Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt là yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa và văn học nước ta những năm trước 45, tạo nên một nền văn nghệ khá thống nhất về tư tưởng.

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống tinh thần nói chung và đời sống văn học nói riêng

ppt32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1975I. Bối cảnh xã hội, lịch sử và văn hóaSự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt là yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa và văn học nước ta những năm trước 45, tạo nên một nền văn nghệ khá thống nhất về tư tưởng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống tinh thần nói chung và đời sống văn học nói riêng.Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế đã có ảnh hưởng không nhỏ đến văn học. II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)Nội dung chủ đạo: 1945-1946: Đây là thời kỳ văn học chuyển mình. Văn học cách mạng là trào lưu chủ đạo, chi phối, nhưng vẫn còn đan xen với những xu hướng văn học khác. 1946-1954: Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến. “Cái giờ nghiêm trọng của đời mày đang điểm. Bây giờ hoặc là không bao giờ nữa, mày phải cương quyết. Không có thứ nhân đạo nào cấm mày không được tàn nhẫn ngay với mày. Mày hãy diệt hết những con người cũ ở trong mày đi – những con người mà mày mệnh danh là cố nhân, theo một cái cố tật ưa du dương với kỷ niệm. Đào thải, chưa đủ. Phải tàn sát. Giết, giết hết. Thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về đòi hỏi bất cứ một tí gì của mày bây giờ, là mày phải giết ngay. Mày phải tự hoại nội tâm của mày đi đã. Mà hãy lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày” Chàng chạy ra đường. Ngoài đường, cuộc Cách Mệnh đang bước dài trên khắp ngả phố. Trên các cửa sổ mở, gió đời lùa cờ máu bay theo một chiều Nguyễn thấy mệt mỏi trong lòng và trên thân chàng thì xót nhức vô cùng. Thì ra, lúc ở nhà ra đi, chàng vừa chịu xong một cái nhục hình. Lý trí đã lột hết lượt da trên mình Nguyễn Cái luồng gió ban nãy thổi cờ máu, thổi mãi vào thịt non Nguyễn đang se dần lại. Nguyễn thèm đến một con rắn mỗi năm thoát xác một lầnTrích “Lột xác” (1946)Nguyễn TuânII. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)Những thành tựu chủ yếu: a/ Văn xuôi: + Mở đầu cho văn xuôi kháng chiến là truyện ngắn và ký (Một lần tới thủ đô - Trần Đăng, Đôi mắt, Ở rừng - Nam Cao, Làng - Kim Lân, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) + Từ 1951 mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết dày dặn (Vùng mỏ - Võ Huy Tâm, Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc) b/ Thơ: + Đạt được những thành tựu bước đầu về cách tân nghệ thuật, phát triển lối thơ tự do (Màu tím hoa sim – Hữu Loan, Tình sông núi, Nhớ máu - Trần Mai Ninh, Không nói, Đêm mít tinh - Nguyễn Đình Thi) và lối thơ dân tộc (Cá nước, Bầm ơi - Tố Hữu)Nhớ máu – Trần Mai NinhƠ cái gió Tuy HoàCái gió chuyên cầnVà phóng túng.Gió đi ngang, đi dọc,Gió trẻ lại - lưng chừngGió nghĩGió cười,Gió reo lên lồng lộng.Tôi đã thấy lòng tôi dậyRồi đâyCòn mấy bước tới Nha Trang- A, gần lắm!Ta gần máu,Ta gần người,Ta gần quyết liệt.Ơi hỡi Nha Trang!Cái đô thành vĩ đạiBiết bao người niệm đọc tên mi.Và Khánh Hoà vĩ đại!Mắt ta căng lênCả mặtCả người,Cả hồn ta sát tớiNhìn mi!Ta có nhớNhững con ngườiĐã bước vào bất tử!Ơ, những người!Đen như mực, đặc thành keoTròn một củHay những người gầy sắt lạiMặt rẹt một đường gươmLạnh gáyLòng bàn tayKhắc ấn chuỗi dao găm.Chân bọc sắt,Mắt khoét thủng đêm dày TRẦN MAI NINH(1917-1947) NHỚ Hồng NguyênLũ chúng tôiBọn người tứ xứ,Gặp nhau từ hồi chưa biết chữBiết nhau từ buổi “một hai”Súng bắn chưa quen,Quân sự mươi bàiLòng vẫn cười vui kháng chiếnLột sắt đường tàu,Rèn thêm đao kiếm,Áo vải chân không,Đi lùng giặc đánh.Ba năm rồi gửi lại quê hương.Mái lều gianh,Tiếng mõ đêm trường,Luống cày đất đỏÍt nhiều người vợ trẻMòn chân bên cối gạo canh khuyaChúng tôi điNắng mưa sờn mép ba lô,Tháng năm bạn cùng thôn xóm.Nghỉ lại lưng đèoNằm trên dốc nắng.Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.- Đằng nớ vợ chưa?- Đằng nớ?- Tớ còn chờ độc lập.Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.NHỚ Hồng Nguyên[]Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúngTôi nhớ bờ tre gió lộngLàng xuôi xóm ngược mái rạ như nhauCó nắng chiều đột kích mấy hàng cau.Có tiếng gà gáy xóm,Có “Khai hội, yêu cầu, chất vấn!”Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa.Trăng lên tập hợp hát om nhà.Tôi nhớGiường kê cánh cửa,Bếp lửa khoai vùiĐồng chí nứ vui vui,Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,Đồng chí mô nhớ nữa,Kể chuyện Bình – Trị – Thiên,Cho bầy tôi nghe ví,Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.Đêm đó chúng tôi điNòng súng nghiêng nghiêng,Đường mòn thấp thoángTrong điếm nhỏ,Mươi người trai tráng,Sờ chuôi lựu đạn.Ngồi thổi nùn rơmThức vừa rạng sáng.Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi điChúng tôi đi nhớ nhất câu ni:Dân chúng cầm tay lắc lắc:“Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”KHÔNG NÓI Nguyễn Đình ThiDừng chân trong mưa bayướt đầm mái tócEm em nhìn đi đâuMôi em đôi mắtCòn ôm đâyNhìn em nữaPhút giâyChiều mờ gió hútEmBóng nhỏĐường lầy.1948Dừng chân trong mưa bayLiếp nhà ai ánh lửa Yên lặng đứng trước nhauEm em nhìn đi đâuEm sao em không nóiMưa rơi ướt mái đầuMỗi đứa một khăn góiNgày nào lần gặp sauNgập ngừng không dám hỏiChuyến này chắc lại lâuĐoàn thể gọiChiều mờ gió hútNào đồng chí - bắt tayEm Bóng nhỏĐường lầy.BẦM ƠI Tố HữuAi về thăm mẹ quê taChiều nay có đứa con xa nhớ thầm...Bầm ơi có rét không bầm!Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùnBầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn, tay cấy mạ nonMạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần.Mưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!Bầm ơi, sớm sớm chiều chiềuThương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầmCon đi đánh giặc mười nămChưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.Con ra tiền tuyến xa xôiYêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.Nhớ thương con bầm yên tâm nhéBầm của con, mẹ Vệ quốc quân.Con đi xa cũng như gầnAnh em đồng chí quây quần là con. Bầm yêu con, yêu luôn đồng chíBầm quý con, bầm quý anh em.Bầm ơi, liền khúc ruột mềmCó con có mẹ, còn thêm đồng bàoCon đi mỗi bước gian laoXa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!Bao bà cụ từ tâm như mẹYêu quý con như đẻ con ra.Cho con nào áo nào quàCho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.Con đi, con lớn lên rồiChỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!Nhớ con, bầm nhé đừng buồnGiặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.Mẹ già tóc bạc hoa râmChiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con... II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)Giai đoạn này chứng kiến sự hình thành của NỀN VĂN NGHỆ MỚI: Văn học bật lên từ cuộc sống đời thường nhộn nhịp và gian khổ của kháng chiến, khắc họa hình ảnh nhân dân kháng chiến.II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 2: Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng XHCN ở miền Bắc (1955- 1964)Nội dung bao trùm: Hình ảnh con người mới xã hội chủ nghĩa.Những thành tựu chủ yếu: a/ Văn xuôi: mở rộng đề tài - Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai) - Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt - Kim Lân, Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi, Cửa biển – Nguyên Hồng ) - Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà - Nguyễn Tuân, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Cái sân gạch - Đào Vũ)II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 2: Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng XHCN ở miền Bắc (1955- 1964)Những thành tựu chủ yếu: b/ Thơ: tiếp tục đẩy mạnh những tìm tòi, đổi mới về nghệ thuật. Thơ tự do ngày càng mở rộng, phong phú về hình thức (Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên) Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh sôi. (Cành phong lan bể - Chế Lan Viên)Quê hương Giang NamThuở còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ“Ai bảo chăn trâu là khổ?”Tôi mơ màng nghe chim hót trên caoNhững ngày trốn họcĐuổi bướm cầu aoMẹ bắt đượcChưa đánh roi nào đã khóc!Có cô bé nhà bênNhìn tôi cười khúc khíchCách mạng bùng lênRồi kháng chiến trường kỳQuê tôi đầy bóng giặcTừ biệt mẹ, tôi điCô bé nhà bên – (có ai ngờ)Cũng vào du kíchHôm gặp tôi vẫn cười khúc khíchMắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)Giữa cuộc hành quân không nói được một lờiĐơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lạiMưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãiHòa bình tôi trở về đâyVới mái trường xưa, bãi mía, luống càyLại gặp emThẹn thùng nép sau cánh cửaVẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏChuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùiEm vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏngHôm nay nhận được tin emKhông tin được dù đó là sự thậtGiặc bắn em rồi, quăng mất xácChỉ vì em là du kích, em ơi!