Lịch sử các tư tưởng chính trị

I. Sơ lược lịch sử các tư tưởng chính trị phương tây.

1.1.Tư tưởng chính trị Hy Lạp và La Mã cổ đại.

*Bối cảnh lịch sử:

-Chế độ thị tộc-bộ lạc tan rã.

-Sự phân hoá mạnh mẽ của các công xã, sự giàu -nghèo của các tầnglớp dân cư.

-Tầng lớp quý tộc giầu có tách ra thành một lực lượng xã hội.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Lịch sử các tư tưởng chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử các tư tưởng chính trị - 1 I. Sơ lược lịch sử các tư tưởng chính trị phương tây. 1.1.Tư tưởng chính trị Hy Lạp và La Mã cổ đại. *Bối cảnh lịch sử: - Chế độ thị tộc-bộ lạc tan rã. - Sự phân hoá mạnh mẽ của các công xã, sự giàu - nghèo của các tầng lớp dân cư. - Tầng lớp quý tộc giầu có tách ra thành một lực lượng xã hội. 2 1.1.1.Các tư tưởng tiêu biểu thời sơ kỳ (VII - VI Tr.CN). Xô lông (638-559 Tr. CN). - Ông chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ nợ nần. - Bãi bỏ quy định mức sở hữu đất đai cao nhất (cải cách điền địa ). - Đặt ra quyền chính trị và nghĩa vụ công dân tương ứng với sở hữu điền địa. - Các chức vụ hành chính được bầu với điều kiện là mức tài sản. 3 1.1.1.Các tư tưởng thời sơ kỳ... ý nghĩa: Các cuộc cải cách của Xôlông vẫn là nhằm bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc. - Để cải cách Ch.trị ông bắt đầu bằng cải cách kinh tế. Ông đã chuẩn bị cho sự ra đời của 1 kiểu NN đầu tiên trong lịch sử - NN dân chủ chủ nô. 4 * Pitago (580-500 Tr.CN). - Bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc (đối lập với Xô lông). - Ông kịch liệt chống những người bình dân và chế độ nhà nước dân chủ. - Ông xây dựng lý thuyết về sự bình đẳng (pháp luật là phương tiện). - Sự công bằng là tiêu chuẩn, là cơ sở để con người xử sự với nhau. 5 * Hêraclít (530-470 Tr. CN). - Ông coi nhân dân là những người ngu dốt, còn nhà triết học thì "một người hơn cả vạn người". Sự phục tùng ý nguyện một người là quy luật tất yếu. - Thế giới được tạo nên bởi các mâu thuẫn. Chiến tranh dùng để giải quyết mâu thuẫn. - Công bằng và bất công được tạo nên bởi chính con người, còn vũ trụ vốn tồn tại khách quan và công bằng. 6 1.1.2.Tư tưởng chính trị thời kỳ phát triển và suy vong của chế độ DC chủ nô (thời kỳ nở rộ các tư tưởng chính trị, thế kỷ V - IV Tr. CN). Đêmôcrit (460-370 Tr. CN). 7 1.1.2.Tư tưởng thời DC chủ nô (V-IV TCN). Đêmôcrit (460-370 Tr. CN). - Sự ra đời, tồn tại của nhà nước,pháp luật là tất yếu, không hề phụ thuộc vào một thế lực thần bí nào. - Nhà nước là sự thể hiện các quyền lợi chung của các công dân. - Các đạo luật là phương tiện bảo đảm cho đời sống thuận lợi của con người trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội. 8 * Platon (427- 347 Tr. CN). - Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao. Quyền lực chính trị được tạo ra từ sự thông thái .Việc điều hành nhà nước thuộc về giới thượng lưu. - Chính trị phải là một khoa học. Không hiểu được khoa học chính trị thì không thể trở thành nhà chính trị thực sự. - Nhà nước lý tưởng là nhà nước có các đạo luật công bằng. 9 Arixtốt (384-322 Tr. CN). - Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, là khoa học làm chủ, là khoa học kiến trúc xã hội của công dân. - Nhà nước xuất hiện do tự nhiên, được hình thành do lịch sử. - Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về ba phương diện: lập pháp, hành pháp và phân xử. 10 1.1.3.Các nhà tư tưởng khác. Pôlybe (201-120 Tr. CN). - Kế thừa cách phân loại chính phủ của Arixtốt, ông ủng hộ thể chế chính trị hỗn hợp: vừa có quân chủ,vừa có quý tộc và dân chủ. - Chính phủ tốt nhất là chính phủ liên kết được những hình thức thuần tuý khác nhau trong những tỉ lệ hài hoà nhất. Cơ quan chấp chính tối cao là vua, nguyên lão nghị viện là quý tộc, các hội đồng là dân chủ. 11 Tit Lúcrexơ (99-55 Tr. CN) Ông đã nêu ra tư tưởng về nhà nước pháp quyền.Khi công cụ sản xuất phát triển, con người bị phân hoá thành các giai cấp. Trong chế độ sở hữu tư nhân đã nẩy sinh các bất công xã hội và sự hỗn loạn.