Khóa đào tạo cho giảng viên nông dân về cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp - Phần 2: Khai thác gỗ bằng cưa máy

PHẦN II KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY . 28

I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân . 28

1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng . 28

1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân . 29

II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng . 33

2.1. Cấu tạo cưa xăng . 33

2.2. Bảo dưỡng cưa xăng . 35

2.3. Chặt hạ gỗ

pdf23 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa đào tạo cho giảng viên nông dân về cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp - Phần 2: Khai thác gỗ bằng cưa máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay cái luôn cầm vòng qua khung tay cầm phía trứơc, 2 tay cầm cưa ở tư thế khép nách 40 - Trong mọi trường hợp cầm cưa cắt gỗ phải tạo nên và giữ cho xích cưa căng có nhiều điểm tựa, cột sống lưng thẳng, giữ cưa sát người hoặc tỳ đặt lên cây gỗ để trọng tâm của cưa luôn được đặt lên người hoặc cây gỗ, tạo nên nhiều điểm tựa để cưa làm việc được chắc chắn và an toàn. Sử dụng lực phối hợp của toàn thân (lực cơ đùi là quan trọng) và thay đổi trọng tâm người bằng khớp đầu gối hai chân không những tạo nên nhiều điểm tựa tốt cho cưa mà còn giữ cột sống lưng thẳng. - Khoảng cách giữa người cưa gỗ cách người khác ít nhất 2m. • Chọn thứ tự cây chặt hợp lý Cây chặt trước phải thuận lợi cho cây chặt sau cả về hạ cây, cắt cành, cắt khúc, vận xuất. - Nếu chặt trắng chặt từ ngoài vào trong, từ chân lên đỉnh, chặt cây nhỏ trước cây lớn sau. • Xác định hướng cây đổ - Hướng đổ tự nhiên là hình chiếu của phần thân cây trên mặt phẳng nằm ngang. - Hướng đổ chọn là hướng đổ của cây do người hạ cây tự chọn cho cây đổ. Hướng đổ chọn hợp lý phải đạt được những yêu cầu sau: + Thuận lợi cho những công việc sau khi hạ cây. + Không làm đổ gãy những cây xung quanh. + Cây đổ không bị chống chày. + Bảo đảm an toàn lao động. * Các yếu tố để xác định hướng cây đổ: - Tình trạng của bản thân cây - Địa hình nơi cây mọc. - Đường vận xuất gỗ. - Hướng gió, tốc độ của gió và tình trạng những cây xung quanh cũng làm ảnh hưởng đến hướng đổ chọn của cây. • Phát dọn xung quanh gốc cây Phát dọn hết dây leo, cây bụi và các chướng ngại vật xung quanh gốc cây. Đường kính phát dọn 1,5 ÷ 2,0 m để thuận lợi và an toàn lao động khi hạ cây. 41 • Làm đường tránh. Người hạ cây phải làm 2 đường tránh. + Đường tránh có chiều rộng 1m và hợp với hướng đối nghịch của hướng cây đổ một góc 450. Phát dọn gốc cây và làm đường tránh 1- Hướng cây đổ; 2, 3 - Đường tránh 2.3.2. Hạ cây • Kỹ thuật mở miệng, cắt gáy, để bản lề a/ Mở miệng: Miệng là khoảng trống tạo ra tại phần chặt trên thân cây và về phía hướng cây đổ theo ý muốn. - Góc mở miệng phải phù hợp để khi hạ cây, cây dễ đổ theo hướng đã chọn và an toàn lao động. - Góc mở miệng bằng 450. 