Khóa luận Xây dựng website eMobile online

Người ta nói Internet ngày nay giống như “Con đường tơ lụa” một nghìn năm trước. Internet ra đời và phát triển nhanh chóng cả theo nghĩa tăng độ phủ ra toàn cầu và năng lực phục vụ; đồng thời ngày càng trở nên phổ biến, quen dùng hơn với mọi cộng đồng dân cư. Thương mại điện tử thực sự thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng cá thể và mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Từ những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia cho đến những dự án nhỏ của từng công ty, xí nghiệp đều nhằm các mục đích quảng bá thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận và mua sản phẩm, . với mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, nhu cầu trao đổi và cập nhật thông tin trở thành thói quen không thể thiếu của con người. Chỉ trong một thời gian ngắn, mạng điện thoại di động hầu như đã phủ sóng toàn cầu và đang trở thành một dịch vụ nóng bỏng nhất hiện nay. Chiếc điện thoại trở thành vật dụng không thể thiếu của con người, nó không chỉ đơn thuần là công cụ để trao đổi thông tin mà còn là lĩnh vực “thời trang” mới với không chỉ của giới trẻ. Hệ thống mạng điện thoại di động cùng với các dịch vụ của nó thay đổi từng ngày theo chiều hướng có lợi cho người tiêu dùng đang thực sự thu hút mọi người. Do đó, nhu cầu cập nhật thông tin về lĩnh vực “thời trang” mới này là rất lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi khách hàng khi muốn cập nhật thông tin về các sản phẩm mới, từ mẫu mã, giá cả đến những tính năng của chúng một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất? Với mạng Internet và thương mại điện tử chúng ta có thể đáp ứng một phần về vấn đề đó. Khách hàng có thể ngồi tại chỗ mà du ngoạn trên các cửa hàng, siêu thị ảo để cập nhật thông tin và chọn lựa bất cứ mặt hàng nào mà họ thích, thậm chí có thể đăng kí mua hàng thông qua hệ thống bán hàng tự động trên mạng Internet. Với hơn 1.8 triệu thuê bao và tốc độ người sử dụng điện thoại di động ngày càng cao như hiện nay, nếu chúng ta có thể nắm bắt được xu thế hoạt động của cơ chế thị trường để tận dụng môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động và đầy rủi ro ấy cho việc phát triển nguồn lực của mình, thì đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp thu lợi nhuận.

Với mong muốn có thể phát huy các ứng dụng của Thương mại điện tử trong việc tạo một Website cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và hỗ trợ việc mua bán điện thoại di động qua mạng Internet em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài “Xây dựng website eMobile online” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

 

doc67 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Xây dựng website eMobile online, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Người ta nói Internet ngày nay giống như “Con đường tơ lụa” một nghìn năm trước. Internet ra đời và phát triển nhanh chóng cả theo nghĩa tăng độ phủ ra toàn cầu và năng lực phục vụ; đồng thời ngày càng trở nên phổ biến, quen dùng hơn với mọi cộng đồng dân cư. Thương mại điện tử thực sự thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng cá thể và mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Từ những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia cho đến những dự án nhỏ của từng công ty, xí nghiệp đều nhằm các mục đích quảng bá thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận và mua sản phẩm, ... với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, nhu cầu trao đổi và cập nhật thông tin trở thành thói quen không thể thiếu của con người. Chỉ trong một thời gian ngắn, mạng điện thoại di động hầu như đã phủ sóng toàn cầu và đang trở thành một dịch vụ nóng bỏng nhất hiện nay. Chiếc điện thoại trở thành vật dụng không thể thiếu của con người, nó không chỉ đơn thuần là công cụ để trao đổi thông tin mà còn là lĩnh vực “thời trang” mới với không chỉ của giới trẻ. Hệ thống mạng điện thoại di động