Kinh tế học - Chương 13: Hệ thống tiền tệ

Khi đi ăn ởnhà hàng, bạn nhận được một giá trịnào đó, ví dụno bụng. Đểthanh toán cho

dịch vụnày, bạn phải trảcho chủnhà hàng một sốtờgiấy bạc màu xanh được trang trí bằng

những hoa văn kỳlạ, toà nhà quốc hội và chân dung những người Mỹnổi tiếng đã qua đời.

Hoặc bạn có thểtrảcho ông chủnhà hàng tờgiấy trên đó có tên một ngân hàng và chữký của

bạn. Nhưvậy dù bạn trảbằng tiền mặt hay séc, thì nhà hàng vẫn sẵn sàng thoảmãn nhu cầu

ẩm thực của bạn để đổi lấy những tờgiấy mà bản thân nó không có giá trịnào.

Đối với bất kỳngười nào sống trong nền kinh tếhiện đại, tập quán xã hội này đều không có

gì xa lạ. Mặc dù những tờtiền giấy không có giá trịcốhữu, nhưng người chủnhà hàng tin

rằng trong tương lai sẽcó người thứba chấp nhận nó để đổi lấy cái gì đó mà anh ta cho là có

giá trị. Và người thứba cũng tin rằng người thứtưnào đó sẽchấp nhận những đồng tiền này

với niềm tin rằng người thứnăm sẽchấp nhận nó là tiền và vân vân. Đối với ông chủnhà

hàng và những người khác trong xã hội chúng ta, tiền mặt hoặc séc của bạn đại diện cho

quyền được hưởng hàng hoá và dịch vụtrong tương lai.

