Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH

* Phải xuất phát từ khả năng kinh tế, đặc điểm và từ nhận thức, phong tục, tập quán của cư dân.

 

* Phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, chiến lược xuất khẩu và khả năng cạnh tranh.

 

* Các DNNN đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến khoa học – công nghệ cho nông dân.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương XIII KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH (SV tự nhiên cứu và trao đổi trên lớp) I.Khái niệm và vai trò nông nghiệp, nông thôn: I.1 Khái niệm: Nông nghiệp: là ngành sản xuất ra của cải mà con người phải dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống. Nông thôn: là địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn - Kinh tế nông thôn: là khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn, vừa mang những đặc trưng chung, vừa có những đặc điểm riêng gắn với nông nghiệp, nông thôn. I.2 Vai trò chủ yếu của nông nghiệp, nông thôn: Cung cấp lương thực phẩm cho xã hội. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Tạo vốn cho công nghiệp hóa. Tạo thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để ổn định đất nước. II. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN: Mục tiêu: công nghiệp hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn và nâng cao tri thức cho nông dân. II.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến , dịch vụ. Phá thế độc canh, đa dạng hóa sản xuất, hình thành những vùng chuyên canh qui mô lớn đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. II.2 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn: Cơ giới hóa: tập trung vào những khâu nặng nhọc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả SX – KD. Điện khí hóa: đi kèm với cơ giới hóa, đồng thời tạo điều kiện dân cư nông thôn nâng cao đời sống văn hóa. Thuỷ lợi hóa: xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ động tưới tiêu tránh phụ thuộc vào thiên nhiên. Phát triển công nghệ sinh học: có vai trò quan trọng đến các đối tượng trong nông nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả SX – KD. II.3 Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: Kinh tế hộ: Có vai trò to lớn trong điều kiện LLSX còn thấp, nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển sản xuất hàng hóa với qui mô ngày càng lớn. Kinh tế nhà nước: Tham gia trong những lãnh vực dịch vụ: cung cấp giống, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, thương mại ... Qua đó định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn lên CNXH. - Kinh tế tập thể: Hổ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển; gắn với CNH – HĐH và xây dựng nông thôn mới. - Kinh tế tư nhân: Nhà nước có chính sách hổ trợ hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển trên cơ sở phát huy khả năng về vốn, về kinh nghiệm tổ chức quản lý SX – KD, về ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. II.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn: Phải có sự trợ giúp của nhà nước (do khả năng kinh tế và sự nhận thức của dân cư có hạn). Có chính sách giáo dục và đào tạo riêng cho nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa ... Có chiến lược đào tạo thích ứng với từng thời kỳ về: số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động ... II.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH ở nông thôn: Đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng KT – XH ở nông thôn bao gồm: Đường dẫn điện, trạm biến thế (Điện). Hệ thống đường giao thông nông thôn (Đường). Trường học, nhà văn hóa (Trường). Trạm giống cây trồng vật nuôi, trạm xá (Trạm). III.Chính sách của nhà nước tác động đến nông nghiệp, nông thôn: I.1 Chính sách ruộng đất: Thực hiện giao đất, giao rừng cho người dân lâu dài, mở rộng quyền sử dụng đất. Khuyến khích nông “dồn điền, dồn thửa” trên cơ sở tự ngyện để tạo điều kiện sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đúng pháp luật về quyền sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế ... III.2 Chính sách đầu tư: Có chính sách hổ trợ đầu tư các công trình công cộng: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung ứng điện... Có chính sách huy động các nguồn lực tại chổ. Có chiến lược tổng thể trong qui hoạch bố trí đầu tư theo yêu cầu của CNH – HĐH. III.3 Chính sách thuế: Thuế suất và các sắc thuế trong nông nghiệp, nông thôn phải xuất phát từ điều kiện đặc thù do trình độ phát triển thấp kém của khu vực này so với các ngành, khu vực khác. Có sự điều chỉnh chính sách thuế phù hợp khi có những biến động tự nhiên khách quan không thuận lợi. Kết hợp chính sách thuế với các chính sách xã hội khác. III.4 Chính sách khoa học – công nghệ: Phải xuất phát từ khả năng kinh tế, đặc điểm và từ nhận thức, phong tục, tập quán của cư dân. Phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, chiến lược xuất khẩu và khả năng cạnh tranh. Các DNNN đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến khoa học – công nghệ cho nông dân. III.5 Chính sách giá cả và sản lượng: Cần qui định giá sàn cho nông phẩm (có thể hổ trợ tài chính cho việc mua nông sản để thực hiện). Có chính sách dự trữ nông sản để bình ổn giá. Dự báo nhu cầu và hướng dẫn nông dân sản xuất với qui mô thích hợp. Khuyến khích xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. III.5 Chính sách tín dụng: Hổ trợ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ( thủ tục vay, hình thức vay ). Tư vấn cho nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả. III.6 Chính sách xã hội: Chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế … Tuyên truyền luật pháp và thực thi công bằng, dân chủ ở nông thôn. Tài liệu tham khảo: 1/ CNH- HĐH ở Việt Nam và các nước trong khu vực, NXB Thống Kê 1994. 2/ CNH trong thời đại Châu Á- TBD, GS: Trần Văn Thọ NXB CTQG 1998. 3/ Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, Trần Kiên NXB Hà Nội 1991 4/ Một số định hướng đẩy mạnh CNH- HĐH ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, TS Nguyễn Xuân Dũng NXB khoa học xã hội. 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuong XIII KTCT P2.ppt