cùng với các dịch vụ của nó thay đổi từng ngày theo chiều hướng có lợi cho người tiêu dùng đang thực sự thu hút mọi người. Do đó, nhu cầu cập nhật thông tin về lĩnh vực “thời trang” mới này là rất lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi khách hàng khi muốn cập nhật thông tin về các sản phẩm mới, từ mẫu mã, giá cả đến những tính năng của chúng một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất? Với mạng Internet và thương mại điện tử chúng ta có thể đáp ứng một phần về vấn đề đó. Khách hàng có thể ngồi tại chỗ mà du ngoạn trên các cửa hàng, siêu thị ảo để cập nhật thông tin và chọn lựa bất cứ mặt hàng nào mà họ thích, thậm chí có thể đăng kí mua hàng thông qua hệ thống bán hàng tự động trên mạng Internet. Với hơn 1.8 triệu thuê bao và tốc độ người sử dụng điện thoại di động ngày càng cao như hiện nay, nếu chúng ta có thể nắm bắt được xu thế hoạt động của cơ chế thị trường để tận dụng môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động và đầy rủi ro ấy cho việc phát triển nguồn lực của mình, thì đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp thu lợi nhuận. Với mong muốn có thể phát huy các ứng dụng của Thương mại điện tử trong việc tạo một Website cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và hỗ trợ việc mua bán điện thoại di động qua mạng Internet em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài “Xây dựng website eMobile online” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn bao gồm 4 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1 Tổng quan về hệ thống 1- Giới thiệu chung về đề tài, ý nghĩa và mục tiêu của đề tài đặt ra, từ đó nêu ra các nhiệm vụ mà hệ thống cần phải thực hiện và các giải pháp liên quan. 2- Tìm hiểu về thương mại điện tử Tìm hiểu chung về thương mại điện tử, bao gồm: Khái niệm thương mại điện tử Thanh toán điện tử là gì Bảo mật thông tin Chương 2 Phân tích và thiết kế hệ thống 1- Phân tích hệ thống: Phân tích bài toán, nhận diện và phân tích các thành phần của hệ thống, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, bao gồm : Phân tích hệ thống về chức năng. Phân tích hệ thống về dữ liệu. Biểu đồ phân cấp chức năng. Các biểu đồ luồng dữ liệu. Rút ra lưu đồ dữ liệu của hệ thống. 2- Thiết kế hệ thống: Bao gồm thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống, tổ chức vật lý của cơ sở dữ liệu, thiết kế chức năng và giao diện người- máy. Chương 3 Giới thiệu môi trường và công cụ cài đặt Ngôn ngữ ASP Kịch bản JavaScript, VB Script Cơ sở dữ liệu SQL Server Chương 4 Một số giao diện chính của chương trình Giao diện dành cho người sử dụng Giao diện danh cho ban quản trị Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Vinh, tập thể lớp 43A TIN và các bạn, các anh chị sinh viên đi trước, đặc biệt là thầy giáo- thạc sĩ Lê Anh Ngọc và cô giáo- thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, người đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do lần đầu tiếp xúc với một ngôn ngữ mới và vốn kinh nghiệm có hạn nên sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô giáo và tất cả các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG 1.1 Phát biểu bài toán Trong cơ chế thị trường sôi động, hấp dẫn và đầy khó khăn rủi ro như hiện nay, với bất kỳ một hình thức kinh doanh nào, mỗi doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao thì phải đảm bảo cửa hàng của mình có thể làm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Đối với một cửa hàng buôn bán điện thoại di động cũng như thế, mỗi khách hàng khi có dự định mua một chiếc điện thoại di động thì yêu cầu đặt ra là làm sao sản phẩm mà họ mua vừa hợp ý muốn về sở thích mẫu mã, các tính năng sử dụng, lại vừa hài lòng về giá cả và cung cách phục vụ của nhà kinh doanh. Nếu muốn họ có thể đặt mua hàng ngay mà không cần xem và chọn lựa trực tiếp mặt hàng như phương thức mua bán truyền thống từ trước tới nay. Ngày nay, công cụ nhanh nhất và hiệu quả để có thể thực hiện được điều đó chính là