pdf17 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 13: Hệ thống tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng tiền gửi mà các ngân hàng cho vay càng ít và số nhân tiền càng nhỏ. Trong trường hợp đặc biệt với hoạt động ngân hàng dự trữ 100%, tỷ lệ dự trữ bằng 1 và số nhân tiền bằng 1. Kết quả này tương ứng với trường hợp ngân hàng không cho vay hoặc không tạo ra tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed Như chúng ta đã biết, Fed có trách nhiệm kiểm soát cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Bây giờ, sau khi đã hiểu ngân hàng dự trữ một phần hoạt động như thế nào, chúng ta ở vào vị thế tố hơn để hiểu cách thức Fed thực hiện công việc của mình. Bởi vì các ngân hàng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, nên sự kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed có tính chất gián tiếp. Khi Fed quyết định thay đổi cung ứng tiền tệ, nó phải biết hành vi của mình tác động như thế nào vào hệ thống ngân hàng. Fed có ba công cụ để kiểm soát cung ứng tiền tệ: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu. Chúng ta hãy tìm hiểu xem Fed sử dụng các công cụ này như thế nào. Nghiệp vụ thị trường mở. Như chúng ta đã biết, Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, Fed chỉ thị cho các nhà buôn trái phiếu của mình ở Fed Niu óoc mua trái phiếu trên thị trường trái phiếu quốc gia. Các tờ đô la mà Fed bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng đô la trong lưu thông. Một phần trong số đô la mới này được giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào các ngân hàng. Mỗi đô la mới được giữ dưới dạng tiền mặt làm tăng cung ứng tiền tệ đúng 1 đô la. Mỗi đô la được gửi vào ngân hàng làm tăng cung ứng tiền tệ nhiều hơn 1 đô la vì nó làm tăng dự trữ và lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra. Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, Fed bán trái phiếu chính phủ cho công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Công chúng trả cho các trái phiếu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ và vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra, khi công chúng rút tiền ra khỏi các ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này, các ngân hàng giảm khối lượng cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ thực hiện. Trên thực tế, việc mua bán trái phiếu chính phủ của Fed trên thị trường trái phiếu quốc gia giống như các giao dịch mà bất kỳ cá nhân nào thực hiện khi thay đổi cơ cấu đầu tư của mình. (Tất nhiên khi một cá nhân mua hoặc bán trái phiếu, số tiền trong tay họ thay đổi, nhưng lượng tiền trong lưu thông vẫn như cũ). Hơn nữa, Fed có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để thay đổi cung ứng tiền tệ trên quy mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp hay các NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 13 qui định về ngân hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của chính sách tiền tệ mà Fed sử dụng thường xuyên nhất. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Fed cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đô la dự trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đô la mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi; kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền tệ. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền tệ. Fed rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi Fed tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi. Trong trường hợp nhưu vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủ mức dự trữ bắt buộc mới. Lãi suất chiết khấu. Công cụ thứ ba trong các công cụ tiền tệ của Fed là lãi suất chiết khấu, tứclãi suất mà Fed áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của Fed. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi Fed cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Fed có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của Fed để bù đắp dự trữ. Bởi vậy, biện pháp tăng suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của Fed, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Fed sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn nhằm giúp đỡ các định chế tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn. Ví dụ vào năm 1984, mọi người đồn rằng ngân hàng quốc gia Continential Illinois National Bank có rất nhiều khoản nợ khó đòi và rất nhiều người gửi tiền đã rút tiền ra. Để cứu ngân hàng này, Fed đã hoạt động với tư cách người cho vay cuối cùng và cho nó vay hơn 5 tỷ đô la. Tương tự, khi thị trường chứng khoán phố Uôn sụp đổ vào ngày 19-10-1987, nhiều công ty môi giới chứng khoán phố Uôn ngay lập tức nhận thấy họ cần phải có số tiền lớn để thanh toán cho khối lượng giao dịch chứng khoán lớn. Trước khi thị trường chứng khoán mở cửa vào sáng hôm sau, chủ tịch của Fed Alan Greenspan đã thông báo rằng Fed “sẵn sàng cung cấp