Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia

 

Ngày nay do tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của tin học nên hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng tin học vào qui trình làm việc của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó nhu cầu xây dựng phần mềm luôn luôn là cấp thiết trong các doanh nghiệp. Việc có một phần mềm để quản lý các công việc trong tổ chức sẽ đem lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí.

Trung tâm Thông Tin và Dự Báo Kinh Tế-Xã hội là một cơ quan nghiên cứu thông tin mới được thành lập nên còn rất nhiều việc cần quan tâm. Một trong những việc đó là phải có một hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại. Đặc biệt là cần phải có một phần mềm để quản lý thư viện tại Trung tâm. Qua thời gian thực tập được tìm hiểu Trung tâm em đã nhận thấy được vai trò quan trọng của thư viện. Do đó em lựa chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý thư viện tại Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc Gia.” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của thư viện.

Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm em đã tìm hiểu được quá trình hình hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm và hoàn thành báo cáo tổng hợp. Báo cáo của em gồm 5 phần:

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh.

II. Cơ cấu tổ chức.

III.Chức năng và nhiệm vụ chung.

IV. Các ấn phẩm thường xuyên của Trung tâm.

V. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày nay do tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của tin học nên hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng tin học vào qui trình làm việc của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó nhu cầu xây dựng phần mềm luôn luôn là cấp thiết trong các doanh nghiệp. Việc có một phần mềm để quản lý các công việc trong tổ chức sẽ đem lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Trung tâm Thông Tin và Dự Báo Kinh Tế-Xã hội là một cơ quan nghiên cứu thông tin mới được thành lập nên còn rất nhiều việc cần quan tâm. Một trong những việc đó là phải có một hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại. Đặc biệt là cần phải có một phần mềm để quản lý thư viện tại Trung tâm. Qua thời gian thực tập được tìm hiểu Trung tâm em đã nhận thấy được vai trò quan trọng của thư viện. Do đó em lựa chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý thư viện tại Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc Gia.” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của thư viện. Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm em đã tìm hiểu được quá trình hình hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm và hoàn thành báo cáo tổng hợp. Báo cáo của em gồm 5 phần: I. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh. II. Cơ cấu tổ chức. III.Chức năng và nhiệm vụ chung. IV. Các ấn phẩm thường xuyên của Trung tâm. V. Tổng quan về đề tài nghiên cứu NÔỊ DUNG I. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia được thành lập năm 1978 và lấy tên ban đầu là Trung tâm Thông tin - Tư liệu, theo Quyết định số 294 UB/KHH của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ký ngày 14 tháng 6 năm 1978. Năm 1988 theo Quyết định số 101-UB/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành lập Trung tâm Thông tin trên cơ sở giải thể và sáp nhậpTrung tâm Thông tin - Tư liệu và Trung tâm Tính toán. Đến Tháng 6 năm 1995 Trung tâm Thông tin hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mới theo Quyết định số 133 UB/TCCB-ĐT của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.Theo đó Trung tâm là cơ quan khoa học và báo chí, là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản cấp II. Tháng 11 năm 1995 theo Quyết định số 15 BKH/TCCB của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ký ngày 29 tháng 11 năm 1995 Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học và báo chí có thu, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản cấp II. Năm 2003 Trung tâm Thông tin được đổi tên thành Trung tâm Thông tin Kinh tế - xã hội Quốc gia, theo Quyết định số 615/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư qui định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Kinh tế - xã hội Quốc gia, ký ngày 19 tháng 8 năm 2003. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu về khoa học và báo chí, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý các hoạt động nghiệp vụ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2004 đổi tên Trung tâm Thông tin Kinh tế - xã hội Quốc gia thành Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, là Trung tâm cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo Quyết định số 186/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 29 tháng 10 năm 2004, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia. II. