Hội thảo khoa học của hội: biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Bắc Trung Bộ

Trong bài viết ”Biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Nam Trung Bộ-Tây Nguyên”, khi phân tích diễn biến nhiệt độ khu vực này, các tác giả đã nhận định: so với thập niên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các t háng mùa đông và trên độ cao từ 100 - 800 m.

docx13 trang | Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hội thảo khoa học của hội: biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA HỘI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÃ HIỆN HỮU Ở BẮC TRUNG BỘ Trong bài viết ”Biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Nam Trung Bộ-Tây Nguyên”, khi phân tích diễn biến nhiệt độ khu vực này, các tác giả đã nhận định: so với thập niên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa đông và trên độ cao từ 100 - 800 m. TS. Phạm Đức Thi KS. Nguyễn Thu Bình Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Cả cánh đồng chỉ còn một vũng nước ở xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa (Ảnh Bùi Đình Hiếu) Trong bài này, các tác giả tiếp tục phân tích diễn biến nhiệt độ vùng Bắc Trung Bộ, tập trung chủ yếu vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, nơi được coi là vùng có tính đa dạng sinh học vào loại cao nhất nước, cũng là nơi khí hậu thuộc loại khắc nghiệt với đủ mọi loại thiên tai, trong đó phải kể đến bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn. Tại đây, các tác giả đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng của môi trường và đa dạng sinh học dưới tác động của con người và biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như những khó khăn, chật vật của người dân chống trả với thiên tai trong cuộc mưu sinh ở một số địa phương. I. Diễn biến của nhiệt độ: Để phân tích diễn biến nhiệt độ khu vực Bắc Trung Bộ, các tác giả đã lựa chọn 16 trạm có số liệu quan trắc trên 30 năm và vẫn coi giá trị trung bình 30 năm (1979-2008) là giá trị trung bình chuẩn để phân tích, như đã thực hiện đối với các trạm ở Nam Trung Bộ-Tây Nguyên. Bảng 1 và 2 được thiết lập qua các bước: -         Tính giá trị nhiệt độ trung bình nhiều năm (1979-2008) của các tháng, thời kỳ chính đông (tháng 12-2), thời kỳ chính hè (tháng 6-8) và năm của 16 trạm; -         Tính giá trị nhiệt độ trung bình bốn thập niên: 1969-1978, 1979-1988; 1989-1998 và 1999-2008 của các đặc trưng trên và tính chuẩn sai giữa chúng với giá trị trung bình nhiều năm; -         So sánh chuẩn sai nhiệt độ giữa thập niên gần đây nhất 1999-2008 với 1979-1988 (bảng 1) và với thập niên 1969-1978 (bảng 2).      Bảng 1: Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa thập niên 1999-2008 và 1979-1988 của             các tháng 1, 4, 7, 10, thời kỳ chính đông (tháng 12-2), chính hè (tháng 6-8) và năm Trạm Tháng 3 tháng TT 1 4 7 10 Chính đông (12-1) Chính hè (6-8) Năm 1 Quỳnh Lưu (Nghệ An) (1.614m) 0.20 1.00 -0.40 1.00 0.53 -0.03 0.40 2 Kỳ Anh (Hà Tĩnh) (2.767m) 0.20 1.20 -0.20 0.40 0.49 0.16 0.50 3 Hà Tĩnh (2.805m) 0.20 1.30 0.10 0.90 0.53 0.36 0.60 4 Thanh Hóa (4.382m) 0.20 0.80 -0.60 0.60 0.50 -0.33 0.10 5 Vinh (Nghệ An) (5.082m) 0.30 1.40 0.20 0.80 0.63 0.36 0.60 6 Đồng Hới (Quảng Bình) (5.711m) 0.10 1.00 -0.10 0.40 0.37 0.20 0.30 7 Đông Hà (Quảng Trị) (7.999m) 0 0.70 -0.30 