Kiên định sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Những thành tựu của 20 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta. Không chỉ nhân dân ta cảm nhận được điều đó, mà cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng thừa nhận. Trong đó, không chỉ có các bạn bè truyền thống mà cả những người bạn mới của Việt Nam.

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiên định sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiên định sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Những thành tựu của 20 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta. Không chỉ nhân dân ta cảm nhận được điều đó, mà cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng thừa nhận. Trong đó, không chỉ có các bạn bè truyền thống mà cả những người bạn mới của Việt Nam. Đảng ta đang tích cực chuẩn bị để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - Đại hội của sự khẳng định tiếp tục công cuộc đổi mới, khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thời gian qua, có nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng khẳng định sự đồng thuận cao về việc lựa chọn con đường và mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng thiết tha với Đảng và vận mệnh của dân tộc, đây đó vẫn có tiếng nói lạc điệu, đòi xét lại con đường phát triển của dân tộc. Họ lớn tiếng bác bỏ sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta. Nào là "Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã hết vai trò lịch sử…, việc đưa học thuyết đó vào Việt Nam là một sai lầm, chỉ đưa đến tai họa", nào là "Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn sai con đường…, đi lên chủ nghĩa xã hội là đưa dân tộc vào chỗ chết" và đó là "sự sai lầm của lịch sử…, cần lựa chọn lại con đường phát triển của dân tộc" v.v. và v.v… Vậy thực chất của vấn đề là gì và đâu là chân lý? Cần khẳng định rằng, những quan điểm trên là sai trái, thể hiện thái độ thù địch với cách mạng Việt Nam. Tính chất sai trái đó thể hiện ở cả mặt lịch sử và lôgíc. Điểm lại lịch sử dân tộc từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến nay, sẽ thấy rõ thực chất những ý đồ ẩn giấu đằng sau những quan điểm trên. Lịch sử Việt Nam còn ghi rõ ngày 01 tháng 9 năm 1858, mượn cớ bảo vệ những người truyền giáo Kitô bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp, thực dân Pháp đã ngang nhiên nổ súng tiến công xâm lược Việt Nam. Sự nhu nhược trước kẻ thù của triều đình Huế lúc đó đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp thiết lập sự đô hộ trên đất nước ta. Không chịu khuất phục trước ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, hàng trăm cuộc nổi dậy của các phong trào yêu nước đã diễn ra, song đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Không chỉ khởi nghĩa vũ trang thất bại, phong trào Duy Tân của cụ Phan Bội Châu theo xu hướng bất bạo động cũng cùng chung số phận. Sự thất bại của tất cả các phong trào yêu nước trên đều bắt nguồn từ một nguyên nhân khách quan - thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn dẫn dắt. Chỉ đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi tìm đường cứu nước bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tìm thấy ở đó con đường để giải phóng dân tộc, và sau đó tích cực truyền bá học thuyết vĩ đại đó vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì phong trào cứu nước ở Việt Nam mới chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối, cách mạng Việt Nam mới thực sự được một Đảng chính trị chân chính với một đường lối cứu nước thực sự cách mạng và khoa học dẫn dắt. Đảng đã đưa phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, đảm bảo đi đến thắng lợi cuối cùng Xét vấn đề từ góc độ lý luận, chúng ta cũng thấy vấn đề bộc lộ ra hết sức rõ ràng. Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất đúng. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chớp lấy cơ hội này, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã lớn tiếng bác bỏ học thuyết Mác – Lê Nin về hình thái kinh tế - xã hội. Sự bác bỏ đó đồng nghĩa với sự phủ định con đường phát triển xã hội chủ nghĩa của các dân tộc. Họ coi sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu là hồi chuông cảnh báo về sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội. Song thực tiễn công cuộc cải cách và đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại thời gian qua cho thấy, đó chỉ là sự sụp đổ của một kiểu mô hình của chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ đó không hề nói lên tính lỗi thời của học thuyết Mác – Lê Nin về hình thái kinh tế-xã hội mà đến nay chưa có học thuyết nào thay thế được. Cách đây trên một chục năm, người ta thấy xuất hiện một quan điểm lý luận mới của nhà tương lai học người Mỹ – Al-vin Tốp-phơ với lý thuyết về "ba làn sóng văn minh" - lý thuyết được các nhà tư tưởng tư sản tung hô, coi đó là học thuyết khoa học có thể thay thế học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác. Trong lý thuyết này, Al-vin Tốp-phơ đã xem xét sự phát triển của xã hội loài người từ nguồn gốc kinh tế. Al-vin Tốp-phơ đã phân lịch sử phát triển nhân loại thành "ba làn sóng văn minh" lần lượt thay thế nhau (văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ) và coi đó là tiêu chuẩn để phân kỳ các thời đại lịch sử. Như vậy, thay vì nhìn nhận quy luật phát triển của xã hội loài người là sự phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội bởi sự vận động và tác động biện chứng giữa các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, thì lý thuyết về "ba làn sóng văn minh" lại chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế. Điều này không nói lên tính mới mẻ bởi nó đã được C.Mác và Ph.