phương tiện thanh toán để hỗ trợ cho hệ thống kinh tế và tài chính”. Nhiều nhà kinh tế tin rằng phản ứng của Greenspan đối với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một lý do quan trọng giải thích vì sao sự kiện đó chỉ có rất ít hậu quả. Những vấn đề nảy sinh khi kiểm soát cung ứng tiền tệ Ba công cụ của Fed - nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu - tác động mạnh đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên, Fed không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 14 một cách chính xác. Fed phải vật lộn với 2 vấn đề. Chúng nảy sinh bởi vì phần lớn cung ứng tiền tệ là do hệ thống ngân hàng dự trữ một phần của chúng ta tạo ra. Vấn đề thứ nhất là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình quyết định nắm giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng. Các hộ gia đình càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng, các ngân hàng càng có nhiều dự trữ và hệ thống ngân hàng càng có thể tạo ra nhiều tiền. Và ngược lại, các hộ gia đình càng gửi ít tiền vào ngân hàng, ngân hàng càng có ít dự trữ và hệ thống ngân hàng càng tạo ra ít tiền. Để thấy rõ tại sao đây lại là một vấn đề, chúng ta hãy giả định rằng vào một ngày nào đó, mọi người bắt đầu mất niềm tin vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy họ quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng và giữ nhiều tiền dưới dạng tiền mặt hơn. Khi điều này xảy ra, hệ thống ngân hàng mất một phần dự trữ và tạo ra ít tiền hơn. Cung ứng tiền tệ sẽ giảm, cho dù không có bất kỳ sự can thiệp nào của Fed. Vấn đề thứ hai của việc kiểm soát cung ứng tiền tệ là, Fed không kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, tiền chỉ được tạo ra nhiều hơn khi ngân hàng này cho vay. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định giữ một phần dự trữ dôi ra, chứ không cho vay, nên Fed không biết chắc hệ thống ngân hàng tạo ra bao nhiêu tiền. Ví dụ, giả sử các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong kinh doanh do tình hình kinh tế không thuận lợi, vì vậy họ quyết định cho vay ra ít hơn và giữ nhiều tiền dưới dạng dự trữ hơn. Với quyết định này của các ngân hàng, cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Bởi vậy trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của người gửi tiền và ngân hàng. Vì Fed không thể kiểm soát hoặc dự báo chính xác hành vi này, nên nó không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách hoàn hảo. Song nếu Fed chú ý đến những vấn đề này, thì chúng không phải là những vấn đề lớn. Hàng tuần Fed đều thu thập số liệu về các khoản tiền gửi và dự trữ của các ngân hàng, chính vì vậy Fed có thể nhanh chóng nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của người gửi tiền và các ngân hàng. Do đó, nó có thể phản ứng lại những thay đổi này và giữ cho cung ứng tiền tệ sát với mức mà nó lựa chọn. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: TÌNH TRẠNG ĐỔ XÔ ĐẾN NGÂN HÀNG RÚT TIỀN VÀ CUNG ỨNG TIỀN TỆ Mặc dù có lẽ trong đời mình chẳng bao giờ bạn chứng kiến hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền, nhưng có thể bạn đã nhìn thấy cảnh đó trong những bộ phim như Mary Poppins hay Đó là cuộc sống tuyệt vời. Tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra khi người gửi tiền nghĩ rằng ngân hàng có thể phá sản và bởi vậy họ “đổ xô” đến rút tiền gửi của họ ra. Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền là một vấn đề cho tất cả các ngân hàng áp dụng nguyên tắc dự trữ một phần. Vì ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi của mình dưới dạng dự trữ, nên nó không thể thoả mãn mọi yêu cầu rút tiền của tất cả người gửi tiền. Ngay cả khi các ngân hàng thực sự có khả năng thanh khoản (hiểu theo nghĩa tài sản của họ vượt quá các khoản nợ), thì họ cũng không có đủ tiền mặt để trả cho mọi người muốn rút tiền ra. Khi hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra, ngân hàng phải đóng cửa cho đến khi lấy lại được NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 15 tiền vay hoặc khi người cho vay cuối cùng nào đó (chẳng hạn Fed) cung cấp đủ tiền mặt để thoả mãn nhu cầu của người gửi tiền. Hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ trở nên phức tạp. Một ví dụ quan trọng về vấn đề này xảy ra trong cuộc Đại suy thoái vào đầu những năm 1930. Sau một làn sóng đổ xô đến ngân hàng rút tiền và đóng cửa ngân hàng, các hộ gia đình và chủ ngân hàng trở nên thận trọng hơn. Các hộ gia đình rút tiền gửi của mình ra khỏi ngân hàng và muốn giữ tiền dưới dạng tiền mặt hơn. Quyết định này làm đảo ngược quá trình tạo tiền, khi các chủ ngân hàng đáp lại sự suy giảm dự trữ bằng cách cắt giảm các khoản cho vay. Đồng thời, họ còn tăng tỷ lệ dự trữ để có đủ tiền trả cho người gửi ngay cả khi có tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trong tương lai. Tỷ lệ dự trữ cao hơn làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền tệ. Từ năm 1929 đến 1933, cung tiền giảm 28 phần trăm, mặc dù Fed không thực hiện biện pháp thu hẹp tiền tệ nào. