Kinh nghiệm của đại biểu quốc hội trong hoạt động giám sát và chất vấn

Việt Nam, theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nhân dân thông qua bầu cử trao cho Quốc hội quyền lập hiến và lập pháp.

 - Ở vị trí cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội được trao quyền “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”.

 - Nhiệm vụ của ĐBQH thực hiện 3 chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như đề cập trên đây, không phải tự nhiên mà có, mà đã được quy định tại Điều 2, Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và các văn bản pháp luật khác.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm của đại biểu quốc hội trong hoạt động giám sát và chất vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM CỦA ĐBQH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CHẤT VẤNĐào Xuân Nay Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bình ThuậnNỘI DUNGI. QUAN NIỆM VỀ GIÁM SÁTII. VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN GIÁM SÁT, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC GIÁM SÁTIII. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐBQH TRONG GIÁM SÁTIV. THU NHẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT I. QUAN NIỆM GIÁM SÁT - Ở Việt Nam, theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nhân dân thông qua bầu cử trao cho Quốc hội quyền lập hiến và lập pháp. - Ở vị trí cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội được trao quyền “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”. - Nhiệm vụ của ĐBQH thực hiện 3 chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như đề cập trên đây, không phải tự nhiên mà có, mà đã được quy định tại Điều 2, Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và các văn bản pháp luật khác.QUAN NIỆM GIÁM SÁT- Được cụ thể hóa của Hiến pháp, tại khoản 1, Điều 2 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1/8/2003) có quy định: “Giám sát là việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tồ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp luật, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN GIÁM SÁT- Hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội (KT- VHXH, QPAN, đối ngoại). Thực hiện mỗi lỉnh vực luôn gắn liền với chính sách, pháp luật và Nghị quyết do Quốc hội ban hành. - Do điều luật khả năng bao quát của ĐBQH mà cần phải chọn những vấn đề bức xúc, đặc biệt được cử tri và nhân dân quan tâm. - Để qua giám sát sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật. - Giám sát gắn với phục vụ giám sát chuyên đề, giám sát tối cao ở từng kỳ họp của Quốc hộiĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁTTùy theo nội dung mà chọn đối tượng giám sát.Tùy loại chủ thể giám sát (tập thể Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ”UBTVQH, HĐDT, các UBQH, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH”) mà đối tượng giám sát có thể có khác nhau.Đối tượng giám sát bao gồm Chủ tịch nước, UBTVQH, TTCP, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án NDTC, Viện Trưởng VKSNDTC, HĐND, UBND cấp tỉnhNhư vậy đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội không chỉ bao gồm các cơ quan hành pháp mà còn cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, không chỉ các cơ quan nhà nước ở Trung ương mà còn bao gồm cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.CHỌN LỰA HÌNH THỨC GIÁM SÁT- Tùy theo chủ thể giám sát mà chọn lựa hình thức giám sát có thể khác nhau, ví dụ như: + Thành lập các Đoàn giám sát theo nội dung chuyên đề phục vụ giám sát tối cao ở từng kỳ họp (UBTVQH, HĐDT, Ủy ban Quốc hội, Đoàn ĐBQH). + Bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. + Cần thiết phải thành lập Ủy ban lâm thời để tiến hành điều tra một vấn đề cụ thể nào đó.III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT1. ĐBQH giám sát vấn đề gì?- Theo Điều 3 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội “về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH”:+ Hoạt động của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, TTCP, Bộ Trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện Trưởng VKSNDTC.+ Giám sát văn bản quy phạm pháp luật.+ Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.+ Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.