Khảo sát niêm mạc khí quản ở bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí quản

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát niêm mạc của khí quản trên bệnh nhân mở khí quản sau đặt ống nội khí

quản tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thực nghiệm mô tả trên 67 bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí

quản tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013

Kết quả: Nguyên nhân mở khí quản là viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là tai biến mạch máu não và

chấn thương sọ não; nam giới nhiều hơn ở nữ giới; > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian đặt nội khí quản kéo

dài từ 7 đến 14 ngày (58,2%); áp lực bóng chèn > 30 cmH20 chiếm tỷ lệ cao nhất (86,6%). Kết quả giải phẫu

bệnh có các tổn thương như hoại tử niêm mạc khí quản, viêm mạn tính niêm mạc khí quản và hoại tử sụn.Hiện

tượng hoại tử sụn xảy ra trước và nhiều hơn hiện tượng hoại tử niêm mạc trên cùng một nhóm bệnh nhân. Hiện

tượng hoại tử niêm mạc (p = 0,028) và sụn khí quản (p =0,001) chỉ xảy ra ngay tại vị trí bóng chèn ống nội khí

quản.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát niêm mạc khí quản ở bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình trang bệnh nặng thường xảy ra ở người lớn  tuổi,  tuổi càng cao khả năng hoại  tử niêm mạc  khí  quản  càng  cao.  Điều  này  đúng  kết  quả  nghiên cứu có viêm hoại tử niêm mạc ở tuổi từ  40‐ 60 là 15,4%, dưới 40 tuổi là 0%.  Tỷlệ viêm niêm mạc khí quản theo giới   Kết quả cho thấy có tỷ  lệ hoại  tử niêm mạc  nam cao nữ 35,0%: 3,7%, có ý nghĩa thống kê với  p= 0,003.  Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo loại bệnh  Nhóm bệnh nhân viêm phổi có tỷ lệ hoại tử  niêm mạc khí quản cao nhất (37,5%), nhóm bệnh  nhân này cơ bản đã có viêm khí phế quản trước  đó,  sự  can  thiệp  thông  khí  nhân  tạo  làm  tổn  thương viêm trở nên trầm trọng hơn.  Nhóm bệnh nhân tai biến mạch máu não có  tỷ lệ hoại tử niêm mạc ít hơn (15,4%).  Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo thời gian  đặt nội khí quản  Tỷ lệ hoại tử niêm mạc niêm mạc khí quản  ở các thời điểm  14  ngày  thấy không  có  sự khác biệt về  tỷ  lệ  tổn  thương  hoại  tử  niêm  mạc  khí  quản  (20,0%,  23,1% và 21,7%). Kết quả nghiên cứu cho thấy  thời gian  đặt nội khí quản không  có  sự khác  biệt  về  tỷ  lệ  tổn  thương  niêm mạc  khí  quản.  Kết quả nghiên cứu chưa phù hợp với nghiên  cứu  cùa White  đã  đề  cập  tầng  suất  12%  tổn  thương thanh khí quản sau sau đặt ống trên 11  ngày, 5% từ 6 đến 10 ngày và 2% nếu đặt NKQ  ít hơn 6 ngày.  Tỷ  lệ  viêm  niêm mạc  khí  quản  theo  áp  lực  bóng chèn ống NKQ  Kết quả nghiên cứu cho  thấy áp  lực bóng  chèn  tỷ  lệ  thuận với  tổn  thương hoại  tử niêm  mạc khí quản, tỷ lệ tổn thương qua các áp lực  30‐ 39 cmH20 (7,1%), 40‐49 cmH20 (24,0%), 50‐  59 cmH20 (30,8%) và > =60 cmH20 (50,0%) tăng  dần,  áp  lực  càng  lớn  thì  tỷ  lệ  viêm  hoại  tử  niêm mạc càng cao. Điều này phù hợp với cơ  sở  lý  thuyết, khi áp  lực  cao  thì  sẽ đè bẹp  các  mao mạch  nuôi  niêm mạc  khí  quản  gây  tổn  thương hoại tử niêm mạc.  Ở các áp lực dưới 40 cmH20 thì tỷ lệ hoại tử  niêm không  có  sự khác biệt, khả năng do vẫn  còn máu  lưu  thông  trong mao mạch niêm mạc  khí quản. Còn các áp  lực > 40 cmH20 thì áp  lực  càng cao tỷ lệ hoại tử niêm mạc càng cao hơn.  Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo vị trí sinh  thiết giải phẫu bệnh  Qua kết quả nghiên cứu cho  thấy các vị  trí  không tiếp xúc với bóng chèn ống nội khí quản  thì không xảy ra tình trạng hoại tử niêm mạc khí  quản. Vị trí tiếp xúc bóng chèn ống nội khí quản  có tỷ lệ hoại tử niêm cao (28,3%), đây là vấn đề  rất  đáng  quan  tâm,  qua  nghiên  cứu  chúng  tôi  thấy cần có  sự quan  tâm hơn về bơm bóng và  theo dõi áp lực bóng chèn ống nội khí quản, và  tổn  thương hoại  tử niêm mạc khí quản  có  liên  quan đến bóng chèn ngay vị trí tiếp xúc đó. Sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,028.  Tỷ  lệ hoại  tử  sụn khí quản  theo một  số  yếu tố  Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo nhóm tuổi  Bệnh  nhân  có  hiện  tượng  hoại  tử  sụn  khí  quản tăng dần theo tuổi > 60 tuổi (72,7%), 40‐ 60  tuổi  (53,8%) và < 40  tuổi  (27,3%), nó  cũng phù  hợp với hiện tượng hoại tử niêm mạc khí quản  (>60 tuổi là 30,2%, từ 40‐ 60 là 15,4% và dưới 40  tuổi  là  0%). Như vậy qua nghiên  cứu này  cho  thấy ở người bệnh đặt NKQ thì tổn thương hoại  tử niêm mạc tỷ  lệ thuận với tuổi, tuổi càng cao  thì viêm hoại tử nêm mạc khí quản càng cao. Sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,006.  Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo giới  Kết  quả  trên  cho  thấy  ở  giới  nam  có  tỷ  lệ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 240 hoại  tử sụn cao hơn giới nữ  (72,5%: 51,9%), nó  phù hợp với kết quả hoại  tử niêm mạc  ở nam  cao hơn nữ (35,0%: 3,7%). Sự khác biệt không có  ý nghĩa thống kê với p = 0,084.  Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo loại bệnh  So sánh với hiện tượng hoại tử sụn khí quản  thì nhóm viêm phổi lại chiếm tỷ lệ hoại tử niêm  mạc  cao  nhất  (37,5%),  có  thể  trên  bệnh  nhân  viêm  phổi  thì  niêm mạc  khí  quản  đã  có  viêm  nhiễm nhiều lần trước đó và tổn thương dễ xảy  ra hơn niêm mạc  trước đó  là bình  thường. Đặc  biệt trong nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não  không có  trường hợp nào bị hoại  tử niêm mạc  nhưng  việc  hoại  tử  sụn  có  xảy  ra  và  chiếm  46,2%. Như vậy kết quả nghiên cứu cho ta thấy  rằng  hiện  tượng  hoại  tử  sụn  xảy  ra  trước  và  nhiều  hơn  hiên  tượng  hoại  tử  niêm mạc  trên  cùng một nhóm bệnh nhân. Sự khác biệt không  có ý nghĩa thống kê với p = 0.111.  Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo thởi gian đặt  NKQ  Kết quả nghiên cứu cho thấy số bênh nhân  đặt nội khí quản dưới 7 ngày cũng có tỷ lệ hoại  tử sụn khí quản cao chiếm 60.0%, không có sự  khác  biệt nhiều  về  tổn  thương hoại  tử  sun  ở  các  thời  điểm  <1  tuần  (60.0%),  01‐  02  tuần  (69,2%), và >2  tuần  (56,5%). Như vậy kết quả  nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về  thởi gian đặt nội khí quản gây tổn thương hoại  tử sụn khí quản. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa  thống kê p = 0,589.  Tỷ  lệ hoại  tử sụn khí quản  theo áp  lực bóng  chèn ống NKQ  Kết  quản  trên  cho  thấy  ở  các  áp  lực  bóng  càng  lớn  thì  tỷ  lệ  tổn  thương  hoại  tử  sụn  khí  quản càng cao, dưới 30 cmH20  là 22,2%, 30‐ 39  cmH20 chiếm 57,1%, 40‐49 cmH20 chiếm 76,0%,  50‐ 59 cmH20 chiếm 84,6%. Có ý nghĩa thống kê  (p =0,021). Khi áp  lực cao sẽ bẹp các mao mạch  đưa  đến  thiếu máu  nuôi  để  cung  dưỡng  chất  nuôi  sụn  khí  quản,  gây  hoại  tử  sụn.  