Hỏi đáp về địa lí (thcs)

HỎI: Thếnào là địa cực? Địa cực có những đặc điểm gì?

ĐÁP: Trái Đấttựquay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bềmặt Trái

Đất ởhai điểm. Đó chính là hai địa cực:cựcBắc và cực Nam.

Địa cực có một số đặc điểm sau:

- Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.

- Địa cực là nơi vĩtuyến chỉcòn là một điểm (900).

- Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.

- Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.

- Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.

- Khi trái đất tựquay, địa cực không di chuyển vịtrí.

pdf54 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hỏi đáp về địa lí (thcs), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN DƯỢC – HOÀNG THỊ ĐAN – NGUYỄN ĐỨC VŨ – HOÀNG LÊ TẠC HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ (THCS) (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa) 2 Lời nói đầu Tập Hỏi – Đáp về Địa lí này được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn giáo viên dạy địa lí ở THCS có thêm một tài liệu tham khảo bổ sung cho những nội dung của sách giáo khoa chưa trình bày được kĩ càng và đầy đủ. Những hiện tượng địa lí xảy ra trong thiên nhiên và đời sống xã hội rất phong phú và đa dạng. Tập sách này chỉ mới tập hợp và giải đáp được một phần rất nhỏ những câu hỏi mà một số bạn giáo viên đã nêu ra. Những câu hỏi này đều có liên quan đến các chương trình học ở THCS, một phần thuộc địa lí đại cương, một phần khác thuộc địa lí thế giới và địa lí Việt Nam. Tuy nhiên việc phân chia một cách dứt khoát các câu hỏi đó ra từng phần riêng rẽ để giải đáp lại là một việc rất phức tạp. Có nhiều câu hỏi, mặc dù có nội dung địa lí đại cương, nhưng khi cụ thể hóa chúng trên một lãnh thổ nhất định thì lại trở thành những câu hỏi về địa lí thế giới hay Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào nội dung chính, tạm xếp các câu hỏi – đáp trong cuốn sách này ra 4 phần: Các câu hỏi – đáp về địa lí đại cương, về địa lí thế giới, về địa lí tự nhiên Việt Nam, về dân số và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc giải đáp các câu hỏi cũng là một vấn đề khó khăn. Ở đây, chúng tôi cố gắng giải đáp các câu hỏi một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Mức độ rộng, hẹp, sâu, nông của các lời giải đáp đó có thể chưa làm cho các bạn hài lòng. Chúng tôi rất mong được sự góp ý để sửa chữa và tiếp tục biên soạn những cuốn hỏi – đáp tiếp theo, vì trong môn địa lí của chúng ta có lẽ không bao giờ hết câu hỏi. TẬP THỂ TÁC GIẢ 3 I. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG HỎI: Thế nào là địa cực? Địa cực có những đặc điểm gì? ĐÁP: Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam. Địa cực có một số đặc điểm sau: - Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến. - Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900). - Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất. - Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng. - Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất. - Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí. HỎI: Thế nào là xích đạo? xích đạo có những đặc điểm gì? ĐÁP: Mặt phẳng tưởng tượng chứa tâm Trái Đất và vuông góc với địa trục cắt bề mặt Trái Đất thành một đường tròn lớn. Đó chính là đường xích đạo. Đường xích đạo có một số đặc điểm sau: - Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên trái đất. Chiều dài của nó bằng: 40.000 km. - Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất ra hai nửa cầu bằng nhau: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. - Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm bằng nhau. - Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo cũng thất mặt trời ở thẳng đỉnh đầu 2 lần trong năm vào các ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9). HỎI: Cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Magienlan vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 đã xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn luôn đi về hướng tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào ngày 7 tháng 9 năm 152. Nhưng nhật kí của đoàn tàu lại ghi ngày đó là 6 tháng 9 năm 1522, nghĩa là chậm so với lịch ở Tây Ban Nha một ngày. Tại sao như vậy và do đâu có sự nhầm lẫn này? 4 ĐÁP: Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất. Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 1800 ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây. Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 00 đi qua chính giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 1800 đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24 giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9. Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 1800 từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á. HỎI: Đêm trắng là gì? Tại sao ở các vùng vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng. ĐÁP: Đêm trắng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường mà có tình trạng tranh tối, tranh sang như lúc hoàng hôn. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao về mùa hạ, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt. Ví dụ: thành phố Xanh Pêtecbua (Liên bang Nga) nằm ở vĩ độ 600B. Ở đây, về mùa hạ có ngày rất dài. Vào ngày 22 tháng 6 hàng năm. Mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 46 phút. Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm ấy, thực ra hoàng hôn chỉ mới vừa tắt, thì bình minh đã ló rạng. Vì vậy người ta gọi là đêm trắng. Ở vùng vĩ độ cao trên vòng cực (từ vĩ độ 66033’ đến cực) có ngày Mặt trời chưa kịp lặn xuống chân trời, đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm. Ở các vùng này mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu, thì mùa đông lại có đêm dài bấy nhiêu. Tình hình này cũng xảy ra ở nửa cầu Nam, nhưng ngược lại với nửa cầu Bắc: đêm dài về mùa hạ và ngày dài về mùa đông. Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng này là do độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra. HỎI: Nếu một chiếc trực thăng khi lên cao cứ đứng yên tại chỗ, khi hạ xuống mặt đất có đến được môt nơi khác nhờ vận động tự quay quanh trục của Trái Đất không? ĐÁP: Trái Đất là một khối vật chất rất lớn, do đó nó cũng có lực hấp dẫn (sức hút đối với các vật thể khác 5 hướng vào tâm Trái Đất) rất lớn. Lực này làm cho tất cả các vật thể ở trên mặt đất và ở xung quanh Trái Đất, kể cả lớp khí quyển, đều chuyển động theo vận động tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. Vì vậy, chiếc trực thăng dù bay lên cao, cách xa bề mặt Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong lớp khí quyển thì nó vẫn di chuyển theo vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Khi hạ xuống mặt đất, nó vẫn trở về đúng vị trí lúc xuất phát, mà không đáp xuống được một nơi nào khác. HỎI: Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66,50 mà đứng thẳng thành một góc vuông 900 hoặc trùng hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc 00, thì khi Trái Đất vẫn tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời như hiện nay, hiện tượng các mùa sẽ ra sao? ĐÁP: 1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực. 2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến v.v. HỎI: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? ĐÁP: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất. Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp. Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chenh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất. HỎI: Vì sao ở Việt Nam về mùa đông (ví dụ: tháng giêng) vào lúc giữa trưa Mặt Trời không đứng bóng mà nằn chếch về phương Nam. Chỉ về mùa hạ mới có hiện tượng Mặt Trời đứng bóng hai lần? ĐÁP: Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc 6 giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng gọi là nội chí tuyến). Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8030’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23022’B (cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 - 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy mặt trời chếch về phương Nam lúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. HỎI: Trong khi quay quanh Mặt Trời, đầu Bắc của trục Trái Đất luôn luôn hướng thẳng về phía ngôi sao Bắc Cực. Có phải bao giờ cũng như vậy không? ĐÁP: Không phải bao giờ cũng như vậy. Hiên nay, trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, đầu Bắc của trục Trái Đất luôn luôn hướng về phía sao Bắc Cực. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Tuy nhiên, hướng của trục Trái Đất không phải hoàn toàn không có sự dịch chuyển. Trái đất trong khi chuyển động cũng tương tự như một con quay, vừa quay vừa lắc lư trên trục làm cho hướng của trục không cố định trong không gian, mà vẽ thành một vòng tròn. Mỗi năm, trục dịch chuyển sai với hướng cũ khoảng 50’’ trên vòng tròn (bằng 1/26000 vòng tròn). Vậy trong 26000 năm (chính xác là: 25765 năm), hướng của trục sẽ chao đảo, dịch chuyển trọn một vòng. Như vậy thì sao Bắc Cực không phải là ngôi sao vĩnh viễn nằm trên đường thẳng kéo dài của đầu Bắc trục Trái Đất. Theo dự tính thì đến năm 10000 trục trái đất sẽ hướng thẳng vào ngôi sao Anpha của chòm Thiên Nga và đến năm 13600 sẽ hướng thẳng vào sao Vêga của chòm sao Thiên Cầm v.v.. HỎI: Vào ngày hạ chí (22 tháng 6), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở chí tuyến Bắc, tại sao ngày đó lại chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc? Cũng như vậy, vào ngày xuân phân (21 tháng 3) và thu phân (23 tháng 9), khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo, tại sao ngày xuân phân lại tương đối lạnh, còn ngày thu phân lại tương đối nóng? ĐÁP: Ánh sang Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất. Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả 7 năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung. Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất. Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt. Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất. Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng. Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1. Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn. Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa - biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau… HỎI: Người ta thường nói trên địa cầu có: vùng “vĩ độ ngựa”, vậy vùng “vĩ độ ngựa” nằm ở đâu và vì sao lại gọi như thế? ĐÁP: Từ xa xưa, các thương nhân châu Âu đã biết lợi dụng Tín phong thổi đều đặn quanh năm để trương buồm vượt biển đi buôn bán với Ấn Độ theo đường vòng qua cực Nam châu Phi. Vì vậy, Tín phong còn có tên gọi là gió Mậu dịch. Cuối thế kỉ XV, đoàn thuyền của Crixtôp Côlôm (Tây Ban Nha) cũng nhờ gió đó mà đi về phía Tây mà tìm ra châu Mĩ. Lúc đó, họ vẫn tưởng quần đảo Trung Mĩ là miền Đông Ấn Độ. Các thuỷ thủ trên thuyền rất ngạc nhiên khi thấy gió luôn luôn đưa họ đi về phía Tây. Đến cả những cây cối trên các đảo họ đi qua cũng ngã cành về phía Tây như chỉ đường cho họ. Đó chính là hướng của Tín phong. Tín phong tuy thổi từ dải cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo, nhưng bản thân dải cao áp (vùng vĩ độ 30 – 350 ở mỗi nửa cầu) lại thường xuyên lặng gió, trời luôn luôn trong xanh, không một gợn mây. Những thứ hang mang trên các thuyền buồm của châu Âu có cả ngựa. Mỗi khi đi qua vùng lặng gió, 8 thuyền thường phải chờ hàng tuần may ra mới có một đợt gió thổi qua để dong thuyền đi tiếp được. Nhiều lần vì phải đợi gió quá lâu nên ngựa hết cỏ ăn, đã bị chết đói và khát. Các thuỷ thủ đánh vứt ngựa xuống biển. Xác ngựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Vì vậy, sau này vùng lặng gió đó được mang cái tên kì quặc là vùng “vĩ độ ngựa”. Trên địa cầu, ngoài hai vành đai lặng gió ở các vùng chí tuyến ra còn có một vùng nữa cũng được gọi là vùng lặng gió. Đó là vùng hạ áp xích đạo. Tuy nhiên, vùng xích đạo không hoàn toàn lặng gió, mà vẫn thường có gió nhẹ, hay đổi chiều. Trời cũng luôn luôn có mây, buổi chiều và tối thường có mưa going, nên vùng này cũng khác hẳn với vùng “vĩ độ ngựa”. HỎI: Một chiếc máy bay nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bay thẳng theo hướng Bắc 1000 km, rồi rẽ sang hướng Đông 1000 km sau đó đi về hướng Nam cũng 1000 km, cuối cùng lại bay về hướng Tây, cũng1000 km. Hỏi máy bay đó có về đúng nơi xuất phát là thủ đô Hà Nội không? ĐÁP: Muốn xác định hướng Bắc – Nam của một địa điểm phải dựa vào các kinh tuyến, còn muốn xác định hướng Đông – Tây lại phải dựa vào hướng các vĩ tuyến. Do các kinh tuyến trên Trái Đất đầu chụm đầu ở cực, cho nên mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên Trái Đất không phải là một mạng luới ô vuông, mà là một mạng lưới các hình than cân, đáy nhỏ hướng về