Khảo sát một số đặc điểm dịch tể học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi tại thành phố hồ chí minh

Tác giả Trần Khương Kiều th ực hiện nghiên cứu cách đây 24 năm cho kết qua khá

cao76,97 ±0,30%, có thể do quan điểm khám có khác biệt so với hiện nay , cũng có thể

do tỷ lệ bệnh trĩ đang giảm dần.

Số liệu do Johanson, J. F và Sonnenberg, A. (1990)

(8)

thu thập là từ các nguồn National

Health Interview Survey, National Hospital Discharge Survey, và National Disease and

Therapeutic Index ở Mỹ ; Morbidity Statistics from General Practice ở Anh và xứ Wales,

vì vậy t ỷ lệ này chỉ bao gồm những người đã từng được khám và điều trị bệnh trĩ chứ

không phải là t ỷ lệ những người có trĩ trong cộng đồng. (Loder et al1994)

pdf14 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát một số đặc điểm dịch tể học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi tại thành phố hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố nguy cơ của bệnh trĩ từ trước đến nay.  Trong các bệnh lý được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ, bệnh lý hô hấp mạn tính gây ho nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất, có lẽ do nghiên cứu được thực hiện trên những người lớn tuổi. Chúng tôi tìm được tương quan giữa bệnh trĩ với nhóm bệnh này. U bướu vùng chậu chiếm tỷ lệ thấp hơn, nhưng cũng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với bệnh trĩ. Đối với viêm đại tràng mạn tính, giá trị 2 không cho phép kết luận mối tương quan. Ở nhóm bệnh này, chúng tôi xác định một đối tượng nghiên cứu 12 có bệnh dựa vào câu trả lời của người đó về những chẩn đoán đã được bác sĩ đưa ra trước đây. Như vậy, thói quen tự mua thuốc uống cầm tiêu chảy ở người Việt Nam, đặc biệt là những người lớn tuổi, sẽ làm giảm khả năng được chẩn đoán khi có bệnh, ảnh hưởng đến sự chính xác của tỷ lệ viêm đại tràng mạn tính. Điều này giải thích được cho sự khác biệt với kết quả của tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) trên những người > 15 tuổi: bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nội khoa mạn tính đi kèm bệnh trĩ là viêm đại tràng mạn tính. 4.4. Đặc điểm lâm sàng 4.4.1. Triệu chứng cơ năng Đi cầu ra máu thường gặp nhất trong các triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ, điều này cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Đình Hối (1982) (94%) và Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) (69,4%). Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 20,24% và sa trĩ là triệu chứng gặp nhiều nhất (49,50%). Chúng tôi cho rằng do đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm chủ yếu là thanh niên và trung niên (tuổi trung bình 44,84  15,10, thấp nhất 15 tuổi) nên có chú ý đến sức khỏe, đồng thời khả năng quan sát tốt, vì vậy phát hiện được triệu chứng đi cầu ra máu kín đáo (lượng ít theo phân hay dính ở giấy vệ sinh). Đối với tác giả Nguyễn Đình Hối, vì nghiên cứu trên những trường hợp nhập viện – thường đến khám vì những triệu chứng rầm rộ như tiêu máu, nên triệu chứng này mới có ở hầu hết các đối tượng nghiên cứu. Ngược lại với 2 nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên cộng đồng dân cư, lại là những người lớn tuổi (tuổi trung bình 65,96, thấp nhất 50 tuổi) – thường ít quan tâm đến những bất thường của cơ thể – sẽ không chú ý nếu đi cầu ra máu kín đáo hoặc không cho là bất thường nếu chỉ thỉnh thoảng đi cầu ra máu khi có táo bón. 4.4.2. Phân loại trĩ Trĩ nội chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại trĩ, phù hợp với nghiên cứu về bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc (Nguyễn Mạnh Nhâm)(16). Tuy nhiên, so với nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi vẫn khác biệt về con số tỷ lệ từng loại trĩ: 41.14% 37.95% 11.22% 82.98% 3.40% 13.62% 0 50 100 Trĩ nội Trĩ ngoại Trĩ hỗn hợp Nguyễn Mạnh Nhâm Chúng tôi Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm không có các trường hợp có cùng lúc hơn một loại trĩ, có lẽ do quy ước về cách ghi nhận khác