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự giảm mạnh của cung ứng tiền tệ là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp cao và giá cả giảm trong thời kỳ này. (Trong các chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế tác động của cung ứng tiền tệ tới thất nghiệp và giá cả.) Ngày nay, hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền không phải vấn đề lớn đối với hệ thống ngân hàng hoặc Fed. Hiện nay chính phủ liên bang đã thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở hầu hết các ngân hàng, chủ yếu thông qua Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Người gửi tiền không đổ xô đến ngân hàng rút tiền bởi vì họ tin rằng nếu ngân hàng của họ phá sản, FDIC sẽ trả cho họ số tiền tương ứng. Chính sách bảo hiểm tiền gửi của chính phủ cũng có giá của nó: các chủ ngân hàng nhận tiền gửi được bảo hiểm thường có quá ít động cơ để tránh nguy cơ không đòi được nợ khi cho vay. (Hành vi này là một ví dụ minh họa cho hiện tượng rủi ro về đạo đức mà chúng ta đã nêu trong chương trước.) Nhưng một cái lợi của bảo hiểm tiền gửi là hệ thống ngân hàng ổn định hơn. Vì lý do này, nhiều người trong chúng ta chỉ nhìn thấy cảnh đổ xô đến ngân hàng rút tiền trên phim ảnh. Kiểm tra nhanh: Hãy trình bày quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Nếu Fed muốn sử dụng cả ba công cụ của chính sách tiền tệ để cắt giảm cung ứng tiền tệ, thì nó sẽ làm gì? KẾT LUẬN Vài năm gần đây, cuốn sách bán chạy nhất có tiêu đề là Những bí mật của Ngôi đền: Quỹ Dự trữ Liên bang điều hành đất nước như thế nào. Mặt dù, không có bất kỳ sự hoài nghi nào về sự phóng đại của cuốn sách, nhưng tên của nó đã làm sáng tỏ vai trò quan trọng của hệ thống tiền tệ trong đời sống thường nhật của chúng ta. Mỗi khi mua hoặc bán một thứ gì đó, chúng ta đều phải dựa vào quy ước cực kỳ hữu ích là “tiền”. Giờ đây, sau khi đã biết tiền là gì và cái gì quyết định cung ứng tiền tệ, chúng ta có thể bàn đến vấn đề những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này trong chương sau. TÓM TẮT ‰ Tiền là khái niệm để chỉ những tài sản mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 16 ‰ Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và phương tiện cất trữ giá trị. Với tư cách phương tiện trao đổi, nó là vật được sử dụng trong các giao dịch. Với tư cách đơn vị hạch toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Với tư cách phương tiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. ‰ Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi không được dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn các tờ đô la, là tiền không có giá trị cố hữu: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền. ‰ Trong nền kinh tế Mỹ, tiền bao gồm tiền mặt và các tài khoản tiền gửi khác nhau ở ngân hàng, chẳng hạn tài khoản viết séc. ‰ Quỹ Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, có trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ Mỹ. Chủ tịch của Fed do tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn cho nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang. Uỷ ban này họp sáu tuần một lần nhằm xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ. ‰ Fed kiểm soát cung ứng tiền tệ chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở: nếu Fed mua trái phiếu chính phủ, cung ứng tiền tệ sẽ tăng, ngược lại nếu Fed bán trái phiếu chính phủ, cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Fed cũng có thể tăng cung ứng tiền tệ bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc giảm lãi suất chiết khấu và ngược lại. ‰ Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi của mình, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Do vai trò này của các ngân hàng trong việc quyết định cung ứng tiền tệ, nên sự kiểm soát cung ứng tiền tệ của Fed không hoàn hảo. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN Đơn vị tính toán Unit of account Chính sách tiền tệ Monetary policy Cung ứng tiền tệ Money supply Dự trữ Reserves Dự trữ bắt buộc Reserve requirements Hoạt động ngân hàng dự trữ một phần Fractional-reserve banking Khả năng thanh khoản Liquidity Lãi suất chiết khấu Discount rate Ngân hàng trung ương Central bank Nghiệp vụ thị trường mở Open market operations Phương tiện trao đổi Medium of exchange Phượng tiện cất trữ giá trị Store of value Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) Federal Reserve Số nhân tiền Money multiplier Tiền gửi không kỳ hạn Demand deposit Tiền hàng hoá Commodity money Tiền mặt Currency Tiền pháp định Fiat money Tiền Money NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 17 Tỷ lệ dự trữ Reserve ratio

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_13_he_thong_tien_te_8418.pdf
Tài liệu liên quan