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm Ban Giám Đốc và các tổ chức giúp Giám đốc Trung tâm.Trong đó: Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc Các tổ chức giúp Giám đốc Trung tâm: 1. Ban Nguồn và Phát triển thông tin. 2. Ban Tổng hợp; 3. Ban Phân tích tổng hợp và Dự báo vĩ mô; 4. Ban Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường; 5. Ban Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin; 6. Ban Hợp tác quốc tế và Đào tạo; 7. Chi nhánh đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh; 8. Văn phòng Trung tâm. Giám Đốc Các Phó Giám Đốc Hội đồng khoa học Hội đồng biên tập Chi nhánh đại diện tại TP HCM Ban tổng hợp Văn phòng Trung tâm Ban thông tin và doanh nghiệp Ban phân tích tổng hợp Ban nguồn và phát triển Ban nghiên cứu và phát triển ứng dụng CNTT Ban hợp tác quốc tế và đào tạo 2.1. Ban Nguồn và Phát triển thông tin 2.1.1. Nhiệm vụ - Chủ trì xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu, phân tích, phân loại, xác định và chuẩn hoá nội dung thông tin, dữ liệu; - Chủ trì xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu và quản lý, hướng dẫn khai thác các cơ sở dữ liệu; - Nghiên cứu phân loại nội dung và hình thức thông tin, dữ liệu điện tử trong hệ thống thông tin sẽ được cung cấp, phổ biến cho các đối tượng người dùng tin; - Nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật xây dựng và chiết xuất thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu; - Chủ trì hoạt động phổ biến thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu; - Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo về lĩnh vực chuyên môn do Ban phụ trách; - Làm đầu mối tổ chức, xây dựng mạng lưới thu thập trao đổi thông tin, dữ liệu với các Trung tâm Thông tin và Cơ sổ dữ liệu của các Bộ, Ngành và địa phương; - Chủ trì thực hiện một số sản phẩm theo nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Nguồn và Phát triển thông tin gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Ban Nguồn và Phát triển thông tin có nhiệm vụ tổ chức các nhóm nghiên cứu. Phòng Tư liệu - Thư viện. 2.2. Ban Tổng hợp 2.2.1. Nhiệm vụ - Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế- xã hội trong nước; - Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích tác động của cơ chế chính sách đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; - Xây dựng các báo cáo tổng hợp về kinh tế - xã hội và những tác động của cơ chế chính sách đối với nền kinh tế phục vụ công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội; - Chủ trì biên tập nội dung trang tin điện tử của Trung tâm; - Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo về lĩnh vực chuyên môn của Ban; - Chủ trì thực hiện một số sản phẩm theo nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Tổng hợp gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Ban Tổng hợp có nhiệm vụ được tổ chức các nhóm nghiên cứu. 2.3. Ban Phân tích tổng hợp và Dự báo vĩ mô 2.3.1. Nhiệm vụ - Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; - Tổ chức phân tích và dự báo tác động của quốc tế tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam; - Làm đầu mối tổ chức điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin phản hồi về tác động của các cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý và điều hành nền kinh tế; - Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phân tích, dự báo và điều tra thăm dò trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô; - Tham gia xây dựng, thu thập và cập nhật dữ liệu cho các cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội; - Tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu hỗn hợp, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về lĩnh vực phân tích, dự báo và điều tra thăm dò xu thế kinh tế - xã hội vĩ mô; - Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo về lĩnh vực phân tích, dự báo và điều tra thăm dò thông tin phản hồi về kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô; - Chủ trì công bố các kết quả phân tích, dự báo và thực hiện một số sản phẩm theo nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.3.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Phân tích tổng hợp và Dự báo vĩ mô gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Ban Phân tích tổng hợp và Dự báo vĩ mô có nhiệm vụ tổ chức các nhóm nghiên cứu. 2.4. Ban Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường 2.4.1. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, phân tích và dự báo về xu thế giá cả và phát triển thị trường các hàng hóa chiến lược của nền kinh tế Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích và dự báo khả năng cạnh tranh, xu thế và mô hình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam; - Chủ trì phối hợp tổ chức điều tra bổ sung, khảo sát về doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo; - Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cho doanh nghiệp; tổng hợp thông tin phản hồi từ doanh nghiệp phục vụ điều hành và xây dựng chính sách phát triển đối với doanh nghiệp; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp; - Tham gia xây dựng, thu thập và cập nhật dữ liệu phục vụ các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thị trường và giá cả hàng hóa; - Tham gia đào tạo và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên môn của Ban; - Chủ trì thực hiện một số ấn phẩm theo nhiệm vụ được giao; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.4.