Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô

* Sâu xám:

+ Gây hại ngô chủ yếu trong thời kỳ cây con (mọc đến 5-6 lá). Sâu thường

gây hại vào ban đêm, sâu non cắn đứt cây con ở gốc sát mặt đất gây mất khoảng.

Sâu thường có nhiều ở chân đất cát pha và thịt nhẹ.

+ Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, tiến hành cày bừa ngay khi độ ẩm đất cho phép

- Gieo đúng thời vụ, gieo tập trung

- Dùng Basudin, Vibasu 10H hoặc Furadan 3H (hạn chế sử dụng) rắc đều

vào rạch trước khi gieo hạt với lượng 15-20kg/ha.

- Bắt bằng tay vào các buổi sáng sớm

- Phun Sherpa 25 EC với 3-4ml/bình bơm 8 lít

* Sâu xanh:

+ Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, khi cây

còn non, sâu ăn lá làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ,

sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, cản trở việc trỗ cờ và tung phấn.

Trên bắp, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỷ lệ đậu hạt.

+ Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ lô

- Dùng Sherpa 10 EC hoặc Supracide 40 EC với liều lượng 1-1,5 lít pha với

300-400 lít nước phun cho 1 ha. Khi phát hiện sâu, có thể phun phòng lúc ngô 3 -4 lá, 7-9 lá và trước trỗ cờ 5-7 ngày.

- Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu non

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bón tới 15,6 kg đạm/sào. + Lượng phân lân bón cho ngô dao động từ 8,46-21,1kg/sào, thường bón 12,7-19,0kg/sào. + Lượng kali bón cho ngô tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể dao động từ 2,4- 7,2 kg kali/sào, thường bón từ 3,6-6,0kg kali/sào. Khi ngô được bón nhiều đạm hơn thì trong nhiều trường hợp ngô cũng cần nhiều kali hơn. Ngô trồng làm thức ăn ủ chua cho gia súc cần rất nhiều kali, từ 12-18kg/sào. VIII. PHƢƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO NGÔ 1. Bón lót: Chủ yếu dùng hai loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo hai cách: rải đều hay bón theo hàng. + Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng phân không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm và hiệu quả thấp. 19 + Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt giống. Bón theo cách này phân được bón tập trung gần gốc ngô nên nhanh phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm, nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng, nhất là các phân gây chua có thể gây xót hạt, thối mầm và chết. 2. Bón phân thúc cho ngô + Bón thúc đợt 1: Khi cây ngô có 3-4 lá thật nhằm giúp cây ngô phát triển bộ rễ, chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng từ đất được tốt, thường bón 1/3 đạm + 1/3 kali, pha phân với nước tưới cho cây. Nếu đất đủ ẩm có thể bón trực tiếp vào đất: rạch 2 bên cách gốc cây ngô 5-7cm, rải đều phân vào rạch rồi kết hợp vun nhẹ để lấp phân quanh gốc ngô. + Bón thúc đợt 2: Khi cây ngô có 7-9 lá thật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ đốt, giúp cho cây ngô hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển thân lá, phân hoá cơ quan sinh sản và chống đổ. Thường dùng 1/3 đạm + 1/3 kali trộn đều phân bón vào rãnh rạch sâu 5-7 cm hai bên hàng ngô và cách gốc 10-15cm, sau đó lấp đất vun vào gốc. + Bón thúc đợt 3: Lúc cây ngô xoắn nõn (10-15 ngày trước trỗ) tác dụng tốt cho quá trình phân hoá bắp và trỗ cờ, tung phấn thụ tinh của cây ngô, tạo điều kiện cho thân lá phát triển tối đa, giữ bộ lá xanh lâu để quang hợp nuôi hạt. Dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón trực tiếp vào đất như đợt 2 và kéo đất vun lần cuối. IX. CHĂM SÓC, LÀM CỎ, XỚI XÁO, TỈA DẶM 1. Kiểm tra đồng ruộng Sau khi gieo ngô xong cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời như: dặm, tỉa. Nếu hạn phải tưới nước, dựng lại ngô khi cây đổ, bón bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. 2. Dặm hạt, tỉa cây và định cây + Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây khuyết bằng hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm rồi gieo bổ sung vào nơi thiếu cây, hoặc có thể làm ngô bầu để dặm. Cần vét rãnh tiêu nước khi cần thiết. + Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây. Ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1hốc (lần này gọi là tỉa định cây). 20 3. Làm cỏ và vun xới + Làm cỏ lần 1: Khi cây có 3-4 lá, xới nhẹ trên mặt, làm cỏ và bón phân đợt 1, vun nhẹ 1 lớp đất vào gốc, độ sâu xới đất 4 -5 cm. + Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7-9 lá, thường tiến hành cuốc xới trên hàng, cầy giữa hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp. + Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13-14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 rồi dùng cuốc vun cao tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển. Để nâng cao hiệu quả chăm sóc các thời kỳ xới xáo kết hợp bón phân và tưới nước thường tiến hành đồng thời. X. PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Các loại sâu hại ngô chính ở Việt Nam * Sâu xám: + Gây hại ngô chủ yếu trong thời kỳ cây con (mọc đến 5-6 lá). Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu non cắn đứt cây con ở gốc sát mặt đất gây mất khoảng. Sâu thường có nhiều ở chân đất cát pha và thịt nhẹ. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, tiến hành cày bừa ngay khi độ ẩm đất cho phép - Gieo đúng thời vụ, gieo tập trung - Dùng Basudin, Vibasu 10H hoặc Furadan 3H (hạn chế sử dụng) rắc đều vào rạch trước khi gieo hạt với lượng 15-20kg/ha. - Bắt bằng tay vào các buổi sáng sớm - Phun Sherpa 25 EC với 3-4ml/bình bơm 8 lít * Sâu xanh: + Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, khi cây còn non, sâu ăn lá làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ, sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, cản trở việc trỗ cờ và tung phấn. Trên bắp, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỷ lệ đậu hạt. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ lô - Dùng Sherpa 10 EC hoặc Supracide 40 EC với liều lượng 1-1,5 lít pha với 300-400 lít nước phun cho 1 ha. Khi phát hiện sâu, có thể phun phòng lúc ngô 3- 4 lá, 7-9 lá và trước trỗ cờ 5-7 ngày. - Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu non * Sâu đục thân: 21 + Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bắp. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Cây ngô con gái, sâu đục ngang búp lá gây ra hàng lỗ đục thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Khi ngô lớn, sâu cũng lớn và đục vào thân ngô ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt thân, gây cản trở cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, tác hại lớn là làm cây bị gãy khi gặp gió bão. Muộn hơn, sâu đục dọc cuống cờ làm gãy bông cờ, đục dọc cùi ngô… + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thân lá ngô vụ trước - Dùng thuốc Ofatox 400 ND, Supracide 40 EC phun ở nồng độ 0,10- 0,15% - Khi ngô xoáy nõn, dùng Vibasu 10H hoặc Furadan 3H (hạn chế sử dụng), bỏ 4-6 hạt vào nõn. * Rệp hại ngô: + Chủ yếu hại lá và cờ ngô (muội hại ngô). Khi ngô trỗ cờ, rệp trích hút dịch lá bao cờ, làm lá bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn, nhiều khi rệp còn gây hại râu ngô, làm râu ngô bị khô không có khả năng thụ phấn. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thân lá ngô vụ trước - Gieo trồng đúng thời vụ và mật độ với những giống có thân lá gọn - Dùng Trebon 10 EC 20ml/bình 10 lít phun lên cây, chú ý những nơi rệp tập trung nhiều. 2. Bệnh hại ngô * Bệnh khô vằn: + Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô, biểu hiện rõ và nặng khi cây ngô trỗ cờ đến làm hạt. Bệnh lan truyền từ gốc lên, biểu hiện bằng các vết loang hình đám mây ở bẹ lá và phiến lá. Thiệt hại lớn khi vết loang đến bắp gây lép hạt. + Biện pháp phòng trừ - Sự xâm nhiễm và lây lan chủ yếu nhờ các hạch nấm tồn tại trên các tàn dư cây trồng và trong đất nên vệ sinh đồng ruộng và luân canh là các biện pháp hữu hiệu. - Bóc sạch bẹ và lá bị bệnh, làm sạch cỏ, thông thoáng đồng ruộng - Gieo trồng các giống chống bệnh - Phun Validacin 3 SC với nồng độ 0,2-0,25% vào thân ngô chỗ bị bệnh. Hiệu quả hơn, phun sau khi bóc bẹ lá. 22 * Bệnh đốm lá: có 2 loại đốm lá lớn và đốm lá nhỏ + Vết bệnh hình bầu dục, khi bệnh nặng, các vết liên kết lại làm toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao và buổi sáng có sương + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng - Thâm canh cho ngô sinh trưởng nhanh sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh - Dùng hạt giống đã xử lý thuốc nấm như Metalaxyl (Apron) * Bệnh bạch tạng: + Bệnh hại khi cây còn non đến khi có bắp. Bệnh thể hiện bằng các vết sọc dài theo phiến lá màu trắng nhợt, phiến lá nhỏ, cây kém phát triển. Khi cây đã bị bệnh hoặc chết hoặc không cho bắp. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng - Luân canh ngô với cây trồng khác - Chọn giống chống bệnh và hạt giống sạch bệnh (đã qua xử lí hạt) - Khi xuất hiện cây bệnh, nhổ và tiêu huỷ ngay để tránh lây lan đồng thời có thể phun Boocđo 1% và 1 số thuốc nấm khác. * Bệnh gi sắt: + Xuất hiện nhiều ở những vụ ngô phụ. Vết bệnh ban đầu chỉ là những chấm màu vàng, sau to dần và tạo thành các vết có bờ nổi chứa các bào tử màu nâu như gỉ sắt. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thân lá, cày bữa kỹ nhằm hạn chế nguồn bệnh trong đất - Xử lý hạt giống trước khi gieo - Chọn các giống ngô chống bệnh - Khi bệnh xuất hiện, phun các loại thuốc như Bayfidan 25 EC nồng độ 0,01-0,02%. * Các bệnh khác: Ngoài các bệnh chính hại ngô trình bày ở trên, cây ngô còn nhiễm một số bệnh khác do nấm (than đen, mốc hồng), vi khuẩn và vi rút (khảm lá ngô, khảm lùn cây ngô….) gây ra. XI. CÁC GIỐNG NGÔ LAI 1. Các giống ngô lai dài ngày - Giống ngô lai LVN -10 23 - Giống ngô lai CPDK-888 - Giống ngô chất lượng protein cao HQ-2000 - Giống ngô lai LVN 98 - Giống ngô lai T6 2. Các giống ngô lai trung ngày - Giống ngô LVN-4 - Giống ngô LVN-17 - Giống ngô LVN-12 - Giống ngô P-11 - Giống ngô P-60 - Giống ngô lai LVN 22 3. Các giống ngô lai ngắn ngày - Giống ngô lai LVN20 - Giống ngô lai LVN-25 - Giống ngô T-1 - Giống ngô lai LVN-24 - Giống ngô lai LVN-9 XII. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG GIỐNG NGÔ LVN 10 1. Nguồn gốc và đặc điểm giống ngô LVN 10 * Là giống ngô do viện nghiên cứu ngô TW chọn tạo. Thâm canh tốt đạt 80-85tạ/ha, có khả năng chịu hạn khá, ít nhiễm các loại sâu bệnh. * Đặc điểm chính: Là giống dài ngày có thời gian sinh trưởng: + Vụ xuân: 125-135 ngày + Hè thu: 100-105 ngày + Vụ thu đông: 110-120 ngày + Điều kiện Miền Nam: 115-120 ngày Chiều cao cây: 200-240 cm Chiều cao đóng bắp: 100-140 cm Chiều dài bắp 16-18 cm Đường kính bắp: 4-4,5 cm Số hàng hạt/bắp = 10-14 hàng Số hạt trên hàng = 35-45 hạt Khối lượng 1000 hạt = 290-319 g Tỷ lệ hai bắp trên cây cao: 40-60% Dạng hạt bán răng ngựa 2. Kỹ thuật trồng chăm sóc ngô LVN 10 2.1. Thời vụ gieo trồng 24 Tuỳ theo vùng sinh thái nhưng thời vụ chính