Internet và Thương mại điện tử. Với bài toán như trên thì liệu chúng ta có thể xây dựng được một Website, vừa cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin về các loại điện thoại, kèm theo giá cả và các dịch vụ có thể đáp ứng, vừa đáp ứng được yêu cầu đặt mua sản phẩm ngay tại chỗ của khách hàng chỉ thông qua mạng Internet? Ứng dụng mà luận văn đề cập tới đây sẽ giải quyết cho câu hỏi trên. 1.2 Các đối tượng phục vụ của hệ thống Hệ thống được đặt ra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động, góp phần khai thác tối đa những cơ hội mà thương mại điện tử đem lại. Một khi Website tạo được sự thân thiện với khách hàng nhờ sự phong phú và thiết thực của các dịch vụ, cơ hội phát triển hệ thống sẽ tăng lên. Muốn đạt được điều đó hệ thống cần đảm bảo được các chức năng sau: -Hỗ trợ nhà cung cấp : Ở đây hệ thống sẽ đảm nhận vai trò bán hàng thông qua mạng Internet nên các nhà cung cấp chỉ đóng vai trò như một người bán sỉ sản phẩm mỗi khi hệ thống có nhu cầu nhập hàng về. -Hỗ trợ khách hàng : Khi dạo chơi trên một trình duyệt Web bất kì khách hàng nào cũng cảm thấy thích thú và hấp dẫn trên tất cả các trang của Website về thông tin của sản phẩm cũng như tất cả các dịch vụ khác của hệ thống. Khách hàng có thể thoải mái trao đổi thông tin, tìm kiếm, góp ý cũng như tiếp nhận những thông tin mới nhất của thị trường điện thoại di động. Các mặt hàng được trình bày khoa học và sinh động theo nhiều yếu tố khác nhau như: phân loại theo giá cả, theo hãng sản xuất,... Các mặt hàng HandPhone ở đây yêu cầu phải đầy đủ tất cả các chủng loại, không phải chỉ nhất thiết là các loại điện thoại mà công ty hiện có. Có như thế thì đối với tất cả các nhà kinh doanh, kể cả những người có số vốn khiêm tốn cũng có thể sử dụng ứng dụng này được nhờ việc quay vòng vốn đầu tư. Ngoài ra, trong điều kiện cho phép, chúng ta có thể mở rộng ra bằng các dịch vụ gia tăng như : bảo hành trong thời hạn cho phép, cung cấp các SIM số đẹp, các dịch vụ khuyến mãi, cài đặt game mới, tải nhạc,... Đến với Website khách hàng sẽ yên tâm về những bí mật thông tin cá nhân và tài khoản được bảo đảm an toàn. Đặc biệt mức độ ưu tiên được tăng lên đối với các khách hàng thường xuyên của hệ thống. - Hỗ trợ nhà quản trị: Nhà quản trị có thể đăng nhập Website để quản trị ở bất cứ nơi đâu. Hệ thống hỗ trợ quản lý tất cả các hoạt động của Website: quản lý hợp đồng mua hàng qua mạng, quản lý thanh toán, quản lý thông tin đăng ký, duyệt hợp đồng, báo cáo thống kê bán hàng,... Ta có thể hình dung ở đây nhà quản trị vừa là người Marketing, giao dịch, vừa là người bán hàng, xử lý hợp đồng mua bán, giao hàng,… Để vào được hệ thống, người quản trị được cung cấp một Account và có thể thao tác trên cơ sở dữ liệu thông qua giao diện của website như thêm, xoá, sửa thông tin sản phẩm, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu... Hệ thống được xây dựng bằng ngôn ngữ ASP cùng với sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu SQL Server để lưu trữ và xử lý các kết nối các kết nối CSDL, ngoài ra còn có trợ giúp của kịch bản Javascript, VBScript nhằm kiểm tra lỗi, tăng thêm tính thân thiện với người dùng. 1.3. Tìm hiểu về thương mại điện tử 1.3.1. Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử (E-commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” thông qua các phương diện công nghệ điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm: quảng cáo, giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng và giao hàng. Các ứng dụng kinh doanh trên Internet được chia làm 4 mức độ khác nhau: -Brochuware: Quảng cáo trên Internet. Đưa thông tin lên mạng dưới một Website giới thiệu công ty, sản phẩm. Hầu hết các ứng dụng Internet ở Việt Nam đều ở dạng này. -Ecommerce: Thương mại điện tử. Là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng. Đây chính là hình thức giao dịch giữa người bán và người mua (Business To Customer-B2C). Mô hình này sử dụng hình thức kinh doanh không có chứng