.,  khoảng  25‐42%  bướu  trung thất là ác tính. Tỷ lệ ác tính theo vị trí lần  lượt  là 59% đối với bướu  trung  thất  trước, 29%  đối với bướu trung thất giữa, 16% đối với bướu  trung thất sau(3). Theo nghiên cứu của chúng tôi,  20,8% bướu  trung  thất  là ác  tính. Tỷ  lệ ác  tính  theo vị trí  lần  lượt  là 57,1% đối với bướu trung  thất  trước,  19%  đối  với  bướu  trung  thất  giữa,  23,8%  đối  với  bướu  trung  thất  sau. Không  có  khác  biệt  có  ý nghĩa  thống  kê  về  vị  trí  (trước,  giữa, sau) và bản chất lành tính hay ác tính của  bướu trung thất (p > 0,5).  Theo Davis R.D. và cộng sự, 85% bệnh nhân  bướu trung thất ác tính có triệu chứng lâm sàng  so với 46% bệnh nhân bướu trung thất lành tính.  Các  triệu  chứng  thường  gặp  là  ho  (60%),  đau  ngực (30%), sốt/ớn  lạnh (20%), khó  thở  (16%)(0).  Theo Nguyễn  Bá  Trung  và  cộng  sự,  các  triệu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  59 chứng  thường  gặp  là  ho  (48,5%),  đau  ngực  (44,7%), khó thở (12,6%)(4). Trong nghiên cứu của  chúng tôi, bệnh nhân không có triệu chứng lâm  sàng chiếm 6,2% trong nhóm bướu lành tính và  7,1% trong nhóm bướu ác tính. Các triệu chứng  thường gặp là đau ngực (72,8%), ho (66,3%), sốt  (13,9%), khó  thở  (13,4%). Theo Duwe B.V.,  các  triệu chứng  tại chỗ  thường gặp do bướu  trung  thất xâm lấn là nuốt nghẹn, khàn tiếng, liệt chi,  liệt cơ hoành(2). Nghiên cứu tại Iran cho thấy tỷ  lệ các triệu chứng lâm sàng của bướu trung thất  theo thứ tứ giảm dần là khó thở (41%), ho (40%),  sụt cân 21 (20%), đau ngực (28%), sốt (14%), tràn  dịch màng phổi (12%) và không triệu chứng lâm  sàng  (12%)(7). Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  triệu chứng khàn tiếng, nuốt nghẹn, theo thứ tự  gặp  ở 5,4% và 0,5% bướu  trung  thất. Các  triệu  chứng khác gồm ho ra máu  (5%), sụt cân  (3%).  Triệu chứng ho ra máu gặp ở 3,1% bướu  trung  thất  lành tính và 11,9% bướu trung thất ác tính  (p  <  0,03). Triệu  chứng khàn  tiếng gặp  ở  2,5%  bướu trung thất  lành tính và 16,2% bướu trung  thất ác  tính  (p < 0,002), Đây  có  thể  là hai  triệu  chứng quan trọng để hướng đến chẩn đoán bản  chất lành tính hay ác tính của bướu trung thất.   Roberts  J.R., Kaiser L.R.  nhận  thấy  trong  5  thập kỷ (1952‐1991), tỷ lệ các bướu trung thất ở  người  lớn  ghi  nhận  được  qua  các  nghiên  cứu  vào năm 1952, 1963, 1972, 1987, 1991 theo thứ tự  nang  trung  thất  (17%,  24%,  9%,  25%,  20%),  u  nguồn gốc thần kinh (20%, 21%, 23%, 14%, 17%),  u tuyến ức (17%, 10%, 16%, 17%, 24%), ung thư  hạch  bạch  huyết  (9%,  10%,  13%,  10%,  10%),  u  trung mô (1%, 4%, 11%, 6%, 7%), u nội tiết (2%,  8%, 11%, 3%, 2%), những u khác (23%, 14%, 2%,  10%, 4%)(5). Sodha N.R. và DeCamp M.M. nhận  thấy  trong  6  thập  kỷ  (1952‐2003),  tỷ  lệ  nang  trung  thất  ghi  nhận  được  qua  các  nghiên  cứu  vào năm 1952, 1963, 1972, 1987, 1993, 1999, 2003  theo thứ tự là 20%, 24%, 9%, 25%, 18%, 4%, 13%  trong tổng số các tổn thương bướu trung thất(6).  Theo  Vaziri1  M.  và  cộng  sự,  có  22  loại  tổn  thương  khác  nhau  trong  105  bệnh  nhân  bướu  trung thất được phẫu  thuật,  tỷ  lệ các  loại bướu  trung  thất  là ung  thư hạch bạch huyết  (31,5%),  Hodgkin  (10,5%),  bướu  vỏ  bao  thần  kinh  (10,5%), bướu quái (7,5%), bướu tuyến ức (7,5%),  ung  thư biểu mô không  biệt hóa  (3,7%),  bướu  giáp  thòng  (3,7%),  nang  nguồn  gốc  phế  quản  (1,8%), ung thư biểu mô tế bào vẩy của tuyến ức  (1,8%),  sarcôm  tế  bào  hình  thoi  (1,8%),  bướu  hạch  thần  kinh  (1,8%),  sarcôm  đa dạng  tế  bào  (1,8%),  đa u nội  tiết‐thần kinh  (1,8%),  tăng  sản  tuyến  ức  (1,8%),  sarcôm  nguồn  gốc  thần  kinh  (0,9%), bướu mỡ  (0,9%), bướu carcinoid  (0,9%),  sarcôm  mỡ  (0,9%),  sarcôm  sụn  (0,9%),  nang  tuyến  ức  (0,9%),  nang  có  nguồn  gốc  từ  ruột  (0,9%),  bướu  tế  bào  mầm  (0,9%),  bệnh  Castleman  ở  hạch  (0,9%)(7).  