Kết quả phục hồi chức năng của khớp gối sau thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình

Mở đầu: Phẫu thuật thay khớp gối mang đến giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối. Yếu tố tiên lương

chính là phục hồi tầm vận động khớp gối sau mổ phụ thuộc vào tầm vận động khớp gối trước mổ, kỹ thuật mổ và

chế độ tập vật lý trị liệu.

Mục đích nghiên cứu: Để đánh giá hiệu quả chương trình tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay

khớp gối.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu dùng phần mềm thống kê SPSS 16; mức độ chứng cứ IV. Đối

tượng gồm các BN lớn tuổi có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối do thoái hóa khớp nặng hay viêm khớp dạng

thấp. Tập phục hồi chức năng bắt đầu ngay 24 giờ sau mổ, áp dụng bài tập cơ hiệu quả và tăng dần sức mạnh cơ

bắp. Chế độ tập được theo dõi sát trong 12 tuần đầu. Tiếp theo được hoàn thiện tầm độ khớp, hoạt động sinh hoạt

hàng ngày, tập dáng đi được hướng dẫn về nhà tập. Đánh giá chức năng trước mổ, sau mổ 1,2.3,6 và 12 tháng).

Lượng giá chung về tầm độ khớp, sức cơ, đau, dáng đi và cân bằng cơ thể.

