Kế toán doanh nghiệp thương mại xây lắp

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của các tác giả khác

nhau, cuốn sách này mong muốn đạt được các mục tiêu:

- Chương trình đào tạo “kế toán doanh nghiệp” giúp học viên hiểu và có kỹ

năng tốt từ chi tiết đến tổng hợp về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp thương mại,

dịch vụ và xây lắp một cách hiệu quả nhất (tổ chức công tác kế toán như:chứng từ,

sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết

toán thuế GTGT và thuế TNDN,. trong doanh nghiệp xây lắp một cách thuần thục)

- Chương trình đào tạo “kế toán doanh nghiệp” giúp học viên hiểu mối quan

hệ giữa kế toán và hoạt động thương mại, dịch vụ, xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết

bị, biết sử dụng những thông tin kế toán về hoạt động thương mại, dịch vụ và xây

lắp để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành một doanh nghiệp thương mại,dịch

vụ, xây lắp có hiệu quả nhất.

- Chương trình đào tạo “kế toán doanh nghiệp” giúp học viên biết cách sử

dụng tư vấn pháp luật về lĩnh vực thương mại,dịch vụ, xây lắp, tư vấn thuế, kế toán

và các luật có liên quan trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp thương mại, xây

lắp.

pdf104 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán doanh nghiệp thương mại xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong hợp đồng ký kết (giá cả, hàng hóa và các điều kiện giao hầng, phương thức thanh toán,...). Xuất nhập khẩu ủy thác là phương thức xuất nhập khẩu mà bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nhau phải thông qua một đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp để nhờ ủy thác xuất nhập khẩu. Theo phương thức xuất nhập khẩu ủy thác, bên giao ủy thác xuất nhập khẩu (bên nhờ xuất nhập khẩu hộ) sẽ trả phí hoa hồng ủy thác cho bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu (bên xuất nhập khẩu hộ) khi hoàn thành các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu. 2.2 Điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế. Giới thiệu sơ lược về Incoterms - “Điều kiện thương mại quốc tế” Trong kinh doanh quốc tế, các thương nhân quốc tế thường bất đồng về ngôn ngữ, các tập quán thương mại khác nhau dễ dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp và kiện tụng. Vì thế, ICC (International Chamber of Commerce) có trụ sở tại Paris đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS - International commercial terms) lần đầu tiên vào năm 1936. Từ đó INCOTERMS được sử dụng rộng rãi và được nhiều nước chấp nhận và áp dụng vì nó dễ hiểu, rõ ràng, phản ánh được các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi và phát triển, thì INCOTERMS cũng được hoàn thiện và thay đổi theo phù hợp. Vì thế, từ khi ra đời đến nay INCOTERMS đã có 6 lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000. INCOTERMS 1990 và INCOTERMS 2000 được chia làm 4 nhóm như sau với 13 điều kiện thương mại: 1. Nhóm E: có 1 điều kiện - EXW (Ex Works) : giao hàng tại xưởng người bán Theo điều kiện này, người bán phải:  Đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định (tại cơ sở của người bán) Người mua phải:  Nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích. 2. Nhóm F: có 3 điều kiện - FCA (Free Carrier): giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu. Theo điều kiện này, người bán phải: 73  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải đã được người mua chỉ định.  Cung cấp bằng chứng về việc đã giao hàng cho người vận tải Người mua phải:  Kịp thời chỉ định người vận tải  Ký kết hợp đồng vận tải và cước phí  Chịu rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã giao cho người vận tải được chỉ định. - FAS (Free Alongside Ship): giao hàng dọc mạng tàu tại cảng xếp hàng quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định, tại cảng bốc hàng quy định  Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu.  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa Người mua phải:  Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở  Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được thực sự giao dọc mạn tàu. - FOB (Free on Board): giao hàng lên boong tàu tại cảng xếp hàng quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định  Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu.  Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước. Người mua phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước. 74  Lấy vận đơn.  Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính trong tiền cước.  Trả tiền chi phí dỡ hàng.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua lan can tàu ở cảng bốc hàng. 3. Nhóm C: có 4 điều kiện - CFR - C&F - CF - CNF (Cost and Freight): tiền hàng và cước phí. Theo điều kiện này, người bán phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích.  