Theo  Nguyễn  Bá  Trung  và  cộng  sự,  các  loại  bướu  trung  thất  thường gặp  là bệnh  lý  tuyến  ức  (42,42%), ung  thư  tế  bào  biểu  mô  các  loại  (19,19%),  bướu  nguồn  gốc  thần  kinh  (9%),  bướu  quái  (7,07%),  hạch lao (6,06%)(4). Tỷ lệ các tổn thương thường  gặp theo thứ tự giảm dần trong nghiên cứu của  chúng  tôi  là  bướu  quái  trưởng  thành  (25,2%),  bướu sợi  thần kinh  lành  tính  (16,3%), các nang  lành tính (10,4%), ung thư tế bào biểu mô tuyến  ức  (9,9%), bướu  tuyến  ức  lành  tính  (9,9%),  lao  hạch  bạch  huyết  (7,4%),  ung  thư  hạch  bạch  huyết  (5,4%), bướu vỏ bao  thần kinh  lành  tính  (5%),  hạch  viêm mạn  tính  (2%),  bướu  vỏ  bao  thần kinh ác tính (1,5%), bướu mạch máu (1,5%),  bướu  sợi  thần  kinh  ác  tính  (1%),  hạch  Sarcoidosis  (1%), bướu quái chưa  trưởng  thành  (0,5%),  bướu  giáp  thòng  (0,5%),  sarcôm  mỡ  (0,5%), bướu  tế bào mầm  ác  tính  (0,5%),  bướu  sợi (0,5%), ung thư kết hợp lao hạch bạch huyết  (0,5%),  bướu  quái  trưởng  thành  kết  hợp  u  sợi  thần  kinh  (0,5%).  Các  loại  bướu  thường  gặp  trong  trung  thất  trước  là  bướu  quái  trưởng  thành, bướu tuyến ức lành tính với tỷ lệ lần lượt  42,5%,  17,9%. Các  loại bướu  thường gặp  trong  trung  thất  sau  là  bướu  sợi  thần  kinh  (55,8%),  bướu  vỏ  bao  thần  kinh  (17,3%),  trong  khi  lao  hạch  bạch  huyết,  bướu  quái  trưởng  thành  thường  gặp  ở  trung  thất  giữa  theo  thứ  tự  là  34,1%, 13,6%.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 60 KẾT LUẬN  Tần suất các bướu trung thất trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  thay  đổi  so  với  những  nghiên  cứu  đã  được  công  bố  trước  đây.  Lao  hạch  tuy  chỉ  chiếm  tỷ  lệ  7,9%  nhưng  không  thấy báo cáo trong những nghiên cứu ở ngoài  nước.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỷ  lệ  bướu không điều  trị phẫu  thuật như ung  thư  hạch  bạch  huyết  thấp  hơn  và  tỷ  lệ  bệnh  cần  điều  trị  phẫu  thuật  như  bướu  quái,  bướu  có  nguồn gốc  thần kinh, bướu  tuyến ức cao hơn  so với các số liệu đã được công bố trong những  nghiên cứu trước đây.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Davis RD, Newland OH, Sabiston DC  (1987). Primary cysts  and neoplasms of the mediastinum: recent changes in clinical  presentation, methods of diagnosis, management and results.  Ann Thorac Surg, 44: 229‐237.  2. Duwe  BV,  Sterman DH, Musani AI  (2005).  Tumors  of  the  Mediastinum. Chest, 128(4): 2893‐2909.  3. Esposito D, Millikan KW  (2001). Mediastinal masses.  In:  Saclarides  TJ,  Millikan  KW,  Godellas  CV.  Surgical  oncology: An algorithmic approach, pp 652‐659, Springer‐ Verlag, New York.  4. Nguyễn  Bá  Trung,  Phó  Đức Mẫn,  Đoàn Hữu Nam  và Cs  (1999). Bướu trung thất: dịch tễ học – chẩn đoán và điều trị. Y  học Thành phố Hồ Chí Minh, 3(4): 390‐398.  5. Roberts  JR,  Kaiser  LR  (2008).  Acquired  Lesions  of  the  Mediastinum:  Benign  and  Malignant.  In:  Fishman  A.P.  Fishman’s  Pulmonary  Diseases  and  Disorders,  Vol.  2,  4th  edition,  pp  1583‐1614,  The  McGraw‐Hill  Companies,  Inc.,  New York.  6. Sodha  N,  DeCamp  MM  (2008).  Congenital  Cysts  of  the  Mediastinum:  Bronchopulmonary  Foregut  Anomalies.  In:  Fishman AP. Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders,  Vol. 2, 4th Ed., pp 1571‐1582, The McGraw‐Hill Companies,  Inc., New York.  7. Vaziri1 M,  Pazooki  A,  Zahedi‐Shoolami  L  (2009). Mediastinal  Masses: Review of 105 Cases. Acta Medica Iranica. 47(4): 297‐300.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf55_6298.pdf
Tài liệu liên quan