Khái quát chung về luật hành chính

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch; người không quốc tịch chỉ phải chịu sự tài phán của pháp luật Việt Nam;

- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;

- Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn so với công dân Việt Nam.

 

doc102 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khái quát chung về luật hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lao động là các loại trách nhiệm được quy định rõ ràng trong các bộ luật, đạo luật; thì trách nhiệm công vụ của viên chứ nói riêng hay trách nhiệm công vụ nói chung không được quy định như vậy. Trách nhiêm công vụ được quy định trong nhiều văn bản thuộc Luật hành chính. Luật hành chính là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, nằm trong nhiều đạo luật và văn bản pháp quy (xét về số lượng) trên các lĩnh vực quản lý khác nhau, nên hoạt động của các viên chức nhà nước trong mỗi lĩnh vực quản lý Nhà nước rất khác nhau trong hoạt động công vụ. Do đó, hiện tại chưa thể có một bộ luật hành chính để quy định, chế định pháp luật về trách nhiệm công vụ. + Cơ sở của trách nhiệm viên chức trong hoạt động công vụ là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại trực tiếp về vật chất, quyền tự do, lơi ích hợp pháp của công, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Còn cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm, cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm nội quy, quy chế, điều lệ, kỷ luật... + Các biện pháp trách nhiệm viên chức trong hoạt động công vụ áp dụng theo thủ tục hành chính hoặc tố tụng hành chính do cơ quan hành chính hoặc Tòa án hành chính áp dụng. + Sử dụng các biện pháp hành chính để tác động buộc thực hiện để đảm bảo thực hiện các biện pháp trách nhiệm viên chức trong công vụ (không sử dụng bộ máy cưỡng chế chuyên trách của Nhà nước) + Các biện pháp trách nhiệm công vụ khác với các biện pháp trách nhiệm hình sự, dân sự, kỷ luật và hành chính ở mục đích, đặc điểm và mức độ tác động. + Trách nhiệm viên chức trong hoạt động công vụ có mục đích chung là loại trừ những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, bảo vệ pháp chế, kỷ luật và trật tự pháp luật trong quản lý Nhà nước. Các biện pháp trách nhiệm công vụ là phương tiện bảo vệ các quan hệ xã hội chủ nghĩa trước hành vi trái pháp luật, góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. + Hành vi hành chính có rất nhiều loại từ hành vi lập quy của các cơ quan có thẩm quyền đến các quyết định hành chính cá biệt cụ thể. Từ hành vi hành chính cụ thể của viên chức khi thi hành công vụ đến hoạt động chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước. Như vậy, có rất nhiều loại hành vi hành chính khác nhau, nhưng chỉ những hành vi nào trực tiếp gây thiệt hại, xâm phạm quyền tự do, lợi ích của công dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (quyết định hành chính cụ thể, hành vi hành chính cụ thể) mới là đối tượng khiếu kiện hành chính của công dân và thuộc thẩm quyền phán xét của cơ quan tài pháp hành chính. ¨ Những hành vi của viên chức có thể bị coi là hành vi chịu trách nhiệm công vụ gồm (Hành vi hành chính chịu trách nhiệm công vụ có thể là hành động hoặc không hành động trái pháp luật). - Hành vi hành chính trái pháp luật của Nhà nước hoặc các quyết định của cấp trên. - Hành vi hành chính vô quyền. - Hành vi hành chính lạm quyền. - Hành vi từ chối không thực hiện các công việc hành chính theo quy định của pháp luật. - Hành vi chậm trể trong công vụ gây thiệt hại cho công dân, tổ chức. ¨ Lỗi trong trách nhiệm công vụ : Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Khi hành động, một người bình thường đều nhận thức được tính nguy hại cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi, hoặc theo quy định của pháp luật đều phải nhìn thấy trước hoặc có thể nhìn thấy trước. Tất cả mọi hành vi hành chính do cơ quan hành chính, viên chức Nhà nước thực hiện. Do vậy mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành công vụ đều là hành vi có lỗi. Có hai hình thức lỗi là : cố ý và vô ý. Trách nhiệm công vụ là loại trách nhiệm xảy ra trong quá trình thực thi công vụ để phục vụ cho lợi ích toàn xã hội, lợi ích nhà nước, công dân. Ðể bảo vệ cho lợi ích toàn xã hội có thể gây thiệt hại cho một công dân, một nhóm công dân cụ thể nào đó vì lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, viên chức vẫn thực hiện hành vi hành chính đó. Về phía công dân bị thiệt hại họ có thể khiếu kiện tới cơ quan tài phán hành chính. Cơ quan tài phán hành chính dựa vào các tình tiết cụ thể, căn cứ vào pháp luật để đánh giá hành vi cụ thể đó, rút ra kết luận có vi phạm hay không vi phạm. Trong trường hợp hành vi hành chính trái pháp luật, hoặc trái quyết định của cơ quan cấp trên hoặc không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho công dân thì Tòa án hành chính yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm công vụ, bồi thường vật chất cho công dân nếu có. Cần phân biệt lỗi của viên chức và lỗi của cơ quan hành chính. + Khi thực hiện công vụ, vì mục đích vụ lợi, hoặc mục đích khác mà viên chức có hành vi hành chính trái pháp luật thì đó là lỗi của cá nhân viên chức, gọi là lỗi tách rời công vụ, không liên quan đến việc thi hành công vụ. Cá nhân viên chức gây thiệt hại cho công dân, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cũng có trường hợp khi thi hành công vụ, không vì mục đích vụ lợi, nhưng vì do sơ suất, không nắm vững pháp luật, có hành vi hành chính gây thiệt hại cho công dân thì cần xác định trách nhiệm công vụ thuộc về nền hành chính, cơ quan hành chính phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho dân. Ðồng thời, cơ quan hành chính có viên chức vi phạm phải truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm bồi thường vật chất hạn chế đối với người viên chức đó theo quy định của pháp luật. + Ðối với trường hợp không thể xác định được lỗi của viên chức cụ thể nào đó, thì đó là lỗi của cơ quan hành chính ra quyết định hành chính cá bệt cụ thể, việc thực hiện quyết định đó gây thiệt hại cho công dân, nhưng quá trình xây dựng và ban hành quyết định đó có rất nhiều cá nhân, cơ quan tham gia từ khâu thu nhập, xử lý thông tin, khâu xây dựng dự thảo, trình dự thảo, thông qua dự thảo ở cơ quan làm việc theo chế độ tập thể. Tuy nhiên, có trường hợp lỗi do các chủ trương, chính sách, pháp luật quy định (lỗi của Nhà nước). + Ðó là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường là do cá nhân viên chức, cơ quan hành chính hay Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước các cơ quan Nhà nước nói chung, mọi viên chức đều phải tuân thủ pháp luật, đặt mình dưới pháp luật, và phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi hành chính, quyết định của mình. Nhà nước, viên chức Nhà nước không thể hiện lý do đang thi hành công vụ để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý hay trốn lẫn trách nhiệm khi gây thiệt hại cho công dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Khi thi hành công vụ, vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, người viên chức có thể gây thiệt hại đối với công dân, tổ chức cụ thể, nhưng hành vi đó phù hợp với pháp luật, chủ trương của cơ quan, quyết định của cấp trên, thì cơ quan đó phải đứng ra bồi thường cho công dân. Việc quy định trách nhiệm viên chức thuộc cơ quan tạo ra khả năng tích cực của người viên chức trong hoạt động công vụ. Ðối với trường hợp không thuộc lỗi cơ quan mà thuộc lỗi của cá nhân viên chức khi thi hành công vụ bị công dân khiếu kiện, thì cơ quan tài phán hành chính cần phối hợp với cơ quan người viên chức đó phân tích, xác định rõ rệt lỗi của người viên chức tách rời công vụ, để truy cứu trách nhiệm bồi thường về dân sự do Tòa dân sự phán quyết. Trong đời sống hàng ngày có những rủi ro xảy ra như bão lụt, hỏa hoạn, đắm tàu, vỡ đê... mà trách nhiệm cứu trợ thuộc về cơ quan Nhà nước có chức năng. + Những công dân tự nguyện tham gia cứu hộ, chẳng may bị thiệt