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định  Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo.  Trả tiền cước phí bốc hàng lên tàu.  Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước. Người mua phải:  Nhận hàng khi hóa đơn và vận đơn đã được giao cho mình.  Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua lan can tàu ở cảng bốc hàng. - CIF (Cost, Insurrance and Freight): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. Theo điều kiện này, người bán phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển để chở hàng đến cảng đích.  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định  Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa.  Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo và hóa đơn(hoặc giấy chứng nhận) bảo hiểm.  Trả tiền cước phí bốc hàng lên tàu.  Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước. 75 Người mua phải:  Nhận hàng khi hóa đơn, đơn (hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm) và vận đơn được giao cho mình.  Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. - CPT (Carriage Paid to): cước phí trả tới nơi đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng cho người vận tải đầu tiên do mình chỉ định.  Cung cấp cho người mua hóa đơn và chứng từ vận tải thường lệ. Người mua phải:  Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa đơn và chứng từ vận tải được giao cho mình.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên. - CIP (Carriage and Insurrance Paid to): cước phí và bảo hiểm trả tới nơi đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có)  Giao hàng cho người vận tải đầu tiên do mình chỉ định.  Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa và trả phí bảo hiểm.  Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác thể hiện là hàng đã được bảo hiểm. Người mua phải:  Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải thường lệ được giao cho mình.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên. 76 4. Nhóm D: có 5 điều kiện - DAF (Delivered At Frontier): giao hàng tại biên giới, tại nơi quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vậ tải chở đến, chưa dỡ ra, sau khi đã làm xong thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở địa điểm và nơi quy định tại biên giới, nhưng chưa qua biên giới hải quan của nước liền kề.  Cung cấp cho người mua các chứng từ sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó. Người mua phải:  Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.  Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình.  Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu (nếu có)  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đó đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới. - DES (Delivered Ex Ship): giao hàng tại tàu cảng đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua trên tàu tại cảng dỡ quy định, khi hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu.  Chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa tới cảng đến quy định, trước khi giao hàng.  Cung cấp vận đơn hoặc lệnh giao hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại tàu. Người mua phải:  Nhận hàng trên tàu tại cảng dỡ hàng.  Trả tiền chi phí dỡ hàng.  Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu (nếu có)  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đó đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình trên tàu tại địa điểm dỡ hàng thường lệ tại cảng dỡ. - DEQ (Delivered Ex Quay): giao hàng trên cầu cảng, tại cảng đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải: 77  Đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu của cảng đích, khi hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu.  Chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan tới việc đưa hàng hóa tới cảng đến quy định và dỡ hàng lên tàu.  Cung cấp vận đơn và /hoặc lệnh giao hàng và các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng từ cầu cảng. Người mua phải:  Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến.  Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu và chịu mọi chi phí cho mọi thủ tục thuế quan, các loại thuế và các lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đó được đặt dưới quyền định đoạt của mình trên cầu của cảng dỡ. - DDU (Delivered Duty Unpaid): giao hàng thuế chưa trả tại nơi đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Giao hàng tại địa điểm đích quy định, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải ở nơi đến quy định.  Cung cấp các chứng từ vận tải hoặc biên lai kho hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại điểm đích quy định.