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả phục hồi chức năng của khớp gối sau thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò quan trọng trong phục hồi chức năng: bệnh  nhân chán nản hoặc ngưỡng đau  thấp gây khó  khăn cho phục hồi tầm vận động khớp(2).  Ngoài ra các yếu tố khác như: tuổi, giới, béo  phì  cũng  ảnh  hưởng  đến  tầm  vận  động  khớp  sau mổ(11). Do hiễu rõ tầm quan trọng của phục  hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp, chúng  tôi  đưa  ra những  lời khuyên và yêu  cầu bệnh  nhân phải tuân thủ đúng chương trình phục hồi  chức năng, đặc biệt chú trọng việc tập sớm sau  mổ, trước khi xuất viện gối gấp 90° và gối duỗi  0° và tiếp tục chương trình phục hồi chức năng ở  nhà.   Trong  lô nghiên cứu của chúng  tôi, độ gấp  gối trung bình sau mổ là 103°. Kết quả này cũng  tương  tự kết quả báo cáo của các  tác giả khác.  Ranawat và cộng sự đã phẫu thuật 125 khớp gối,  độ gấp gối trung bình sau mổ là 111°(13), Nguyễn  Thành Chơn đã phẫu thuật 72 khớp gối, độ gấp  gối trung bình sau mổ là 102°(9).  Điểm  khớp  gối  và  điểm  chức  năng  khớp gối  Phẫu  thuật  thay khớp gối nhân  tạo nhằm  mục  đích  giảm  đau,  phục  hồi  tầm  vận  động  khớp, phục hồi  trục  cơ học,  tạo  độ vững  của  khớp  gối  và  đặc  biệt  là  cải  thiện  chất  lượng  sống.  Do  đó,  điểm  khớp  gối  và  điểm  chức  năng khớp được cải thiện sau phẫu thuật thay  khớp  nhân  tạo.  Điểm  TB  khớp  gối  41,88  và  điểm  chức  năng  khớp  trước mổ  41,80  là  rất  thấp,  một  phần  do  tâm  lý  sợ  mổ,  sức  chịu  đựng  đau  và  thời  gian  điều  trị  nội  khoa  kéo  dài của bệnh nhân, cho nên đến khi mổ nhiều  khớp  gối  đã  bị  hư  nặng,  biến  dạng  và  giảm  chức năng nhiều  làm  ảnh hưởng  đến kết quả  sau mổ.  Tuy  nhiên,  điểm  khớp  gối  và  điểm  chức  năng  khớp  được  cải  thiện  rõ  rệt,  điểm  khớp gối 88,20 và điểm chức năng khớp 79,78,  do  kỹ  thuật  mổ  ngày  càng  hoàn  thiện  dần,  trong đó chú trọng đến cân bằng phần mềm và  cân bằng khoảng gấp tốt. Đặc biệt, vai trò của  phục hồi chức năng có ý nghĩa quan trọng cho  sự thành công của phẫu thuật thay khớp nhân  tạo.   Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự  kết quả báo cáo của các tác giả khác. Ranawat và  cộng sự đã phẫu thuật 125 khớp gối, điểm khớp  gối trước mổ là 44 và điểm khớp gối sau mổ  là  93(13), Nguyễn Thành Chơn(9)  đã phẫu  thuật  72  khớp  gối,  điểm  khớp  gối  trước mổ  là  50,6  và  điểm khớp gối sau mổ 89,5.  Yếu  tố ảnh hưởng phục hồi chức năng  sau mổ  Tầm vận động trước mổ và điểm chức năng  khớp  sau mổ.Tầm vận  động  trước mổ giảm  là  một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng  đến cứng khớp gối sau mổ(8), giới hạn này có lẻ  do bộ máy duỗi và co rút bao khớp, viêm khớp  sau  chấn  thương  và  viêm  khớp  nhiễm  trùng  trước  đó. Một  số bệnh  lý khác như  thấp khớp  thiếu niên và viêm cột sống dính khớp cũng gây  ra cứng khớp sau mổ. Hơn nữa, Jordan và cộng  sự(6)  đã báo  cáo 17  ca  thay khớp gối  trên bệnh  nhân bị bại  liệt chỉ  ra 2  ca  cứng khớp  sau mổ.  Đái  tháo  đường  và  bệnh  lý  phổi  cũng  ảnh  hưởng  đến  tầm vận  động  sau mổ(6,7,8). Thái  độ  tập  luyện của bệnh nhân có vai  trò quan  trọng  trong phục hồi chức năng: bệnh nhân chán nản  hoặc ngưỡng đau  thấp gây khó khăn cho phục  hồi tầm vận động khớp(2).  Ritter và cộng sự(15) đã phẫu thuật 4227 khớp  gối của 3066 bệnh nhân trong thời gian 15 năm  cùng một bệnh viện. Ông đã sử dụng cùng một  loại  khớp  nhân  tạo  cho  tất  cả  các  bệnh  nhân.  Ông nhận thấy mối tương quan rõ rệt giữa tầm  vận động khớp gối  trước mổ và  tầm vận động  khớp gối  sau mổ. Những khớp gối bị hạn  chế  gấp  gối  trước mổ  thì  được  cải  thiện  sau mổ,  những khớp gối có tầm vận động trước mổ lớn  hơn  120°  thì  tầm  vận  động  sau mổ  không  cải  thiện nhiều. Tuy nhiên, nếu khớp gối bị co  rút  nặng  thì  ảnh  hưởng  nhiều  đến  tầm  vận  động  khớp  gối  sau mổ(15).Ngoài  ra  các  yếu  tố  khác  như: tuổi, giới, béo phì cũng ảnh hưởng đến tầm  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình  455 vận động khớp sau mổ(11).  