Kinh tế vĩ mô I - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họxây dựng và thửnghiệm các lý

thuyết đểlý giải thếgiới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họsửdụng lý

thuyết của mình với mục đích làm cho thếgiới trởnên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua

đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cảvà

lượng hàng hóa bán ra nhưthếnào. Chúng ta cũng đã thấy các sựkiện khác nhau làm

thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng nhưthếnào.

Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu vềchính sách. Ở đây, chúng ta phân

tích các loại chính sách khác nhau của chính phủhoàn toàn bằng công cụcung và cầu. Như

các bạn sẽthấy, phương pháp phân tích này đem lại một sốhiểu biết đáng ngạc nhiên. Các

chính sách thường gây ra các hậu quảmà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay

dựkiến trước.

pdf17 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô I - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng bán ra của nó giảm khi thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. - Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Trong trạng thái cân bằng mới, giá mà người mua phải trả cao hơn và giá mà người bán được nhận thấp hơn. Tác động của thuế đánh vào người bán đến kết cục thị trường Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp thuế đánh vào người bán. Giả sử chính quyền địa phương thông qua một đạo luật quy định những người bán kem phải nộp 0,5 đô la cho chính phủ đối với mỗi chiếc kem họ bán. Đạo luật đó gây ra những tác động gì? Giá kem 2.8 3.0 $3.3 D1 D2 0 90 100 Lượng kem S1 Cân bằng sau thuế Thuế (0,5$) Giá người mua trả Giá không thuế Giá người bán nhận Cân bằng trước thuế Thuế đánh vào người mua làm dịch chuyển đường cầu xuống dưới một lượng đúng bằng thuế (0,50 đô la) NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 13 Trong trường hợp này, trước hết thuế tác động vào cung về kem. Do thuế không đánh vào người mua, nên lượng cầu về kem tại mọi mức giá vẫn như cũ, do đó đường cầu không thay đổi. Ngược lại, khi thuế đánh vào người bán, chi phí bán kem tăng và người bán cung ứng lượng kem ít hơn tại mọi mức giá. Đường cung dịch chuyển sang trái (hay lên trên). Một lần nữa, chúng ta có thể tính toán chính xác quy mô của sự dịch chuyển. Đối với bất kỳ mức giá thị trường nào của kem, giá mà người bán thực sự nhận được - tức số tiền họ được phép giữ lại sau khi nộp thuế - thấp hơn so với trước là 0,5 đô la. Ví dụ, nếu giá thị trường của một chiếc kem là 2 đô la, giá người bán thực sự nhận được sẽ là 1,5 đô la. Cho dù giá thị trường là bao nhiêu, thì người bán cũng chỉ cung ứng một lượng kem như trong trường hợp giá thị trường giảm 0,5 đô la. Nói cách khác, để làm cho người bán cung ứng bất kỳ lượng nào, giá thị trường bây giờ cũng phải cao hơn 0,5 đô la để bù lại điểm rơi của thuế. Do đó như được chỉ ra trong hình 7, đường cung dịch chuyển lên trên một đoạn bằng đúng mức thuế (0,5 đô la), tức từ S1 tới S2. Khi thị trường chuyển từ trạng thái cân bằng cũ sang trạng thái cân bằng mới, giá kem cân bằng tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la và lượng cân bằng giảm từ 100 xuống còn 90 chiếc kem. Một lần nữa, thuế lại làm giảm quy mô thị trường kem. Và lần này cũng vậy, người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Do giá thị trường tăng, người mua phải trả thêm 0,3 đô la cho mỗi chiếc kem mà họ mua so với trước khi có thuế. Người bán nhận được giá cao hơn so với trước khi có thuế, nhưng giá thực sự (sau khi đóng thuế) giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la. So sánh hình 6 và 6.7, chúng ta đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên: Thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán tương đương nhau. Trong cả hai trường hợp, thuế đều đặt một chiếc nêm vào giữa giá mà người mua trả và giá mà người bán nhận được. Chiếc nêm này không thay đổi, cho dù thuế được đánh