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi hàng hóa đó được đặt dưới quyền định đoạt của người mua ở địa điểm đích quy định. Người mua phải:  Nhận hàng tại địa điểm đích quy định.  Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu (nếu có). - DDP (Delivered Duty Paid): giao hàng thuế đã trả tại nơi đích quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Giao hàng tại địa điểm đích quy định, đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải ở nơi đến quy định.  Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu (nếu có).  Cung cấp các chứng từ vận tải hoặc biên lai kho hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại điểm đích quy định.  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi hàng hóa đó được đặt dưới quyền định đoạt của người mua ở địa điểm đích quy định. 78 Người mua phải:  Chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận. * Điều kiện thương mại FOB Do những điều kiện đặc thù của nước ta mà trong các hợp đồng thương mại quốc tế, nếu bên Việt Nam là nhà xuất khẩu thì thường áp dụng điều kiện cơ sở giao hàng là Giao lên tàu (Free on board), ký hiệu quốc tế là FOB. 2.3 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN NGOẠI TỆ 2.3.1 Tiền tệ sử dụng Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải qui định rõ điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương và cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến động. Tiền tệ tính toán là tiền tệ dùng để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền của một trong hai đối tác trong quan hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tệ được chuyển đổi tự do. Các yếu tố dùng để xác định tiền tệ thanh toán thường là: - Sự so sánh lực lượng giữa hai bên mua và bán. - Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế. - Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới. - Đồng tiền được sử dụng để thanh toán thống nhất trong một số khu vực trên thế giới. 2.3.2 Nguyên tắc kế toán ngoại tệ Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của đơn vị xuất nhập khẩu thường được phản ánh bằng ngoại tệ vì vậy kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu bị chi phối bởi tỷ giá ngoại tệ thay đổi và phương pháp kế toán ngoại tệ. Kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10): Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỉ giá thực tế để ghi sổ: áp dụng cho những đơn vị ít phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ. Khi đó về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổ kế toán. Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu 79 hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả,... Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch. Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá xuất qũy tính theo một trong các phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuất trước; nhập sau xuất trước,...,tỷ giá nhận nợ,...). Chênh lệch tỷ giá được ghi thu, chi hoạt động tài chính. Cuối năm, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, chênh lệch tăng giảm tỷ giá ngoại tệ sau khi bù trừ được ghi thu chi tài chính. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ: nếu đơn vị sử dụng tỷ giá hạch toán để phản ánh nghiệp vụ thu, chi, mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ cần tuân thủ các quy định: - Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phát sinh được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán. - Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh số nhập khẩu, chi phí cho nhập khẩu, xuất khẩu, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền VNĐ và ghi sổ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng. - Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế giao dịch được ghi thu, chi hoạt động tài chính tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ cho tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ có dư cuối năm. Chênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giá ghi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối kỳ được điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng trên đồng thời ghi riêng khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái trên tài khoản “chênh lệch ngoại tệ”. Sau khi bù trừ chênh lệch tăng giảm, chênh lệch cuối cùng được ghi thu, chi hoạt động tài chính cho năm tài chính. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). 