như sau: + Vùng núi Tây Bắc: vụ chính giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 + Đồng bằng trung du Bắc bộ: vụ chính: vụ xuân tháng 2, vụ hè thu gieo vào tháng 6, 7; vụ thu và thu đông cuối tháng 7 đầu tháng 8 và vụ đông gieo trong tháng 9. + Bắc trung bộ: vụ xuân gieo trong tháng 2, tháng 3 vụ đông gieo tháng 9, 10 + Tây nguyên: vụ chính (hè thu) gieo trong tháng 4,5. Thu đông gieo vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 + Duyên hải Miền trung; vụ đông xuân gieo tháng 12, hè thu gieo vào đầu tháng 4 + Đông Nam Bộ: vụ chính hè thu gieo vào cuối tháng 4 tháng 5 (vụ 1); thu đông tháng 7 và tháng 8, đông xuân tháng 11 và 12. + Đồng bằng sông Cửu Long: vụ chính gieo tháng 11 và 12, hè thu tháng 4 và 5, thu đông tháng 7-8 2.2. Chọn ruộng trồng ngô Ngô có khả năng thích nghi rộng với nhiều loại đất như trên nương và nhờ nước trời, ruộng hai lúa, bãi ven sông… Nhưng ngô trồng tốt nhất trên chân đất thịt nhẹ, thoát nước và thuận lợi tưới tiêu. 2.3. Làm đất trồng ngô - Ngô có bộ rễ chùm rất phát triển ăn sâu 1-2 m, rộng 0,5 m do vậy nguyên tắc làm đất ngô là cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại. - Cày vỡ trước 10 ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh - Cày bừa nhỏ san phẳng - Lên luống: trồng 1 hàng rộng mặt luống 40-45cm, nếu trồng hai hàng luống 80-90cm, rãnh 20-30 cm, cao luống 35-40 cm thoát nước. - Bổ hốc, khoảng cách hốc 30-35 cm, bón lót phân chuồng, lân, đạm và kali. * Kỹ thuật gieo ngô: - Lượng giống gieo cho 360m2: 1,26 - 1,44 kg - Gieo theo hốc, mỗi hốc 1-2 hạt * Mật độ trồng ngô: phụ thuộc vào đất, giống ngô và mùa vụ. Mật độ trồng ngô thích hợp ở các vùng theo GS Ngô Hữu Tình như sau: Vùng Giống ngắn ngày Giống trung ngày Giống dài ngày Mật độ (vạn Khoảng cách Mật độ (vạn Khoảng cách Mật độ (vạn Khoảng cách 25 cây/ha) (cm) cây/ha) (cm) cây/ha) (cm) Miền Bắc 5,7 - 6,5 7022- 25 5,1 - 5,7 7025-28 4,7-5,1 7028-30 Miền Trung 7,1 7020 5,7 7025 5,1 7028 Tây Nguyên 6,5 7022 5,7 7025 5,1 7028 2.4. Kỹ thuật bón phân cho ngô LVN 10 Ngô cần nhiều loại phân bón gồm 4 nhóm: + Phân đa lượng: Đạm, lân, kali + Phân trung lượng: Lưu huỳnh, canxi.. + Phân vi lượng: Sắt, mangan, kẽm, đồng, bo… + Siêu vi lượng: silic, nhôm, bạc, natri Lượng phân bón cho ngô trên các loại đất Vùng Loại đất Lƣợng phân bón Hoạt chất Thƣơng phẩm N P2O 5 K2 O Đạm ure Supe lân Kali clorua Vùng núi phía Bắc Dốc tụ 150 60 50 320 300 80 Đồng bằng sông Hồng Phù sa 120 90 60 250 450 100 Bạc màu 150 120 90 320 600 150 Miền Trung Phù sa 120 90 60 250 450 100 Bạc màu 150 90 60 320 450 100 Đông Nam Bộ Đất đỏ bazan 120 90 60 250 450 100 Tây Nguyên Đất xám 180 80 100 380 400 160 Đồng bằng sông C. Long Phù sa 200 100 100 430 500 160 * Cách bón: + Bón lót: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/3 đạm + Bón thúc: lần 1 khi ngô 3-4 lá thật với 1/2 lượng đạm; 1/2 lượng kali. Rễ đốt ở giai đoạn này chưa phát triển mạnh và không có tính hướng phân do đó để rễ tiếp xúc được với phân cần rạch một rãnh nông 5cm cách gốc hàng ngô 5cm rắc phân rồi lấp đất lại. Bón thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá bón nốt lượng đạm và 1/2 lượng kali còn lại; rắc phân cách gốc 5cm rồi lấp đất. * Lượng phân đa lượng bón cho ngô trung bình như sau: (kg/sào) 26 - Phân chuồng: 288-360 kg - Đạm urê: 10,8 - 12,6 kg - Lân supe: 10 kg - Kali clorua: 3,6 - 5,4 kg + Cách bón phân lót: bón toàn bộ lượng phân chuồng, lân supe Bón phân theo hàng: thực hiện khi làm đất xong, rạch hàng sâu, rải phân xuống đáy hàng, lấp 1 lớp đất nhỏ rồi mới tra hạt. + Bón thúc: - Bón thúc đợt 1: lúc cây ngô có 3-4 lá thật Đạm: 3,6 - 4,2 kg/sào Kali: 1,0 - 1,5 kg/sào - Bón thúc đợt 2: cây ngô có 7-9 lá thật Đạm: 4,0 - 5,0 kg/sào Kali: 1,6 - 2,0 kg/sào - Bón thúc đợt 3: Cây ngô xoăn nõn (10-15 ngày trước trỗ) Toàn bộ lượng phân còn lại 2.5. Chăm sóc: * Tỉa dặm: - Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây chết bằng hạt ngâm ủ cho nảy mầm để dặm những hốc mất cây. - Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1-2 cây, ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1 hốc, thời giai này định cây đảm bảo cho năng suất. * Làm cỏ và vun xới: Tiến hành 3 lần - Làm cỏ lần 1: khi cây có 2-3 lá gọi là xới phá váng, xới nhẹ trên mặt cỏ và bón phân đợt 1 - Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7-9 lá, tiến hành cuốc xới trên hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp - Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13-14 lá, xới nhẹ, bón phân lần 3, rồi dùng cuốc vun cao * Tưới nước: - Độ ẩm thích hợp cho ngô là 70-80% - Khi đất khô không mưa cần tưới nước, tốt nhất tưới theo rãnh để qua đêm rồi rút cạn. Giai đoạn ngô cần nước là 3-4 lá; 6-9 lá và sau trỗ 7 ngày. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky-thuat-trong-va-cham-soc-ngo-252.pdf