Kiên trì chữa Nám da (Melasma)

Nám da là một rối loạn lành tính rất thường gặp có nguyên

nhân chưa rõ rệt, biểu hiện bởi những vùng da xạm màu (tăng sắc tố), chủ yếu ở

mặt. Có những vùng da trở nên nâu xạm, nặng hơn dưới ảnh hưởng của hocmon

estrogen, như trong thời kỳ mang thai hoặc đang dùng thuốc viên tránh

thai. Những thuốc khác, như các thuốc chống động kinh, cũng có thể gây nám

da. Nguyên nhân còn có thể do tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Kiên trì chữa Nám da (Melasma), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiên trì chữa Nám da (Melasma) A- Tổng Quan: Nám da là một rối loạn lành tính rất thường gặp có nguyên nhân chưa rõ rệt, biểu hiện bởi những vùng da xạm màu (tăng sắc tố), chủ yếu ở mặt. Có những vùng da trở nên nâu xạm, nặng hơn dưới ảnh hưởng của hocmon estrogen, như trong thời kỳ mang thai hoặc đang dùng thuốc viên tránh thai. Những thuốc khác, như các thuốc chống động kinh, cũng có thể gây nám da. Nguyên nhân còn có thể do tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. B- Những ai có nguy cơ xạm da? + Thường gặp ở nữ, nhưng nam cũng có thể bị nám da. + Người có da sậm màu sẽ dễ bị nám da hơn + Tiền sử gia đình có người bị bệnh sẽ tăng khả năng bị nám da.... Có thể do nguyên nhân đơn giản và phòng ngừa được như sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, dùng một số thuốc gây nhạy cảm ánh sáng... Nhưng cũng có những nguyên nhân mà để tìm kiếm ra nó và việc khắc phục rất nhiêu khê như do yếu tố nội tiết, căng thẳng thần kinh, do yếu tố chủng tộc, sự lão hóa da... C- Triệu Chứng và Dấu Hiệu Các vùng xạm da thường xảy ra ở mặt, đặc biệt ở hai bên má và đôi khi ở quanh môi. D- Hướng Dẫn Tự Chăm Sóc - Bảo vệ da tránh ánh sáng mặt trời để ngăn ngừa tình trạng xạm da nặng hơn. Dùng kem chống nắng phối hợp UVB+UVA. vì da rất nhạy cảm,dù chỉ với một lượng tia cực tím (ultraviolet=UV) thật nhỏ. Việc chống nắng tích cực có thể giúp bạn giới hạn sự phát triển bệnh, làm nhạt màu vết nám trong một số trường hợp và ngăn ngừa tái phát sau khi việc điều trị nám đã mang lại kết quả khả quan. - Nếu bác sĩ điều trị cho phép, hãy ngưng dùng các thuốc có thể gây nám da. E- Khi nào cần đi khám bệnh? Nám da thường lành tính và không cần điều trị, nhưng nếu nó trở nên phiền phức vì lý do thẩm mỹ thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. F- Các Phương Thức Điều Trị (Chỉ có tính cách tham khảo) - Dùng các chất tẩy trắng (hydroquinone 4%) cẩn thận. Không được thoa thuốc lên vùng da bình thường chung quanh vì da bình thường cũng có thể bị tẩy trắng. Dùng hydroquinone dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, vì các tác dụng phụ, như xạm da, có thể xảy ra. - Hydroquinone có thể gây kích ứng và đôi khi cần phối hợp thêm với kem hydrocortisone 1%, giúp làm giảm xạm da. Điều trị phối hợp với kem bôi tretinoin có thể có ích. - Các hoá chất lột da bề mặt (dung dịch acid loãng để lột lớp trên cùng của da) và phương pháp mài da vi mô (công nghệ mài da mặt bằng cát mịn=microdermabrasion) có thể hiệu quả. - Azelaic acid, một chất thoa bề mặt, có thể hữu ích. - Điều trị bằng Laser chưa tỏ ra là một phương thức hiệu quả. Nám da có thể tái phát và tăng sắc tố sẽ hình thành lại ở những vùng da đã được điều trị. Để làm nhạt, làm mờ vết nám hoặc điều trị nám có nhiều biện pháp như trên đã đề cập nhưng phải đến bác sĩ chuyên khoa da để được tham vấn cụ thể cho từng trường hợp, từng làn da. Cho dù với phương pháp nào, kết quả chỉ có thể nhận biết được sau nhiều tuần, nhiều tháng, vì vậy bạn phải kiên trì trong chữa trị. Chế độ ăn cho người bị nám: không kiêng gì cả. Bổ sung thực phẩm cung cấp các chất chống lại gốc tự do như: vitamine C (có trong rau ngót, cần tây, rau đay, súp lơ, cà chua, su hào, mồng tơi, rau muống...; có nhiều trong một số loại quả chín như bưởi, xoài, nhãn, đu đủ, cam, chanh, quít...), vitamine E (có nhiều trong đậu xanh, xà lách, đậu phộng, bắp, lúa mì, cà rốt...), beta carotene (có nhiều trong gấc, cà rốt...), selenium (có nhiều trong cá biển, lòng đỏ trứng gà, dầu ôliu, gan động vật...). BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tham Khảo: Bolognia, Jean L., ed. Dermatology, pp.975-976. New York: Mosby, 2003. Freedberg, Irwin M., ed. Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine. 6th ed. pp.868-869, 1316, 2507. New York: McGraw-Hill, 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_tri_chua_nam_da_4202.pdf
Tài liệu liên quan