2.4 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU 2.4.1 Các quy định trong quản lý và kế toán hàng nhập khẩu 2.4.1.1 Phạm vi xác định hàng nhập khẩu Về cơ bản hàng nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện là hàng mua. Theo quy định những hàng hóa được coi là hàng nhập khẩu, bao gồm: - Hàng mua của nước ngoài theo hợp đồng nhập khẩu đã kí kết 80 - Hàng nước ngoài đưa vào hội trợ, triển lãm sau đó bán cho các doanh nghiệp trong nước thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại các khu chế xuất: phần chia cho đối tác nước ngoài nhưng không mang về nước bán tại thị trường Việt Nam, thu bằng ngoại tệ. - Hàng nước ngoài viện trợ cho nước ta trên cơ sở các hiệp định, nghị định thư đã ký kết được thực hiện thông qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 2.4.1.2 Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu Thời điểm xác định hàng hóa đã hoàn thành việc nhập khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, tức khi người nhập khẩu nắm được quyền sở hữu hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho bên xuất khẩu. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và cơ sở giao hàng mà thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu là khác nhau. Theo thông lệ của Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện CIF thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu cụ thể như sau: - Nếu hàng nhập khẩu bằng đường biển thì hàng nhập khẩu được tính từ ngày hàng đến hải phận của nước nhập khẩu và hải quan cảng biển đã ký xác nhận vào tờ khai hải quan. - Nếu hàng nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ thì hàng nhập khẩu được tính từ ngày hàng hóa đến ga hoặc trạm biên giới của nước nhập khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng vận chuyển bằng đường hàng không thì hàng nhập khẩu được tính từ ngày hàng đến sân bay đầu tiên của nước nhập khẩu theo xác nhận của hải quan sân bay là đã hoàn thành thủ tục hải quan. 2.4.1.3 Phương pháp xác định giá thực tế của hàng nhập khẩu Theo quy định giá nhập khẩu dùng để tính giá thực tế hàng nhập khẩu là giá CIF Giá thực tế = giá phải thanh toán + thuế + thuế + CKTM + chi phí khác hàng nhập khẩu với người bán nhập khẩu TTĐB GG liên quan Trong đó: - Giá CIF = FOB + phí bảo hiểm + phí vận chuyển quốc tế - Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu Giá tính thuế = giá CIF nếu giá CIF ≥ bảng giá của nhà nước Giá giá thuế = bảng giá của nhà nước nếu giá CIF ≤ bảng giá của nhà nước - Thuế tiêu thụ đặc biệt = (giá mua CIF + thuế nhập khẩu ) x thuế suất thuế TTĐB 81 - Thuế GTGT = (giá mua CIF + thuế nhập khẩu +thuế TTĐB ) x thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu - Chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu gồm: phớ mở LC, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, tiền thuế kho bãi, phí ngân hàng Ví dụ: Nhập khẩu lô hàng theo giá “FOB NewYork” là 40.000 USD, phí bảo hiểm 10% theo giá FOB, chi phí vận chuyển quốc tế là 5.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Phí mở LC tại Vietcombank là 200 USD, chi phí vận chuyển hàng từ cảng về kho doanh nghiệp (chưa có thuế GTGT) là 10 triệu đồng. Biết tỷ giá thực tế tại thời điểm nhập khẩu là 16.500 đồng/ 1USD. Tính giá thực tế hàng nhập khẩu. Yêu cầu trên được thực hiện như sau: - Giá tính thuế nhập khẩu: CIF = FOB + I + F Trong đó: FOB = 40.000 USD x 16.500 = 660.000.000 (đồng) I (phí bảo hiểm) = 40.000 x 10% x 16.500 = 66.000.000 (đồng) F (phí vận chuyển quốc tế) = 5.000 x 16.500 = 82.500.000 (đồng) CIF = 660.000.000 + 66.000.000 + 82.500.000 = 808.500.000 (đồng) - Thuế nhập khẩu = 808.500.000 x 20% = 161.700.000 (đồng) - Thuế GTGT hàng nhập khẩu = ( 808.500.000 + 161.700.000 ) x 10% = 97.020.000 - Phí mở L/C = 200 x 16.500 = 3.300.000 (đồng) - Phí vận chuyển = 10.000.000 (đồng) Tổng giá thực tế hàng nhập khẩu: 808.500.000 + 161.700.000 + 97.020.000 + 3.300.000 + 10.000.000 = 1.080.520.000 (đồng) 2.4.2 Kế toán nhập khẩu trực tiếp 2.4.2.1 Chứng từ sử dụng Hợp đồng thương mại (commercial Contract) Chứng từ về hàng hóa: (Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói hàng hóa, Giấy chứng nhận phẩm cấp chất lượng,...) Chứng từ về vận tài: Vận đơn (đường biển, đường hàng không, đường sắt,...) 82 Chứng từ về bảo hiểm: Hóa đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm Chứng từ hải quan: tờ khai hải quan, giấy phép xuất nhập khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,.. Chứng từ phản ánh các khoản thuế phải nộp; Thông báo thuế phải nộp của hải quan, Biên lai thuế, tờ khai hải quan,... Chứng từ phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng: Lệ phí mở L/C, chi phí hải quan, chi phí vận chuyển. Giấy báo nợ của Ngân hàng, Phiếu chi, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hóa. 2.4.2.2 Tài khoản sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 151 “Hàng đi đường”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 133 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”, TK 333 (3332,3333), TK 331, TK 111, TK 112, TK 515,... 