Kinh tế và quản lý khai thác đường - Chương 5: Khai thác và quản lý đường cao tốc

Hệ thống đường cao tốc ở các quốc gia phát triển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới

đường bộ do khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội phát triển về độ cơ động, tính kết nối,

mức độ thuận tiện, an toàn và an ninh. Hệ thống mạng lưới đường cao tốc khi được phát triển hoàn

thiện trong mạng lưới đường nói cung sẽ tạo một cơ sở cho giao thông an toàn, tin cậy và bền vững,

ít bị phụ thuộc vào điều kiện thay đổi của môi trường, khí hậu.

Hệ thống đường cao tốc tuy không chiếm tỉ lệ lớn về số km đường nhưng thông thường, khi phát

triển hoàn thiện có thể đảm nhận được lượng vận chuyển khá lớn. Ví dụ, mạng lưới đường cao tốc

đô thị tại Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 2.4% tổng chiều dài của mạng lưới các đường đô thị, nhưng

đảm nhận đến khoảng 20% nhu cầu giao thông. Người ta ví các đường cao tốc như hệ xương sống

của hệ thống giao thông vận tải, và cần có mức độ phục vụ cao để dòng giao thông được thông suốt

và an toàn.

pdf32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế và quản lý khai thác đường - Chương 5: Khai thác và quản lý đường cao tốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng, bảo trì và vận hành một phương án hệ thống. Tính khả thi về - 19 - chi phí xem xét liệu có thể xây dựng, bảo trì và vận hành một phương án hệ thống trong phạm vi nguồn vốn có được. Tính khả thi về mặt kế hoạch xem xét liệu có thể xây dựng dược phương án hệ thống trong khung thời gian cho phép. - Quản lý tính không chắc chắn và các rủi ro cho các hệ thống - dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong tương lai và các giải pháp. Kỹ thuật hệ thống tập trung vào ba khía cạnh quản lý rủi ro: xác định, phân tích và giải pháp. - Thiết kế chất lượng hệ thống - Đây chính là xác định các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến chất lượng, tính phức tạp và khả năng có thể xảy ra và giải pháp. - Kiểm soát các vấn đề quản lý có thể xảy ra Hình 5.8 - Các bước lập hệ thống theo mô hình chữ V Hình 5.8 - Kỹ thuật hệ thống theo mô hình chữ V Như đã được đề cập, một trong những hoạt động chủ chốt của kỹ thuật hệ thống là quản lý rủi ro, cho phép xác định các vấn đề tiềm tàng, ảnh hưởng của chúng đối với kết quả của dự án. Phiếu câu hỏi được đề xuất trong bảng dưới đây được liệt kê cho mỗi bước trong sơ đồ mô hình chữ V sẽ có hể giúp xác định các vấn đề tiềm tàng. Các bước thực hiện Các câu hỏi chính Phân tích nhu cầu - Các vấn đề của hiện trạng vận hành và khai thác đường cao tốc là gì? - Các yêu cầu mà dự án ITS cần đáp ứng? - Đã xác định được các nhu cầu một cách rõ ràng và mang tính chất tổng hợp chưa? - Các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án ITS có nắm được mục tiêu và các tiêu chí của dự án không? Khái niệm vận hành khai thác - Khái niệm vận hành có phù hợp với công trình không? - Đã xác định được những người sử dụng hệ thống ITS chưa? - Người sử dụng sẽ tương tác với hệ thống ITS như thế nào? - Khái niệm vận hành khai thác này khác với tình trạng hiện tại như thế Khái niệm vận hành khai thác Các yêu cầu chung Các yêu cầu chi tiết Thiết kế tổng thể Thiết kế chi