vào người mua hay người bán. Trong cả hai trường hợp, nó đều làm dịch chuyển vị trí tương đối của đường cung và đường cầu. Tại điểm cân bằng mới, người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Điểm khác biệt duy nhất giữa thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán là ở người nộp thuế cho chính phủ. Tính tương đương của hai loại thuế này có lẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta tưởng tượng rằng chính phủ thu thuế 0,5 đô la một chiếc kem bằng cách đặt một cái bát tại mỗi quầy bán kem. Khi chính phủ đánh thuế vào người mua, người mua được yêu cầu bỏ 0,5 đô la vào bát khi họ mua một chiếc kem. Khi chính phủ đánh thuế vào người bán, người bán được yêu cầu bỏ 0,5 đô la vào bát mỗi khi họ bán một chiếc kem. Việc 0,5 đô la đi trực tiếp từ ví của người mua vào bát, hay gián tiếp từ ví người mua qua tay người bán rồi vào bát đều có ảnh hưởng như nhau. Khi thị trường đạt đến điểm cân bằng mới, người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế, việc đánh thuế như thế nào không quan trọng. Giá kem 2.8 3.0 $3.3 D1 S2 S1 Cân bằng sau thuế Thuế (0,5$) Giá người mua trả Giá không thuế Giá người bán nhận Cân bằng trước thuế Thuế đánh vào người bán làm dịch chuyển đường cung lên trên một lượng đúng bằng mức thuế (0,50 đô la) NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 14 Hình 7. Thuế đánh vào người bán. Khi mức thuế 0,5 đô la đánh vào người bán, đường cung dịch chuyển lên trên 0,5 đô la, tức từ S1 lên S2. Lượng cân bằng giảm từ 100 xuống 90 chiếc kem. Giá người mua phải trả tăng từ 3 lên 3,3 đô la. Giá người bán nhận được (sau khi nộp thuế) giảm từ 3 xuống 2,8 đô la. Cho dù là thuế đánh vào người bán hay người mua, thì cả người mua và người bán đều chia sẻ gánh nặng thuế NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: QUỐC HỘI CÓ THỂ PHÂN CHIA GÁNH NẶNG THUẾ TIỀN LƯƠNG KHÔNG? Nếu đã từng nhận được một tấm séc trả lương, bạn có thể thấy rằng thuế được khấu trừ đi từ số tiền bạn kiếm được. Một trong các loại thuế đó được gọi là FICA, chữ viết tắt của Đạo luật về Đóng góp bảo hiểm Liên bang. Chính phủ Liên bang sử dụng nguồn thu từ thuế FICA để chi trả bảo hiểm xã hội, y tế, hỗ trợ thu nhập và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người già. FICA là một ví dụ về thuế đánh vào tiền lương, vì nó đánh vào tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho công nhân của họ. Năm 1995, tổng nguồn thu từ thuế FICA đánh vào một công nhân điển hình bằng 15,3% thu nhập từ tiền lương. Bạn nghĩ ai phải chịu gánh nặng thuế đánh vào tiền lương này - doanh nghiệp hay người lao động? Khi phê chuẩn đạo luật về thuế tiền lương, Quốc hội tìm cách phân chia gánh nặng thuế. Vì vậy, Quốc hội quy định một nửa số thuế do doanh nghiệp trả và nửa còn lại do người lao động trả. Nghĩa là một nửa số thuế được thu từ doanh thu của doanh nghiệp, còn nửa kia được khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Số tiền khấu trừ trên cuống séc tiền lương của bạn là phần đóng góp của người lao động. Song phân tích của chúng ta về ảnh hưởng của thuế chỉ ra rằng các nhà làm luật không thể phân bổ gánh nặng thuế dễ dàng như vậy. Để minh họa, chúng ta có thể phân tích thuế tiền lương giống như là một loại thuế hàng hóa, trong đó hàng hóa là lao động, còn giá cả là tiền lương. Đặc điểm then chốt của thuế tiền lương là nó đặt một chiếc nêm vào giữa tiền lương mà doanh nghiệp trả và tiền lương mà người lao động nhận được. Hình 8 chỉ ra kết cục này. Khi loại thuế tiền lương có hiệu lực, tiền lương mà người lao động nhận được giảm đi và tiền lương mà doanh nghiệp phải trả tăng lên. Cuối cùng thì người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng thuế đúng như luật quy định. Nhưng việc phân chia gánh nặng thuế này giữa người lao động và doanh nghiệp chẳng có gì liên quan tới sự phân chia theo luật quy định: Sự phân chia gánh nặng thuế trong hình 8 không nhất thiết phải là 50-50, và kết quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu đạo luật này yêu cầu người lao động nộp toàn bộ tiền thuế hay doanh nghiệp nộp toàn bộ thuế tiền thuế. Ví dụ trên chỉ ra rằng bài học cơ bản nhất về ảnh hưởng của thuế thường bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận công khai. Các nhà làm luật có thể quyết định việc thuế lấy từ ví người mua NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 15 Lượng công nhân Cầu về lao động Chiếc nêm thuế Cung về lao động Tiền lương Tiền lương do doanh nghiệp trả Tiền lương không thuế Tiền lương người lao động nhận được hay người bán, nhưng họ không quyết định được sự phân chia gánh nặng thuế. Trên thực tế, ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào các lực lượng cung cầu. Hình 8. Thuế tiền lương. Thuế lương đặt một chiếc nêm vào giữa tiền lương người lao động nhận được và tiền lương doanh nghiệp trả. Khi so sánh tiền lương có thuế và không thuế, bạn nhận thấy rằng người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Việc phân chia gánh nặng thuế giữa người lao động và doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc vào việc chính phủ đánh thuế vào người lao động hay doanh nghiệp, hoặc phân chia thuế thành hai phần bằng nhau cho hai nhóm người này. Hệ số co giãn và điểm rơi của thuế Khi một hàng hóa bị đánh thuế, cả người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Nhưng thực ra gánh nặng thuế được phân chia như thế nào? Rất hiếm khi nó được chia đều cho các bên. Để biết gánh nặng này được chia sẻ như thế nào, chúng ta cùng xem xét ảnh hưởng của thuế tới hai thị trường trong hình. Trong cả hai trường hợp, hình này chỉ ra đường cầu ban đầu, đường cung ban đầu và một mức thuế chèn chiếc nêm giá vào giữa số tiền người mua phải trả và số tiền người bán nhận được. (Trong cả hai phần hình 9, chúng ta không vẽ đường cung và đường cầu mới. Việc đường nào dịch chuyển phụ thuộc vào chỗ thuế đánh vào người mua hay người bán. Như chúng ta thấy, điều này không liên quan tới điểm rơi của thuế). Sự khác biệt giữa hai phần là hệ số co giãn tương đối của cung và cầu. Phần (a) của hình 9 minh họa cho một loại thuế trên thị trường có cung rất co giãn và cầu tương đối không co giãn. Trong tình huống này, người bán phản ứng mạnh đối với giá cả trong khi người mua ít phản ứng đối với giá cả. Khi một loại thuế được áp dụng trong thị trường có hệ số co giãn như vậy, giá người bán thu được không giảm nhiều, nên người bán chỉ phải chịu một phần nhỏ của gánh nặng thuế. Ngược lại, giá người mua phải trả tăng đáng kể và điều này cho thấy người mua chịu phần lớn gánh nặng thuế. Cung Cầu Lượng Giá Giá người mua trả Giá không thuế Giá người bán nhận Thuế 3... là đánh vào người bán 2 gánh nặng của thuế rơi vào người mua nhiều hơn 1. Khi cung co giãn nhiều hơn cầu ... (a) Cung co giãn, cầu ít co giãn Cung Giá 1. Khi cầu co giãn nhiều hơn cung ... (b) Cung ít co giãn, cầu co giãn NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 16 Hình 9. Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào. Trong phần (a), đường cung co giãn còn đường cầu không co giãn. Trong trường hợp này, giá người bán nhận được giảm ít trong khi giá người mua phải trả tăng nhiều. Do đó, người mua chịu phần lớn gánh nặng thuế. Trong phần (b), đường cung ít co giãn còn đường cầu co giãn. Trong trường hợp này, giá người bán nhận được giảm nhiều trong khi giá người mua phải trả tăng ít. Cho nên, người bán chịu phần lớn gánh nặng thuế. Phần (b) của hình 9 minh họa cho một loại thuế trong thị trường có cung tương đối không co giãn và cầu rất co giãn. Trong trường hợp này, người bán rất ít phản ứng mạnh đối với giá, nhưng người mua lại phản ứng mạnh. Hình này cho thấy khi có thuế, giá người mua phải trả không tăng nhiều lắm, trong khi giá người bán nhận được lại giảm mạnh. Cho nên, người bán phải chịu hầu hết gánh nặng thuế. Hai phần của hình 9 nêu ra một bài học chung về cách phân chia gánh nặng thuế. Gánh nặng thuế nghiêng