+ Tại khoản 2, Điều 37 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã quy định khá rõ: “ĐBQH tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH; tham gia Đoàn giám sát của UBTVQH, HĐDT, Ủy ban của Quốc hội tại đại phương khi có yêu cầu”.1. ĐBQH giám sát vấn đề gì? (tt)Điều 39 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội cũng quy định: “ĐBQH lập chương trình giám sát 6 tháng, hằng năm của mình và gửi đến Đoàn ĐBQH”.Theo đó Đoàn ĐBQH mới có căn cứ vào chương trình giám sát của từng ĐBQH, chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH, HĐDT, Ủy ban của Quốc hội và tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng chương trình giám sát và mời ĐBQH tham gia (nếu là giám sát của Đoàn ĐBQH).III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt)2. Những công cụ để Đoàn ĐBQH sử dụng giám sát: - Phát biểu thảo luận tại diễn đàn các kỳ họp. - Chất vấn. Tại khoản 2, Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội quy định: “Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó ĐBQH nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, TTCP, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và yêu cầu những người này trả lời”. - Nghe báo cáo, đặt câu hỏi. - Bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. - Tham gia Đoàn giám sát. - Kiến nghị thành lập Ủy ban lâm thời.III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt)3. Đại biểu Quốc hội giám sát ai? - ĐBQH với tư cách là chủ thể giám sát cá nhân độc lập có quyền giám sát các cá nhân, tổ chức ở chính quyền địa phương. III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt)4. Quyền hạn của ĐBQH trong giám sát: - Đưa ra các kiến nghị ở mức độ sau: + Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới. + Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc các vấn đề của địa phương. + Nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân bị vi phạm. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho ĐBQH biết việc giải quyết (điểm c, khoản 1, Điều 44 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội).III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt)5. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giám sát của cá nhân ĐBQH: Thứ nhất: Kết quả giám sát cho ra được vấn đề nhưng vẫn giữ được mối quan hệ: + ĐBQH phải đảm bảo một nguyên tắc khi thực hiện quyền hạn, chức năng của mình đúng quy định của pháp luật. Là cơ quan lập pháp với quyền hạn, chức năng của ĐBQH không thể làm thay hay chỉ đạo các cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. ĐBQH chỉ thực hiện đầy đủ quyền khiến nghị và chất vấn của mình qua giám sát, phát hiện được vấn đề. Như vậy các cơ quan nhà nước , các cơ quan hành pháp, tư pháp sẽ tôn trọng chúng ta và các yêu cầu, kiến nghị của ĐBQH sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, khi ĐBQH tiến hành giám sát vừa phải có cái tâm với người dân vừa phải hiểu cả luật pháp và chứng cứ.III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt) Thứ hai: Vấn đề năng lực giám sát, trách nhiệm và bản lĩnh của cá nhân ĐBQH. - Hoạt động giám sát cảu cá nhân ĐBQH muốn có hiệu quả thì phải tập trung vào các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền cao nhất (nếu ở Trung ương là TTCP, các Bộ Trưởng thành viên Chính phủ; nếu ở địa phương là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên UBND cấp tỉnh). - Do đó, các nhân ĐBQH khi hoạt động giám sát phải nắm vững đối tượng, nội dung và hậu quả pháp lý của giám sát. - Cá nhân ĐBQH luôn quan tâm nâng cao năng lực giám sát: Đó là khả năng phát hiện được vấn đề xác đáng, khả năng phân tích đánh giá một cách khách quan đúng đắn đối với vấn đề do mình phát hiện được.III. VAI TRÒ CÁ NHÂN ĐẠI BiỂU QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT (tt) Về trách nhiệm và bản lĩnh: không phải là lý luận mà nó chính là vấn đề thực tiển về những phẩm chất nội tâm của người đại biểu Quốc hội. + Thông quan giám sát phát hiện những sai trái, vi phạm pháp luật cần phải đấu tranh, phê phán nghiêm túc đối với những biểu hiện tiêu cực của cơ quan, cá nhân. (Thực tiển ở địa phương dễ va chạm trong công tác giám sát như: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát hoạt độngcủa cơ quan tư pháp: Thanh tra, Tòa án, VKS, Công an) + Tại địa phương, hiệu lực, hiệu quả giám sát của Đoàn ĐBQH đều do quyết định chất lượng của từng cá nhân ĐBQH.IV. THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT - Ý kiến của cử tri. - Kiến nghị của Ủy ban mặt trận các cấp. - Ý kiến của ĐBQH. - Thông tin trong các báo cáo công tác của Chính phủ và chính quyền địa phương. - Thông tin trên báo chí, Internet. - Thông tin qua hội nghị. - Thông tin qua khảo sát thực tế (Tất cả các thông tin trên liên quan đến lĩnh vực ĐBQH am hiểu, lĩnh vực đại biểu có trách nhiệm giám sát, lĩnh vực đại biểu quan tâm). IV. THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT (tt)- Các nguồn thông tin quan trọng khác cần chú trọng nghiên cứu để sử dụng trong hoạt động giám sát của ác nhân ĐBQH như: Các tài liệu tập huấn, bổi dưỡng kỹ năng giám sát của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử Ban Công tác đại biểu, Trung tâm Thông tin VPQH, các nguồn lực hỗ trợ khác từ Văn phòng Quốc hội. - Cung cấp thông tin và tham mưu giúp việc của cán bộ chuyên viên Phòng Công tác ĐBQH của Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh.XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt3_dao_xuan_nay_tham_luan_kinh_nghiem_gs_9738.ppt