tiết Thực hiện Thử nghiệm - Đánh giá Xác định các hệ thống con Chấp nhận hệ thống Vận hành - Bảo trì - 20 - nào? - Những người sử dụng có hiểu được vai trò của hệ thống ITS hay không? - Đã phối hợp với các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống ITS hay chưa? Các yêu cầu - Các chức năng cụ thể của dự án ITS là gì? - Mỗi chức năng đã được xác định chi tiết chưa? - Giao diện của toàn bộ hệ thống đã được xác định chưa? - Giao diện của toàn bộ hệ thống đã được xác định một cách rõ ràng hay chưa? - Đặc trưng có thể lượng hóa của hệ thống đã xác định được chưa? - Các yêu cầu đã được xem xét bởi tất cả các tổ chức/ cá nhân có liên quan hay chưa? - Các yêu cầu của hệ thống sẵn có đã được xem xét hay chưa? - Các yêu cầu về độ tin cậy và khả năng có thể bảo trì đã được xem xét hay chưa? - Yêu cầu nào cần phải lấy ý kiến của người sử dụng chương trình và người sử dụng đường? - Nhu cầu về an ninh của hệ thống đã được xem xét chưa? Cấu trúc hệ thống Các cấu phần của ITS là gì? Hệ thống ITS này phù hợp với hệ thống ITS của khu vực như thế nào? Cấu trúc hệ thống hiện tại (khu vực hay dự án) có dựa trên cấu trúc ITS quốc gia hay không? Phân bổ các yêu cầu • Yêu cầu thuộc cấu phần nào ? • Sự phân bổ các yêu cầu cho các cấu phần hệ thống có hợp lý hay không? • Đã phân bổ xong chưa? • Có yêu cầu phân bổ lại hay không? Thiết kế chi tiết • Các chi tiết đã thỏa mãn yêu cầu hay chưa? • Có khả năng xây dựng được cấu phần hay không? • Các giao diện có thành công hay không? • Các chi tiết đã được chứng minh bằng tài liệu chưa ? • Các yêu cầu đã được xác định cho các chi tiết chưa? Thực hiện (bao gồm tích hợp hệ thống) • Kế hoạch tổng thể xây dựng hệ thống ITS? • Kế hoạch chung và phân giai đoạn theo năng lực? • Dự án ITS có thể hoàn thành trong phạm vi thời gian và ngân sách theo kế hoạch? • Các yếu tố con người đã được xem xét chưa? • Khả năng có thể bảo trì của hệ thống đã được đánh giá chưa? • Các hợp phần và năng lực hiện có có được sử dụng hay tích hợp hay chưa? Thừ nghiệm • Làm thế nào để biết thử nghiệm thành công hay không? • Tất cả các chức năng quan trọng được đánh giá thông qua thử nghiệm - 21 - không? • Cần phải thử nghiệm khu vực nào và tại sao? • Các thí nghiệm đầy đủ đã được lên kế hoạch, tích hợp các giao diện hay chưa? Chấp nhận hệ thống • Đã có các thông số rõ ràng cho việc hoàn thiện hệ thống chưa? • Tất cả người sử dụng đã đồng ý với các thông số chưa? • Khách hàng có hài lòng với hệ thống không? • Đã có đủ tài liệu cho tất cả người sử dụng và vận hành bảo trì chưa? Vận hành và bảo trì • Chi phí tổng thể cho hệ thống, bao gồm đào tạo, vận hành và bảo trì đã được đánh giá chưa? • Đã xác định đơn vị nào sẽ bảo trì hệ thống ? • Đã có kế hoạch bàn giao và cập nhật hệ thống? • Đã có kế hoạch cho các nhu cầu phát sinh hay chưa? 5.4 - Kiểm soát và đánh giá thực hiện Kiểm soát và đánh giá thực hiện là thiết lập các chỉ tiêu và theo dõi các chỉ tiêu trong các bước thực hiện vận hành khai thác đường cao tốc. Các chỉ tiêu được thiết lập phải thỏa mãn các yêu cầu: - Có thể tính toán được: các cơ quan quản lý công ngày càng chịu áp lực cao hơn của cộng đồng về khả năng quản lý rõ ràng, minh bạch và có thể tính toán được. Các chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá này phải thể hiện được việc các nguồn lực được phân bổ theo đúng các ưu tiên cần thiết. - Hiệu suất: các chỉ tiêu kiểm soát đánh giá phù hợp với mục tiêu quản lý, giúp đội ngũ nhân viên quản lý vận hành tập trung vào các hoạt động được ưu tiên, nâng cao hiệu quả hoạt động - Hiệu quả: các chỉ tiêu kiểm soát đánh giá có thể giúp được cơ quan quản lý đạt được các mục tiêu tốt hơn qua quá trình lập kế hoạch, đảm bảo cải thiện mối quan hệ tương hỗ giữ các mục tiêu quản lý và những người vận hành hệ thống hay cộng đồng sử dụng đường. - Khả năng dễ dàng trong việc truyền thông tin và thể hiện thông tin: các chỉ tiêu đánh giá thực hiện cần được thiết lập để thuận tiện cho thể hiện thông tin và phổ biến thông tin đến các cơ quan liên quan và người sử dụng đường - Rõ ràng: các chỉ tiêu đánh giá thực hiện cần thể hiện rõ mục đích của các hoạt động, các chi tiêu của cơ quan quản lý, thể hiện ý tưởng rõ ràng trong các mục tiêu của các hoạt động lập kế hoạch, lên chương trình và các khoản đầu tư vào hệ thống giao thông Ví dụ sau đây là các chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá thực hiện đối với công tác lập kế hoạch vận hành khai thác đường cao tốc: Tính tiếp cận được - Thời gian đi lại trung bình từ điểm xuất phát đến điểm đến - Chiều dài hành trình trung bình Tính cơ động - Các thời gian đi lại từ điểm xuất phát - điểm đến - Tốc độ đi lại trung bình - Số xe * quãng đường đi lại (VMT) với mức độ ách tắc - 22 - - Thời gian mất mát và chậm trễ do ách tắc - Mức độ phục vụ hay là hệ số lưu lượng/năng lực thông hành - (Số xe * số giờ đi lại) hay (số xe * quãng đường đi lại)/người - (số người* quãng đường đi lại) (PMT)/ (Số xe * quãng đường đi lại) (VMT) - Chậm trễ/ tấn*chiều dài - PMT/ người Phát triển kinh tế - Chi phí kinh tế của các vụ va chạm - Chi phí kinh tế của thời gian mất mát - Phần trăm các hộ bản sỉ, bán lẻ, các trung tâm thương mại được phục vụ bởi các tuyến đường không có hạn chế xe nặng Chất lượng cuộc sống - Thời gian mất mát do ách tắc - Số tai nạn trên VMT hay PMT - Lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường - Đánh giá của hành khách về an toàn và chất lượng cuộc sống khu vực xung quanh đường - Phần trăm dân số bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn trên ngưỡng qui định Môi trường và tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường - Số ngày trong năm chịu ô nhiễm không khí - Số nhiên liệu tiêu thụ trên VMT hay PMT - Số vụ tai nạn có chất thải ô nhiễm môi trường An toàn giao thông - Số vụ tai nạn trên VMT, trong năm, cho đơn vị các chuyến đi hay cho đơn vị khối lượng hàng hóa vận chuyển - Số lượng các vị trí có xác xuất xảy ra tai nạn cao - Thời gian trung bình để giải quyết các tai nạ - Hệ số rủi ro tai nạn - Ý kiến của hành khác về vấn đề an toàn - Phần trăm mặt đường được đánh giá là tốt hay tốt lên Hiệu quả khai thác (của hệ thống và cơ cấu tổ chức) - Chi phí cho dịch vụ khai thác hệ thống giao thông - Tỉ số Chi phí/Lợi ích - Chi phí trung bình cho 1km làn xe được xây dựng - Thời gian đi lại từ điểm xuất phát - điểm đến - Tốc đi trung bình - Phần trăm các dự án được đánh giá tốt - 23 - - Tỉ số giữa lưu lượng/năng lực thông hành - Chi phí trên một tấn*km - Sự hài lòng của hành khách Bảo trì hệ thống - Phần trăm VMT có chất lượng chạy xe kém - Phần trăm diện tích mặt đường hay các cầu ở điều kiện kém hơn tiêu chuẩn - Tuổi thọ còn lại - Chi phí bảo trì - Hệ số độ ghồ ghề của mặt đường Ví dụ để kiểm soát và đánh giá mức độ cơ động của hệ thống đường cao tốc, có thể đề nghị sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Suất đi lại (phút/km) = thời gian đi lại (tính bằng phút)/ chiều dài đoạn (tính bằng km) Suất chậm trễ (phút/km) = Suất đi lại thực tế - Suất đi lại có thể chấp nhận được Tổng thời chậm trễ (xe - phút) = thời gian đi lại thực tế (phút) - thời gian đi lại có thể chấp nhận được (phút)*lưu lượng xe Thời gian đi lại chấp nhận được là tổng thời gian xe đi được qua đoạn được tính toán trong điều kiện mong muốn. Thòi gian này thông thường được tính toán với giới hạn tốc độ cho phép, hoặc cũng có thể tính toán sử dụng tốc độ ngưỡng bắt đầu ách tắc theo mục tiêu khai thác cơ động của đường. Cũng trên cơ sở các yêu cầu cơ bản của các chỉ tiêu đánh giá thực hiện, có thể thiết lập được chỉ tiêu đánh giá thực hiện cho các hoạt động khai thác vận hành đường cao tốc khác nhau thực hiện các chức năng của quản lý khai thác đường, như là chương trình kiểm soát tính cơ động; chương trình bảo dưỡng mặt đường; chương trình thu thập số liệu thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu đường; ... Các chỉ số này sau khi tính toán xác định có thể thể hiện trong các báo cáo dưới các hình thức khác nhau: bảng, biểu đồ, sơ đồ,... dễ dàng cho việc phổ biến thông tin Ví dụ trong hình 5.9 dưới đây thể hiện tần số xuất hiện ách tắc (tương ứng với mức độ phục vụ F), tương ứng với lưu lượng xe/làn/giờ, được theo dõi liên tục theo giờ trong ngày. Với sơ đồ theo dõi liên tục, có khả năng phổ biến, đồng thời có khả năng lưu trữ, người sử dụng có thể dễ dàng xem thông tin hiện tại, hoặc lấy thông tin tại thời điểm cần thiết. - 24 - Hình 5.9 - Theo dõi ách tắc giao thông theo giờ Một ví dụ khác trong hình 5.10 thể hiện sơ đồ ách tắc giao thông trên một tuyến đường theo trắc dọc trong ngày. Hình 5.10 - Theo dõi ách tắc giao thông theo dõi theo trắc dọc của đường Không bị cản trở, gần tốc độ cho phép Bắt đầu bị cản trở, gần tốc độ cho phép Bị cản trở nhiều hơn Bị cản trở rất nhiều Khi đánh giá hiệu quả của việc áp dụng giải pháp kiểm soát kết nối người ta có thể sử dụng chỉ tiêu tần số ách tắc và chỉ tiêu (lưu lượng xe/giờ/làn), như thể hiện trong biểu đồ hình 5.11, đối với đoạn tuyến cao tốc Eastbound SR-520 P h ần t ră m á ch t ắc ( % ) L ư u l ư ợ n g x e (x e/ là n /g iờ ) - 25 - Hình 5.11 - Ảnh hưởng của kiểm soát kết nối đến lưu lượng thông qua và tần số xuất hiện mức độ phục vụ F (ách tắc giao thông) 5.5 - Cải tạo đường Cải tạo đường trong quản lý khai thác bao gồm hai lĩnh vực chính: cải tạo về đặc trưng vật lý của đường và cải tạo về hình thức quản lý đối với các hạng mục của đường. Cải tạo đặc trưng vật lý của đường bao gồm: - Mở rộng đường chính Mở rộng đường có thể thực hiện bằng cách thêm làn xe, nghĩa là cung cấp thêm làn xe trên một số đoạn đường nhất định để đảm bảo giải phóng các đoạn có hiện tượng ách tắc. Mở thêm làn xe phụ để đảm bảo cân bằng lượng giao