từ. Người tiêu dùng vào Website, chọn các sản phẩm cần mua, cung cấp thông tin cá nhân cần thiết bằng cách điền vào các form định sẵn trên Website, chọn hình thức thanh toán điện tử, cách vận chuyển hàng hoá,… Khi đó khách hàng coi như đã đặt hàng xong, chỉ chờ công ty giao hàng. Tại phần quản lý của công ty sẽ có một chương trình xử lý thông tin mua bán tự động, kiểm tra thông tin khách hàng về vấn đề thanh toán, các hình thức vận chuyển hàng hoá… -eBusiness: Kinh doanh điện tử. Là ứng dụng cho phép giao dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và khách hàng của doanh nghiệp đó (Business To Business-B2B). B2B bao gồm các ứng dụng như thị trường ảo, quản lý quan hệ khách hàng... -eEnterprise: Doanh nghiệp điện tử. Một số doanh nghiệp ứng dụng cả B2C và B2B. Các doanh nghiệp này được gọi là eEnterprise. Đã có một số doanh nghiệp ở nước ta tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Song để khai thác hết cơ hội mà thương mại điện tử đem lại thì còn rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam làm được. Điều này cũng không có gì khó hiểu vì chúng ta mới chỉ bước vào Công nghệ Thông tin được hơn một thập kỷ, tham gia mạng Internet được một thời gian chưa dài nên nhận thức của chúng ta còn nhiều hạn chế, hơn nữa cơ sở hạ tầng công nghệ, nhận thức của nhân dân, điều kiện xã hội trở thành những rào cản rất lớn. Do đó mục tiêu đề tài này đặt ra nhằm khai thác các cơ hội mới mà thương mại điện tử mang lại. Mô hình ứng dụng mà đề tài này sử dụng chính là mô hình B2C- thương mại điện tử. Để bắt đầu bằng thương mại điện tử, nhà kinh doanh cần phải thiết lập quan hệ của mình với khách hàng trên Internet, bán hàng qua Internet, hỗ trợ khách hàng qua Internet và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng qua Internet. Nhưng trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem thương mại điện tử sẽ mang lại những lợi ích cơ bản gì? 1.3.2. Lợi ích của thương mại điện tử Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì đó là những phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất và tận dụng được tối đa mọi nguồn lực. Có thể nói, Thương mại điện tử là sự kết hợp của những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc kinh doanh. Vì thương mại điện tử được tiến hành trên mạng nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, do đó dù bạn có là nhà cung cấp nhỏ hay lớn thì điều đó cũng không ảnh hưởng gì, bạn vẫn được biết đến nhờ tính toàn cầu của mạng. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính cung cấp cho họ. Thương mại điện tử đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp và lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Nhờ thương mại điện tử mà các nhà cung cấp đã tiếp cận gần hơn với khách hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử, người bán và người mua không gặp nhau trực tiếp mà thông qua mạng, do đó vấn đề cập nhật thông tin cho các bên sẽ nhanh hơn. Thương mại điện tử là hệ thống không chỉ giao dịch trực tiếp sinh lợi xung quanh hoạt động mua bán hàng và dịch vụ mà cả các giao dịch gián tiếp hỗ trợ sinh lợi như kích thích một nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, cung cấp các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ bán hàng, tạo môi trường truyền thông thuận lợi giữa các bên kinh doanh. Thương mại điện tử thay đổi theo chiều hướng tích cực môi trường nội bộ một doanh nghiệp, cải thiện các mối quan hệ khách hàng và loại bỏ các trở ngại về mặt không gian và thời gian. Thương mại điện tử tận dụng các ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống đồng thời bổ sung tính mềm dẻo được đưa ra bởi các mạng điện tử. Như vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải tận dụng tất cả những ưu thế đó của thương mại điện tử như thế nào để có thể đưa lại lợi nhuận và sự thuận tiện nhất trong kinh doanh trực tuyến. Một đặc trưng quan trọng của thương mại điện tử đó là thanh toán điện tử. 1.3.3. Thanh toán điện tử Internet đem lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhưng khi kinh doanh trên mạng doanh nghiệp có thể sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong việc thiết lập hệ thống thanh toán cũng như hệ thống quản lý các giao dịch một cách hiệu quả, tin cậy và an toàn nhất. Thanh toán điện tử sẽ giúp chúng ta tháo gỡ được những khó khăn và đưa tới thành công.  