0.20 0.27 -0.10 0.10 8 Yên Định (Thanh Hóa) (9.213m) 0.20 0.60 -0.30 0.70 0.50 -023 0.10 9 Hương Khê (Hà Tĩnh) (17.040m) 0.40 1.20 -0.20 0.50 0.60 1.33 0.30 10 Tuyên Hóa (Quảng Bình) (27.065m) -0.10 0.80 0.20 0.30 0.07 -0.30 -0.10 11 Tây Hiếu (Nghệ An) (47.926m) 0.20 1.30 0.10 0.20 0.57 0.07 0.40 12 Quỳ Hợp (Nghệ An) (89.174m) 0.50 1.30 0 0.70 0.70 0.20 0.50 13 Tương Dương (Nghệ An) (96.121m) 0.20 1.00 -0.30 0.60 0.67 -0.10 0.30 14 Hồi Xuân (Thanh Hóa) (102.204m) 0.30 1.00 0 0.50 0.64 0.03 0.40 15 Khe Sanh (Quảng Trị) (394.638m) 0.20 0.40 -0.10 0.30 0.33 0.17 0.30 16 A Lưới (Thừa Thiên Huế) (572.191m) 0.60 0.50 0.20 0.30 0.47 0.26 0.50 Từ bảng 1 (thứ tự các trạm được sắp xếp theo độ cao tăng dần) ta thấy, so với thập niên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn, rõ rệt nhất là vào các tháng chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). -         Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0.3-0.6oC, thấp hơn so với mức tăng ở khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên (phổ biến cao hơn từ 0.5-0.8oC, có trạm cao hơn 1oC).   -         Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông cao hơn so với các mùa hè. Trong 3 tháng chính đông (tháng 12-2), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.4-0.7oC, trong khi các tháng chính hè (tháng 6-8), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.2-0.3oC, một số trạm mang trị số âm. Điều đó cũng được thể hiện ở hai tháng tiêu biểu của mùa đông (tháng 1) và mùa hè (tháng 7). -         Mức độ phân hóa nhiệt độ theo chiều cao không được thể hiện rõ như ở Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, song ở mức độ tương đối, có thể thấy ở độ cao trên 40m, nhiệt độ tăng rõ hơn và ổn định hơn so với các trạm ở độ cao thấp hơn. Bức tranh trên có đôi nét khác khi phân tích bảng 2. So với thập niên 1969-1978, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn rõ rệt vào tất cả các thời kỳ, nhất là vào các tháng mùa đông và chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Bảng 2: Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa thập niên 1999-2008 và 1969-1978 của        các tháng 1, 4, 7, 10, thời kỳ chính đông (tháng 12-2), chính hè (tháng 6-8) và năm Trạm Tháng 3 tháng TT 1 4 7 10 Chính đông (12-1) Chính hè (6-8) Năm 1 Hà Tĩnh (2.805m) 1.00 1.40  0.90  1.10  0.73 1.07 0.90 2 Thanh Hóa (4.382m) 1.30 2.00 0.30 0.90 0.84 0.77 0.60 3 Vinh (Nghệ An) (5.082m) 1.10 1.50 0.80 0.90 0.83 0.80 0.90 4 Hương Khê (Hà Tĩnh) (17.040m) 1.30 1.30 0.70 1.00 0.90 0.93 0.90 5 Tuyên Hóa (Quảng Bình) (27.065m) 0.80 1.10 0.70 0.90 0.50 0.26 0.50 6 Tây Hiếu (Nghệ An) (47.926m) 1.50 1.60 1.00 1.20 1.17 0.90 1.10 7 Quỳ Hợp (Nghệ An) (89.174m) 1.50 1.30 0.90 1.00 1.00 0.80 0.90 8 Tương Dương (Nghệ An) (96.121m) 1.20 1.20 0.60 -0.10 1.16 0.60 0.80 9 Hồi Xuân (Thanh Hóa) (102.204m) 1.30 1.10 0.50 0.90 0.90 0.56 0.80 -         Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0.6-0.9oC, cao hơn so với số liệu công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường: trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 0.5-0.7oC (“Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”).   -         Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông và các tháng chuyển tiếp cao hơn so với các mùa hè. Trong 3 tháng chính đông (tháng 12-2), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.8-1.1oC, trong khi các tháng chính hè (tháng 6-8), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.6-0.9oC. Trong tháng tiêu biểu của mùa đông (tháng 1) và tháng chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 1.0-1.5oC, có trường hợp cao hơn tới 2.0oC (tháng 4, tại trạm Thanh Hóa). Cũng như Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, ở Bắc Trung Bộ nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè rõ rệt, phù hợp với nhận định trong “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”. Điều này được minh họa rõ trong các biểu đồ diễn biến nhiệt độ của ba trạm: Thanh Hóa (4.382m), Tương Dương (96.121m) và A Lưới (572.191m). Đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ được thể hiện trên các biểu đồ, nhất là ở Thanh Hóa, nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn TBNN tời 1.5oC. II. Sự suy giảm đa dạng sinh học do tác động của con người và biến đổi khí hậu tại một số địa phương Bắc Trung Bộ Khẩu hiệu "Hãy tiết kiệm nước"  ở xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.  (Ảnh Bùi Đình Hiếu) Như chúng ta đã biết, nóng lên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới. Trong khi chờ đợi những công trình khảo sát, nghiên cứu khẳng định mức độ tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học ở Việt Nam, các tác giả xin nêu một số thu nhận được từ chuyến khảo sát thực địa cuối năm 2008 tại một số địa phương ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh. 1. Cẩm Tâm (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - vùng khô hạn và lũ quét   Cẩm Tâm thuộc huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) là một xã tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và miền núi. Địa hình khá phức tạp, dạng lòng chảo, chủ yếu là đồi rừng và vùng đất thấp ven khe suối. Đất đai có kết cấu rời rạc, hệ số thấm lớn. Là dạng điển hình của vùng trung du miền núi Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên: 1.851,07 ha; diện tích sản xuất nông nghiệp (chủ yếu lúa và sắn): 296 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa nước cả năm là 185 ha, diện tích vụ đông xuân: 65 ha; diện tích rừng trồng: 1.126 ha; diện tích phi nông nghiệp và chuyên dùng: 429,07 ha. Điều kiện sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, nước khe suối và các hồ đập chứa nước nhỏ. Dân số: 3.451 người/748 hộ, trong đó dân tộc Mường chiếm 93% dân số. Là xã nghèo nhất huyện với tỷ lệ hộ nghèo trong xã: 38,1% (bình quân toàn huyện 20%), cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn rất nghèo nàn. Thu nhập bình quân: 4,6 triệu VNĐ/người/năm. Dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp (88%). Vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân mùa này chỉ đạt khoảng 25% tổng lượng mưa năm, có những tháng hoàn toàn không có mưa, thường rơi vào tháng 1, tháng 2 hàng năm. Nước các khe suối khô cạn, các hồ chứa bị bồi lấp không còn khả năng trữ nước, nguồn sinh thủy giảm tới trên 50%. Hạn hán không chỉ xảy ra trong mùa khô, nhiều năm còn xảy ra ngay trong mùa mưa. Đất khô nứt nẻ không trồng cấy được, kể cả ngô và sắn. Hàng năm có từ 2 ¸ 3 đợt gió tây khô nóng, mỗi đợt kéo dài từ 3 ¸ 5 ngày, làm nhiệt độ tăng cao (Tx > 41oC), độ ẩm xuống thấp và tăng lượng bốc hơi, làm trầm trọng hơn mức độ khắc nghiệt của hạn hán, thiếu nước. Hạn hán, thoái hóa đất khiến cho hệ sinh thái bị suy thoái trầm trọng. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, rừng ở xã Cẩm Tâm chủ yếu là rừng cây lá rộng, mang tính chất rừng nhiệt đới, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, lim xanh, táu, sến, dổi, de, trường mật...; các loại thuộc họ tre nứa như: luồng, nứa, vầu, tre, trúc...; các loại cây dây leo như mây, song, mộc thông, dọ, gắm, bông trang...; các loại thuộc thảm phủ như dương xỉ, trầu lốt, tàu bay và các loại nấm...; đặc biệt các loài thảo mộc có thể dùng chế biến dược liệu quý như cây quít ngọt (vỏ quả làm vị trần bì), quế, ổi, củ mài (hoài sơn), hà thủ ô... Đây cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hổ báo, hươu, nai, hoẵng, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim; các đặc sản của địa phương như cua đá, ốc đá rất nhiều, đặc biệt là trứng kiến (còn gọi là trứng ngạt) đánh bắt vào mùa xuân, chiên mỡ ăn cùng xôi nếp nương rất ngon Trải qua hơn 4 thập kỷ đến nay, tài nguyên rừng nơi đây đã bị cạn kiệt, các loài động thực vật như nêu ở trên không còn, kể cả những loài quý hiếm hoặc đặc sản của địa phương, thậm chí, do khô hạn, loài vắt trong rừng cũng mất hết; một số loại cây trồng như luồng tự nhiên trổ hoa, thân mềm ra (trước đây không hề có), lụi đi và chết hàng loạt. Kinh tế trang trại và kinh tế vườn cũng không phát triển được. Trước đây, xã có 7 trang trại tổng hợp (chăn nuôi và trồng trọt) được công nhận. Nhưng nay, do hạn hán, thiếu nước và chưa tìm được cây, con phù hợp, các trang trại trên không đạt tiêu chí phải thu hồi lại đất vì hoạt động không hiệu quả. Chăn nuôi (chủ yếu là dê) không phát triển được, cây trồng (chủ yếu là mía) năng suất rất thấp, chỉ 30tấn/ha. Vườn hộ gia đình trồng cây ăn quả lưu niên như giổi, nhãn, vải, bưởi, bồng, cam, chanh, đu đủ..., do thiếu nước, cũng không phát triển được, cây ra hoa kết trái không đúng thời vụ hoặc chất lượng, năng suất đạt thấp; Gia cầm, gia súc do thiếu nước cũng sinh trưởng kém lại dễ lây truyền dịch cúm H5N1, dịch tai xanh, dịch lở mồm long móng. Năm 2008, cả xã chết 9 con lợn do dịch lợn tai xanh và 6 con trâu bò chết do rét đậm, rét hại. Về dân sinh, có đến 6/11 xóm (khoảng 400 hộ với gần 2000 nhân khẩu), thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, dân phải đi lấy nước rất xa để dùng. Việc thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt đã làm cho dân địa phương thường xuyên bị các dịch bệnh như đau mắt đỏ, tiêu chảy, phụ khoa...bệnh lạ đã xuất hiện nơi đây, như ung thư gan, bệnh máu trắng. Mức độ hạn hán đã ở mức cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân, nhiều người đã tìm cách đi làm thuê hoặc di cư tới vùng khác sinh sống. Tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi trước đây cùng với BĐKH hiện nay là những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng thiên tai trong khu vực.    