Để xoá bỏ tình trạng ấy, con người đã bầu ra chính quyền và đề ra các đạo luật. 12 *Xixêrông (106-43 Tr. CN). - Ông đánh giá cao đạo đức trong chính trị. Chính trị là công việc của những người tốt, là những công việc công cộng. - Ông nghiên cứu nhà nước và các loại luật thích hợp với nhà nước. - Ông bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô, biện minh cho sự bất công xã hội. 13 1.2. Tư tưởng chính trị thời kỳ phong kiến. Xem trong tài liệu (từ trang 18-21). 14 1.3. Tư tưởng chính trị thời kỳ cách mạng tư sản. Vonte (1694-1778).¤ng lµ nhµ triÕt häc Ph¸p, lµ ng*êi ®i ®Çu trong phong trµo khai s¸ng. ¤ng cã t* t*ëng chÝnh trÞ tiÕn bé, chèng l¹i chÕ ®é chuyªn chÕ, ®Æc quyÒn, ngu muéi, tèi t¨m cña nhµ thê phong kiÕn, thÓ hiÖn lîi Ých cña giai cÊp t* s¶n. - ¤ng ®Êu tranh cho nÒn ph¸p luËt t* s¶n, cho sù b×nh ®¼ng tr*íc ph¸p luËt. C¸c quyÒn vµ phÈm gi¸ cña con ng*êi ph¶i ®*îc thõa nhËn cho mçi thµnh viªn cña x· héi. 15 1.3. Tư tưởng CT thời cách mạng tư sản. - Ông đòi xoá bỏ các toà án giáo hội, đòi hỏi cải cách pháp luật bằng cách thay thế các luật địa phương khác nhau bằng luật pháp chung của cả nước. - Ông đấu tranh chống các cuộc chiến tranh phi nghĩa, cướp bóc. Ông là một nhà khai sáng vĩ đại, có tư tưởng chính trị tiến bộ. 16 Môngtexkiơ (1689-1755). Là nhà tư tưởng vĩ đại Pháp. Tác phẩm: Tinh thần pháp luật,Những bức thư Ba Tư. - Ông phản đối chế độ chuyên chế vì nó là hình thức cầm quyền độc đoán. - Về nhà nước: coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là tự nhiên và có tính lịch sử. Ông tán thành chế độ quân chủ lập hiến và có thiện cảm với chế độ cộng hoà. - Theo ông, tự do chính trị không phải là để làm điều mong muốn mà "Tự do là quyền được làm tất cả những gì pháp luật cho phép". 17 Môngtexkiơ (1689-1755). - Tự do chính trị gắn liền với tự do công dân, tuân thủ nghiêm minh pháp luật. - Học thuyết tam quyền phân lập để chống độc quyền và lạm quyền. Quyền lực nhà nước chia ra ba loại: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chúng cân bằng nhau và tập trung trong các cơ quan khác nhau. Các cơ quan đại diện nhân dân hạn chế quyền lực nhà vua. 18 * G. G. Rút xô (1712-1778).Là nhà văn, là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Pháp thế kỷ XVIII.Tác phẩm: Bàn về khế ước xã hội. - Tư tưởng nổi bật của ông là kịch liệt chống chuyên chế phong kiến, bảo vệ chủ quyền nhân dân, quan tâm đến những người dân bình thường. - Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý là khi con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì được tự do. 19 -Về quyền lực nhà nước, ông đã có sự phân biệt rạch ròi giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp được quy định do khế ước xã hội. Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, còn quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, tức là nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ. Chính phủ phải phụ thuộc vào quyền lập pháp. 20 1.4. Tư tưởng chính trị của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng ở phươngTây nửa đầu thế kỷ XIX. Xanh Ximông (1760-1825). - Lý luận về giai cấp: ông chia xã hội thành ba tầng lớp: các nhà khoa học,chủ sở hữu và vô sở hữu. - Ông dự báo xã hội tương lai tốt đẹp, trong đó tư liệu sản xuất được xã hội hoá. -Trong xã hội, hoạt động chính trị là quan trọng nhất. Chính trị là khoa học về sản xuất. 21 - Hạn chế của ông là tuyệt đối hoá con đường hoà bình để đạt mục đích . Ông dự báo về một xã hội tương lai vẫn dựa trên cơ sở tư hữu. - Ông coi mình là người đại diện cho giai cấp công nhân và tuyên bố giải phóng họ là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động của ông. 22 * Phuriê (1772-1837). - Ông lên án xã hội tư sản.Ông cho rằng sự phát triển công nghiệp tư bản dẫn tới bần cùng hoá người lao động.Nạn thất nghiệp là tội lỗi của xã hội tư bản. - Ông phê phán đạo đức tư sản, đặc biệt là trong hôn nhân. Ông coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là thước đo sự phát triển của xã hội. - Ông cho rằng không cần thiết phải đấu tranh chính trị, việc cải tạo xã hội sẽ theo con đường cải cách. 23 * Ô-oen (1771-1858). - Ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư hữu vì nó là nguyên nhân của mọi tội phạm và thảm kịch của con người. - Ông đánh giá cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, việc cải tạo xã hội sẽ nâng cao số lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mọi người. - Ông cho rằng mọi người đều mong muốn chủ nghĩa xã hội như nhau nên không cần cách mạng. 24 - Mọi người sinh ra để hưởng hạnh phúc, nên phải từ bỏ thù địch, chiến tranh, áp bức, bóc lột. Cần xây dựng xã hội có nguyên tắc sống là: "mình vì mọi người, mọi người vì mình". - Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng phương pháp hoà bình, cải cách nhà nước, xây dựng phong trào công đoàn và hợp tác xã, phản đối đấu tranh giai cấp. 25 II. Sơ lược lịch sử tư tưởng chính trị phương đông cổ đại. * Điều kiện kinh tế xã hội: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Đồ sắt xuất hiện tạo nên cuộc cách mạng về công cụ lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt giữa các giai cấp, tầng lớp thống trị, giữa các giai cấp thống trị với nhân dân lao động. 26 - Vua Chu chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu do tranh giành đất đai, bành trướng lãnh thổ. Đạo đức, trật tự xã hội suy thoái. Nhân dân đói khổ vì chiến tranh. - Trước tình hình đó, những người có học đua nhau tìm giải pháp để lập lại trật tự xã hội. Hàng trăm học thuyết, tư tưởng ra đời. Trong đó , ảnh hưởng nhất là Nho gia, Mặc gia, Pháp gia. 27 2.1.Tư tưởng chính trị của Khổng Tử (Nho gia). - Nho gia đại diện cho tầng lớp quý tộc đang sa sút, chủ trương đức trị. Nhà vua trước hết phải là tấm gương về đạo đức, phải chăm sóc dân, "dưỡng dân,giáo hoá dân,an dân". - Về chính trị: Chính trị là chính đạo, thẳng thắn, cai trị phải ngay thẳng. Phương pháp cai trị: bằng đạo đức. Quyền lực nhà nước phải tập trung vào một người là vua. 28 - Học thuyết về nhân, lễ, chính danh. Nhân là thương người, yêu người, là nhân đạo, coi người như mình, giúp đỡ người khác, không làm hại người khác, sống ngay thẳng, có đạo đức. Lễ là quy tắc, chuẩn mực ứng xử của mỗi người trong xã hội. Cai trị bằng lễ, vì lễ quy định danh phận, thứ bậc mọi người trong xã hội, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giao tiếp. Tất cả mọi người đối xử với nhau phải theo lễ. 29 Chính danh là xác định danh phận, vị trí mỗi người trong xã hội. Mỗi người phải làm tròn bổn phận vai trò, trách nhiệm của mình theo thứ bậc quy định. Không tranh giành, chiếm đoạt ngôi thứ của nhau. Danh phải phù hợp với thực, "danh có chính, ngôn mới thuận". 