Khe cắm bộ nhớ

SIMM (Single In-line Memory Module):

Một bản mạch in nhỏ chứa các chip nhớ được sử dụng như là bộ nhớ trong các dòng máy trước đây. Khe gắn bộ nhớ SIMM trên Mainboard thường được gọi là khe SIMM.

 

DIMM (Dual In-Line Memory Module):

DIMM là loại có số đường dữ liệu (data path) tiếp xúc với mainboard nhiều gấp đôi so với SIMM (đường dữ liệu không chỉ đơn giản tính số chân) vì khả năng tiếp xúc với mainboard bằng hai đường cạnh độc lập. Các loại RAM như : SDRAM, DDRAM và RDRAM của RAMBUS thuộc loại bộ nhớ DIMM

 

RIMM:

Là tên thương mại của loại module bộ nhớ Direct Rambus. RIMM có hình dáng gần giống như module DIMM của các loại SDRAM thường và có khả năng truyền dữ liệu 16-bits mỗi lần.RIMM Connector : là khe gắn bộ nhớ RIMM (RDRAM) trên Mainboard.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khe cắm bộ nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHE CẮM BỘ NHỚ SIMM (Single In-line Memory Module): Một bản mạch in nhỏ chứa các chip nhớ được sử dụng như là bộ nhớ trong các dòng máy trước đây. Khe gắn bộ nhớ SIMM trên Mainboard thường được gọi là khe SIMM. DIMM (Dual In-Line Memory Module): DIMM là loại có số đường dữ liệu (data path) tiếp xúc với mainboard nhiều gấp đôi so với SIMM (đường dữ liệu không chỉ đơn giản tính số chân) vì khả năng tiếp xúc với mainboard bằng hai đường cạnh độc lập. Các loại RAM như : SDRAM, DDRAM và RDRAM của RAMBUS thuộc loại bộ nhớ DIMM RIMM: Là tên thương mại của loại module bộ nhớ Direct Rambus. RIMM có hình dáng gần giống như module DIMM của các loại SDRAM thường và có khả năng truyền dữ liệu 16-bits mỗi lần.RIMM Connector : là khe gắn bộ nhớ RIMM (RDRAM) trên Mainboard. BIOS BIOS viết tắt của Basic Input/Output System, tạm dịch là hệ thống nhập/xuất cơ bản. BIOS giữ nhiều vai trò khác nhau nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành. Khi bạn mở máy tính lên, bộ vi xử lí sẽ thực hiện chỉ thị đầu tiên của nó cho nên nó phải tìm chỉ thị. Nó không thể lấy chỉ thị từ hệ điều hành vì hệ điều hành nằm trên ổ đĩa cứng, và bộ vi xử lí không thể đến đó mà không có hướng dẫn. BIOS cung cấp những hướng dẫn này. Một trong những nhiệm vụ mà BIOS phải thi hành: + Tự kiểm tra các thiết bị phần cứng của thệ thống khi nguồn bật (power-on self-test - POST) để chắc chắn rằng mọi thứ đều làm việc bình thường. + Kích hoạt các chip BIOS khác trên những card được gắn vào máy tính của bạn. Những card như card SCSI và card đồ họa thường có BIOS của riêng chúng. + Cung cấp một tập các đường kết nối để hệ điều hành giao tiếp với các thiết bị phần cứng – chính nhờ những đường kết nối này mà BIOS được gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản. Đặc biệt khi khởi động máy, các đường kết nối này quản lí bàn phím, màn hình, các cổng tiếp nối và các cổng song song. + Quản lí một loạt các thiết lập cấu hình cho ổ cứng, tốc độ xung, v..v. BIOS là một phần mềm đặc biệt, nó giao tiếp các thiết bị phần cứng chính yếu trong máy tính của bạn với hệ điều hành. BIOS thường được chứa trong chip bộ nhớ flash trên bo mạch chủ, nhưng đôi khi chip lại là một loại ROM khác. Khi bạn mở máy, BIOS thực hiện một số việc. Sau đây là trình tự thông thường: 1. Kiểm tra giao diện CMOS để xem các thiết lập của người dùng. 2. Nạp bộ điều khiển ngắt và trình điều khiển của thiết bị. 3. Khởi nạp các thanh ghi và quản lí nguồn. 4. Kiểm tra các thiết bị phần cứng khi nguồn bật. 5. Thể hiện các thiết lập cấu hình của hệ thống. 