2.4.2.3 Phương pháp kế toán a. Đối với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán: - Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu theo thể thức “thư tín dụng” thì doanh nghiệp phải viết đơn xin mở thư tín dụng và doanh nghiệp phải ký quỹ để mở L/C (tiền ký quỹ từ 30% - 100% giá trị của hợp hàng nhập khẩu), tiền đi ký quỹ sẽ không được hưởng lãi: Nợ TK 144 : tỷ giá giao dịch (tỷ giá thực tế) Nợ TK 635 : chênh lệch lỗ tỷ giá Hoặc Có TK 515 : chênh lệch lãi tỷ giá Có TK 111 (1112) : tỷ giá xuất quỹ Đồng thời ghi bút toán đơn: Có TK 007: giảm ngoại tệ theo nguyên tệ Nếu doanh nghiệp vay ngõn hàng mở L/C, khi chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ: Nợ TK 144 : tỷ giá giao dịch Có TK 311 : vay ngắn hạn - Khi hàng về đến ga, đến cảngtheo thông báo của cơ quan hải quan, doanh nghiệp tiến hành nhận hàng và kiểm hàng. Căn cứ vào giấy báo nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan hàng nhập khẩu đó hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán ghi: Nợ TK 151, 156, 157, 632 : tỷ giá thực tế (tỷ giá giao dịch) 83 Có TK 331 (chi tiết nhà xuất khẩu) : tỷ giá thực tế - Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 151, 156, 157, 632 : tỷ giá thực tế Có TK 333 (3333) : thuế xuất nhập khẩu phải nộp - Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu: Nợ TK 151, 156, 157 : tỷ giá thực tế Có TK 333 (3332) : thuế TTĐB - Phản ánh thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu: + Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333 (33312) : thuế GTGT của hàng nhập khẩu + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 151, 156, 157, 632 Có TK 333 (3331) : Thuế GTGT phải nộp - Khi doanh nghiệp nộp các khoản thuế: Nợ TK 333 (33312, 3332, 3333) Có TK 111, 112 - Các chi phí khác liên quan đến hàng nhập khẩu (phí mở L/C, chi phí vận chuyển trong nước, chi phớ bốc dỡ, kiểm định) + Nếu chi bằng ngoại tệ: Nợ TK 151, 1562, 157, 632 : tỷ giá thực tế Nợ TK 133 (nếu có) : tỷ giá thực tế Có TK 111, 112 : tỷ giá xuất quỹ Có TK 515 : l tỷ giá nếu TGTT > TGXQ Hoặc Nợ TK 635 : lỗ tỷ giá nếu TGTT < TGXQ + Nếu chi bằng tiền Việt Nam hoặc đang nợ người bán: Nợ TK 151, 1562, 157, 632 Nợ TK 133 (nếu có) 84 Có TK 111, 112, 331, 3388 - Nếu trả lại hàng cho nước xuất khẩu hoặc xuất sang nước thứ 3: + Phản ánh giá trị hàng hóa: Nợ TK 111, 112, 331 : trị giá mua thực tế Có TK 151, 156 + Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế TTĐB được hoàn lại: Nợ TK 333 (3333), 333 (3332): nếu chưa nộp thuế Nợ TK 111, 112, 1388 : nếu đã nộp thuế nhập khẩu Có TK 151, 156 + Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu được hoàn lại: Nợ TK 111, 112, 33312 Có TK 133 - Trường hợp kê khai nhầm và bị truy thu thuế nhập khẩu: Nợ TK 151, 156 Có TK 3333 : số thuế bị truy thu - Trường hợp bị truy thu thuế nhập khẩu do gian lận: Nợ TK 811 Có TK 3333 - Khi nhận được giấy báo của ngân hàng về việc thanh toán cho nhà xuất khẩu: Nợ TK 331 (chi tiết nhà xuất khẩu) : tỷ giá đã ghi sổ Có TK 144 : tỷ giá đã ghi sổ Có TK 111, 112 : tỷ giá xuất quỹ Có TK 515 : lãi chênh lệch tỷ giá Hoặc Nợ TK 635 : lỗ chênh lệch tỷ giá b. Đối với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ: - Khi xuất ngoại tệ để ký quỹ mở L/C: Nợ TK 144 : tỷ giá hạch toán Có TK 111 (1112), 112 (1122) : tỷ giá hạch toán 85 - Khi nhận được thông báo của cơ quan hải quan và nhận được bộ chứng từ hàng hóa: Nợ TK 151, 156, 157, 632 : tỷ giá thực tế Nợ TK 635 : lỗ tỷ giá (nếu TGTT < TGHT) Hoặc Có TK 515 : lãi tỷ giá (nếu TGTT > TGHT) Có TK 331 (chi tiết nhà xuất khẩu): tỷ giá hạch toán - Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp: Nợ TK 151, 156, 157, 632 : tỷ giá thực tế Có TK 333 (3333), 333 (3332) - Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu: Nợ TK 133 Có TK 333 (33312) - Khi thanh toán tiền hàng cho người bán: Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán Có TK 144 : tỷ giá hạch toán Có TK 111, 112 : tỷ giá hạch toán Ví dụ: Nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB. OSAKA trị giá 100.000 USD, phí bảo hiểm 6%/FOB, phí vận tải ngoài nước 10.000USD. Đơn vị đã rút TGNH bằng ngoại tệ, ký quỹ 30% giá trị hợp đồng, ngân hàng đã báo nợ 30.000 USD.Tiền mua bảo hiểm hàng hóa và trả phí vận tải ngoài nước doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiề gửi ngân hàng ngoại tệ. Một thời gian sau: Nhận được thông báo hàng đã rời khỏi cảng OSAKA. Doanh nghiệp đã nhận được bộ chứng từ hàng hóa và đã rút TGNH bằng ngoại tệ thanh toán nốt 70% giá trị lô hàng.Ngân hàng đã báo nợ 70.000 USD. Hải quan cảng đã thông báo hàng đã cập cảng Hải Phòng doanh nghiệp đã tiến hành làm các thủ tục cho hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phải nộp 30%,thuế GTGT của hàng nhập khẩu 10%. Số hàng trên đã chuyển về nhập kho. Chi phí vận chuyển hàng hóa về nhập kho là 110.000.000 đồng thanh toán b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0006_p1_0553.pdf