thông trên đường và mức độ phục vụ đồng đều trên đường cao tốc. Chiều rộng của làn xe phụ cần được bố trí bằng với làn xe chính.Một ví dụ về mở rộng để bố trí làn xe phụ tại đoạn có các điểm tiếp cận liên tục thể hiện trong hình 5.12. Ngoài ra, có thể mở thêm làn chuyển tốc hoặc làn leo dốc. Mở rộng đường cũng có thể thực hiện với việc không thêm làn xe để tăng năng lực thông qua của đường và đảm bảo an toàn. Việc mở rộng đường thường phụ thuộc vào bán kính đường cong, loại xe tính toán và tốc độ. - Cải thiện các đoạn trộn dòng hợp lý (dạng tuyến, chiều rộng, chiều dài) - Cải thiện nhánh nối hợp lý, phù hợp với giải pháp kiểm soát kết nối - Cải thiện tĩnh không ngang, đảm bảo xe chạy an toàn với tốc độ cao - Cải thiện khả năng chống trơn trượt của mặt đường - Bổ sung làn thoát khẩn cấp, lựa chọn vị trí, đoạn có hướng tuyến và độ dốc dọc phù hợp. - 26 - Hình 5.12 - Mở rộng, bố trí làn xe phụ trên đường cao tốc 5.6 - Cải thiện hệ thống vận hành khai thác đường Thiết bị điều khiển giao thông Các yêu cầu của hệ thống thiết bị điều khiển giao thông - Thỏa mãn các yêu cầu điều khiển giao thông - Có khả năng thu hút sự chú ý bằng các hiệu lệnh - Truyền đạt thông tin đơn giản và rõ nghĩa - Hiệu lệnh tôn trọng người sử dụng đường - Để người sử dụng đường có đủ thời gian để phản ứng Biển báo giao thông tĩnh Biển báo giao thông tĩnh bao gồm biển hiệu lệnh, biển cấm, biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn, ngoài ra còn có biển phụ. Một ví dụ về sơ đồ lắp đặt biển chỉ dẫn trên đường cao tốc thể hiện trong hình 5.13 Sơn kẻ đường Hình 5.13 - Biển chỉ dẫn tĩnh dạng sơ đồ trên đường cao tốc - 27 - Vạch sơn kẻ đường dùng để chỉ hiệu lệnh, dùng hỗ trợ biển báo và các thiết bị khác, để dẫn làn giao thông và để cảnh báo giao thông. Hình 5.14 thể hiện vạch sơn kẻ đường trên đường cao tốc. Hệ thống chiếu sáng và các thiêt bị khác 5.7 - Quản lý và kiểm soát nhánh nối tiếp cận Quản lý nhánh nối tiếp cận là sử dụng các thiết bị điều khiển như là tín hiệu đèn, biển báo và các cổng để kiểm soát số xe vào và ra khỏi đường cao tốc nhằm các mục đích: - Cải thiện an toàn giao thông - Cải thiện tính cơ động của đường - Cải tiến ý tưởng, quan điểm của các cơ quan và các nhân viên quản lý giao thông - Giảm ảnh hưởng đến môi trường - Đảm bảo thỏa mãn mục tiêu đảm bảo dòng giao thông ôn định khi đi vào và ra khỏi đường cao tốc. Quản lý nhánh kết nối phổ biến theo bốn phương pháp sau đây: - Thiết bị đếm tại nhánh kết nối - Cấm tại nhánh kết nối - Thiết kế sử đụng đặc biết - Giải quyết điểm cuối nhánh kết nối Thiết bị kiểm soát tự động tại nhánh kết nối Thiết bị kiếm soát tự động tại nhánh nối hoạt động như thiết bị đếm sử dụng tín hiệu giao thông, được lắp đặt trên nhánh kết nối để kiếm soát dòng xe đi vào đường cao tốc. Bằng cách kiểm soát số lượng xe nhập vào đường cao tốc, dòng xe trên đường cao tốc sẽ ổn định hơn, tăng thêm hiệu quả khai thác năng lực thông hành của đường cao tốc. Thiết bị này hiệu quả để áp dụng cho các vị trí cần quan tâm đến ách tắc và an toàn giao thông tại các điểm cụ thể dọc theo đường cao tốc. Ví dụ về lắp đặt thiết bị kiểm soát tự động này được thể hiện trong hình 5.15 Hình 5.14 - Vạch vẽ hỗ trợ dẫn hướng làn tách - 28 - Hình 5.15 - Thiết bị tự động trên nhánh nối kiểm soát xe đi vào đường cao tốc - lắp bên đường (ảnh trái) - lắp trên cao (ảnh phải) Cửa kiểm soát nhánh nối Cửa kiểm soát nhánh nối ảnh hưởng lớn đến dòng ra và vào nên thường không sử dụng làm giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, có thể sử dụng tốt cửa kiếm soát theo cách tạm thời, nghĩa là chủ yếu là mở và chỉ đóng khi có sự kiện đặc biệt: tai nạn giao thông, thiên tai, ... Hình 5.16 là ảnh chụp cửa kiếm soát nhánh nối đường cao tốc Hình 5.16 - Cửa kiếm soát nhánh nối đường cao tốc Nhánh kết nối điều khiển cho các loại xe riêng Nhánh kết nối đặc biệt được xem xét để áp dụng cho một loại hay các loại xe để tăng an toàn giao thông, cải thiện điều kiện dòng xe và khuyến khích những cách xử lý đặc biệt của lái xe. Nhánh kết nối đặc biệt bao gồm: - Các làn tránh HOV - Các nhánh dành riêng cho HOV - Nhánh dành riêng cho các loại xe cấp cứu, xe phục vụ xây dựng,... Một dạng nhánh kết nối đặc biệt thể hiện trong ảnh hình 5.17 Hình 5.17 - Nhánh nối cho làn HOV - 29 - Kiểm soát nhánh kết nối có xử lý tại cuối nhánh Đây cũng là một hình thức kiểm soát đối với các loại nhánh nối đặc biệt, trong các trường hợp như sau: - Mở rộng nhánh nối - làm tăng năng lực thông hành, tăng thêm khả năng lưu trữ, cung cấp thêm làn xe cho trường hợp cần thiết như làn tránh xe cho các loại phương tiện công cộng có sức chở lớn (xe HOV) tránh hàng xe trên nhánh nối - Nhánh phân luồng cho các dòng giao thông - Nhánh tự điều chỉnh thời gian tín hiệu - để giảm chiều dài xếp hàng của xe trên nhánh, tránh ảnh hưởng đến dòng xe chạy suốt trên đường chính - Hạn chế rẽ - Cải thiện yếu tố hình học - Cải thiện các thiết bị an toàn trên đường (biển báo, vạch sơn,...) Để kiểm soát nhánh kết nối, các cơ quan quản lý đường cao tốc phải chuẩn bị đủ các điều kiện để thực hiện, vận hành hệ thống, bao gồm các hoạt động: - Thiết kế - lắp đặt hệ thống - các thiết bị như mạch điện tử, đèn tín hiệu, biển báo, các biển điều khiển tự động,... cần được lắp đặt theo đúng thiết kế điều khiển nhánh kết nối - Cài đặt phần mềm - phần mềm được sử dụng để thiết lập hệ thống thông tin tại hiện trường, cho phép người vận hành có thể điều khiển và kiểm soát được. Các hệ thống cần được lắp đặt hoàn chỉnh và thử trước khi đưa ra lắp đặt tại hiện trường - Thu thập số liệu - Các số liệu cần thiết cho điều khiển như: lưu lượng giao thông, thời gian thông hành và các thông số thích hợp khác cần được thu thập, phân tích và mô hình hóa để thực hiện phương án kiểm soát nhánh tiếp cận. - Chạy thử - tiến hành chạy thử để đảm bảo các thiết bị theo dõi, hệ thống thông tin, các thiết bị hiện trường và phần mềm điều khiển hoạt động bình thường. 5.8 - Quản lý làn xe Quản lý làn xe là giải pháp làm tăng khả năng thông qua của đường, tăng an toàn giao thông và tăng hiệu quả của công tác quản lý vận hành đường cao tốc. Các giải pháp quản lý làn xe bao gồm: - Biển báo tĩnh - Biển báo điện tử (dạng tin nhắn, thay đổi cập nhật thông tin thường xuyên) - Tín hiệu điều khiển làn xe - Thiết bị điều khiển giao thông tạm thời - Các tín hiệu hạn chế, cấm - Các tín hiệu khuyến khích Các phương án kiểm soát làn xe như sau: - Làn xe tải - Làn xe dành cho đoàn xe (làn xe HOV) - Sử