Hướng dẫn xây dựng Báo cáo rà soát và phương án đơn giản hóa

 Đảm bảo thông tin cung cấp theo mẫu thống nhất, nội dung có chất lượng phục vụ cho công tác tổng hợp, kiểm tra, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách quy định, thủ tục hành chính và báo cáo kết quả rà soát tại Bộ, cơ quan ngang Bộ và 06 địa phương.

Thời hạn gửi báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 8 năm 2012

 Thời hạn thực hiện giữa các đơn vị tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương: do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn xây dựng Báo cáo rà soát và phương án đơn giản hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÁO CÁO RÀ SOÁT VÀ PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓACục Kiểm soát thủ tục hành chính* Đảm bảo thông tin cung cấp theo mẫu thống nhất, nội dung có chất lượng phục vụ cho công tác tổng hợp, kiểm tra, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách quy định, thủ tục hành chính và báo cáo kết quả rà soát tại Bộ, cơ quan ngang Bộ và 06 địa phương. MỤC ĐÍCHYÊU CẦU VỀ THỜI HẠN*Thời hạn gửi báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 8 năm 2012 Thời hạn thực hiện giữa các đơn vị tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương: do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.CÁCH THỨC XÂY DỰNG*Các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, 06 địa phương được giao chủ trì rà soát: - Tiến hành tổ chức rà soát - Gửi kết quả rà soát được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt về Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: + Sơ đồ nhóm TTHC trước rà soát (đối với trường hợp rà soát nhóm) + Các biểu mẫu rà soát theo đúng quy định; + Bản tổng hợp kết quả rà soát (gồm: nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; lý do; chi phí tuân thủ; kiến nghị thực thi). + Sơ đồ nhóm TTHC sau rà soát.Ví dụ: Trình bày nội dung đơn giản hóa của Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV1. Nội dung đơn giản hoá1.1. Về thành phần hồ sơ: - Bỏ yêu cầu về sơ yếu lý lịch. Lý do: Yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương) của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là không cần thiết. Vì bản sơ yếu lý lịch cung cấp nhiều thông tin chi tiết về người xin cấp chứng chỉ, nhưng lại không cần thiết đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện thủ tục này (VD: thông tin về người thân, thông tin về quá trình học tập và công tác của người xin cấp chứng chỉ, v.v...). Ngoài ra, phần xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ trên bản sơ yếu lý lịch chỉ là xác nhận về địa chỉ cư trú hoặc nơi công tác; thông tin xác nhận này cũng là không cần thiết. Trường hợp cơ quan hành chính cần có bằng chứng để chứng minh rằng người xin cấp chứng chỉ đã đủ 18 trở lên thì có thể kiểm tra thông tin về tuổi tác thông qua một trong những loại giấy tờ do người đó nộp như sau: bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục BVTV cấp. 1.2. Về thời hạn giải quyết thủ tục: Quy định thời hạn xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lý do: Việc cấp chứng chỉ được thực hiện dự trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do cá nhân nộp mà không cần xin ý kiến tham vấn hay thỏa thuận gì các của cơ quan hành chính khác.1.3. Về thời hạn có hiệu lực của giấy chứng chỉ hành nghề: Quy định chứng chỉ hành nghề có giá trị vô thời hạn và yêu cầu người có chứng chỉ định kỳ hàng năm phải tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới. Lý do: + Theo quy định hiện hành, trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn, người có chứng chỉ hành nghề phải tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới (khoảng từ 1 đến 3 tháng) do Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức để gia hạn chứng chỉ hành nghề cho 3 năm tiếp theo. Nếu thay thế thủ tục gia hạn này bằng biện pháp yêu cầu người có chứng chỉ định kỳ hàng năm phải tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới thì có thể quy định giấy chứng chỉ hành nghề có giá trị vô thời hạn. + Hơn nữa, mỗi lần làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề, cá nhân phải nộp một khoản lệ phí là 200.000 đồng/1 giấy chứng chỉ và phải mất thời gian, công sức để thực hiện thủ tục. Nếu cho phép giấy chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng vô thời hạn sẽ giúp cá nhân tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức.1.4. Về phạm vi có giá trị của chứng chỉ hành nghề: Quy định chứng chỉ hành nghề có giá trị hành nghề trên toàn quốc. Lý do: Quy định chứng chỉ hành nghề có giá trị hành nghề trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cấp là không hợp lý. Vì để đạt được các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, cá nhân ở bất kỳ địa phương nào cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như nhau. Mặt khác, căn cứ chủ yếu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề (là bằng cấp chuyên môn và giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật) thì lại có giá trị trên toàn quốc.Ví dụ: Trình bày nội dung kiến nghị, chi phí tuân thủ của thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV2. Kiến nghị thực thi - Sửa đổi Điều 3, Điều 4, khoản 1 Điều 10, khoản b Điều 11 và phụ lục 2 Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008, ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. - Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 17, 18 Điều lệ quả lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2002. 