nhiều về bên thị trường ít co giãn hơn. Tại sao điều này đúng? Về bản chất, hệ số co giãn phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường của người mua và người bán khi điều kiện thị trường trở nên bất lợi. Cầu không co giãn hàm ý người mua không có các phương án tốt thay thế cho việc tiêu dùng hàng hóa này. Cung ít co giãn hàm ý người bán không có các phương án tốt thay thế cho việc sản xuất hàng hóa này. Khi hàng hóa bị đánh thuế, bên thị trường có ít sự lựa chọn hơn không thể dễ dàng rời bỏ thị trường và do đó phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: AI CHỊU THUẾ ĐÁNH VÀO HÀNG XA XỈ? Vào năm 1990, Quốc hội thông qua đạo luật thuế mới đánh vào các mặt hàng xa xỉ như du thuyền, máy bay tư nhân, đồ lông thú, đồ trang sức và xe hơi đắt tiền. Mục đích của loại thuế này là tăng nguồn thu từ những người có khả năng nộp thuế. Bởi vì chỉ những người giàu mới có thể mua những đồ xa xỉ, nên đánh thuế vào hàng xa xỉ dường như là một lô gic hợp lý khi người ta muốn đánh thuế vào người giàu. Thế nhưng, do ảnh hưởng của các lực lượng cung và cầu, kết quả lại không như Quốc hội dự kiến. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét thị trường du thuyền. Cầu về du thuyền tương đối co giãn. Một triệu phú có thể dễ dàng không mua du thuyền nữa, mà dùng số tiền đó để mua một ngôi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 17 nhà lớn hơn, đi du lịch châu Âu, hay để lại thừa kế của cải nhiều hơn cho con cháu. Ngược lại, cung về du thuyền không co giãn, ít nhất là trong ngắn hạn. Các nhà máy sản xuất du thuyền không dễ dàng chuyển sang hoạt động sản xuất khác, còn công nhân đóng du thuyền thì không sẵn sàng đổi nghề để đáp lại điều kiện thay đổi của thị trường. Phân tích của chúng ta đưa ra một dự báo rõ ràng trong trường hợp này. Với cầu co giãn và cung ít co giãn, gánh nặng thuế chủ yếu đổ lên đầu các nhà cung cấp. Nghĩa là thuế đánh vào du thuyền đặt gánh nặng chủ yếu lên vai các doanh nghiệp và công nhân sản xuất du thuyền, bởi vì cuối cùng họ thu được giá thấp hơn cho sản phẩm của mình. Song công nhân không phải là người giàu có. Do đó, gánh nặng của thuế đánh vào hàng xa xỉ rơi vào tầng lớp trung lưu, chứ không phải là những người giàu. Những giả định sai lầm về ảnh hưởng của thuế đánh vào hàng xa xỉ nhanh chóng trở nên rõ ràng sau khi đạo luật thuế này có hiệu lực. Các nhà cung cấp hàng hóa xa xỉ đã làm cho đại diện của họ trong Quốc hội nhận thức được khó khăn mà họ phải trải qua và Quốc hội đã bãi bỏ hầu hết luật thuế đánh vào hàng xa xỉ vào năm 1993. Kiểm tra nhanh: Trong đồ thị cung cầu, hãy chỉ rõ tác động của mức thuế 1.000 đô la/ một chiếc xe đánh vào người mua xe đối với số lượng xe bán ra và giá của chúng. Bằng một đồ thị khác, hãy chỉ ra tác động của mức thuế 1.000 đô la một chiếc xe đánh vào người bán đối với số lượng xe bán ra và giá cả của chúng. Trong cả hai đồ thị, hãy chỉ ra sự thay đổi giá cả mà người mua xe phải trả và sự thay đổi giá cả mà người bán xe nhận được. KẾT LUẬN Nền kinh tế do hai loại luật chi phối: luật cung cầu và luật do chính phủ đưa ra. Trong chương này, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu xem các luật này tương tác như thế nào. Kiểm soát giá và thuế mang tính phổ biến trong các thị trường khác nhau, và ảnh hưởng của chúng thường được báo chí và các nhà hoạch định chính sách tranh luận. Chỉ cần một chút kiến thức kinh tế là có thể hiểu và đánh giá được các chính sách này. Trong các chương sau, chúng ta sẽ phân tích chính sách của chính phủ một cách chi tiết hơn. Chúng ta sẽ xem xét các ảnh hưởng của thuế đầy đủ hơn và nghiên cứu nhiều loại chính sách hơn so với chúng ta đã làm trong chương này. Song các bài học cơ bản của chương này sẽ không thay đổi: Khi phân tích các chính sách của chính phủ, thì cung và cầu là những công cụ phân tích đầu tiên và hữu hiệu nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_4_cung_cau_va_chinh_sach_cua_chinh_phu_9406.pdf