KẾT LUẬN   Phẫu  thuật  thay khớp gối nhân  tạo  là một  trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho  những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng ở  giai đoạn cuối, thay khớp gối nhân tạo làm giảm  đau, phục hồi chức năng khớp và cải thiện chất  lượng sống cho bệnh nhân.  Phục hồi chức năng đóng góp vai  trò quan  trọng  cho  sự  thành  công  của  phẫu  thuật  thay  khớp  gối  nhân  tạo.Tập  vận  động  sớm  không  đau đớn cải thiện được biên độ vận động khớp  sau mổ,  tránh  được  các biến  chứng  thuyên  tắc  mạch hay cứng khớp.Tầm vận động trước mổ có  ảnh hưởng đến kết quả chức năng khớp sau mổ.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bùi Hồng Thiên Khanh (2007). ʺThay khớp gối toàn phần (có  kết hợp xương, ghép xương)  trên bệnh nhân  thoái hóaʺ. Kỷ  yếu hội nghị thường niên chấn thương chỉnh hình Thành Phố Hồ  Chí Minh, tr. 81‐82.  2. Fisher DA, Watts MR, Davis K (2007). ʺLooks good but feels  bad:  factors  that  contribute  to  poor  results  after  total  knee  arthroplastyʺ. J Arthroplasty 22(6 suppl 2), pp. 39–42.  3. Fitzgerald  JD, Marcantonio  ER,  Poss  R,  Goldman  L,  et  al  (2004). ʺPatient quality of life during the 12 months following  joint replacement surgeryʺ. Arthritis Rheum, 51: 100–109.  4. Gandhi  R,  Leone  J,  Petruccelli  D, Winemaker M,  Adili  A  (2006).  ʺPredictive  risk  factors  for  stiff  knees  in  total  knee  arthroplastyʺ. J Arthroplasty 21(21): 46–52.  5. Geerts WH,  Pineo  GF,  et  al  (2008).  ʺPrevention  of  venous  thromboembolism:  American  College  of  Chest  Physicians  evidence‐based  clinical  practice  guidelines  (8th  edition)ʺ.  Chest, 133(136 Suppl): 381–453.  6. Jordan  L,  Sculco  TP  (2007).  ʺTotal  knee  arthroplasty  in  patients with poliomyelitisʺ. J Arthroplasty; 22(4), p 543–548.  7. Meding JB, Keatng ME, Klay A, Ritter MA, Faris PM, Berend  ME (2003). ʺTotal knee replacement in patients with diabetesʺ.  Clin Orthop, 416: 208–216.  8. Nelson  CH,  Lotke  PA  (2005).  ʺStiffness  after  total  knee  arthroplastyʺ. J Bone Joint Surg. 87‐A(Supp81 Pt82): 264–270.  9. Nguyễn Thành Chơn  (2011).  ʺĐánh giá kết quả phẫu  thuật  thay khớp gối toàn phần điều  trị  thoái hóa khớp gối nặngʺ.  Luận án bác sĩ chuyên khoa II, tr 50‐65.  10. Nguyễn Văn Quang (2006). ʺSinh cơ học khớp gốiʺ. Tạp chí Y  học TPHCM. Chuyên  đề Cơ Xương Khớp, Đại học Y Dược  TPHCM, tập 10 phụ bản số 12, tr.19‐13.  11. Nicoli DR  (2007).  ʺThe  influence  of  age,  gender  and  body  mass index on knee society scores before and after total knee  replacementʺ. Journal of Bone and Joint Surgery. British. Vol 91‐ B,(Issue Supp 1,), pp. 71.  12. Parvizi  J, Tarity  TD, Steinbeck MJ, Politi  RG, Joshi A, Purtill  JJ, Sharkey PF (2006). ʺManagement of stiffness following total  knee arthroplastyʺ. The Journal of Bone and Surgery, Volume 88  (4): 175‐181.  13. Ranawat  CS  (1997).  ʺThe  press‐fit  condylar  modular  total  knee system, four to six year results with a posterior‐cruciate  substituting designʺ. JBJS(A), 79: 342‐348.  14. Rissanen  PA,  Sintonen  H,  Slatis  P,  Paavolainen  P  (1996).  ʺQuality  of  life  and  functional  ability  in  hip  and  knee  replacements: a prospective studyʺ. Qual Life Res, 5: 56–64.  15. Ritter  MA,  Davis  KE,  Meding  JB,  Berend  ME  (2003).  ʺPredicting  range  of  motion  after  total  knee  arthroplasty.  Clustering,  log‐linear  regression,  and  regression  tree  analysisʺ. J Bone Joint Surg Am, 85‐A:1278–1285.  Ngày nhận bài báo: 30/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf449_6445.pdf
Tài liệu liên quan