1 : Miện 1. Mở miệng, 2 : Mạch cắt gáy , 3: Bản lề 42 - Chiều sâu của miệng bằng 1/3 đường kính (D) của gốc cây tại vị trí chặt sao cho chiều dài bản lề bằng 2/3 D. Giao tuyến của 2 mạch mở miệng phải vuông góc với hướng đổ chọn. - Mặt cắt dưới của miệng cách mặt đất ≤ 1/3 D tại vị trí chặt. - Ngắm dọc theo hướng cây đổ, khung tay cầm phía trước của cưa thẳng với hướng cây đổ. Đặt bản cưa vuông góc với hướng cây đổ đã định. - Luôn cắt thuận, lợi dụng thân cây làm vật bảo vệ khi cắt. - Tỳ cánh tay trái phía trên vào phía thân cây. - Đưa chân phải lên sát thân cây, tỳ khuỷu tay phải lên đầu gối phải dùng gối và giữ thẳng lưng. Luôn giữ thẳng cổ tay phải cho phép tay cầm phía sau của cưa xoay tròn trong lòng bàn tay cầm ga. - Tay trái cầm khung tay cầm trước của cưa, tạo điều kiện cho cưa cắt đúng góc độ, khi cắt mạch cắt trên. a, Cắt mạch cắt dưới - Giữ bản cưa nằm ngang vuông góc với mặt đất bằng cách cầm khung tay cầm phía trước ở vị trí mới bên trái. Đặt cưa ở điểm cách mặt đất 1/3 D, tăng ga từ từ cho xích cưa ăn vào gỗ. Khi răng cưa ăn sâu vào 1/3 D nhả tay ga rút cưa ra. c, Cắt mạch cắt trên - Nghiêng cưa một góc 30 - 450 ngắm dọc theo bản cưa đến điểm cuối của mạch cắt dưới tăng ga từ từ cho xích cưa ăn vào gỗ tới mạch cắt dưới nhả ga rút cưa ra. - Đối với những cây nhỏ đường kính dưới 15 cm chỉ cần mở miệng một mạch ngang. 43 b/ Cắt gáy: - Gáy là một mạch cắt trên thân cây, đối nghịch với miệng và được cắt sau khi đã mở miệng. - Mạch cắt gáy phải phẳng và cao hơn mặt cắt dưới của miệng từ 2 ÷ 4 cm nếu là cây gỗ có D nhỏ, từ 4 ÷ 6 cm nếu cây có D lớn. Kỹ thuật hạ cây 1: Miệng, 2 : Mạch cắt gáy , 3: Bản lề Cây đổ để lại bản lề 1. Thân cây, 2 - Bản lề c/ Chừa bản lề. - Bản lề là phần gỗ được chừa lại hợp lý giữa miệng và gáy, nó có tác dụng làm chỗ tựa và tạo ra lực kéo để lái cây đổ đúng hướng. - Trong chặt hạ gỗ được sử dụng 3 dạng bản lề sau: + Bản lề thẳng (Bản lề hình chữ nhật) được áp dụng cho những cây thân mọc thẳng tán lá đều hoặc những cây có độ nghiêng thân cây, độ lệch tán lá ta cho cây đổ theo hướng đổ tự nhiên của cây . Bản lề thẳng 44 + Bản lề chéo (Bản lề hình thang) được áp dụng khi hướng đổ tự nhiên (TN) hợp với hướng đổ chọn (CH) 1 góc nhỏ. Phần rộng của bản lề được để về phía hướng đổ chọn. + Bản lề tam giác (Bản lề xoay) được áp dụng khi cây có hướng đổ tự nhiên hợp với hướng đổ chọn 1 góc lớn hơn. Phần rộng của bản lề được để về phía hướng đổ chọn. Bản lề chéo. 1 - Hướng đổ theo ý muốn 2 - Hướng đổ tự nhiên 3 - Vị trí đóng nêm Bản lề tam giác 1 - Hướng đổ theo ý muốn, 2 - Hướng đổ tự nhiên, 3 - Vị trí đóng nêm * Chú ý: Để bảo đảm an toàn lao động khi hạ cây cần chú ý những điều sau: - Khu vực chặt hạ phải có biển báo ở cửa rừng cấm không cho người qua lại. - Khoảng cách giữa 2 nhóm phải cách nhau 100 m nơi địa hình tương đối bằng phẳng, 150m nơi đất dốc. - Không hạ cây khi nhóm trên dốc, nhóm dưới dốc cùng một lúc. - Không làm việc trong khu vực có cây chống chày, không nghỉ dưới gốc cây đang chặt. - Khi cây sắp đổ phải báo hiệu cho mọi người xung quanh biết và hô to 3 tiếng “Cây đổ” Khi cây chuyển mình, người hạ cây phải tránh xa gốc cây khoảng 5m theo đường tránh. - Khi cây chống chày phải có biện pháp gỡ cây an toàn nhất. 45 • Cắt khúc gỗ * Nguyên tắc cơ bản. - Đứng về một bên của mạch cắt đảm bảo an toàn và có một đường tránh tốt. - Sử dụng những nguyên tắc cơ bản đã nêu ở trên để vận dụng vào cắt khúc. - Tại vị trí cắt hình thành phần gỗ chịu căng và phần gỗ chịu nén phải