Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang

I/TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp

để thực hiện quyền lực nhà nước.

Có quan điểm cho rằng hình thức nhà nước được hợp thành từ hai yếu tố là hình

thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm

cho rằng, ngoài hai yếu tố trên hình thức nhà nước còn bao gồm yếutố chế độ

chính trị.

Trong đó, hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh cách thức

tổ chức quyền lực nhà nước còn chế độ chính trị phản ánh phương pháp thực hiện

quyền lực nhà nước.

pdf24 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang I/TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Có quan điểm cho rằng hình thức nhà nước được hợp thành từ hai yếu tố là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài hai yếu tố trên hình thức nhà nước còn bao gồm yếu tố chế độ chính trị. Trong đó, hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước còn chế độ chính trị phản ánh phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC II/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1/ Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, giữa trung ương với địa phương. Hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh việc tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc từ trung ương xuống địa phương. Ghi chú: Đơn vị hành chính lãnh thổ là bộ phận hợp thành lãnh thổ của nhà nước, có địa giới hành chính riêng, có cơ quan nhà nước tương ứng được thành lập để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Việc xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước của trung ương và địa phương là việc xác định thẩm quyền giữa chúng với nhau, các thẩm quyền này thể hiện sự tác động giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương và ngược lại. 2/ Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước là nước đơn nhất và nhà nước liên bang: a/ Cấu trúc nhà nước đơn nhất - Là nhà nước mà lãnh thổ của nước đó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Nhà nước có chủ quyền quốc gia chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung cho toàn lãnh thổ, công dân chỉ có một quốc tịch đồng thời có một hệ thống pháp luật chung cho toàn lãnh thổ - Các nhà nước đơn nhất tiêu biểu: Trung Quốc, việt Nam, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật bản, Thái Lan, Pháp, Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào... b/ Cấu trúc nhà nước liên bang - Là nhà nước hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên. Lãnh thổ của nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ của các nhà nước khác, những nhà nước này được gọi là các chủ thể liên bang. Dấu hiệu tổ chức nhà nước của chủ thể liên bang của nhà nước liên bang thể hiện ở chỗ mỗi chủ thể có quyền thông qua hiến pháp của mình, tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng có hiến pháp riêng. - Chế độ liên bang thường được thiết lập tại một quốc gia đa sắc tộc hoặc có lãnh thổ rộng lớn hoặc trong trường hợp cần thiết. Các liên bang thường được thành lập trên cơ sở một một hiệp ước giữa các thành viên có chủ quyền. - Các nhà nước liên bang tiêu biểu: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Liên bang Malaixia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức... Ví dụ: Thụy Sỹ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang được phân thành ba cấp như sau: chính quyền liên bang (confederation), chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Mọi sửa đổi trong Hiến pháp của liên bang hay của các bang phải được thực hiện thông qua trưng cầu dân ý. Thụy Sỹ không có Thủ tướng Chính phủ và Tổng thống là 1 trong 7 thành viên của Chính phủ được Quốc hội bầu luân phiên với nhiệm kỳ 1 năm. Iii/ dấu hiệu nhận biết nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang 1. Nhà nước đơn nhất + Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ) - Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất - Chủ quyền quốc gia chung, chỉ có 1 chủ thể duy nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước. Ví dụ: Tại Việt Nam, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước + Xét về phạm vi (đối nội & đối ngoại) + Quốc tịch : - Có 1 quốc tịch + Hệ thống cơ quan nhà nước : - Hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung, thống nhất từ TW đến địa phương Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Việt Nam (Phụ lục 1) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ TW xuống địa phương. + Hệ thống pháp luật (HTPL) - HTPL thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ví dụ: Tại Anh có hệ thống một chính quyền. Quốc hội có quyền tối hậu về tất cả mọi sự việc xẩy ra trong nước Anh. Tuy Quốc hội có ủy quyền cho chính quyền địa phương nhưng Quốc hội có thể bắt buộc các thành phố và quận hạt làm các điều mà Quốc hội thấy thích hợp; nếu muốn quốc hội còn có thể bãi bỏ hay thay đổi ranh giới của địa phương Ưu điểm - Mô hình tạo ra sự ổn định về an ninh chính trị Nhược điểm - Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế => là môi trường tốt của tham nhũng 2. Nhà nước liên bang + Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ) - Hợp thành từ 2 hoặc nhiều nhà nước thành viên => Lãnh thổ của nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ của các nhà nước thành viên Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang không được thay đổi biên giới Tiểu bang nếu không được sự đồng ý của Tiểu bang, không được hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân Tiểu bang - Vừa có chủ quyền quốc gia của Nhà nước Liên bang vừa có chủ quyền của Nhà nước thành viên. Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ: + Chủ quyền của Liên bang: quy định về buôn bán giữa Liên bang với nước ngoài, hệ thống tiền tệ, tuyên bố chiến tranh, quản lý các lãnh thổ xâm chiếm.. + Chủ quyền Tiểu bang: tổ chức các cuộc bầu cử, thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương, điều chỉnh các quan hệ thương mại trong phạm vi tiểu bang + Thẩm quyền chung: ban hành các đạo luật và tổ chức thực hiện các đạo luật như: đánh thuế, phát hành công trái... + Quốc tịch - Có 2 quốc tịch - Ví dụ: Tại Mỹ, công dân sinh ra chỉ có 1 quốc tịch Mỹ xét trong mối quan hệ ngoại giao với các tiểu bang và tùy theo luật riêng của từng bang mà mỗi công dân có quyền và nghĩa vụ riêng. - Có 2 hệ thống cơ quan nhà nước: + Hệ thống chung cho toàn Liên bang: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Liên bang + Hệ thống mỗi nước thành viên: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Nhà nước thành viên Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Liên bang Hoa Kỳ (Phụ lục 2) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ địa phương lên TW. Ở đây, có sự phân quyền cho địa phương và các bang có quyền nhất định do luật pháp của các từng bang quy định. Hệ thống pháp luật (HTPL) - Có 2 HTPL  + HTPL của Nhà nước Liên bang thống nhất trên toàn lãnh thổ  + HTPL trong từng bang: chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi bang. Ví dụ: Tại Mỹ, Luật của chính quyền liên bang, tại Washington D.C., áp dụng cho tất cả người dân sống tại Mỹ. Còn luật của từng tiểu bang trong số 50 tiểu bang thì chỉ áp dụng cho tiểu bang. Ưu điểm - Mô hình năng động Nhược điểm - Khó có sự ổn định IV/ MỘT SỐ NHÀ NƯỚC LIÊN BANG ĐIỂN HÌNH 1/ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ a) Nguyên nhân hình thành - Nhà nước liên bang Hoa Kỳ được hình thành từng bước từ 13 thuộc địa độc lập, liên minh với nhau chống một kẻ thù chung. Các thuộc địa lúc đầu chỉ cùng hội họp để chia sẻ khó khăn, sau đó do sức ép của cuộc cách mạng họ cùng nhau đóng góp xây dựng quân đội chung. Tiếp theo, các