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Ban Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường có nhiệm vụ được giao là Ban được phép tổ chức các nhóm nghiên cứu. 2.5. Ban Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 2.5.1. Nhiệm vụ - Đảm bảo kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và phát triển các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động của Trung tâm; - Tổ chức nghiên cứu giải pháp công nghệ trong xây dựng hệ thống thông tin và đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động của Trung tâm; - Chủ trì về mặt công nghệ trong xây dựng hệ thống thông tin, tích hợp, liên kết, quản lý và cung cấp thông tin vĩ mô điện tử của Trung tâm; - Xây dựng và quản lý cổng điện tử quốc gia về thông tin kinh tế - xã hội; - Tham gia đào tạo và tổ chức thực hiện các đề tài khoa học liên quan tới nhiệm vụ của Ban; - Cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.5.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Theo nhiệm vụ được giao, Ban Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin được tổ chức các nhóm nghiên cứu. 2.6. Ban Hợp tác quốc tế và Đào tạo 2.6.1. Nhiệm vụ - Làm đầu mối tìm hiểu, thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Trung tâm. Duy trì và phát triển mạng lưới thông tin kinh tế - xã hội với một số viện nghiên cứu kinh tế các nước; - Chủ trì phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, nghiên cứu hỗn hợp, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ thông tin, dự báo và trong các lĩnh vực liên quan của Trung tâm; - Làm đầu mối vận động, khai thác và tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho Trung tâm; phối hợp với các ban liên quan tổ chức thực hiện các dự án do quốc tế tài trợ; - Thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu liên quan vào cơ sở dữ liệu “Tình hình kinh tế thế giới”; - Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp tình hình kinh tế thế giới tác động tới kinh tế - xã hội Việt Nam phục vụ công tác thông tin và dự báo; - Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. Làm đầu mối tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế của Trung tâm; - Chủ trì thực hiện một số sản phẩm theo nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.6.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế và Đào tạo gồm có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Theo nhiệm vụ được giao, Ban Hợp tác quốc tế và Đào tạo được tổ chức các nhóm nghiên cứu. 2.7. Văn phòng Trung tâm 2.7.1. Nhiệm vụ - Giúp Giám đốc Trung tâm tổng hợp các hoạt động của lãnh đạo Trung tâm và các Ban; điều phối các mặt công tác của Trung tâm; - Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quí, năm của Trung tâm để trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình này; - Chủ trì phối hợp với các Ban để soạn thảo các báo cáo công tác của Trung tâm theo định kỳ và đột xuất; - Chủ trì xây dựng cơ chế, quy chế và quy định các hoạt động trong nội bộ của Trung tâm; - Lập kế hoạch hoạt động khoa học và thực hiện các nhiệm vụ của thường trực Hội đồng khoa học Trung tâm; - Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo trong nước của Trung tâm; - Thực hiện công tác văn thư, hành chính và lễ tân của Trung tâm; - Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ của Trung tâm (bao gồm: quản lý cán bộ; duy trì, bảo đảm các chế độ đối với cán bộ do Nhà nước quy định; nghiên cứu đề xu ất với Giám đốc các phương án về công tác cán bộ và quy hoạch đội ngũ cán bộ của Trung tâm...); - Thống nhất quản lý các nguồn tài chính của Trung tâm (bao gồm cả việc nghiên cứu đề xuất các phương án tạo nguồn kinh phí, điều chỉnh, bổ sung kinh phí hoạt động); - Quản lý và tổ chức sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, thông tin liên lạc của Trung tâm; đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc, công tác của cán bộ, viên chức trong Trung tâm; - Thực hiện các hoạt động sau biên tập đối với các loại hình ấn phẩm của Trung tâm; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao; 2.7.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Văn phòng Trung tâm gồm có Chánh Văn phòng và một số Phó Chánh Văn phòng. Tổ chức: Văn phòng Trung tâm được tổ chức theo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ sau đây: - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. - Phòng Hành chính - Tổ chức. - Phòng Quản trị và quản lý xe. - Phòng Tài chính - Kế toán. Nhiệm vụ của các Phòng thuộc Văn phòng Trung tâm do Chánh Văn phòng Trung tâm quy định cụ thể sau khi xin ý kiến Giám đốc. 2.8. Chi nhánh đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.8.1. Nhiệm vụ Chi nhánh đại diện phía Nam có chức năng giúp Giám đốc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Trung tâm tại khu vực phía Nam, với các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tham gia tổ chức thu thập, cập nhật thông tin kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam phục vụ các hoạt động của Trung tâm; - Tổ chức thực hiện cung cấp, phổ biến, quảng bá các loại hình ấn phẩm và dịch vụ tư vấn thông tin kinh tế - xã hội của Trung tâm cho các tổ chức và cá nhân tại khu vực phía Nam; - Tham gia nghiên cứu phân tích và dự báo về thị trường và giá cả hàng