dụng làn xe hẹp và lề đường - Các làn tạm lưu thông hai chiều - Làn thuận nghịch - Làn xe vào trạm thu phí (tự động) và các thiết bị điều khiển - Kiểm soát và khuyến cáo tốc độ - Kiểm soát công trường - 30 - Làn thuận nghịch căn cứ vào sự thay đổi lưu lượng xe theo hướng để điều chỉnh một cách tự động. Ví dụ về việc sử dụng làn xe thuận nghịch để giảm bớt lưu lượng giao thông hướng cao điểm được thể hiện trong hình 5.18 Hình 5.18 - Lưu lượng hướng cao điểm được giảm nhẹ nhờ làn thuận nghịch Các làn xe thuận nghịch trên đường cao tốc thường được áp dụng ở các đoạn mặt cắt ngang đã phân chia các làn ce riêng biệt, thuận nghịch được áp dụng trong các thời điểm trong ngày có nhu cầu giao thông lớn. Một ví dụ về sơ đồ bố trí làn xe thuận nghịch thể hiện trong hình 5.19 Hình 5.19 - Sơ đồ bố trí điều khiển các làn xe trên đường cao tốc - bố trí làn xe thuận nghịch - 31 - Để đảm bảo quản lý làn xe trên đường cao tốc, hệ thống biển báo điện tử kết nối hệ thống điều khiển giao thông thông minh là công nghệ cần thiết. Đồng thời, cần áp dụng một số công nghệ và thiết bị khác như công nghệ lắp đặt và dỡ bỏ barie tạm thời. Hình ảnh trong hình 5.20 là thiết bị lắp đặt và tháo dỡ barie tạm thời. Hình 5.20 - Công nghệ lắp đặt và tháo dỡ barie tạm thời trong quản lý làn xe Thiết bị lắp đặt cho làn vào tại trạm thu phí tự động (xem ở hình 5.21) hoạt động theo nguyên lý sau đây; Hình 5.21 - Công nghệ lắp đặt và tháo dỡ barie tạm thời trong quản lý làn xe Hệ thống thu phí tự động trên đường - Xe tiến vào trạm thu phí, trường tần số radio (RF) phát ra từ ăng ten kích hoạt hệ thống thu phát tín hiệu - Hệ thống thu - phát phát tín hiệu trở lại ăng ten một số thông tin cơ bản - Các thông tin được chuyển từ ăng ten đến cơ sở dữ lliệu trung tâm - Nếu tính toán được hiểu chính xác, tram thu phí sẽ trừ tiền trên tài khoản trả trước của lái xe - Nếu trạm thu phí có rào chắn, rào chắn tự mở - Đèn xanh bật để lái xe đi qua. Một số làn xe có dòng tin nhắn là phí đã được trừ vào tài khoản của lái xe. - 32 - 5.9 - Quản lý sự cố tai nạn giao thông và sự kiện khẩn cấp Quản lý các sự cố, tai nạn giao thông và các sự kiện khẩn cấp nhằm mục đích phát hiện và giải quyết nhanh chóng các tai nạn, có giải pháp thích hợp để điều khiển giao thông khi có sự cố khẩn cấp. Các lợi ích có thể định lượng được từ hệ thống quản lý tai nạn giao thông bao gồm: - Tăng tỉ lệ sống sót của các nạn nhân tai nạn giao thông - Giảm chậm trễ, ùn tắc giao thông - Giảm thời gian giải quyết tai nạn - Giảm ô nhiễm môi trường không khí - Giảm khả năng xảy ra tai nạn thứ cấp - Tăng an toàn cho những người cứu hộ, cho các nạn nhân tai nạn và cho các lái xe khác - Nhanh chóng đưa đường vào hoạt động lại. Các bước chính trong quản lý tai nạn giao thông bao gồm: phát hiện, xác nhận, ra quyết định, giải quyết hậu quả và đưa đường vào sử dụng. Trong khoảng thời gian này, các giải pháp quản lý hiện trường, quản lý giao thông và cung cấp thông tin được áp dụng. 5.10 - Phổ biến thông tin 5.11 - Trung tâm quản lý giao thông 5.12 - Thiết bị theo dõi và phát hiện 5.13 - Tích hợp vùng 5.14 - Truyền thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_5_khai_thac_va_quan_ly_duong_cao_toc_9016.pdf
Tài liệu liên quan