thuộc địa đã xây dựng các điều khoản để hình thành Hợp bang, nhưng do những vấn đề kinh tế, xã hội, đối ngoại nảy sinh, sự ra đời của một nhà nước liên bang là cần thiết. - Các thuộc địa liên kết với nhau thành liên bang bởi một số nguyên nhân sau: + Thứ nhất, họ cùng phải chống một kẻ thù chung là đế quốc Anh, quân đội Anh, nên các thuộc địa phải liên minh về mặt quân sự để cùng nhau chiến đấu. + Thứ hai, các chính sách của Anh đối với các thuộc địa này là tương đối giống nhau, họ có nhiều vấn đề chung cần giải quyết, khiến các thuộc địa có thể dễ dàng ngồi cùng nhau bàn bạc giải quyết. + Thứ ba, thành phần dân cư của các thuộc địa này đều là những người gặp khó khăn phải rời bỏ quê hương nên tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau là một phần văn hóa của họ. + Lý do cuối cùng là những lợi ích kinh tế mà một chính quyền liên bang mạnh đem lại, đó là đồng tiền chung, thương mại giữa các bang dễ dàng và chính sách đối ngoại thống nhất. b / Quá trình hình thành, phát triển và tồn tại - Quá trình hình thành liên bang Hoa Kỳ diễn ra tương đối chậm chạp, cụ thể là kể từ khi giành độc lập năm 1776 nhưng mãi đến năm 1787 Hiến pháp Mỹ mới được thông qua và phê chuẩn vào năm 1788) do một số nguyên nhân: + Thứ nhất, sau khi cách mạng thành công, nước Mỹ non trẻ phải đối đầu với một vấn đề mang tính chất sinh tử, đó là nên hay không nên thành lập một chính quyền Trung ương có quyền lực mạnh. Có hai quan điểm chính trị đối chọi nhau trước vấn đề này: * Quan điểm 1 (thuộc nhóm Anti – Federalist): nhóm này theo khuynh hướng chống đối thể chế liên bang và muốn bảo vệ quyền lực của các chính quyền địa phương tại mỗi đơn vị lãnh thổ cựu thuộc địa vì cho rằng việc thiết lập một chính quyền liên bang mạnh với nhiều quyền hạn sẽ đi ngược lại với mục tiêu cuộc cách mạng Mỹ là để giành quyền tự trị và tự do cho nhân dân. Họ lo ngại rằng một liên bang mạnh sẽ trở nên độc đoán, tự trị và tự do của người dân bị xâm hại. Hay nói cách khác, việc thiết lập một thể chế liên bang không khác gì việc thay thế một chế độ thống trị độc tài hà khắc thực dân bằng một chế độ thống trị độc tài hà khắc khác, trong đó người dân cũng vẫn sẽ phải chịu đựng những sự hạn chế quyền tự do như lúc trước. => Nhóm này đưa ra những bài tham luận được đăng tải trên một số tờ báo xuất bản tại New York do nhiều người viết nhưng cùng ký tên là “Brutus” - tên của nhà sáng lập nên nền Cộng hòa La Mã. * Quan điểm 2 (thuộc nhóm Federalist): nhóm này theo khuynh hướng ủng hộ việc thiết lập chính quyền liên bang và cũng đã cho đăng tải 85 bài tham tham luận do Alexander Hamilton, James Madison và John Jay viết và cùng sử dụng chung một bút hiệu là “Publius. Những bài tham luận này đã giải thích sự vận hành của bộ máy chính quyền được đề nghị trong Bản dự thảo Hiến pháp, đồng thời trình bày và giải thích những biện pháp được đề ra để ngăn cản cũng như hóa giải nguy cơ lạm quyền của những người được dân chúng chọn lựa để điều hành guồng máy quốc gia khi họ hành xử quyền lực chính trị và hành chính trong guồng máy đó. Mục đích của những bài tham luận này là nhằm kêu gọi người dân ủng hộ việc phê chuẩn bản dự thảo Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ. + Thứ hai, điều kiện tự nhiên, kinh tế của các bang tương đối khác nhau, họ phụ thuộc vào nhau trong thương mại, trao đổi hàng hóa, nhưng lại rất khó đồng nhất với nhau. + Thứ ba, trong các bang của nước Mỹ, không có bang nào đủ mạnh để có thể dẫn dắt hoặc thôn tính các bang khác. - Một trong những nguyên nhân để Liên bang Hoa Kỳ tồn tại là cách thức tổ chức quyền lực: + Tổ chức quyền lực theo chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về chính phủ đứng đầu là Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao. Ngành Lập pháp Quốc hội Hoa kỳ gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện Ngành Hành pháp gồm có: Tổng thống, Phó tổng thống và Nội các của Tổng thống Ngành Tư pháp gồm có: Toà án tối cao, các tòa án dưới và các tòa án đặc biệt. + Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc “kiểm soát và cân bằng” nhằm không ngành nào can chiếm ảnh hưởng hay vượt quyền chính phủ. 2/ Liên bang Xô Viết a/ Nguyên nhân hình thành + Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga (là một nhà nước tồn tại từ năm 1721 cho đến khi tuyên bố thành một nước cộng hòa tháng 8 năm 1917) trong Thế chiến thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Lenin đứng đầu. + Vào đầu thế kỷ XX, Đế quốc Nga là một cường quốc ở Châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn lạc hậu xa so với các cường quốc châu Âu khác. Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức, trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ; giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề nhất trong số các nước ở châu Âu. Nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. + Những mâu thuẫn trên trong Thế chiến thứ nhất không những không được cởi bỏ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sĩ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng Tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga Hoàng và thành lập Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản với chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía Đồng Minh Anh - Pháp đến thắng lợi cuối cùng đồng thời cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. + Sau Cách mạng tháng Hai, dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết của công - nông - binh. Đảng Bolshevik kêu gọi tiến hành làm cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng". Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước: quân đội đang tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sỹ quan và tự động rút lui. Chính phủ Lâm thời phải dựa vào các Xô viết huy động công nhân, binh sỹ để làm tan rã quân bảo hoàng, do đó thế lực của các Xô viết mạnh lên rất nhiều và Chính phủ Lâm thời không thể kiềm chế được các Xô viết nữa. Nước Nga vào đêm trước của Cách mạng tháng Mười hỗn loạn, chính phủ không còn có thể kiểm soát được tình hình. Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk). Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918- 1922). Phía cách mạng là công nhân, binh sỹ cách mạng và một bộ phận nông dân, bên kia là các lực lượng phản cách mạng gồm bảo hoàng, thành phần trí thức, trung lưu thành thị, sỹ quan, một bộ phận nông dân, người Cô Dắc... Phe phản cách mạng còn nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản các lực lượng phản cách mạng đã thất bại, chính quyền Xô viết được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga. Trong quá trình đấu tranh cách mạng giành chính quyền và bảo vệ chính quyền Xô Viết, nhân dân các dân tộc Xô Viết đã thiết lập Khối liên minh dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao. Năm 1922 lãnh thổ nước Nga trước đây đã thành lập 06 nước cộng hòa Xô Viết (Nga, Ucraina, Belaruxia, Adecbaidan, Acmenia, Grrudia) và một số nước cộng hòa tự trị. Đây chính là tiền đề cho việc thành lập liên bang Xô Viết Các nước cộng hòa nhận thấy, các hiệp ước và sự liên minh chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính trị xã hội và bảo vệ tổ quốc. Sự thành lập nhà nước liên bang cộng hòa XHCN là tất yếu khách quan của các nước cộng hòa và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Việc thiết lập đó dựa trên 2 nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. b) Quá trình tồn tại và phát triển + Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa + Hiến pháp liên bang quy định cụ thể quyền hạn cơ bản của các cơ quan nhà nước tối cao Liên Xô, chế độ bầu cử dân chủ, quyền tự do gia nhập và tách khỏi liên bang, quy định