phía cực. Độ dài của cung 10 trên các vĩ tuyến ngắn dần từ xích đạo đến cực. Ví dụ: cung 10 trên xích đạo dài 111,324 km, còn cung 10 trên vĩ tuyến 800 chỉ còn 19,395 km. Nếu từ một điểm xuất phát gần xích đạo, máy bay bay lên phái Bắc là bay theo hướng kinh tuyến về phía cực Bắc. Khi bay xuống phía Nam cũng là bay theo hướng kinh tuyến. Hai đoạn đường này là hai cạnh bên của một hình thang cân. Khi bay về phía Đông và phía Tây (tức theo hướng vĩ tuyến) thì hai đoạn đường này là hai cạnh dáy lớn và nhỏ của hình thang cân. Nếu mỗi đoạn đường đều dài bằng 1000 km, thì máy bay không thể về được đúng nơi xuất phát ban đầu. HỎI: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng sao băng? ĐÁP: Trong khoảng không gian giữa các hành tinh có vô vàn các khối vật chất nhỏ bé, có kích thước khác nhau, gọi là bụi vũ trụ. Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi vũ trụ có thể đi vào lớp khí quyển do bị sực hút của Trái Đất. Khi ma sát với không khí, các khối vật chất này phát nhiệt, tạo nên các vệt sáng chói trên bầu trời ban đêm, bì vậy có tên là sao băng hay sao đổi ngôi. Thực ra, đây không phải là hiện tượng di chuyển vị trí của các ngôi sao, mà sự là sự bốc cháy của các khối vật chất trong khí quyển. Sao băng rất ít khi rơi xuống mặt đất, mặt dầu mỗi năm có hàng triệu khối lớn nhỏ, đi vào lớp khí quyển. Phần lớn chúng bị bốc hơi trước khi rơi xuống bề mặt Trái Đất. Phần còn lại, đa số rơi xuống các đại dương, chỉ có một số rất nhỏ rơi xuống đất liền, trở thành các thiên thạch. 9 Mỗi khi va chạm với mặt đất, các thiên thạch đều phát ra những tiếng nổ lớn. Cho đến nay, người ta đã ghi nhận được một số vụ nổ lớn do thiên thạch gây ra, như vụ nổ ngày 30 tháng 6 năm 1908 ở Tunguxca (Xibia – LB Nga). Tiếng nổ của nó làm rung chuyển mặt đất và lan truyền đến tận Trung Âu. Sức ép của hơi nổ đã làm cho cây cối trên hàng nghìn km2 rừng bị đổ rạp. Những khối thiên thạch lớn khi rơi xuống mặt đất thường vỡ tan thành các mảnh vụn. Dựa vào sự phân tích vật chất cấu tạo của những mảnh vụn đó, người ta phân ra hai loại thiên thạch: thiên thạch đá có thành phần chủ yếu là các loại silicat và thiên thạch sắt có thành phần chủ yếu là các kim loại sắt, niken, đồng, côban v.v… HỎI: Tại sao có sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng nước có bị hao hụt đi không? ĐÁP: Lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều nhất trong các đại dương. Dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi. Hơi nước từ đại dương bốc lên, một phần lớn lại rơi xuống đại dương, còn một phần nhỏ tạo thành mây, được các luồng gió đưa vào đất liền. Khi gặp điều kiện thích hợp, mây lại tạo thành mưa, tuyết…rơi xuống mặt đất v.v…Trên mặt đất, một phần nước lại ngắn xuống sâu tạo thành nước ngầm, rồi trở thành các nguồn cung cấp nước cho các sông, suối, giếng v.v…Một phần lớn đọng lại trên mặt đất thành các hồ, ao, hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh gần cực tạo thành lớp phủ băng, tuyết. Chỉ có một phần nhỏ chảy thành dòng trên mặt đất. Đó là các suối, sông v.v…Nước ngầm, nước băng tuyết tan, nước sông…sau một thời gian lại đổ ra biển và đại dương, lại bốc thành hơi, quay về lục địa v.v…Như vậy, là tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cụ thể là điều hoà chế độ ẩm và nhiệt giữa đại dương và lục địa. Theo sự tính toán của các nhà thuỷ văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không bị hao hụt, mất đi đâu cả. HỎI: Nước sông không mặn, nhưng tại sao nước biển và đại dương lại mặn. Độ mặn của biển và đại dương cũng rất khác nhau. Vì sao? ĐÁP: Nước biển và đại dương mặn vì nó chứa một lượng muối hoà tan đáng kể. Trung bình trong 1000 gam nước biển có 35 gam muối, gồm các muối clorua, sunphát, cacbônát, brômua v.v…Vị mặn của nước biển chủ yếu là do lượng muối clorua natri (NaCl) khá lớn (khoảng 78%) sinh ra. Nước sông cũng có một lượng muối hoà tan, nhưng nồng độ rất thấp: 1 gam trong 1000 gam nước. Loại muối chiếm tỉ lệ cao nhất là muối cacbônat (khoảng 60%). Muối NaCl chỉ chiếm khoảng 5%. Chính vì vậy, nước sông nhạt, dễ uống, dân gian quen gọi là nước ngọt. Hiện nay, theo sự tính toán của các nhà khoa học, thì lượng muối chứa trong toàn bộ các biển và đại dương trên thế giới lên tới 48.106 tỉ tấn. Nguồn gốc