hóa, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại khu vực phía Nam; - Tham gia tổ chức điều tra thông tin về kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam phục vụ các hoạt động của Trung tâm; - Tham gia duy trì và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Trung tâm; tham gia tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thông tin, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam; - Thực hiện công tác tổng hợp và điều phối các hoạt động của Chi nhánh tại khu vực phía Nam; đảm bảo, quản lý và tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính của Chi nhánh; Tổ chức đưa đón, thu xếp nơi lưu trú, phương tiện làm việc, đi lại và hỗ trợ liên hệ công tác cho cán bộ, viên chức của Trung tâm từ Hà Nội vào công tác tại các tỉnh phía Nam; phục vụ các cuộc hội nghị, các lớp đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm tại phía Nam; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2.8.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có Giám đốc chi nhánh và Phó Giám đốc chi nhánh. Chi nhánh được tổ chức thành các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ sau đây: - Phòng Thông tin và Đào tạo. - Phòng Phân tích và Dự báo. - Phòng Hành chính- Quản trị. Chi nhánh có tài khoản và con dấu riêng để hoạt động giao dịch. Giám đốc chi nhánh Phó Giám đốc chi nhánh Phòng Thông tin và Đào tạo Phòng Phân tích và Dự báo Phòng Hành chính - Quản trị 2.9. Tạp chí thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội là cơ quan ngôn luận của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia về khoa học thông tin và dự báo kinh tế - xã hội; hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, pháp luật nhà nước và sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.9.1. Nhiệm vụ - Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thông tin; lĩnh vực phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; - Trao đổi những vấn đề về lý luận, phương pháp luận về lĩnh vực thông tin và dự báo, kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin và dự báo trong và ngoài nước; cung cấp những thông tin chính thức về kinh tế - xã hội; phân tích, tổng hợp và dự báo triển vọng phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng, lãnh thổ và cả nước; - Giới thiệu và công bố các công trình và kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia và các cá nhân, cơ quan khoa học liên quan; - Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học, các chuyên đề theo sự phân công của lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia; - Xuất bản và phát hành Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội; - Quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên thuộc biên chế của Tạp chí; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia giao. 2.9.2. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Tạp chí gồm: Tổng Biên tập và các Phó Tổng biên tập Các bộ phận trực thuộc Tạp chí bao gồm: - Phòng Biên tập Tổng Biên Tập Phó Tổng Biên Tập Phòng Trị Sự Phòng Biên Tập - Phòng Trị sự 2.10. Hội đồng khoa học Hội đồng khoa học Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia là tổ chức tham mưu và tư vấn giúp Giám đốc về hoạt động nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm. Trung tâm Thông tin và Dự báoKinh tế - xã hội Quốc gia là một đơn vị khoa học, trong đó: Khoa học phân tích và dự báo kinh tế - xã hội là một khoa học tổng hợp đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Trung tâm phải có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu thực tế và nắm vững những nguyên lý khoa học. Đối diện trước những thách thức và đòi hỏi đó, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, với một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tương đối ổn định và đồng đều, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết với công việc và với tỷ lệ tiến sĩ và thạc sĩ chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, viên chức của Trung tâm luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm, nhằm đưa Trung tâm phát triển lên một tầm cao mới. Nhờ vậy, Trung tâm luôn phát triển vững mạnh và đi vào nề nếp, tạo lập môi trường để phát huy tốt nhất công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm. III.Chức năng và nhiệm vụ chung 3.1.Chức năng Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia là Trung tâm cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng thu thập thông tin, phân tích, dự báo kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin phục vụ quá trình hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin và dự báo kinh tế - xã hội; tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội cho các tổ chức và công dân. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo qui định của pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; 2. Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ quá trình hoạch định chính sách, phục vụ sự chỉ đạo quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; 3. Tổ chức xây dựng ngân hàng dữ liệu quốc gia về kinh tế - xã hội phục vụ cho việc quản lý, điều hành về kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 4. Tổ chức cung cấp thông tin về kết quả phân tích và dự báo kinh tế - xã hội trong nước và thông tin quốc tế có liên quan phục vụ công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; 5. Cung cấp thông tin tham khảo trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội định kỳ và không định kỳ cho các cấp lãnh đạo; 6. Tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin phản hồi và phân tích tác động của chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước để phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý; 7. Làm đầu mối phối hợp trong hoạt động thông tin kinh tế - xã hội, bao gồm: tiếp nhận và phổ biến thông tin kinh tế - xã hội đối với cơ quan thông tin và dự báo, trung tâm dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương; 8. Cung cấp ấn phẩm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, dưới các hình thức: tạp chí, sách, chuyên san theo định kỳ và không định kỳ phục vụ các đối tượng trong xã hội; tổ chức các loại hình tư vấn, dịch vụ thông tin cho các tổ chức, cá nhân; 9. Tổ chức hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển hệ thống thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia; 10. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thông tin, dự báo trong ngành kế hoạch - đầu tư, tham gia đào tạo về lĩnh vực khoa học thông tin và dự báo kinh tế - xã hội; 11. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3.3. Quan hệ hợp tác của Trung tâm Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia có quan hệ hợp tác với các cơ quan thông tin và dự báo, các trung tâm dữ liệu của các Bộ, ngành và địa phương, và các cơ quan thông tin, phân tích và dự báo kinh tế quốc tế. Trung tâm đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER) của Thụy Điển, Viện nghiên cứu Kinh tế và Thống kê Quốc gia của Pháp, Uỷ ban Phát triển Kinh tế - xã hội Quốc gia (NESDB) của Thái Lan, Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế (EPU) của Malaysia... Ngoài ra, Trung tâm còn có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như SIDA, JICA, UNDP, WB, IMF... và các chuyên gia nghiên cứu và phân tích dự báo kinh tế quốc tế, nhằm tăng cường năng lực phân tích, dự báo kinh tế và tạo dựng nguồn lực thông tin phục vụ công tác phân tích và dự báo. Hiện tại, Trung tâm đang thực hiện một số dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế. Trong khuôn khổ các dự án này, nhiều khóa đào tạo về phương pháp luận và mô hình dự báo kinh tế vĩ mô sẽ được thực hiện cả ở trong nước và nước ngoài, nhằm tăng cường năng lực dự báo kinh tế cho cán bộ của Trung tâm. Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để xây dựng một cách toàn diện năng lực phân tích, dự báo kinh tế và nguồn lực thông tin của Trung tâm. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác của mình với các cơ quan nghiên cứu và phân tích dự báo trong khu vực và trên thế giới. 3.3. Hiện trạng của Thư viện 3.3.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý thư viện Ban kế hoạch Bộ phận cung ứng sách Thủ thư 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các Bộ phận trong Thư viện Ban quản lý thư viện: Quản lý chung toàn bộ hoạt động của thư viện. Người đặt ra các yêu cầu cho các bộ phận bên dưới. Ban kế hoạch: Lập kế hoạch mua sách mới, thanh lý sách cũ, kế hoạch phục vụ độc giả hoặc mở rộng hoạt động, … Bộ phận cung ứng sách: Liên hệ với các nhà xuất bản để mua sách, các đơn vị, cá nhân cung ứng sách để tiếp nhận sách đưa vào thư viện . Nhân viên thủ thư: Tiếp nhận sách đánh mã số, phân loại sách, kiểm tra độc giả có thể đọc sách, thống kê và tra cứu sách. 3.3.3. Mô tả nghiệp vụ Nhập sách: Hệ thống có nhu cầu nhập sách về khi: Loại sách mà độc giả đọc nhiều nhất hiện nay. Sách không còn hợp với thời kỳ hiện tại. Nhà xuất bản có sách mới thì sẽ giới thiệu và gởi bản thảo về cho thư viện. Nhân viên thư viện xem kỹ sách đó rồi quyết định có nhập sách hay không. Hủy sách: Sách lỗi thời, nội dung của nó không còn đáp ứng được nhu cầu của độc giả sẽ được lấy ra khỏi hệ thống và chỉnh lại số lượng. Đọc sách: Khi độc giả có nhu cầu đọc sách thì trước tiên phải nhập vào mã số tài khoản hiện có. Hệ thống sẽ kiểm tra lại tài khoản của độc giả đó xem có đủ điều kiện để đọc sách hay không? Nếu không thì từ chối việc đọc sách .Nếu có thì đáp ứng nhu cầu đọc sách cho độc giả, đồng thời cập nhật độc giả này vào trong hệ thống. 3.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin Hệ thống quản lý sách và quản lý việc mượn sách trong thư viện hiện thời thực hiện bằng tay vì vậy còn rất nhiều hạn chế trong việc ghi nhận mượn trả sách và rất phiền phức khi độc giả muốn đọc sách. Mặt khác nó còn hạn chế về không gian và thời gian khi đọc sách. Sắp tới thư viện có nhu cầu gia tăng số lượng sách và số lượng độc giả vì thế việc quản lý sách hiệu quả và tiện lợi sẽ trở nên cần thiết hơn. Việc thực hiện quản lý thủ công sẽ rất khó khăn. IV. Các ấn phẩm thường xuyên của Trung tâm 4.1. Tuần tin kinh tế - xã hội Ấn phẩm được phát hành hàng tuần, cung cấp những thông tin tham khảo, đa dạng và nhiều chiều, trong nước và quốc tế phục vụ công tác hoạch định cơ chế, chính sách, kế hoạch và chiến lược phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL19.doc