các vấn đề trong lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, tài chính. + Cơ quan quyền lực tối cao của Liên Xô gồm 02 viện có quyền ngang nhau: Xô Viết liên bang và Xô viết dân tộc c) Nguyên nhân tan rã + Sai lầm cơ bản, tai hại hơn cả là những người lãnh đạo, quản lý văn hoá ở Liên Xô (cũ) thiếu ý thức văn hoá thực thụ nhưng lại nắm quyền lực tuyệt đối. Trong suốt hơn 70 năm cầm quyền, họ đã không biết giải quyết đúng đắn quan hệ giữ chính trị với văn hoá và trong văn hoá, mối quan hệ giữa các giai cấp, cái dân tộc, cái nhân loại phổ biến. + Sau khi Lenin mất, khẩu hiệu: “Tất cả quyền lực về tay Xô Viết” của ông đã được hiểu như một thủ thuật để giành chính quyền hơn là nền tảng tư tưởng để xây dựng một nhà nước kiểu mới. Tuy mang danh là quốc gia của các Hội đồng (Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết), nhưng ở Liên Xô trước đây, quyền lực của các Hội đồng chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Bộ máy chấp hành đã thâu tóm toàn bộ quyền lực, biến Hội đồng thành cơ quan phê chuẩn một cách hình thức các quyết định đã có sẵn từ trước. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho Xô Viết sụp đổ. d) Nước Nga sau tan rã + Sau cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 tình hình Liên Xô trở nên hết sức nghiêm trọng: Uỷ ban trung ương Đảng bị giải tán, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động,nhiều nước cộng hoà tuyên bố tách khỏi liên bang…Nhà nước Liên bang Xô Viết – nhà nước liên minh của nhiều quốc gia,dân tộc trước đây đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. + Ngày 8-12-1991, các tổng thống ba nước Nga, Ukraina, Belarus ra tuyên bố chung: Liên bang Xô Viết không còn tồn tại nữa và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập ( viết tắt là SNG ). Ngay sau đó, chín nước cộng hoà nữa cũng tuyên bố tham gia SNG. + Vào những thập niên cuối cùng khi Liên Xô còn tồn tại, Liên bang Xô viết gồm 15 Các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSR), thường được gọi đơn giản là Các nước Cộng hòa Xô viết. Trong Liên bang Xô viết những nước cộng hòa Xô viết cũng được gọi là Các nước cộng hòa liên bang. Tất cả các nước cộng hòa này đều được xem như những nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoài ngoại lệ là CHXHCNXV Liên bang Nga (SFSR Liên bang Nga), tất cả các nước cộng hòa đều có những đảng cộng sản của riêng mình, những đảng cộng sản này là một phần của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất cả những nước cộng hòa cũ hiện nay đã trở thành các quốc gia độc lập, 12 quốc gia trong số 15 nước cộng hòa cũ (trừ 3 nước Baltic) đều tham gia vào một tổ chức sau khi Liên Xô tan rã có tên là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (tiếng Nga: SNG, tiếng Anh: CIS). + Liên bang Nga là sự hợp thành của một lượng lớn các chủ thể hành chính cấp liên bang, tổng cộng là 83 đơn vị hợp thành (chủ thể). Tại Nga có 21 nước cộng hòa , 46 tỉnh, 4 quốc gia ly khai, 1 tỉnh tự trị và 9 khu tự trị Ngoài các đơn vị hành chính này còn 2 thành phố trực thuộc trung ương (Moskva và Sankt-Peterburg). V/ MỘT SỐ HÌNH THỨC KHÁC 1/ Nhà nước Liên minh Nhà nước liên minh là sự kết hợp tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích, Nhà nước Liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành Nhà nước Liên bang. Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776-1787 là nhà nước liên minh, sau đó đã trở thành nhà nước liên bang. * Dấu hiệu nhận biết: - Liên kết tạm thời giữa các nhà nước. Khi gia nhập nhà nước liên minh thì các nước thành viên có thể hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế, giáo dục, y tế... và cùng nhau ký kết các hiệp ước để giữ được mối quan hệ bền vững cùng thuận lợi. - Văn bản do nhà nước liên minh ban hành phải được các nước thành viên phê chuẩn mới có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của nhà nước liên minh. Ví dụ: Sự thành lập liên minh EU, để đi đến sự thống nhất cho sự tồn tại lâu dài thì các nước trong EU đã ký nhiều hiệp ước như: Hiệp ước Maastricht (Hiệp ước Liên hiệp châu Âu) hay hiệp ước Amsterdam, Schengen, Nice. Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Đồng thời cũng để duy trì sự đoàn kết trong nhà nước liên minh thì EU phải thành lập nhiều liên minh như: Liên minh chính trị hay Liên minh về kinh tế và tiền tệ. Đồng thời, tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Được hưởng những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; Chính sách xã hội và việc làm. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu... Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Còn việc thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ giúp cho các nước thành viên có mức lạm phát thấp nhất; Thâm hụt ngân sách thấp. Và để duy trì sự ổn định đó đòi hỏi sự thành lập Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, nghị viện Châu Âu, Tòa án Châu Âu. Nhìn về góc độ khác như chúng ta vẫn thường nhận xét đó là sự bất đồng ngôn ngữ, kinh tế, sự phát triển của mỗi nước. Theo mình nếu không đạt được sự nhất quán trong vấn đề này sẽ dễ xảy ra xung đột giữa các nước thành viên. Và đi đến sự tan rã cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên nếu các nước thành viên đều tuân thủ những nguyên tắc của NN Liên minh thì điều này hoàn toàn có lợi và NN Liên minh có thể tồn tại lâu dài nhưEU đã nói ở trên dù rằng để đạt được một EU như thế là một điều không đơn giản. 2/ Lãnh thổ tự trị Lãnh thổ tự trị là đơn vị hành chính lập ra ở một số nước để đảm bảo quyền tự trị của các dân tộc thiểu số sống tập trung ở một số khu vực, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương. Một quốc gia đơn nhất là nhà nước có một cấp chính phủ duy nhất, tập trung và một dân tộc. Tuy nhiên quốc gia đơn nhất cũng có thể có một hoặc nhiều lãnh thổ có chính phủ riêng. Sự khác nhau giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất kiểu này là ở chỗ trong một quốc gia đơn nhất mức độ tự trị của các lãnh thổ có chính phủ riêng tồn tại không theo mong muốn của chính phủ trung ương và có thể bị đơn phương hủy bỏ. Trong khi một liên bang thông thường được thiết lập bởi một hiệp ước giữa một số tiểu bang độc lập, thì tại một quốc gia đơn nhất các lãnh thổ có chính phủ riêng thường được thiết lập thông qua sự chuyển giao quyền lực tức là chính phủ trung ương chính thức đồng ý giao quyền tự trị cho cho một lãnh thổ phụ thuộc hoàn toàn trước đây. Vì vậy các liên bang thường được thành lập một cách tự nguyện từ 'cấp dưới' trong khi việc chuyển giao quyền tự trị lại được đưa ra từ 'cấp trên'. Liên bang trên thực tế Sự khác biệt giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất thường không rõ ràng. Một quốc gia đơn nhất có thể rất giống với liên bang về cấu trúc và chính phủ trung ương vừa có thể có quyền về mặt lý thuyết để hủy bỏ quyền tự trị của một lãnh thổ có chính phủ riêng nhưng về mặt chính trị lại rất khó để thực thi điều đó. Các lãnh thổ tự trị của một số quốc gia đơn nhất thường muốn nhiều quyền tự trị hơn ở một số liên bang. Vì lẽ đó, đôi khi có tranh cãi trong việc coi một số quốc gia đơn nhất là liên bang trên thực tế. Vương quốc Tây Ban Nha Tây Ban Nha là một liên bang trên thực tế bởi vì nó trao nhiều quyền cho chính phủ các khu tự trị hơn so với hầu hết các liên bang khác. Đối với nghị viện Tây Ban Nha, việc bãi bỏ quyền tự trị của các vùng như Galicia, Catalonia hoặc xứ Basque, hay đối với Chính phủ Vương quốc Anh việc đơn phương hủy bỏ cơ quan lập pháp của xứ Wales, Bắc Ireland hoặc Scotland hầu như là một sự bất khả thi chính trị mặc dù không có một rào cản n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf87_7485.pdf