Với  p  =  0,021, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  vị  trí  sinh  thiết giải phẫu bệnh  Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  hiện  tượng  hoại  tử  sụn khí quản  chỉ xảy  ra ngay  tại vị  trí  bóng chèn  ống nội khí quản, và chiến  tỷ  lệ  rất  cao (81,1%), không xảy ra hoại tử sụn ngoài vị trí  tiếp xúc bóng chèn. Như vậy, hoại tử sụn chỉ xảy  ra do áp lực bóng chèn nội khí quản ngay tại vị  trí tiếp xúc bóng.  Liên  hệ  lại  với  hiện  tượng  hoại  tử  niêm  mạc khí quản liên quan với vị trí tiếp xúc bóng  chèn cũng thấy rõ viêm hoại tử niêm mạc khí  quản  chiếm  tỷ  lệ 28,3%, và  cũng xảy  ra ngay  tại vị trí tiếp xúc bóng chèn. Như vậy, kết quả  nghiên cứu cho  thấy hiện  tượng hoại  tử niêm  mạc và hoại tử sụn khí quản đều giống nhau là  chỉ xảy ra ngay tại vị trí tiếp xúc với bóng chèn  ống  nội  khí  quản.  Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống kê với p < 0.001  KẾT LUẬN  Áp  lực  bóng  chèn  đóng một  vai  trò  quan  trọng trong tình trạng tổn thương niêm mạc khí  quản và việc kiểm soát tốt áp lực này góp phần  cải thiện tình trạng tổn thương này ở bệnh nhân  bị đặt nội khí quản.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ambesh  SP,  Kaushik  S  (1998),  “Percutaneous  dilational  tracheostomy:  the  Ciaglia  methol  versus  the  Portex  (correction of Rapitrach) methol” Anesthesia Analg, pp 556‐  561.  2. Anon  JM,  Gomez  V,  Escuela  Mp  (2000),  “  Perculaneous  tracheostomy: comperision of Ciaglia and Griggs techniques”,  Critical Care Medicine, 4, pp 124‐ 128.  3. Ciaglia  P,  Graniero  K  (1992),  “Percutaneous  dilational  tracheostomy. Results and  long term follow up”, Chest, 101,  pp 446‐ 447.  4. Đặng Xuân Hùng (2010), “Khảo sát các vị trí thường gặp trong  biến chứng  sẹo hẹp  lòng khí quản  sau phẫu  thuật mở khí quản”,  Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Y Học Thực hành (714)‐ số  4.  5. Huỳnh Anh (2006), “Nghiên cứu biến chứng mở khí quản tại  bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương”. Luận Án tốt nghiệp  chuyên khoa II chuyên nghành Tai Mũi Họng.  6. Jain M & Dhall U. (2008), “Morphometry of the Theroid and  Criciod Cartilage”.Journal of Anatomy Society  India, 57  (2),  119‐ 123.  7. Nguyễn Quang Quyền (1999), « khí quản, tuyến giáp, tuyến  cận giáp ».Giải phẫu hoc (Vol. pp. 392‐ 398), Nhà xuất Bản Y  Học.  8. Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung (2009): “Tổn thương  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  241 cơ bản  của  tế bào và mô  trong Giải Phẫu Bệnh Học”, Nhà  Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam. Tr 17‐40.  9. Võ Hiếu Bình (1994), “Kích thước thanh khí quản của người  Việt Nam ở các lứa tuổi”, Luận Án phó tiến sĩ Đại học Y dược  TP Hồ Chí Minh.  10. Vurmir RB  (2001).  “Laryngotracheal  Injury  from Prolonged  tracheal  Intubetion”.  In  Vurmir  RB  (Ed.),  Airway  Management in the Critically Ill (pp. 87‐ 96): Parthenon.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf233_1264.pdf
Tài liệu liên quan