tiến hành cắt nhánh 1 ở phần chịu nén trước sau đó cắt nhát 2 ở phần chịu căng để tránh kẹp cưa và toác gỗ. a. Những căn cứ để cắt khúc: Cắt khúc hợp lý sẽ làm tăng giá trị thương phẩm lên mức cao nhất. Vì vậy khi phân đoạn cắt khúc phải dựa vào những căn cứ sau: - Yêu cầu của người tiêu dùng gỗ: Người khai thác phải biết xác định phẩm chất của gỗ. Phân đoạn và cắt khúc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Căn cứ vào khả năng vận xuất, vận chuyển gỗ. Nếu có điều kiện vận xuất gỗ dài thì vận xuất ra bãi rồi mới cắt khúc. - Căn cứ vào tình trạng bản thân cây: Trường hợp cây cong hoặc nhiều khuyết tật thì phải tìm ra phương án để phân đoạn cắt khúc có lợi nhất về giá trị thương phẩm. b. Những điều chú ý khi cắt khúc: - Dùng cưa cắt khúc để tiết kiệm gỗ, mặt cắt phải vuông góc với thân cây gỗ. - Trường hợp cây gỗ có phần chịu lực ép, phần chịu căng trên thân cây, tiến hành cắt bên chịu lực ép trước, cắt phần căng sau (Xem hình 62, 63). Cắt khúc cây gỗ có phần bị ép, phần chịu căng a: Phần gỗ bị ép b: Phần gỗ bị căng 46 Cắt khúc cây gỗ có phần bị ép, phần chịu căng. a: Phần gỗ bị ép b: Phần gỗ bị căng Cắt nhát 1 trước, cắt nhát 2 sau • Kỹ thuật cắt cành - Cắt cành được tiến hành theo 2 phương pháp Đòn bẩy và Dao động. Trong thực tế thường áp dụng cả hai phương pháp trên. * Phương pháp đòn bẩy : - Cưa được sử dụng như một cái đòn bẩy, cưa được di chuyển theo một đường mẫu nhất định áp dụng cắt những cây tương đối đều cành và cành lớn. - Tỳ cưa lên thân cây và đặt bản cưa ép sát thân cây. Dùng phần xích đi ra để cắt, sử dụng ga khi cưa bắt đầu ăn gỗ và giảm ga khi cắt xong cành. - Rút cưa lên ngang thân cây, thân cưa đỡ bản cưa, đùi bên phải đỡ cưa sau đó đưa bản cưa đến vị trí cắt đúng ở phần trên. - Sử dụng ga để cắt cành, cưa được di chuyển về phía truớc (cắt ngược) đùi bên phải giữ và ép cưa sát thân cây để chắc cưa khi cưa làm việc. - Cắt xong cành nâng nhẹ cưa lên để chuyển vị trí cắt khác, luôn ép và giữ cưa sát thân cây gỗ. - Đùi phải ép cưa sát thân cây cắt thuận. - Di chuyển cưa về phía trước đồng thời giữ cưa sát thân cây, nghiêng cưa về phía phải dùng ngón tay cái điều khiển ga (cắt ngược). - Xê dịch tay cầm phía trước dọc theo khung tay cầm, nghiêng cưa trước khi gặp cành chỉ về hướng khác. 47 * Chú ý: + Tăng ga để xích cưa ăn gỗ đều giữ chặt khung tay cầm khi cưa cắt gỗ + Đối với những cành to tại vị trí cắt hình thành phần chịu căng và chịu nén thì phải cắt nhát một ở phần chịu nén trước và nhát 2 ở phần chịu căng sau (tránh kẹp cưa và toác gỗ). - Đặt cưa ép sát thân cây cắt thuận - Cầm cưa di chuyển về phía trước để lặp lại chu kỳ cắt. * Phương pháp dao động: - Khi cắt cành di chuyển cưa trên cây tạo thành một dao động áp dụng cho những cây có loại cành nhỏ, nhiều cành và phân bố không đều. Trong thực tế cả 2 phương pháp đều được áp dụng trên một cây. * Chú ý: Để an toàn trong khi cắt gỗ cần chú ý những điểm sau: - Khi cắt cành phải chọn vị trí đứng an toàn, tránh cành ngọn gãy sập vào người. - Trước khi cắt khúc phải chống chèn chắc chắn. Nơi đất dốc phải đứng phía trên dốc để cắt khúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_dao_tao_cho_giang_vien_nong_dan_ve_cay_co_mui_khai_thac.pdf