3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.179.468.754 đồng/năm - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.643.806.547 đồng/năm - Chi phí tiết kiệm: 3.535.662.207 đồng/năm - Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 68 % Ví dụ: Trình bày phương án đơn giản hóa của thủ tục đăng ký khảo nghiệm phân bón1. Nội dung đơn giản hóa - Bãi bỏ thủ tục hành chính này, thay thế việc quản lý phân bón theo danh mục như hiện nay bằng việc quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật. Lý do: + Xét về mục tiêu: Việc khảo nghiệm phân bón nhằm mục đích đánh giá hiệu lực nông học của phân bón để đảm bảo khi đưa ra sản xuất đem lại hiệu quả cho người sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoạt động khảo nghiệm phân bón như hiện nay mất khoảng từ 6 tháng đến 01 năm. Mặt khác, sau khi có kết quả khảo nghiệm để chờ được xem xét đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký vào danh mục mất thêm ít nhất khoảng 03 tháng. Trong khi đó, tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật; quy chuẩn quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật và môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Theo phương thức này, phân bón sau khi có kết quả phân tích, kiểm tra sự phù hợp sẽ được đưa ra lưu hành ngay (giảm ít nhất từ 09 đến 15 tháng như hiện nay). Rõ ràng, so với phương thức quản lý phân bón theo danh mục như hiện nay, phương thức này vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý chất lượng phân bón về các chỉ tiêu hiệu quả, an toàn, hiệu lực mà còn giảm thời gian, chi phí, tăng cơ hội sản xuất, kinh doanh của cá nhân/tổ chức. + Xét thực tế thực hiện: Hiện nay đã công nhận và đưa vào Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam khoảng 3.500 loại phân bón, nhiều loại phân bón đưa ra khảo nghiệm chỉ khác rất ít về thành phần dinh dưỡng so với những loại đã có trong Danh mục phân bón, do vậy chỉ cần thực hiện việc kiểm tra phân tích chất lượng, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với từng nhóm phân bón mà không cần phải thực hiện thủ tục khảo nghiệm, đánh giá và công nhận phân bón mới và đưa vào Danh mục phân bón.2. Kiến nghị thực thi - Sửa đổi chương IV Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; - Sửa đổi mục 6, 8 Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; - Sửa đổi Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón. - Sửa đổi Quyết định số 129/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới. - Sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. - Sửa đổi Quyết định số 175/QĐ-TT-HCTH ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Cục trưởng Cục Trồng trọt Quy định về thủ tục hành chính và thời gian giải quyết các lĩnh vực thực hiện mô hình “một cửa”.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 187.172.986 đồng/năm - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm. - Chi phí tiết kiệm: 187.172.986 đồng/năm. - Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %. *2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhTiến hành việc kiểm tra và xác nhận chất lượng các biểu mẫu, bản tổng hợp nhận được (huy động chuyên gia tư vấn để hỗ trợ việc kiểm tra này trong trường hợp cần thiết). Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; huy động sự tham gia của các chuyên gia tư vấn; tổ chức các hoạt động tham vấn ý kiến của các bên liên quan; tổ chức rà soát độc lập. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả; Dự thảo Quyết định và Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính kèm theo Quyết định (Mỗi thủ tục hành chính gồm các nội dung: nội dung đơn giản hóa, trong đó ghi cụ thể lý do cho từng nội dung; kiến nghị thực thi và lợi ích của phương án đơn giản hóa, trong đó nêu rõ chi phí trước đơn giản hóa, sau đơn giản hóa, tiết kiệm và tỷ lệ cắt giảm chi phí %; Đối với nhóm TTHC thì kèm theo sơ đồ nhóm TTHC trước và sau rà soát). Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt và gửi về Văn phòng Chính phủ để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Ví dụ: Mẫu quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa Xin cảm ơn sự chú ý của các đồng chí!*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppthuong_dan_bao_cao_ket_qua_ra_soat_5_4369.ppt