Khi nói tới thanh toán điện tử là toàn bộ quá trình tiến hành kinh doanh và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà bạn chỉ cần một chiếc máy vi tính với một trình duyệt và kết nối mạng. Toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng đặt hàng, thanh toán cho đến khi bạn gửi hàng, nhận tiền và cảm ơn khách hàng đều được tự động hoá. Thanh toán điện tử không chỉ thuận tiện cho người mua mà còn thuận tiện cho chính bản thân người bán: Người bán hàng không phải thường xuyên đi đến ngân hàng (vì mọi thứ đều được gửi tự động), không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề Marketting, và mặt khác dễ theo dõi việc bán hàng hơn, điều quan trọng ở đây là việc dùng thẻ tín dụng thì sẽ không có séc khống vì nó gần như nhận tiền mặt vậy. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ này, ví dụ như Planet Payment, Total Merchant Services, Merchant Exchange Service… Để sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử bạn cần có một Merchant Account và một Payment Gateway. - Merchant Account: là một tài khoản ngân hàng đăc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua tài khoản này. - Payment Gateway: là một chương trình phần mềm. Phần mềm này chuyển dữ liệu của các giao dịch từ Website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Khác với quá trình mua bán truyền thống, trong thương mại điện tử, việc đặt hàng của khách hàng được thực hiện tự động, ngay sau khi khách hàng đặt hàng: Thẻ tín dụng sẽ được chấp nhận khi khách hàng đợi vài giây trước màn hình. Tiền được gửi vào tài khoản ngân hàng của công ty. Đơn đặt hàng sẽ được Email cho công ty vận chuyển và họ sẽ chuyển hàng hoá tới cho khách hàng. Một bản xác nhận đơn đặt hàng sẽ được gửi tới khách hàng bằng đường Email. Lời cảm ơn khách hàng được tự động gửi đi. Để minh hoạ cho quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng, chúng ta sẽ xét quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment - dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng tốt nhất và có uy tín nhất hiện nay. Quá trình giao dịch Giao dịch tại trang Web CSDL đơn vị phát hành thẻ tín dụng (1) (5) (2) Máy chủ Planet Payment Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (6) (4) (3) Hình 1.1. Sơ đồ quá trình giao dịch Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment. Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng. Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment. Máy chủ Planet Payment lưu trữ kết quả và chuyển trả lại cho khách hàng/ người bán. b- Quá trình thanh toán thẻ tín dụng 1) Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. 2) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng. 3) Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết qủa, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. 4) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment. 5) Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán. Ngân hàng (5) Máy chủ Planet Payment CSDL đơn vị phát hành thẻ tín dụng (3) (1) (2) (4) Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Hình 1.2. Sơ đồ quá trình thanh toán 1.3.4. Bảo mật Khi một doanh nghiệp bước vào kinh doanh bằng con đường thương mại điện tử thì vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm đó chính là đảm bảo tính an toàn thông tin. Người ta thường nói khách hàng là người gặp nhiều rủi ro khi giao dịch trực tuyến nhưng trên thực tế không chỉ có khách hàng mà chính nhà kinh doanh lại là nạn nhân của các quá trình thanh toán thẻ tín dụng trên Internet. Bởi vì khi bán hàng qua mạng họ không có thời gian để kiểm tra