Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam

NỘI DUNG

A. KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC TA TỪ THẾ KỶ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XVIII.

B. MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ.

Trọng tâm: Mục B

 

docx46 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” vv b. Nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta hoàn toàn đối lập với nghệ thuật quân sự của phong kiến phương bắc. Do mục đích chi phối, nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật quân sự CT giải phóng, giữ nước Nghệ thuật quân sự của phong kiến phương bắc là nghệ thuật của CT xâm lược, “Bình thiên hạ” Nghệ thuật quân sự “cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc. Trước hoạ xâm lăng, tổ tiên ta biết đoàn kết để giữ nước, gắn quyền lợi gia đình và bản thân với quyền lợi tổ quốc. Trong CT tổ tiên ta đã nhận thức được “nước mất thì nhà tan; “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”; từ đó xác định “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” . Thời Trần sau kháng chiến chống Mông-Nguyên, cả nước chỉ có 2 thôn giặc đến không đánh, còn tất cả mọi nơi nhân dân đều chủ động đứng lên đánh giặc bằng mọi lực lượng, mọi hình thức, mọi vũ khí có trong tay. Tổ tiên ta sớm nhận thức được sức mạnh của toàn dân và biết dựa vào dân đánh giặc. Tổ tiên ta nhân thức được vai trò của nhân dân, biết dựa vào dân để đánh giặc như Trần Hưng Đạo tổng kết: Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua các thời đại là do “ vua tôi đồng lòng , anh em hoà mục, cả nước chung sức, giặc tự bị bắt” và “ khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước”. Nguyễn Trãi thì coi sức dân mạnh như nước “phúc chu thuỷ, tín dân do thuỷ” vv Thời Nhà Hồ tuy có quân đông, thành quách kiên cố nhưng bị thất bại. Hồ Nguyên Trừng đã thấy: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi” c. Tổ tiên ta giương cao ngọn cờ đại nghĩa để phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của toàn dân đánh giặc. Tổ tiên ta hiểu sâu sắc của chiến tranh chính nghĩa, đánh giặc để cứu mình, cứu người, đó là cơ sở tập họp toàn dân chống ngoại xâm : “làm cho địch thế lớn mà rỗng, quân nhiều mà tản, lúc ta đánh chỗ này, lúc ta đánh chỗ khác, làm cho địch hợp thì khó tụ được, chia thì khó giữ được”, quân địch luôn bị động đối phó và thất bại. Nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh Trong chiến tranh tổ tiên ta luôn chủ động đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc CT ta thường phải lấy ít đánh nhiều, nhỏ đánh lớn. Trong CT chống Mông-Nguyên cách đánh của ta là “dĩ đoản chế trường”. Khi quân địch mạnh, ta không dàn trận để quyết chiến với địch, khi địch đã bị dàn mỏng, phân tán, khó ứng cứu được cho nhau là lúc ta phản công. Trong kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã tổng kết cách đánh “ Lấy yếu chống mạnh thường đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều thường dùng mai phục” Tổ tiên ta đã biết kết hợp chặt chẽ các phương thức và thủ đoạn tác chiến. Trong CT chống Tống lần 2, Lý Thường Kiệt kết hợp các phương thức, cách đánh: thuỷ chiến, công thành, rút lui, phòng ngự, phản công và tiến công để đánh bại quân địch. Ba lần đánh Mông-Nguyên ta đều rút lui, sau đó phản công, tiến công. Trong chống quân Thanh, Quang Trung đề ra phương châm: “đánh nhanh, thắng nhanh, giải quyết nhanh”, ông đã chỉ huy bí mật, thần tốc táo bạo, bất ngờ, tiến công trên nhiều hướng, thực hiện bao vây chia cắt, tiến công chính diện với vu hồi bên sườn tiêu diệt địch. c. Tổ tiên ta giỏi tạo thời cơ và lập thế trận. Ông cha ta đã giải quyết xuất sắc hai vấn đề là mưu lừa địch và kế điều địch, dụ địch vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt. Trần Hưng Đạo chỉ rõ: phải xem xét quyền biến như đánh vờ, tuỳ thời mà làm”. Nguyễn Trãi thì: “Biết địch, biết ta, biết mạnh, biết yếu” phải lấy xưa mà nghiệm nay, phải tạo thời, lập thế để vận dụng đúng chỗ. Quang Trung xác định: “Người khéo thắng là ở chổ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh để đè yếu, lấy nhiều mà hiếp ít vv 4. Nghệ thuật quân sự của ta luôn mang tư tưởng tiến công, giành thế chủ động trong phản công và tiến công tiêu diệt địch. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của tổ tiên ta là tích cực tiến công tiêu diệt địch. Trong các cuộc CT ta luôn chủ động tiến công, tiến công liên tục, dồn dập, tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn cục trong suốt quá trình chiến tranh. Trong giai đoạn đầu các cuộc chiến tranh, mặc dù quân địch rất mạnh, ta vẫn tích cực TC nhỏ và vừa, nhằm tiêu hao địch làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta, tạo thời cơ phản công, tiến công quét sạch quân địch. Vận dụng sáng tạo nghệ thuật phản công và tiến công. Phản công và tiến công là phương châm chỉ đạo tác chiến của tổ tiên ta. Tuy vậy phải căn cứ vào từng đối tượng, điều kiện cụ thể vận dụng cho phù hợp. Ngô Quyền, Lê hoàn phản công, tiến công lớn ngay từ đầu giành thắng lợi. Trong chiến tranh chống Tống lần thứ 2, Lý Thường Kiệt tiến công phá thế chuẩn bị của địch, sau đó phản công, tiến công địch ở Bắc sông Như Nguyệt giành thắng lợi. Trong cuộc CT chống quân Minh, ta đã TC từ nhỏ đến lớn, khi có thời cơ, TC lớn giành thắng lợi. Đặc biệt, Quang Trung đã TC liên tục, tốc chiến, tốc thắng, diệt 4 vạn quân Xiêm, 29 vạn quânThanh II. Sự hình thành và phát triển chiến thuật. 1. Tập kích và phục kích Tập kích và phục kích là cách đánh sở trường của quân sự VN từ xưa đến nay và trở thành nguyên tắc tác chiến của nghĩa quân Lam Sơn “Lấy ít địch nhiều thường dùng mai phục, lấy yếu chống mạnh thường đánh bất ngờ” Cách đánh tập kích, phục kích diễn ra ở mọi quy mô: nhỏ, vừa, lớn. Tiêu biểu là phục kích trên sông Bạch Đằng, diệt quân Nam Hán (938), diệt thuỷ binh của Ô Mã Nhi (1288); kết hợp tập kích với phục kích diệt địch ở Tốt Động, Chúc Động (1426), Chi Lăng-Xương Giang (1427); phục kích diệt 4 vạn quân Xiêm (1785) 2.Thuỷ chiến Tác chiến trên sông biển trở thành cách đánh truyền thống của quân sự VN, tiêu biểu: Trận Bạch Đằng (938), trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư diệt đoàn thuyền lương của địch, trận Bạch Đằng diệt đạo quân thuỷ của Ô mã Nhi 91288), trận Rạch Gầm-Xoài Mút (1785) Trong thuỷ chiến, ông cha ta đã biết chọn địa bàn có nhiều lợi thế, tận dụng thiên nhiên, quy luật thuỷ văn để thiết lập thế trận, cơ động và thực hành tác chiến nhanh tiêu diệt quân địch, đã kết hợp các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà giành thắng lợi; hiệp đồng giữa BB với thuỷ binh trong chiến đấu Công thành Trong chiến tranh ông cha ta không chủ trương công thành và cho rằng “đánh thành là hạ sách” nhưng do yêu cầu và khi có điều kiện chúng ta cũng vận dụng như trận công thành Ung Châu-một thành kiên cố có 6 vạn quân địch. Ta đã dùng nhiều biện pháp như thang mây nối dài, dùng tên độc, máy bắn đá, đào đường hầm, chất hàng vạn bao đất thành bậc cao sát tường sau 42 ngày đêm hãm thành đến 1.3.1076 ta hạ thành. Chiến thuật đánh thành thời Quang Trung đã được hoàn thiện một bước, tiêu biểu như trận Ngọc Hồi, ta đã tập trung ưu thế lực lượng, đột kích chính diện, kết hợp đánh bên sườn phía sau diệt địch Phòng ngự Mục đích PN của ta làm chậm bước tiến của địch, tiêu hao địch, tạo điều kiện tiến công, phản công. Phòng ngự trên sông Như nguyệt là trận PN có quy mô lớn, dài gần 100km từ chân núi Tam Đảo đến Vạn Xuân, trọng điểm từ bến đò Như Nguyệt (Yên Phong) đến bến đò Thị Cầu (Tiên Sơn) khoảng 30km, được xây dựng chiến luỹ kiên cố. Phía sau có đại quân của Lý thường Kiệt sẵn sàng đánh bại các mũi đột nhập của địch, ngoài ra còn có 2 vạn quân và 400 chiến thuyền bố trí ở sông Lục Đầu sẵn sàng tiếp ứng KẾT LUẬN Nghiên cứu về chiến tranh và nghệ thuật quân sự VN từ thế kỷ III tr.CN đến thế kỷ XVIII. Dân tộc ta luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần. Ông cha ta đã dám đánh, biết đánh và biết thắng. Truyền thống và những kinh nghiệm quí của tổ tiên ta là những bài học được dân tộc ta vận dụng, kế thừa, phát triển trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những bài học đó ngày nay vẫn được Đảng ta vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh Câu hỏi nghiên cứu- thảo luận ***** Đặc điểm các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh trong lịch sử dân tộc Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự Việt nam thời cổ - trung đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_8_nghe_thuat_quan_su_viet_nam_2005_2097.docx