hại, họ có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường thiệt hại đó. Cơ quan tài phán hành chính có thể chấp nhận và yêu cầu cơ quan hành chính có trách nhiệm bồi thường. + Những hoạt động vì lợi ích công cộng xã hội, khi xảy ra rủi ro, làm thiệt hại cho một công dân (hoặc một số công dân) không thể chỉ quy định trách nhiệm cho một viên chức hoặc một cơ quan, mà trong nhiều trường hợp, là trách nhiệm của một quy định, một chủ trương thuộc các đạo luật, các nghị quyết... Do vậy, cần phân biệt lỗi cá nhân viên chức, lỗi cơ quan, lỗi Nhà nước. Việc xác định rõ trách nhiệm dẫn đến một hệ quả : ai phải gánh chịu rủi ro khi xảy ra. Chẳng hạn, Nhà nước thành lập quỹ bình ổn giá cà phê, khi giá cà phê xuống thấp gây thiệt hại cho người trồng và người mua bán cà phê, thì Nhà nước dùng quỹ đó để bồi thường cho dân. Hoặc khi dân đóng thuế Nhà nước trích một phần thuế đưa vào quỹ bảo hiểm, khi rủi ro mất mùa dùng quỹ đó bồi thương cho dân. + Khi thực thi công vụ, cơ quan Nhà nước nào có lỗi gây thiệt hại thì bồi thường lấy từ công quỹ, người bị rủi ro được đền bù. Hành vi bị truy cứu trách nhiệm công vụ phải là hành vi gây thiệt hại thực tế. Thiệt hại trong trách nhiệm công vụ tương tự giống khái niệm thiệt hại trong trách nhiệm dân sự, đó là thiệt hại thực tế chứ không phải thiệt hại suy đoán. Do đó, một hành vi hành chính vi phạm pháp luật gây thiệt hại thực tế cho công dân cụ thể thì phải bồi thường. Công dân khiếu kiện không phải nhằm lên án cơ quan, cá nhân viên chức thi hành công vụ, mà chủ yếu đòi bồi thường thiệt hại cho họ. Tóm lại, trách nhiệm pháp lý của viên chức nhà nước phát sinh khi viên chức nhà nước thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan giao cho. Những hình thức trách nhiệm pháp lý có thể được áp dụng đối với viên chức nhà nước bao gồm: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiện kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính. a. Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm này phát sinh khi viên chức nhà nước thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm và được tòa án xác định. Cần phân biệt những tội phạm có tính chất đặc thù của viên chức nhà nước với những tội phạm thông thường khác. Những tội phạm có tính chất đặc thù của viên chức nhà nước là những tội phạm về chức vụ. Chủ thể là viên chức theo quan điểm của luật hình sự, nghĩa là bất cứ người nào đảm nhận một công việc do nhà nước ủy nhiệm với tư cách là một đại diện cho nhà nước. Các trường hợp này được quy định tại các điều 220, 221, 224, 225, 226 ...Bộ luật Hình sự Việt Nam. Những tội phạm thông thường khác là những tội phạm không liên quan đến chức vụ nhà nước. Trong trường hợp viên chức nhà nước phạm phải thì người viên chức nhà nước đó phải chịu trách nhiệm hình sự như các công dân khác. b. Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự của viên chức nhà nước phát sinh trong trường hợp viên chức nhà nước thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, tập thể hoặc cá nhân, vi phạm các điều khoản được bộ luật dân sự quy định. - Trách nhiệm dân sự của viên chức đối với tài sản nhà nước được áp dụng khi viên chức gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước. Ðó là những viên chức: + Cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm làm thiệt hại đến tài sản nhà nước; + Những viên chức gây thiệt hại cho tài sản nhà nước không phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ được giao; + Những viên chức gây thiệt hại cho tài sản nhà nước không phải trong trường hợp được quyền sử dụng tài sản; Về nguyên tắc, viên chức vi phạm có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản mà họ đã gây ra đối với nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền xử lý cần cân nhắc, căn cứ vào các yếu tố như lỗi, mục đích, mức độ thiệt hại ... để xem xét việc đền bù cụ thể. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá sức khắc phục của con người như thiên tai, chiến tranh mà người viên chức đã làm hết sức mình để đề phòng hoặc hạn chế thiệt hại thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Trách nhiệm dân sự của viên chức nhà nước đối với tài sản công dân. Nếu viên chức nhà nước gây thiệt hại cho tài sản của công dân thì viên chức đó phải bồi thường cho công dân theo quy định của luật dân sự. Việc bồi thường đó được tiến hành theo hai bước: + Cơ quan nhà nước nơi viên chức phục vụ bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. + Viên chức gây ra thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà cơ quan nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, thủ trưởng cơ quan quản lý viên chức gây ra thiệt hại thành lập hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại. Viên chức nhà nước gây ra thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền bồi thường cho cơ quan mình theo phương thức hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn trả hoặc trừ dần vào thu nhập nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng. Trong trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm trên cơ sở lỗi của mỗi người. c. Trách nhiệm vật chất Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm đặc thù của viên chức nhà nước, do cơ quan chủ quản áp dụng đối với người vi phạm. Quy định của pháp luật về trách nhiệm vật chất của viên chức nhà nước có nội dung như sau: - Phạm vi thi hành của chế độ trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng để giải quyết những vụ thiệt hại tài sản nhà nước do công nhân viên chức gây ra trong quá trình sản xuất, công tác. - Viên chức có thể gây ra thiệt hại cho tài sản nhà nước khi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm. Trong trường hợp viên chức nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước do thiếu tinh thần trách nhiệm thì bị xử lý theo chế độ trách nhiệm dân sự và có thể bị truy tố về mặt hình sự. - Về mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất: + Ðối với những trường hợp làm hư hỏng tài sản nhà nước thì tùy tình hình cụ thể, căn cứ vào mức độ lỗi, điều kiện, hoàn cảnh của người vi phạm mà xí nghiệp, cơ quan quyết định người vi phạm phải bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại. + Ðối với những trường hợp làm mất tài sản nhà nước thì về nguyên tắc viên chức phải đền bù toàn bộ tài sản. Nếu việc làm mất tài sản có lý do chính đáng và được xác minh rõ ràng thì có thể quyết định mức bồi thường thấp hơn mức thiệt hại. d. Trách nhiệm kỷ luật Trách nhiệm kỷ luật của viên chức nhà nước phát sinh khi viên chức vi phạm kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động thường được quy định trong nội quy do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành. Kỷ luật này gọi là kỷ luật nội bộ cơ quan. Nó chỉ áp dụng đối với viên chức nhà nước khi cơ quan chủ quản xác định được lỗi của người đó. e. Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành chính của viên chức nhà nước phát sinh khi viên chức có hành vi vi phạm hành chính. Có những hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi viên chức nhà nước. Những vi phạm hành chính đó mang tính chất đặc thù của viên chức nhà nước, gắn với một số chức vụ nhất định. Trong trường hợp viên chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm hành chính thông thường không gắn với chức vụ thì viên chức nhà nước sẽ chịu trách nhiệm hành chính như mọi công dân khác. Ví dụ: hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau. IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC VÀ CÔNG VỤ NHÀ NƯỚC. 1. Ðường lối cán bộ của Ðảng ta trong giai đoạn hiện nay TOP Ðể đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đóng một vai trò cần thiết. Ðể có được một đội ngũ viên chức nhà nước hùng mạnh, đủ năng lực, Ðảng ta đã đề ra một số chủ trương như sau: - Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ vững mạnh, có năng lực bao gồm cán bộ lãnh đạo chính trị, cán bộ quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và các chuyên gia. - Tiến hành tiêu chuẩn hóa cho từng