30 Chỉ người cầm quyền mới có nhân. Họ thường xuyên phải tu dưỡng bản thân, tuân theo lễ, nêu gương sáng để cai trị thiên hạ, cảm hoá mọi người. Xây dựng thể chế nhà nước lý tưởng theo mô hình nhà Tây Chu trước đây: vua sáng, tôi hiền. Vua quan tâm, chăm sóc dân như cha đối với con. 31 *Tư tưởng Nho gia thực chất là phép ứng xử về đạo đức. Khổng Tử cho rằng việc chính trị phải lấy lòng nhân ái mà đối với dân, lấy kính cẩn mà giữ mình. Học thuyết đó không được xây dựng trên một cơ sở kinh tế-xã hội hiện thực nên không có một nhà cầm quyền nào cùng thời với Khổng Tử thực hiện học thuyết của ông. 32 2.2.Tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử (Pháp gia). Các đại biểu: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử. Pháp gia đại diện cho tầng lớp thương nhân, địa chủ đang lên, chủ trương dùng hình phạt-pháp luật để cai trị. Hàn Phi Tử tổng kết, hoàn thiện tư tưởng của các đại biểu trên thành học thuyết pháp trị của mình. Học thuyết đó dựa trên ba nội dung cơ bản: "pháp-thuật-thế". 33 Pháp: luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện. Luật phải đúng đắn, phù hợp, công khai trên dưới đều biết. Tất cả cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định. 34 Thuật: là nghệ thuật,thủ thuật trị nước.Vua phải luôn cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng khả năng. Vua phải sáng suốt, không để lộ sự yêu, ghét để quần thần lợi dụng. 35 Thế: là uy thế, quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để trị nước. 36 Pháp, thuật, thế có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện để thực hành pháp luật. 37 Ông cho rằng, con người ta có tính ác, nhưng lý giải từ vấn đề lợi ích.Người ta tranh giành nhau, yêu mến nhau cũng chỉ vì lợi ích. Việc cai trị phải căn cứ vào lợi ích để thưởng hay phạt. Thưởng, phạt là công cụ để thi hành pháp luật. Thưởng phạt nghiêm minh, thoả đáng mới bảo vệ được pháp luật. 38 *Tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử và phái Pháp gia nhằm bảo vệ chế độ chuyên chế tàn bạo, lấy pháp luật để cai trị, là phương tiện duy nhất để bảo vệ quyền lợi của nhà vua, thực thi một chính sách hà khắc, đối lập với ý chí của nhân dân lao động. 39 III.Tư tưởng chính trị mác-lênin và hồ chí minh. 3.1.Nội dung cơ bản của chính trị học Mác-Lênin. - Tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.ăngghen được xây dựng trên nền tảng một thế giới quan duy vật biện chứng về lịch sử xã hội. 40 - Tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.ăngghen về cách mạng XHCN và xây dựng CNXH trên nền tảng một học thuyết kinh tế cách mạng triệt để và khoa học sâu sắc, với việc hình thành học thuyết về giá trị thặng dư, tìm ra mâu thuẫn cơ bản không thể điều hoà giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. 41 - Tư tưởng chính trị cốt lõi của toàn bộ học thuyết Mác là đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới đập tan nhà nước tư sản bằng một cuộc cách mạng xã hội, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. 42 3.2.Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Luận điểm về cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc. Con đường giải phóng dân tộc phải là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. 43 Phải xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cách mạng Việt Nam phải gắn liền với cách mạng thế giới, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf146_9895.pdf
  • pdf145_7777.pdf
Tài liệu liên quan