nhau (nếu bệnh nhân đã có trĩ hỗn hợp thì không ghi nhận trĩ loại khác ở các vị trí khác, hoặc trĩ ngoại bắt đầu thoái hóa được ghi nhận là da thừa,… chẳng hạn – đây chỉ là giả thiết của chúng tôi vì trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm không có mô tả rõ ràng về cách ghi nhận). Điều này giải thích được một phần cho tỷ lệ trĩ ngoại cao hơn ở nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng với sự chênh lệch lớn về tỷ lệ trĩ ngoại trong tổng số các trường hợp bệnh trĩ giữa hai nghiên cứu như vậy, phải chăng trĩ ngoại xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi? Chúng tôi nghĩ cần có nghiên cứu rộng hơn ở tất cả các độ tuổi để kiểm tra lại giả thiết này. 4.4.3. Phân bố vị trí các búi trĩ Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các búi trĩ xuất hiện nhiều ở 4 vị trí: 1-2 giờ, 3 giờ, 7-8 giờ và 10-11 giờ. Như vậy, bên cạnh 3 vị trí thường gặp đã được đề cập đến ở các 13 nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu của chúng tôi còn xuất hiện thêm vị trí 1-2 giờ với tần số xuất hiện của các búi trĩ gần tương đương. Có lẽ do có sự khác biệt về phân bố vị trí giải phẫu các đám rối tĩnh mạch trĩ trên các cá thể khác nhau. 4.4.4. Phân độ trĩ nội Trong các bệnh nhân có trĩ nội, số người bị trĩ nội độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất, độ 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm (2004). Tuy nhiên, cũng trong một nghiên cứu khác của tác giả này vào năm 1999, trĩ nội độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này có thể được lý giải là do ông đã tính cả trĩ sinh lý vào nhóm trĩ nội độ 1. Điểm khác biệt giữa nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) và nghiên cứu của chúng tôi là trong nghiên cứu của ông, tỷ lệ trĩ nội độ 3 cao hơn độ 1. Chúng tôi cho rằng do TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, mức sống của đa số người dân và chất lượng dịch vụ y tế sẽ cao hơn, người dân dễ dàng tìm đến khám chữa bệnh khi có các biểu hiện nặng hơn của trĩ (độ 3), vì vậy tỷ lệ trĩ nội độ 3 gặp ít hơn trĩ nội độ 1. 4.4.5. Các tổn thương hậu môn – trực tràng khác đi kèm Chúng tôi ghi nhận được các tổn thương hậu môn – trực tràng khác ở nhóm người bệnh trĩ gồm có nứt hậu môn, polyp, loét và viêm tấy quanh lỗ hậu môn, trong đó nứt hậu môn chiếm tỷ lệ cao nhất, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) cũng như ghi nhận từ trước đến nay về tổn thương thường đi kèm trĩ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên quần thể 4843 người đại diện cho cộng đồng người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ trong cộng đồng là 18,77%. 2. Độ tuổi mắc bệnh trĩ nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là 65-69 tuổi (chiếm 17,91%) và có sự giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh trĩ từ sau độ tuổi 75. 3. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ của nam cao hơn nữ 1,1 lần. 4. Các yếu tố thuận lợi: Chúng tôi thấy có mối tương quan giữa bệnh trĩ với táo bón, nhưng chưa thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Các bệnh lý hô hấp mạn được xem là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu này (7,70%). 5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh trĩ: - Các triệu chứng cơ năng thường gặp của bệnh trĩ: Sa trĩ (49,50%), táo bón (18,26%), tiêu máu (20,24%), đau hậu môn (4,51%). - Trĩ nội chiếm 41,14%, trĩ ngoại 37,95%, trĩ hỗn hợp 11,22%. 6. Thường gặp nhất ở 4 vị trí 1-2h, 3h, 7-8h, 10-11h. Trĩ nội độ1(9,35%), độ 2 (43,34%), độ 3 (10,12%), độ4 (0,99%). 