Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Nghiên cứu định lượng về nhu cầu đào tạo và các vấn đề của người sử dụng lao động

liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng ngành KTTNN. Kết quả điều tra

sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung

đào tạo đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong lĩnh vực KTTNN;

- Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để xác định các ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và định

hướng về đầu tư vào các hoạt động đào tạo;

pdf10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến bổ sung: Không. c. Mức độ cần thiết của các môn học thuộc chuyên ngành Chỉnh trị sông và Giao thông thuỷ: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Không cần thiết. - Động lực học sông biển: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 34,2 - 52,6 - 13,2%; - Mô hình toán Thuỷ văn: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 41,9 - 58,1 - 0%; - Chỉnh trị sông: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 42,9 - 58,1 - 0%; - Công trình bảo vệ bờ: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 40,9 - 59,1 - 0%. - Các ý bổ sung: Không. d. Mức độ cần thiết của các môn học chuyên ngành Tưới tiêu nông nghiệp: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Không cần thiết. - Thuỷ công: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 55,6 - 42,2 và 2,2%; - Qui hoạch hệ thống thủy lợi: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 73,9 - 26,1 - 0,0%; - Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 71,1 - 28,9 - 0%; - Qui hoach phát triển nông thôn: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 43,6 - 51,3 - 5,1; - Khoa học đất: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 31,6 - 55,3 - 13,2%; - Kỹ thuật nông nghiệp: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 34,2 - 65,8 - 0%. - Các ý bổ sung: Không. e. Mức độ cần thiết của các môn học chuyên ngành Cấp thoát nước: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Không cần thiết. - Qui hoạch đô thị: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 23,7 - 55,3 - 21,1%; - Hoá nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 21,1 - 63,2 - 15,8%; - Thủy lực đường ống: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 55,0 - 45,0 - 0%; - Xử lý nước cấp, nước thải: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 53,7 - 39,0 - 7,3%; - Công trình cấp thoát nước: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 53,8 - 46,2 - 0%; - Cấp thoát nước trong nhà: Tỷ lệ theo các mức độ trên là: 43,6 - 48,7 - 7,7%. - Các ý kiến bổ sung: Cần đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo hơn nữa như ngành Thủy văn công trình; Địa chất công trình; Trắc địa công trình; Thủy nông. PHẦN 3: NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO Căn cứ vào kết quả điều tra trên Ban Chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN có một số nhận xét sau: 1. Về đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra phù hợp với yêu cầu điều tra và luôn nhiệt tình với công việc. Nếu có vấn đề chưa rõ đối tượng điều tra đã yêu cầu người đi điều tra giải thích làm rõ. Tất cả các đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát nước, có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực KTTNN nên chất lượng điều tra đạt yêu cầu. 2. Về số lượng mẫu điều tra: Số lượng mẫu điều tra là 130 mẫu phân bố trên địa bàn 9 tỉnh khu thuộc vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên. Về lĩnh vực hoạt động gồm 10 lĩnh vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực Thuỷ lợi, Thuỷ điện chiếm tỉ lệ 75%. Về vị trí công tác bao gồm 08 vị trí trong đó vị trí Ban Giám đốc, Trưởng, phó phòng chiếm tỉ lệ 34.5%. Với đối tượng và số mẫu điều tra trên đã đảm bảo phản ánh khách quan kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN. 3. Về kết quả điều tra: 3.1. Hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực của đơn vị được điều tra: 3.1.1. Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập trung ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, phản ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng chuyên ngành KTTNN. Số sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này chủ yếu được đào tạo tại các nơi khác về nhận công tác với số lượng rất ít. 3.1.2. Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung): Trong có cấu lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN hiện nay với cấp trình độ TCCN thì học sinh do nhà trường đào tạo chiếm 88.86%. Chất lượng đào tạo từ khá trở lên đạt trên 75%. Điều này cho thấy trong các năm qua nhà trường đã đào tạo một đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ Trung cấp có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. 3.1.3. Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN giai đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó nhu cầu về bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 39.1%. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%. 3.2. Các ý kiến góp ý cho ngành dự kiến đào tạo: 3.2.1. Về năng lực chuyên môn kỹ thuật tối thiểu ở bậc đào tạo cao đẳng tập trung chủ yếu cho các vị trí làm việc chuyên về thực hành như Cán bộ quản lý tại các phòng, ban, cụm, trạm thuộc doanh nghiệp xây dựng, quản lý các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước, Đội trưởng, đội phó, Kỹ thuật viên xây dựng, quản lý. Điều này là phù hợp với mục tiêu đào tạo bậc Cao đẳng; 3.2.2. Về mức độ phù hợp của các mục tiêu đào tạo ngành KTTNN phần lớn đều cho ý kiến mục tiêu đào tạo là phù hợp (chiếm tỉ lệ 81.5%). Không có ý kiến cho là không phù hợp. Như vậy mục tiêu đưa ra đạt yêu cầu; 3.2.3. Về tên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước: Có 85.19 % ý kiến cho là phù hợp; 3.2.4. Về vị trí làm việc: Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng KTTNN có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong đó tập trung là về công tác quản lý kỹ thuật, quản lý khai thác công trình; 3.2.5. Về yêu cầu đối với người lao động khi trực tiếp tuyển mới từ các cơ sở đào tạo: Phần lớn đều cho rằng các yêu cầu đều phải đạt từ loại khá trở lên trong đó 02 yêu cầu về chấp hành kỷ luật lao động và kỹ năng đọc và viết các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật có yêu cầu cao nhất: Từ 60-74% yêu cầu mức độ giỏi; 3.2.6. Các kiến thức chuyên môn kỹ thuật của KTV bậc cao đẳng ngành KTTNN: Phần lớn đều cho rằng đạt được các mức trình độ: Hiểu; Vận dụng; Phân tích tổng hợp và đánh giá trong đó khả năng vận dụng là quan trọng nhất; 3.2.7. Các kỹ năng thực hành của KTV bậc cao đẳng ngành KTTNN: Phần lớn các ý kiến cho rằng KTV phải làm được, làm chính xác và làm thuần thục trong đó tập trung cho yêu cầu làm chính xác. Các ý kiến đóng góp khác đều nằm trong mục tiêu đào tạo. 3.2.8. Về mục tiêu đào tạo và vị trí làm việc: - Mục tiêu chung: Tất cả đều đồng ý với mục tiêu đào tạo. - Về mục tiêu cụ thể: Phần lớn đều cho rằng mục tiêu cụ thể đều phù hợp trở lên (tỷ lệ trên 90%). Riêng đối với mục tiêu: Có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành có 21.6% ý kiến cho rằng chưa phù hợp. Do đó khi soạn thảo mục tiêu cụ thể cần lưu ý vấn đề này. - Về vị trí làm việc: Tất cả đều đồng với vị trí làm việc đã nêu. 3.3. Về các nội dung cần học trong chương trình đào tạo: Phần lớn các ý kiến đều cho rằng các nội dung cần học trong chương trình đào tạo là cần thiết. Ngoài ra có một số ý kiến bổ sung cần đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo hơn nữa, như ngành Thủy văn công trình; Địa chất công trình; Trắc địa công trình; Thủy nông. Tuy nhiên các ngành nêu trên là những ngành đào tạo riêng. Đối với ngành Thuỷ nông thì các nội dung cơ bản thuộc về chuyên ngành tưới, tiêu cây trồng đã nêu trong chương trình đào tạo. PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Căn cứ vào kết quả điều tra và các nhận xét kết quả điều tra, Ban Chủ nhiệm có một số kết luận và đề nghị sau: I. Kết luận: 1. Việc xây dựng chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN là rất cần thiết. Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực KTTNN trong khu vực tương đối lớn, nhất là đối với bậc Cao đẳng. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần xây dựng một chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN phù hợp với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; 2. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và nội dung đào tạo đã nêu. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thái độ lao động nghiêm túc đáp ứng được yêu cầu thực tế; 3. Kết quả đều tra này sẽ làm căn cứ cho việc soạn thảo chi tiết nội dung chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN. II. Đề nghị: 1. Kết quả điều tra mang tính khách quan và giúp cho việc xây dựng chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN phù hợp với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên việc điều tra mới thực hiện tại một số khu vực và một số đối tượng nhất định nên trong kết quả điều tra vẫn còn một số yếu tố mang tính chủ quan của đối tượng điều tra. Do đó khi xây dựng chương trình đào tạo nên kết hợp hài hòa giữa kết quả điều tra và các luận cứ khoa học của các thành viên tham gia xây dựng chương trình đào tạo, các nhà phản biện để đưa ra nội dung chương trình chính xác, phù hợp. 2. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo nếu có những vấn đề phát sinh cần tham khảo thêm ý kiến của người sử dụng lao động có thể trao đổi trực tiếp để hoàn thiện nội dung chương trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_nguyen_duc_chau_kq_dtra_nhu_cau_dao_tao_8893.pdf