những thông tin của khách hàng, địa chỉ email và địa chỉ liên lạc có thể xảy ra những sai sót như thẻ tín dụng. Có một điều cơ bản ở đây là, người bán kiểm tra thẻ bằng cách cho thẻ vào máy đọc thẻ và số thẻ được nhập. Quá trình này nhằm kiểm tra xem số tiền của khách hàng có đủ tiền để mua hàng hay không chứ không tuyệt đối đảm bảo không có gian lận trong thẻ. Ngoài ra số thẻ tín dụng dễ bị mất và thậm chí có thể phát sinh ra nhiều số thẻ mới. Quá trình giao dịch trên Internet không phải là quá trình giao dịch trực tiếp mặt đối mặt nên đây cũng là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ trộm dễ dàng hoạt động. Để đảm bảo tính an toàn thông tin cho khách hàng cũng như các nhà kinh doanh trực tuyến, từ quá trình xây dựng ứng dụng phải thiết lập các chế độ an toàn, cũng như trong quá trình quản lý phải luôn kiểm tra, đối chứng các thông tin về người sử dụng (địa chỉ khách hàng, email, đơn đặt hàng, tài khoản, ...). Có rất nhiều ý tưởng và phần mềm được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an toàn thông tin trong kinh doanh trực tuyến. Cơ chế bảo mật PGP (Pretty Good Privacy): hệ thống mã hoá thư viện điện tử và các tệp mà bạn muốn truyền đi. Cơ chế bảo mật SSL (Secure Sockets Layer): Để đảm bảo rằng khách hàng của bạn được bảo vệ khi họ nhập thông tin thẻ tín dụng vào trang bán hàng của bạn, payment gateway sẽ sử dụng SSL để bảo vệ các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng khi chuyển sang payment gateway. Giao dịch điện tử an toàn SET (Secure Electronic Transaction): Đây là tiêu chuẩn bảo mật mới nhất trong thương mại điện tử, được phát triển bởi một tập đoàn các công ty thẻ tín dụng lớn như Visa, MasterCard và American Express cũng như các ngân hàng, các công ty buôn bán trên mạng và các hãng thương mại khác nhằm làm tăng khả năng an toàn cho các giao dịch trên Internet. SET đặt các mật mã riêng của cả người mua lẫn người bán trong cùng một giao dịch. Điều này có nghĩa là một người dùng bình thường cần các mật mã riêng của họ và cần phải dăng kí các mật mã này, hệt như các máy chủ phải làm. Khi một giao dịch SET được xác nhận uỷ quyền, mật mã riêng của người dùng sẽ có chức năng như một chữ kí số. Thực tế nó giống như việc kí vào phiếu thanh toán trong nhà hàng. Chữ kí số chứng tỏ bạn đã ăn theo thực đơn và chấp nhận hoá đơn. Hiện tại có rất nhiều nhà xử lý thanh toán, các ngân hàng, các nhà phát hành thẻ, cũng như các nhà buôn chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì vậy, SET có nghĩa là mỗi người trong guồng máy đó đều cần một chứng chỉ. Các mạng xử lý thẻ tín dụng ngày nay hỗ trợ số hiệu bốn chữ số cho các ngân hàng, bốn chữ số cho các thương nhân và mười hai chữ số cho thẻ tín dụng. Để xử lý SET, mỗi số hiệu này đều phải kèm theo một cữ số được cấp riêng để chứng tỏ tư cách của nó, còn các mạng xử lý thẻ tín dụng phải xử lý tất cả các chữ số này. Ngoài ra còn có các phần mềm khác như phần mềm Antifraud và hệ thống IVS của Cyber source giúp người sử dụng có thể kiểm tra hàng loạt dịch vụ xử lý thẻ tín dụng thông qua các điều khoản chống gian lận cho từng quá trình giao dịch thẻ tín dụng trên Internet. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1. Phân tích 2.1.1. Yêu cầu hệ thống Website bán điện thoại di động qua mạng chủ yếu xử lý quá trình giao dịch mua bán giữa cửa hàng và khách hàng là những người sử dụng Internet. Khách hàng không trực tiếp xem hàng và trao đổi giá cả với người bán hàng mà mọi hoạt động chỉ thực hiện gián tiếp thông qua mạng Internet. Do đó, để đảm bảo được mọi nhu cầu của khách hàng thì website phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Cho phép người dùng đăng ký hệ thống với vai trò khách hàng, nhà cung cấp. Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại máy khách hàng muốn tham quan, các loại máy sắp ra mắt, cập nhật thông tin về giá cả, chế độ khuyến mãi,… của cửa hàng để khách hàng tham khảo, có thông báo rõ hiện trạng( có hay chưa có), đầy đủ thông tin về các loại máy cũ, giá cả hợp lý, chế độ bảo hành… để khách hàng lựa chọn. Lưu trữ thông tin đăng ký của khách hàng (đăng ký thành viên). Cho phép khách hàng đặt hàng qua Website, tìm kiếm thông tin sản phẩm theo những tiêu chí khác nhau. Cho phép các loại người dùng khác nhau hiệu chỉnh thông tin (trong điều kiện cho phép) khi cần thiết. Hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng, kiểm tra và bảo quản máy một cách tốt nhất cho khách hàng. Cung cấp miễn phí hoàn toàn một số theme, screen save, games… độc đáo cho khách hàng. Hỗ trợ người quản trị trong việc quản lý hệ thống bao gồm: quản lý thông tin của tất cả các đối tượng( khách hàng, người dùng quyền quản trị), được quyền thêm, sửa và xoá các đối tượng này, quản lý các thông tin đặt hàng và các thông tin liên quan. Hỗ trợ trao đổi thông tin lẫn nhau của các đối tượng (khách hàng có thể liên hệ, góp ý với công ty…). Đảm bảo tính tiện dụng và hiệu quả: Trang Website phải có giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, luôn luôn đầy đủ thông tin về các loại máy khách hàng muốn tham khảo (ít nhất là các loại ĐTDĐ phổ biến trên thị trường). Quy trình thanh toán đơn giản, hình thức thanh toán tiện lợi, chính xác, an toàn, luôn xác định lại thông tin khách hàng trước khi giao dịch. Bảo mật tốt: Vai trò của từng đối tượng phải được thể hiện rõ ràng; chỉ có người quản trị mới có quyền quyết định thêm hay xoá các đối tượng khác; các thông tin chung của mỗi đối tượng do đối tượng đó quản lý. 2.1.2. Hoạt động của cửa hàng ảo Hoạt động của cửa hàng ảo bao gồm 3 hoạt động chính: Hoạt động của nhà cung cấp, hoạt động của khách hàng và hoạt động của nhà quản lý, trong đó hoạt động của khách hàng và nhà quản lý là hai hoạt động chính. a. Hoạt động của khách hàng Khách hàng là đối tượng phục vụ chủ yếu của hệ thống, họ là những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của hệ thống như đặt hàng hay đăng ký sử dụng các dịch vụ gia tăng. Mỗi khách hàng sau khi đăng ký sẽ có một Account, và mỗi khi cần đăng ký sử dụng một dịch vụ nào đó họ chỉ cần đăng nhập vào hệ thống và chọn dịch vụ cần đăng ký. Hệ thống phải đảm bảo sao cho mỗi khi khách hàng đăng nhập vào hệ thống họ có thể hài lòng về những thông tin mà Website cung cấp, với các thao tác được hướng dẫn một cách chi tiết và dễ hiểu, đồng thời mọi thông tin mà khách hàng cung cấp đảm bảo tính an toàn. b. Hoạt động của nhà quản trị Nhà quản trị chịu trách nhiệm quản lý tất cả các thông tin người dùng thuộc các đối tượng khác nhau như : chấp nhận đăng ký của một công ty làm nhà cung cấp hàng hoá, liên hệ với nhà cung cấp khi có đơn đặt hàng... Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng của phía quản trị trang Web là sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhà quản trị có nhiệm vụ gửi xác nhận tới người đặt hàng thông qua thông tin đăng ký trong account và thực hiện giao dịch với khách hàng. Thông qua website, nhà quản lý nhận các thông tin từ phía khách hàng và đồng thời phải đưa thông tin về sản phẩm, về các dịch vụ gia tăng lên Internet bằng một giao diện thân thiện, với một cơ sở dữ liệu phù hợp. Những hoạt động đó có thể được phân rã ra như sau: Quảng bá sản phẩm: Các mặt hàng được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu trực tuyến, bao gồm các thông tin về mẫu mã, giá cả, các tính năng, hãng sản xuất,... Việc tạo một giao diện thân thiện sẽ thu hút được sự chú ý của người viếng thăm trang web và khoảng cách giữa hệ thống với khách hàng được xích lại gần hơn. Giỏ hàng: Cũng giống như hình thức đi mua hàng ở siêu thị, khi khách hàng đã xem các thông tin chi tiết về sản phẩm và chọn được mặt hàng mà mình vừa ý, tên, mã mặt hàng, giá cả, số lượng của sản phẩm sẽ được lưu vào một giỏ mua hàng, cho đến khi kết thúc việc mua hàng khách hàng có thể thêm hay loại sản phẩm ra khỏi giỏ hàng cũng như ấn định s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng website eMobile online.doc
Tài liệu liên quan