của khối lượng muối khổng lồ này, có lẽ là kết quả 10 tích luỹ lâu dài, từ lượng muối ít ỏi do các song ngòi tải ra biển trong suốt quá trình hình thành bề mặt Trái Đất. Tuy nồng độ muối trung bình trong các biển và đại dương trên thế giới là 35%0, nhưng nồng độ đó có khác nhau ở từng nơi. Vùng biển và đại dương nào nhận được một lượng nước ngọt lớn do mưa cung cấp hoặc do nước sông chảy ra thì nồng độ muối ở đó giảm đi. Độ mặn của nước Hắc Hải ở gần các cửa sông lớn có có 10%0. Độ mặn của nước Biển Đông ở ven bờ nước ta cũng chỉ có 3%0. Tuy nhiên, vùng biển và đại dương nào nằm ở khu vực khí hậu nóng, có độ bốc hơi cao, lại hiếm nước sông chảy vào thi nồng độ muối tăng lên, như độ mặn của muối Hồng Hải lên tới 42%0. HỎI: Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào đã sinh ra thủy triều và tạo sao thủy triều lại có quan hệ với tuần trăng? ĐÁP: Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển và đại dương thay đổi độ cao hàng ngày, quan sát được ở những vùng bờ biển. Khi thuỷ triều lên, nước biển dâng cao, lấn sâu vào bãi cát ven bờ, còn khi thuỷ triều xuống, nước biển hạ thấp, rút ra xa bờ làm cho diện tích bãi biển rộng thêm. Hiện tượng thuỷ triều đã được giải thích bằng định luật vạn vật hấp dẫn. Trái Đất và các thiên thể ở xung quanh nó đều có sức hút lẫn nhau. Đáng chú ý nhất là sức hút của hai thiên thể gần trái đất nhất: Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Tuy có khối lượng nhỏ hơn Trái Đất trên 80 lần, nhưng vì ở gần Trái Đất nhất (khoảng 384.000 km) nên Mặt Trăng có sức hút rất lớn đối với Trái Đất. Mặt Trời, tuy lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều, song vì ở xa Trái Đất (khoảng 150 triệu km), nên sức hút của nó nhỏ hơn sức hút của Mặt Trăng 2,17 lần. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đều là nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương dâng cao, sinh ra thuỷ triều. Nhưng do sức hút của Mặt Trăng có ảnh hưởng rất lớn đến lớp nước trên bề mặt Trái Đất, nên thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ và hết sức rõ rệt với tuần trăng. HỎI: Tại sao thủy triều lại có 2 lần lên và 2 lần xuống trong ngày? Chu kì đó cũng không đúng giờ mà mỗi ngày chậm đi khoảng 50 phút. ĐÁP: Muốn giải thích hiện tượng thuỷ triều lên xuống 2 lần trong một ngày, cần phải phân tích các lực tác động vào lớp nước trên bề mặt Trái Đất. - Lực hút lớn nhất là sức hút của Mặt Trăng. Nếu chỉ có sức hút của mặt trăng không thôi, thì lớp nước trên bề mặt Trái Đất chỉ dâng cao về một phía và trong một ngày thuỷ triều chỉ lên xuống có 1 lần. - Tuy nhiên, lớp nước trên bề mặt Trái Đất còn chịu tác động của một sức nữa. Đó là sức li tâm do sự chuyển động của cặp thiên thể: Trái Đất - Mặt Trăng sinh ra khi quay quanh một trục chung nằm ở 0,73 R (R: bán kính Trái Đất). Sức hút này ngược chiều với sức hút của Mặt Trăng nếu ở tâm Trái Đất sức hút của Mặt Trăng và sức li tâm bằng nhau, thì ở điểm A sức hút của Mặt Trăng lớn hơn sức li tâm, còn ở 11 điểm B sức li tâm lại lớn hơn sức hút của Mặt Trăng. Kết quả là trong cùng một lúc, lớp nước dâng cao ở cả 2 điểm A và B. Như vây là trong một ngày, do vận động tự quay của Trái Đất nên ở cả hai điểm A và B đều có thuỷ triều lên xuống hai lần. Trái Đất tự quay một vòng mất đúng 23 giờ 56 phút (tính tròn số). Trong thời gian đó, nó đã di chuyển trên quỹ đạo được một đoạn đường, vì vậy để điểm A thấy lại được Mặt Trời trên đỉnh đầu, Trái Đất phải quay thêm 4 phút nữa, tức tròn 24 giờ. Cũng tương tự như vậy, khi Trái Đất quay được một vòng thì Mặt Trăng cũng đã di chuyển trên quỹ đạo của nó (quanh Trái Đất) một đoạn đường. Để thấy lại Mặt Trăng ở vị trí lúc xuất phát, trái đất cũng phải quay thêm 50 phút nữa (tức thời gian thấy mặt trăng 2 lần ở cùng một vị trí là 24 giờ 50 phút). Vì lí do đó, nên mỗi ngày thuỷ triều lên xuống chậm đi 50 phút. HỎI: Dòng biển là gì và nguyên nhân nào đã sinh ra các dòng biển? ĐÁP: Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu. Ví dụ: dương lưu Bắc Đại Tây Dương. Các dương lưu lớn thường có chiều rộng từ 80 đến 400 km và vận chuyển được hàng trăm nghìn tỉ tấn nước đi hàng nghìn km với tốc độ có khi đến 36 km/h. Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoi_dap_ve_dia_ly_3906.pdf
Tài liệu liên quan