6. Xem xét đâu là thiết bị có thể khởi động được. 7. Nhập các quá trình khởi động mồi. Việc đầu tiên mà BIOS làm là kiểm tra thông tin được trong một lượng rất nhỏ RAM (64 byte) được đặt trên chip CMOS (một loại vi mạch tích hợp). Giao diện CMOS cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống và có thể được chỉnh sửa khi hệ thống thay đổi. BIOS sử dụng những thông tin này để chỉnh sửa hoặc bổ sung những lập trình ban đầu khi cần. Chúng ta sẽ nói về nhựng thiết lập này sau. Bộ điều khiển ngắt là một mảng phần mềm nhỏ hoạt động như thông dịch viên giữa các bộ phận phần cứng với hệ điều hành. Ví dụ, bạn nhấn một nút trên bàn phím, tín hiệu được gửi tới bộ điều khiển ngắt của bàn phím để nói cho CPU biết tín hiệu đó là gì và chuyển nó tới hệ điều hành. Trình điều khiển thiết bị là những mảng phần mềm dùng để xác định các thiết bị phần cứng cơ sở như bàn phím, chuột, ổ cứng, ổ mềm. Vì BIOS liên tục chắn tín hiệu đến và đi từ phần cứng nên nó được thường xuyên copy vào RAM để chạy nhanh hơn. ROM BIOS BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra. CMOS CMOS, viết tắt của "Complementary Metal-Oxide-Semiconductor" trong tiếng Anh, là thuật ngữ chỉ một lọai công nghệ dùng để chế tạo vi mạch tích hợp. Công nghệ CMOS được dùng để chế tạo vi xử lý, vi điều khiển, RAM tĩnh và các mạch lôgíc số khác. Công nghệ CMOS cũng được dùng rất nhiều trong các mạch tương tự như cảm biến hình ảnh, chuyển đổi kiểu dữ liệu, và các vi mạch thu phát có mật độ tích hợp cao trong lĩnh vực thông tin. Trong tên gọi của vi mạch này, thuật ngữ tiếng Anh "complementary" ("bù"), ám chỉ việc thiết kế các hàm lôgíc trong các vi mạch CMOS sử dụng cả hai loại transistor PMOS và NMOS và tại mỗi thời điểm chỉ có một loại transistor nằm ở trạng thái đóng (ON). Hai đặc tính cơ bản của các linh kiện được chế tạo bằng công nghệ CMOS là có độ miễn nhiễu cao và tiêu thụ năng lượng ở trạng thái tĩnh rất thấp. Các vi mạch CMOS chỉ tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể khi các transistor bên trong nó chuyển đổi giữa các trạng thái đóng (ON) và mở (OFF). Kết quả là các thiết bị CMOS ít tiêu thụ năng lượng và tạo ra ít nhiệt hơn so với các loại mạch lôgíc khác như mạch transistor-transistor logic (TTL) hay mạch logic NMOS (khác với CMOS, NMOS chỉ dùng tòan bộ transistor hiệu ứng trường kiểu n và không dùng transistor hiệu ứng trường kiểu p). CMOS cũng cho phép tích hợp các hàm lôgíc với mật độ cao trên chíp. Cụm từ "metal-oxide-semiconductor" bắt nguồn từ một qui trình chế tạo các vi mạch tích hợp CMOS trước đây. Qui trình này tạo ra các transistor hiệu ứng trường mà mỗi transistor có một điện cực cổng bằng kim loại được đặt lên trên một lớp cách điện bằng oxide phủ trên vật liệu bán dẫn. Ngày nay, thay vì dùng kim loại, người ta tạo ra điện cực cổng bằng một vật liệu khác, đó là polysilicon. Tuy nhiên, IBM và Intel đã công bố sẽ sử dụng trở lại cổng kim lọai trong công nghệ CMOS nhằm tận dụng tính chất tiên tiến của vật liệu có hằng số điện môi cao trong việc chế tạo các vi mạch có kích thước 45 nanomét hay nhỏ hơn. Dù có nhiều thay đổi, tên gọi CMOS vẫn tiếp tục được sử dụng trong các qui trình chế tạo hiện đại[1]. Một vi mạch tích hợp nhỏ chứa một lượng lớn các tranzito CMOS đôi khi được gọi là vi mạch tích hợp CHMOS. Thuật ngữ CHMOS viết tắt cuả "Complementary High-density metal-oxide-semiconductor" trong tiếng Anh. Đôi khi, mạch kết hợp giữa các cảm biến MEMS với bộ xử lý tín hiệu số được sản xuất trên một vi mạch tích hợp CMOS đơn được gọi là CMOSens.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhecambonho_8472.doc
Tài liệu liên quan