7. Các thương tổn khác đi kèm thường gặp: Nứt hậu môn (4,51%), polyp (1,10%). Để giảm tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng, chúng tôi đề nghị một số giải pháp sau: - Tuyên truyền rộng rãi bệnh trĩ trong cộng đồng: Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, thường gặp nhất ở người lớn tuổi, gặp ỡ nam nhiều hơn ở nữ; có liên quan đến thói quen vận động và tình trạng táo bón; nguy cơ cao ở những người có bệnh hô hấp mạn tính; cần phải được phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị hợp lý. - Giáo dục sức khỏe về các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ. - Đào tạo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ định, kỹ thuật bảo đảm an toàn, hiệu quả cao. Cuối cùng, mặc dù nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhưng chúng tôi hy vọng rằng những kết quả thu được sẽ giúp các bác sĩ có cái nhìn nghiêm túc hơn về bệnh trĩ và đây cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu khác quy mô lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carolyn Jarvis (2003), “Examing the anus, rectum and prostate”, Physical Examination & Health Assessement, 4th edition, W.B. Saunders company, pp.759-761. 2. Davies R. Justin (2006), Hemorrhoids (new), BMJ Publishing Group, . 14 3. Dozois Roger R. (1997), “Disorder of the anal canal”, Sabiston, 15th edition, W.B. Saunders company, pp. 1032-1037. 4. G.Accarpio, F.Ballari, R.Puglisi et al (2004), “Reinterventions after complicated or failed stapled hemorrhoidopexy”, Dis Colon Rectum volume 47, pp.1846-1851. 5. Goligher J.C. (1984), “Haemorrhoids or piles”, Surgery of the Anus Rectum and Colon, London: Bailliere Tindall, pp.69-85. 6. Haas P.A (1983), “The prevalence of hemorrhoids”, Dis Colon Rectum, pp.435-439, . 7. Hippocrates(400 BC, translated by Françis Adams (1849)), “History of hemorrhoids surgery”, On hemorrhoids, London. 8. Johanson J.F., Sonnenberg A. (1990), “Constipation is not a risk factor for hemorrhoids: a case-control study of potential etiological agents”, Gastroenterology, pp.1981-1986. 9. Johanson J.F., Sonnenberg A. (1990), “The prevalence of hemorrhoids and constipation. An epidemiologic study”, Gastroenterology, pp.380-386. 10. Lê Quang Nghĩa (2001), Bệnh trĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học. 11. Lê Trường Giang (2002), “Phương pháp chọn mẫu”, Thống kê y học, Nhà xuất bản y học, tr.132-133. 12. Michael R.B, Keighley (1999), “Hemorrhoids”, Surgery of the Anus, Rectum and Colon, 1999, Bailliere Tindall:London, pp.352-427. 13. Nguyễn Đình Hối (1982), “Điều trị trĩ bằng phẫu thuật cắt bỏ riêng lẻ từng búi”, Tạp chí Ngoại khoa số IX, tập 2, tr.38-43. 14. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học. 15. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh, Dương Phước Hưng (2003), “Bệnh trĩ”, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, tr.259-265. 16. Nguyễn Mạnh Nhâm (2004), “Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị”, Tạp chí Hậu Môn Trực Tràng IV, tr.3-15. 17. Nguyễn Thị Hồng Ngọc và Hồ Tấn Thông, “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật Longo cải tiến trong điều trị bệnh trĩ trên những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Triều An từ 01/01/2002 đến 30/04/2003”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa khóa IX, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán Bộ Y tế TP.HCM. 18. Nguyễn Văn Hậu (2004), “Thắt động mạch trĩ với siêu âm hướng dẫn và khâu xếp nếp niêm mạc trực tràng trong điều trị trĩ”, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Pigot F., Siproudhis L., Allaert F. A. (2005), “Risk factors associated with hemorrhoidal symptoms in specialized consultation”, Gastroenterol Clin Biol, pp.1270-1274. 20. Seidell J. C., de Groot L. C., van Sonsbeek J. L., Deurenberg P., Hautvast J. G. (1986), “Associations of moderate and severe overweight with self-reported illness and medical care in Dutch adults”, American Journal of Public Health volume 76, pp.264-269. 21. Thompson W.G., Longstreth G.F., Drossman D.A. et all (1999), “Functional bowel disorders and functional abdominal pain”, Gut volume 45, pp.43-47. 22. Trần Bình Giang (2003), Phương pháp trình bày công trình nghiên cứu trong y hoc, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_mot_so_dac_diem_dich_te_hoc_va_lam_sang_cua_benh_tri_o_nguoi_tren_50_tuoi_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_4839.pdf
Tài liệu liên quan