Đau xé lòng anh, chết nửa con người!Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những ngày trốn học bị đòn roiNay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi.II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếuChặng 3: Toàn quốc chống Mỹ (1965 - 1975)Nội dung chủ đạo: phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.Những thành tựu chủ yếu: a/ Văn xuôi: Truyện và ký phát triển mạnh ở cả 2 miền Nam Bắc nhằm phản ánh chính xác và kịp thời hiện thực kháng chiến (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi – Nguyễn Tuân, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Hòn Đất – Anh Đức) b/ Thơ: + Đào sâu chất hiện thực, suy tưởng, chính luận. + Hình thành một lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ (Bằng Việt, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm) + Thơ tự do và trường ca là hai thể loại phát triển mạnh mẽ. PHẠM TIẾN DUẬT (1941-2007)Không có kính, ừ thì có bụi,  Bụi phun tóc trắng như người già  Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc  Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo  Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời  Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa  Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Những chiếc xe từ trong bom rơi  Ðã về đây họp thành tiểu đội  Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới  Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời  Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy  Võng mắc chông chênh đường xe chạy  Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn,  Không có mui xe, thùng xe có xước,  Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước  Chỉ cần trong xe có một trái tim. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNHKhông có kính không phải vì xe không có kính  Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi  Ung dung buồng lái ta ngồi,  Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng  Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim  Thấy sao trời và đột ngột cánh chim  Như sa, như ùa vào buồng lái.LƯU QUANG VŨ (1948-1988) – XUÂN QUỲNH (1942-1988)Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.  Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục... cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắngTiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắngTiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờMẹ em xuống cấyHạt gạo làng taNhững năm bom MỹTrút trên mái nhàNhững năm khẩu súngTheo người đi xaNhững năm băng đạnVàng như lúa đồngBát cơm mùa gặtThơm hào giao thôngHạt gạo làng taCó công các bạnSớm nào chống hạnVục mẻ miệng gàuTrưa nào bắt sâuLúa cao rát mặtChiều nào gánh phânQuang trành quét đấtHạt gạo làng taGửi ra tiền tuyếnGửi về phương xaEm vui em hátHạt vàng làng ta.HẠT GẠO LÀNG TAHạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cay.TRẦN ĐĂNG KHOA (1958-)III. Những đặc điểm cơ bản1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước Mô hình nhà văn – chiến sĩNội dung phản ánh những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng (tất cả các nội dung đời tư đều được nhìn nhận lại từ góc độ này)Sự hình thành CÁI TÔI QUẦN CHÚNG (cái tôi cá nhân tan hòa vào tập thể, nhân dân, phát ngôn nhân danh dân tộc, thời đại và nhân loại tiến bộ)Là thi sĩ phải là hồn cao khiết, Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu; Ca tự do, tiến bộ với tình yêu - Yêu nhân loại, hòa bình và công lý - Cao giọng hát những bài ca chính khí Của anh hùng đã vì nước quên mình, Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh, Của Bãi Sậy, Thái Nguyên và Yên Bái... []Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu, Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ. Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền, Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.Là thi sĩ – Sóng HồngHãy nhìn đây!Nhìn ta phút này!Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tayTa là Hôm nayVà con ta, Ê-mi-ly ơi, con là Mãi mãi!Ta đứng đây,Với trái tim vĩ đạiCủa trăm triệu con ngườiNước Mỹ.Để đốt sáng đến chân trờiMột ngọn đènCông lý. ...Emily, con – Tố HữuIII. Những đặc điểm cơ bản1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước 2. Nền văn học hướng về đại chúng Quần chúng là nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác Quần chúng là đối tượng phản ánh của văn họcQuần chúng là đối tượng phục vụ của văn họcIII. Những đặc điểm cơ bản1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước 2. Nền văn học hướng về đại chúng 3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hướng sử thi: là khuynh hướng xây dựng những tượng đài thiêng liêng, lớn lao, đại diện cho sức mạnh của cộng đồng - Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc - Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc - Lời văn : ngợi ca, tráng lệ, hào hùng III. Những đặc điểm cơ bản1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước 2. Nền văn học hướng về đại chúng 3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Cảm hứng lãng mạn: là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm cách mạng - Niềm tin yêu mãnh liệt vào tương lai đất nước và dân tộc - Xu hướng xây dựng những hình ảnh đẹp đẽ, bay bổng, nâng đỡ con người vượt qua thực tế gian khổ.DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM Lê Anh XuânAnh ngã xuống đường băng Tân Sơn NhứtNhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăngVà Anh chết trong khi đang đứng bắnMáu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàngCó thằng sụp xuống chân Anh tránh đạnBởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảmVẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.Anh tên gì hỡi Anh yêu quýAnh vẫn đứng lặng im như bức thành đồngNhư đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác MỹMà vẫn một màu bình dị, sáng trongKhông một tấm hình, không một dòng địa chỉAnh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷAnh là chiến sĩ Giải phóng quân.Tên Anh đã thành tên đất nướcÔi anh Giải phóng quân!Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn NhứtTổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.3.1968Ta đi giữa ban ngàyTrên đường cái, ung dung ta bước.Đường ta rộng thênh thang tám thướcĐường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái NguyênĐường qua Tây Bắc, đường lên Điện BiênĐường cách mạng, dài theo kháng chiến...Đến hôm nay đường xuôi về biểnMới tinh khôi màu đất đỏ tươiĐẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạtNắng chói sông Lô, hò ô tiếng hátChuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca... Ai qua Phú ThọAi xuôi Trung HàAi về Hưng HóaAi xuống khu BaAi vào khu BốnĐường ta đó, tự do cuồn cuộnBốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!Sông Thao nô nức sóng dồiAi về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền.Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉBắp chân, đầu gối vẫn săn gân.Ngẩng đầu lên: Trong sáng tuyệt trầnTháng Tám mùa thu xanh thẳmMây nhởn nhơ bayHôm nay ngày đẹp lắm!Mây của ta, trời thẳm của taNước Việt Nam Dân chủ cộng hoà!Ta đi tới – Tố HữuCUỘC CHIA LY MÀU ĐỎ Nguyễn MỹÐó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ: Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia li Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy. Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang bừng trên nét mặt - Một rạng đông với màu hồng ngọc Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai Ngày mai sẽ là ngày sum họp Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những mắt lá si Và người chồng ấy đã ra đi... Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào "Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..." Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét... Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như chưa hề có cuộc chia ly... 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhaiquatvanhocvn1945_1975_3279.ppt
Tài liệu liên quan