Trước năm 1975, nguồn nước ở Cẩm Tâm vẫn rất dồi dào, có chỗ còn là vùng sình lầy, nước tràn qua đường, có thửa ruộng trâu lội đến bụng không cầy cấy được, nước ở các khe suối, các hồ chứa nhỏ, đủ dùng cho sản xuất và sinh hoạt. Hơn 10 năm trước, với lượng mưa 500 - 600 mm, khu vực này không xảy ra lũ quét, nay chỉ với lượng mưa 200 mm, lũ quét đã xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản cho nhân dân, làm giảm diện tích đất nông nghiệp do bị cát sỏi bồi lấp. Mưa đá trước đây không có hoặc rất hiếm khi xảy ra, nay năm nào cũng xuất hiện. Do đặc điểm địa hình, địa mạo của xã, cộng thêm tác động bất lợi của BĐKH, việc sử dụng tài nguyên nước của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, các phai đập nhỏ chỉ có tính chất dâng nước trong mùa mưa để tưới, còn mùa khô không còn nguồn sinh thủy, các suối khe đều khô cạn, một số hồ ao nhỏ không giữ được nước đến mùa khô để sử dụng do đất nền có hệ số thấm quá lớn; mực nước ngầm trong mùa khô rất thấp, các giếng trong dân đều cạn kiệt. Sơ bộ tính toán, lượng nước cần sử dụng cho con người, cây trồng và vật nuôi trên địa bàn toàn xã là trên 1,7 triệu m3 trong khi lượng nước đến chỉ xấp xỉ 700 ngàn m3, đủ thấy vùng này đang có nguy cơ thiếu nước trầm trọng.  2. Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh ) – vùng “Túi mưa, chảo lửa” Với một địa hình đặc biệt, nằm trong thung lũng hẹp có độ dốc lớn kéo từ sườn núi dãy Hoành Sơn ra biển, ngay phía bắc chân Đèo Ngang, ba phía Bắc, Tây và Nam đều bị án ngữ bởi núi, phía Đông giáp biển, tại Kỳ Nam đã hình thành chế độ tiểu khí hậu với nhiều loại thiên tai khắc nghiệt: hạn hán, mưa lớn, bão lũ và xâm nhập mặn... Trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 8, gió Tây khô nóng thường xuyên hoạt động với tốc độ gió mạnh cấp 6, cấp 7. Trong các thập kỷ gần đây luôn xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí lên đến trên 40oC. Trước kia, nhiệt độ cao nhất ở Kỳ Nam thường là 37-390C nhưng nay là 40-410C, thậm chí có năm nhiệt độ lên tới 42-430C. Chế độ thời tiết những năm gần đây trở nên thất thường hơn. Số lượng cơn mưa và lượng mưa có xu hướng thay đổi, số lượng cơn mưa ít đi nhưng cường độ lượng mưa lại tăng lên theo từng cơn. Lượng mưa năm bình quân dao động khoảng 2.600-3.000 mm, tập trung chủ yếu vào 3 tháng 9, 10 và 11. Mưa được chia thành 3 thời kỳ: - Thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 4. Riêng tháng 1, lượng mưa trung bình nhiều năm đạt 130 mm, các tháng khác chỉ đạt 72-87 mm. Những năm gió tây khô nóng xuất hiện sớm, có khi từ tháng 2, hạn đông xuân đã xảy ra. - Thời kỳ từ từ tháng 5 đến tháng 7, lượng mưa tháng TBNN đạt 127 – 141 mm. Đã xuất hiện những ngày mưa lớn, có khi đạt trên 300mm/ngày. Song, đây cũng là thời kỳ gió tây khô nóng hoạt động mạnh. Gió tây khô nóng xuất hiện thường kéo dài 3-4 ngày, có khi tới 10-15 ngày, nhiệt độ tăng nhanh tới trên 35oC có khi trên 40oC, độ ẩm xuống dưới 55%, lượng bốc hơi tăng đột ngột, làm cây cỏ chết héo, hồ ao cạn nước. Những trận mưa tiểu mãn hoặc những trận mưa lớn chỉ góp phần giảm mức độ căng thẳng của khô hạn thời kỳ hè thu, thời kỳ hạn đặc trưng của khu vực. Hạn hè thu kết hợp với hạn đông xuân nêu trên tạo ra những năm hạn điến hình, như hạn 4 năm liên tiếp 1991-1994 hoặc hạn năm 1996, 1998....... Riêng hạn năm 2008, từ ngày 14/4 đến 15/8, tại Kỳ Nam không có cơn mưa nào, nhiều hộ gia đình phải đào giếng tới 12 mét vẫn chưa có nước, trước đây chỉ đào xuống 4 m là đã có nước dùng.          - Thời kỳ từ tháng 8 đến tháng 12, lượng mưa tháng TBNN đạt 200 – 800 mm, trong đó tháng 9-11, là thời kỳ thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa, bão, lốc, đã xuất hiện những ngày mưa lớn trên 400 mm/ngày, có khi tới 519mm/ngày (ngày 14/X/1984). Trong 3 năm gần đây, năm nào địa phương này cũng nằm trong vùng tâm bão, tốc độ gió đạt tới trên cấp 12 (trên 32,7 m/s) gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Do nằm ở một vùng có địa hình đặc biệt, Kỳ Nam chịu tác động của nhiều loại thiên tai đan xen lẫn nhau, điển hình là hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lớn, bão lũ gây tác hại kép đối với kinh tế, xã hội và dân sinh trong vùng. Biển đã tiến sát vào hàng phi lao  xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Ảnh Bùi Đình Hiếu) Khi tham vấn cộng đồng, những người cao niên và có kinh nghiệm sản xuất đều gọi Kỳ Nam là “túi mưa, chảo lửa”. Túi mưa, vì Kỳ Nam phải hứng chịu nhiều trận mưa lớn, có khi tới 500-800 mm dẫn đến lũ lớn, xói mòn đất. Chảo lửa, bởi gió Lào, nắng gắt. Nơi khác nhiệt độ 36-37oC, Kỳ Nam phải trên 40 oC; tháng 2 vừa rét xong đã xuất hiện ngay gió Lào. Từ năm 2004 về trước, hạn ít xuất hiện, mưa đều, sản xuất 2 vụ lúa/năm, năng suất 160-180kg/sào, nay hạn hán thường kéo dài tới 5-7 tháng, nhiệt độ cao, chỉ làm được một vụ đông xuân, năng suất thấp: 50-80 kg/sào. Canh tác cây cối, rau màu trước đây thuận lợi, phát triển tốt, nay khó khăn, thu hoạch kém. Chăn nuôi dê, trâu bò khó khăn do cỏ phát triển kém. Từ những năm 1990 trở về trước, thời tiết còn rõ 4 mùa, nay thời tiết không theo mùa. Trước đây phải đến tháng 3 mới mất nước, nay tháng 1, 2 đã mất nước, khô hạn làm sản xuất vụ đông xuân bấp bênh. Nước sinh hoạt trước đây đảm bảo, nay rất hiếm, nước ngầm bị cạn kiệt, giếng đào sâu đến trên 20m mới có nước. Hồ Kẻ Bố có dung tích 1 triệu m3, từ năm 2003 đến nay bị khô cạn. Trước đây “lập thu vô vụ”, nay lập thu vẫn chưa có mưa, tới tháng 8 gió Lào vẫn còn hoạt động. Nắng hạn kéo dài tới mức, tới mùa thu hoạch lạc, cày có khi bị vặn gẫy lưỡi, con ngài cũng khó sống. Hạn hán ở Kỳ Anh cũng nằm trong xu thế chung của hạn hán khu vực Bắc Trung Bộ, nhưng do ảnh hưởng địa hình, khắc nghiệt hơn. Có thể nêu một số nét chính về hậu quả của các loại thiên tai kể trên. * Về hạn hán và xâm nhập mặn: Ở bên sườn khuất gió, hiệu ứng phơn, do gió tây–nam vượt qua dãy Trường Sơn, đã gây ra những đợt gió tây khô nóng kéo dài với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, làm gia tăng tính khắc nghiệt của hạn hán vốn có tốc độ diễn biến nhanh tại Kỳ Nam, tác động mạnh đến môi trường sinh thái trong vùng, trong đó đáng chú ý là tình trạng cạn kiệt nhanh nguồn nước dân sinh của vùng cao gần núi và thiếu nước dân sinh của vùng thấp ven biển, vì nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và vùng dân cư. Nước biển đã tiến sát vào hàng phi lao trước đây trồng cách mép biển 20-30m, mặn lấn sâu vào nội đồng và khu dân cư. Khô hạn trước đây chỉ kéo dài 2-3 tháng, nay tới 4-5 tháng, thậm chí từ năm 2004 đến nay, hạn hán trên đất Kỳ Nam diễn ra 6 tháng (từ tháng 3-8). Những cánh đồng trồng được 2 vụ lúa trước kia, nay chỉ cấy được một vụ với năng suất thấp hoặc không trỗ đòng. Số liệu của xã cho thấy, với diện tích lúa Đông xuân năm 2007 là 32ha, năng suất chỉ đạt bình quân 30tạ/ha, sản lượng đạt 96 tấn, chỉ bằng 73,2%, giảm 35,2 tấn so với năm 2006. Hạn hán kéo dài cũng gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế vườn: Năng suất các loại cây rau màu giảm 20 – 30%; Cây ăn quả bị chết, rụng quả, năng suất giảm 50%, chất lượng kém; Đồng cỏ bị khô táp, đàn gia súc giảm 1/3 tổng đàn; Một số giống cây trồng bị thoái hoá, như na, khoai môn... Hạn hán, thoái hóa đất khiến cho hệ sinh thái rừng bị suy thoái trầm trọng. Trước đây, Kỳ Nam vốn có tài nguyên rừng nhiệt đới đa dạng và phong phú động, thực vật. Có một số cây gỗ quý hiếm như lim, gọ đỏ, dổi, nhưng phân bố không đồng đều và bị tàn phá nặng nề vào những năm 80 của thế kỷ trước. Hiện nay về cơ bản, rừng tự nhiên đã và đang được phục hồi, nhưng chất lượng rừng bị suy giảm do đất bị khô hạn, bạc màu. * Mưa lớn, xói mòn, thoái hóa đất: Ở bên sườn đón gió đông-nam từ biển thổi vào, trong thời kỳ mùa mưa, nhất là ba tháng 9-11, Kỳ Nam phải hứng chịu nhiều trận mưa với cường độ lớn, tới trên 500 mm/ngày. Lượng mưa lớn, tập trung, trong khi địa hình của Kỳ Nam lại có độ dốc cao, đã dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi mạnh. Đất vốn đã bạc màu do khô hạn, lại bị rửa trôi do mưa lũ lớn, nên suy thoái nghiêm trọng. Các loại cây trồng trong vườn gia đình có biểu hiện không cho thu hoạch, như cây na, trước kia vùng này trồng rất phù hợp cho quả khá, nhưng vài năm trở lại đây, cây na chỉ có hoa mà không kết trái, hoặc có quả nhưng lại bị khô quắt do đất bạc màu, thiếu dinh dưỡng, do khô hạn. Khoai lang bị hà nhiều hoặc không có củ, chuối đang xanh tốt đến mùa khô, nóng bị lụi đần từ ngọn xuống. Bão, lũ, mưa lớn gây thiệt hại khá nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm sụt giảm chất lượng tuyến đê ngăn mặn. Số diện tích bị nhiễm mặn tăng dần theo từng năm, đến nay có tới gần 10 ha diện tích đất đã bị nhiễm mặn, thành hoang hóa. Giếng nước sinh hoạt ở vùng thấp đã bị nhiễm mặn thành nước lợ, bà con phải lên các xóm vùng cao để xin nước ăn. Thiên tai hạn hán, mưa lớn, bão lũ, xâm nhập mặn và suy thoái đất làm phát sinh nhiều loại bệnh tật, gia tăng nghèo khó và đói kém của nhiều hộ dân trong vùng, khiến nhiều người dân phải bỏ quê hương đi kiếm việc làm ở nhiều nơi khác. Rõ ràng, tác động của con người và BĐKH đã làm suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái ở Cẩm Tâm, Kỳ Anh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ, nói chung.. Từ kịch bản BĐKH (theo phát thải trung bình), đến năm 2050, nhiệt độ tại Bắc Trung Bộ tăng từ 1.3 – 1.8oC và đến năm 2100, tăng 2.6 – 3.2oC, cao hơn nhiều so với mức tăng nhiệt độ khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, có thể nhận định, BĐKH sẽ gia tăng mạnh ở Bắc Trung Bộ với nhiều loại thiên tai khắc nghiệt hơn, là nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi hệ thống sinh thái trong khu vực. Từ phân tích diễn biến nhiệt độ khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ, có thể khẳng định, BĐKH đã thể hiện rõ ở Trung Bộ-Tây Nguyên. Đánh giá tác động của BĐKH tới toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội, nói chung và hệ sinh thái, nói riêng là rất cần thiết. Đòi hỏi một Chương trình tổng hợp với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan cũng như của cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học ở dải Trường Sơn trong bối cảnh tác động ngày càng mạnh hơn của BĐKH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhoi_thao_khoa_hoc_9808.docx