loại, từng chức danh cán bộ ở các cấp, các ngành và căn cứ vào đó để đào tạo bố trí, sử dụng cán bộ, chấm dứt tình trạng sử dụng cán bộ theo kiểu thân quen, cảm tình cá nhân. - Ðổi mới quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Thực hiện chính sách đoàn kết, động viên, phát huy mọi lực lượng cán bộ cả ở trong và ngoài Ðảng. - Ðổi mới các chính sách, chế độ đối với cán bộ như tiền lương, phụ cấp. Xóa bỏ các chế độ mang tính bình quân và các quy định tạo ra đặc quyền đặc lợi. - Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng và trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan nhà nước đối với công tác cán bộ. 2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về công vụ nhà nước TOP Ngay sau khi giành độc lập dân tộc, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về công vụ Nhà nước, sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành quy chế công chức. Sắc lệnh này đã quy định khá đầy đủ các vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, phân cấp, quản lý cán bộ, khen thưởng,, ký luật... Nhưng do tình hình chiến tranh nên sắc lệnh này trên thực tế chưa được áp dụng phổ biến. Trong giai đoạn sau đó, hoạt động viên chức Nhà nước được điều chỉnh chung với hoạt động lao động sản xuất của công dân. Ðó là những văn bản quan trọng như Nghị định 195/CP 1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Ðiều lệ về kỷ luật trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, Nghị định 49/CP của Hội đồng Chính phủ (1968) ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản Nhà nước. Ngoài ra còn có nhiều quy định về tuyển dụng khen thưởng, lương, biên chế... Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động công vụ đã điều chỉnh. Ðó là quyết định 117/HÐBT (1982) ban hành bản danh mục số 1 các chức vụ viên chức Nhà nước, trong đó có phân loại các chức danh. Trong nhiều ngành kinh tế quốc dân cũng ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ cho mỗi loại viên chức. Tuy vậy, những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động công vụ vẫn chưa được hệ thống hóa. Nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới. Hệ thống hành pháp thống nhất, ổn định và vững chắc đòi hỏi phải có đội ngũ công chức Nhà nước được đạo tạo, có nghiệp vụ mới bảo đảm được những yêu cầu đổi mới toàn diện các mặt của đời sống xã hội và đội ngũ đó cần phải hoạt động trên cơ sở đạo luật về công vụ Nhà nước. Từ đó đòi hỏi phải đổi mới công tác cán bộ. Trước hết, phải hoàn thiện quy chế công chức Nhà nước làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước, tạo ra một đội ngũ công chức chuyên nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chức. Tiếp theo, để hình thành đội ngũ công chức Nhà nước, cần có hình thức quản lý công chức phù hợp với yêu cầu phân biệt chức năng giữa Ðảng và Nhà nước, giữa cơ quan Chính phủ với các đơn vị sản xuất kinh doanh, gắn chặt hoạt động quản lý cán bộ với hoạt động kinh tế. Ơớ Việt Nam, theo quyết định của Chính phủ, đã thành lập Ban tổ chức và cán bộ của Chính phủ, loại cơ quan quản lý cán bộ như vậy có thể thấy ở Nga, ở Mỹ, và một số nước khác. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài nước, cần đổi mới Ban tổ chức và cán bộ của Chính phủ. Phương hướng của cơ quan Nhà nước, chuẩn bị các dự thảo văn bản pháp quy, điều chỉnh hoạt động công vụ Nhà nước, tuyển chọn và đào tạo công chức. Một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành công chức Nhà nước là xây dựng cơ sở pháp luật cho hoạt động công vụ. Trước hết, cần phải ban hành các văn bản pháp quy về công vụ hành chính Nhà nước. Trong các văn bản đó cần phân biệt rõ những công chức được bổ nhiệm theo yêu cầu chính trị và những công chức bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn. Sau đó, trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành kết hợp với tổng kết thực tiễn để dự thảo và ban hành luật về công vụ Nhà nước. Nội dung cơ bản của Luật này gồm những điểm sau : - Thứ nhất, trong luật cần xác định