Ăng-ghen phân tích chặt chẽ, khoa học trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Al-vin Tốp-phơ cũng đã đưa ra một khối lượng thông tin có vẻ như "đa dạng và mới mẻ", dường như là "sự bổ sung, làm sáng tỏ" những dự báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về bước ngoặt trong phát triển của khoa học và công nghệ. Song cả điều đó cũng không có gì mới. Hơn một trăm năm trước đây, chính C.Mác là người đã đưa ra dự báo rằng khoa học và công nghệ sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, và điều đó đã trở thành hiện thực trong thời đại ngày nay. Tất cả những điều trên đây cho thấy, chưa có lý thuyết khoa học nào có thể thay thế được học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mác-xít khi lý giải về quy luật vận động phát triển của xã hội loài người, cho dù nhân loại đã bước vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức. Vậy những người bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, họ sẽ lựa chọn con đường nào, hẳn mọi người đều đã rõ. Còn về sự lựa chọn con đường "quá độ rút ngắn", bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội, phải chăng chúng ta cũng đã sai lầm? Cần thấy rằng, trong lịch sử phát triển nhân loại, việc bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội để đi đến một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn không phải là không có tiền lệ. Do đó, việc chúng ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không phải là điều không thể làm được. Đây chính là sự vận dụng tư tưởng của C.Mác "có thể rút ngắn và giảm bớt những cơn đau đẻ" trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Để khắc phục điều mà C.Mác đã chỉ ra là "chúng ta không chỉ đau khổ vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn đau khổ vì nó chưa phát triển đầy đủ", trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc thực hiện tư tưởng của V.I.Lê-nin về sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, gọi vốn FDI, tiếp nhận sự chuyển giao và tìm cách nội sinh hoá các công nghệ ngoại nhập… đó là lời giải cho bài toán "thực hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa". Sự hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế quốc tế và khu vực với khẩu hiệu "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" đã và đang cho phép chúng ta phát huy tốt nội lực, tranh thủ khai thác và nội sinh hoá các nguồn ngoại lực, giúp dân tộc ta vượt qua những thách đố của thời cuộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển. Đây chính là chìa khoá cho phép chúng ta thực hiện thành công sự "quá độ bỏ qua", phá bỏ hàng rào cấm vận, tạo được lòng tin, xoá bỏ sự nghi kỵ, đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tiếp tục phát triển. Làm được những điều kỳ diệu đó vì dân tộc ta có truyền thống yêu nước, kiên cường chống ngoại xâm, yêu lao động, cần cù, thông minh và sáng tạo, trọng đạo nghĩa, có lòng khoan dung, biết sống hoà hiếu… nên đã tạo được sự tin cậy trong lòng bè bạn. Cả truyền thống và thực tiễn sinh động của 20 năm đổi mới cho phép chúng ta khẳng định điều đó. Khẳng định những thành tựu, song chúng ta không phủ nhận là đã có những lúc phạm sai lầm, khuyết điểm và đó cũng là điều hết sức tự nhiên. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội là một công trình thử nghiệm xã hội vĩ đại, nó giống như bất kỳ một công trình khoa học vĩ đại nào, không thể một lần là thành công. Hơn nữa, công trình xã hội vĩ đại đó lại diễn ra ở một quốc gia nông nghiệp mang nặng những dấu ấn đặc thù của "phương thức sản xuất châu Á" - nơi tồn tại dai dẳng những đặc trưng cơ bản và sự tồn tại của mô hình công xã nông thôn với sự trì trệ, kém phát triển về lực lượng sản xuất, cùng những quan hệ sản xuất công xã khép kín. Với một cơ sở kinh tế như vậy, khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Song những điều đó không phải là trở ngại không thể vượt qua để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Cách mạng Việt Nam được dẫn dắt bởi một Đảng mác-xít chân chính, một Đảng "ngoài lợi ích của giai cấp và dân tộc không có lợi ích nào khác", toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Một Đảng biết cách phát động chủ nghĩa yêu nước của cả dân tộc, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và trong xây dựng, song cũng biết "tự chỉ trích" - sửa chữa sai lầm, khuyết điểm,"dám nhìn thẳng vào sự thật", kịp thời đề ra đường lối đổi mới, tạo bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam được một Đảng như vậy dẫn dắt, nhất định sẽ thành công, cho dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Những thành tựu của 20 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta. Không chỉ nhân dân ta cảm nhận được điều đó, mà cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng thừa nhận. Trong đó, không chỉ có các bạn bè truyền thống mà cả những người bạn mới của Việt Nam. Có những quốc gia trước đây không mấy thiện cảm với nước ta, thậm chí thù nghịch, song đến nay, cũng phải thừa nhận về một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đáng trân trọng, thậm chí khâm phục. Bạn bè của chúng ta không chỉ thừa nhận những thành công của 20 năm đổi mới, mà còn tin tưởng cao ở tương lai phát triển của đất nước ta. Chúng ta cần tiếp tục kiên định con đường phát triển đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Không một thế lực nào có thể thay đổi được sự lựa chọn đó của dân tộc ta./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockien_dinh_su_lua_chon_con_duong_di_len_chu_nghia_xa_hoi_o_viet_nam.doc
Tài liệu liên quan