rõ những ai thuộc phạm vi viên chức Nhà nước. Phạm vi đó gồm tất cả những người tạo thành đội ngũ của bộ máy Nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và công chức chuyên nghiệp. Từ đó, xác định đối tượng của luật là những quan hệ về tổ chức công vụ Nhà nước và thực hiện các chức vụ của viên chức. - Thứ hai, xác định khái niệm chức vụ và các loại chức vụ. Khái niệm về chức vụ bao gồm các mặt xã hội, tư và pháp lý, còn chức vụ hiểu theo nghĩa rộng gồm có các chức vụ trong các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan toà án, kiểm sát (thẩm phán, kiểm sát viên và các chức vụ khác). Còn vấn đề tuyển dụng viên chức cần phải đề ra các hình thức thi tuyển đối với người muốn vào làm việc trong bộ máy Nhà nước và tuyển chọn thông qua hệ thống đánh giá thường xuyên đối với người đang làm việc trong cơ quan Nhà nước. - Thứ ba, xác định địa vị pháp lý của viên chức Nhà nước. Cùng với ghi nhận trong luật quyền của mọi công dân có đủ điền kiện có thể trở thành viên chức Nhà nước, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn để tiếp nhận và thăng chức. Các tiêu chuẩn đó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn phát triển của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, một trong những hạn chế đối với công chức là họ không được đồng thời là các nhà doanh nghiệp. - Thứ tư , phân loại viên chức Nhà nước, việc thăng chức đối viên chức thông qua thi tuyển theo đề nghị của chính viên chức hoặc theo sáng kiến của cơ quan nơi viên chức làm việc. Việc thăng chức phải căn cứ vào bậc của viên chức phù hợp với chức vụ tương đương và do luật định. - Thứ năm , xác định thời hạn phục vụ của các chức vụ. Nhiệm kỳ của một số chức vụ Nhà nước được pháp luật nhiều nước ghi nhận. Nhưng ở Việt Nam pháp luật chưa điều chỉnh vấn đề này. Cần phải quy định viên chức lãnh đạo thực thi chức vụ có thời hạn theo luật định, còn công chức chuyên nghiệp thực thi chức vụ suốt đời. - Thứ sau, luật về công vụ cần điều chỉnh các bảo đảm cho hoạt động công vụ Nhà nước, bảo hiểm cho viên chức đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ hoặc vì những điều kiện chính đáng phải thôi việc. - Cuối cùng, pháp luật về công cụ phải quy định tổng thể hàng loạt vấn đề về khen thưởng, trách nhiệm của công chức Nhà nước. ------------------------------------------------- CÂU HỎI 1. Thế nào là viên chức nhà nước? Hãy phân loại viên chức nhà nước căn cứ vào tính chất công việc? 2. Công vụ nhà nước là gì? Hãy nêu đặc điểm của công vụ nhà nước? 3. Thế nào là trách nhiệm viên chức trong hoạt động công vụ? Nói "Trách nhiệm công vụ chỉ có ở viên chức" là đúng hay sai? Giải thích? 4. Phân biệt trách nhiệm chủ động và trách nhiệm thụ động? BÀI 6:QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HÔI   I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 1. Khái niệm TOP Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia... Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã hội có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước. 2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội TOP Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vị trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có những đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội với các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Ðó là các đặc điểm sau: 1. Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ... + Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó. + Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó. 2. Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ. Ví dụ: Cùng chung một mục đích như Ðảng Cộng sản Việt Nam; Cùng chung một giai cấp như Hội Nông dân Việt Nam; Cùng chung một nghề nghiệp như Hội Luật Gia; Cùng chung một giới tính như Hội Phụ nữ... 3. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình, không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do qui

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_hanh_chinh_4426.doc
Tài liệu liên quan