Lịch sử thế giới

Các đế chế thương mại như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 đã thống trị trên các vùng biển. Công nghiệp hoá và những thay đổi về chính trị cũng như xã hội ở phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 đã dẫn tới một cảm giác ưu việt trong số những nhà tư tưởng và chính trị phương Tây. Châu Phi và đa phần Châu Á trở thành những vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Châu Âu, trong khi những hậu duệ của người Châu Âu cai quản Australia và Châu Mỹ. Các ý tưởng mới nảy sinh với mục đích sửa đổi lại hình thức thế giới. Những người theo chủ nghĩa xã hội Darwin và những người theo chủ nghĩa đế quốc thường tin rằng người da trắng là ưu việt hơn và rằng họ sẽ "khai hoá" cho những dân tộc còn ở trình độ sơ khai (những nền văn hoá khác) bằng cách đưa tới đó cách thức sản xuất phương Tây (kinh tế) và những ý thức hệ phương tây như Thiên chúa giáo. Nhờ vậy, những dân tộc sơ khai có thể có một cách sống ‘tốt hơn’, ‘đạo đức hơn’, mặc dù họ cho rằng những dân tộc đó sẽ không bao giờ văn minh được bằng với người da trằng. Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do cũng muốn khai hoá văn minh cho tầng lớp lao động ở các nước phương Tây. Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do ở Hoa Kỳ tin rằng (và hiện vẫn đang tin tưởng như vậy) xã hội, trong tổng thể, chịu trách nhiệm về cách ứng xử của các công dân của nó và rằng xã hội phải được thay đổi để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

docx12 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lịch sử thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ cũ tại Châu Âu, và làm suy yếu Pháp và Anh Quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn tới sự sụp đổ của những chế độ độc tài quân sự ở Châu Âu và sự trỗi dậy của cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu và Châu Á. Nó lại gây ra cuộc Chiến tranh lạnh, một sự cách biệt kéo dài bốn mươi năm giữa Hoa Kỳ, Liên bang xô viết và đồng minh cảu họ. Toàn bộ nhân loại và những hình thức phức tạp của cuộc sống bị đặt trước nguy cơ bởi sự phát triển của các loại vũ khí hạt nhân. Sau khi đã có bước tiến bộ vượt bậc về vũ khí, thế giới lại phải chứng kiến sự tan rã của Liên bang xô viết thành những quốc gia riêng lẻ, một số những nước cộng hoà cũ của nó tái gia nhập với Nga vào trong một khối thịnh vượng chung, các nước khác tiến lại gần với tây Âu. Thế kỷ này cũng là thời điểm công nghệ tiến bộ vượt bực, tuổi thọ con người và tieê chuẩn sống tăng lên đáng kể. Khi kinh tế thế giới chuyển từ căn bản dựa trên tah đá chuyển qua dựa trên dầu mỏ, những kỹ thuật thông tin và giao thông tiếp tục làm thế giới trở nên thống nhất hơn. Những phát triển công nghệ trong thế kỷ này cũng góp phần giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường tại thành phố so với thời dùng than. Nửa sau của thế kỷ 20 là giai đoạn phát triển của thời đại tin học và toàn cầu hoá đã làm tăng trưởng thương mại và trao đổi văn hoá tăng lên ở mức đáng kinh ngạc. Thám hiểm vũ trụ đã mở rộng ra toàn bộ hệ mặt trời. DNA, mức độ bản nguyên nhất của sự sống, đã được khám phá, và bộ gene của con người cũng đã được nối kết đầy dủ, hứa hẹn cuối cùng sẽ mang lại một thay đổi về tình trạng bệnh tật của loài người. Số lượng những bài báo khoa học hàng năm hiện nay vượt quá tổng số lượng của chúng trước năm 1900[2], và cứ 15 năm lại tăng gấp đôi.[3] Tỷ lệ biết chữ tiếp tục tăng lên, và phần trăm nhân lực cần thiết để sản xuất ra đủ lượng lương thực cho thế giới ngày càng giảm bớt khi chúng ta đạt tới (thời đại của những máy móc trí tuệ). Cũng trong giai đoạn này đã xuất hiện nguy cơ về sự kết thúc của lịch sử loài người, là kết quả của những nguy cơ không thể điều tiết được của quá trình toàn cầu hoá: sự phát triển vũ khí hạt nhân, hiệu ứng nhà kính và các hình thức khác của sự suy giảm chất lượng thiên nhiên có nguyên nhân từ "những nhà máy sử dụng nguyên liệu hoá thạch," những cuộc xung đột quốc tế có nguyên nhân từ sự suy giảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự lan truyền nhanh chóng của các loại dịch bệnh như HIV, và sự di chuyển gần trái đất của các tiểu hành tinh và sao chổi. Sự phát triển của các quốc gia cũng làm gia tăng mong ước chiếm đoạt và nỗi sợ hãi vì bị thiệt hại. Ý thức đồng nhất quốc gia luôn được viện tới trong mọi cuộc xung đột với bên ngoài và được coi là một nguy cơ tiềm tàng. Khi thế kỷ 20 chấm dứt, thế giới cũng chứng kiến sự trỗi dậy của một số nước được coi là cường quốc mới, là Liên minh Châu Âu. Một số bước chuẩn bị đầy toan tính đã được thực hiện nhằm cạnh tranh với Liên minh châu Âu từ các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Sự trỗi dậy, cuộc sống và sự sụp đổ của các quốc gia, được tổ chức với nhiều sắc dân đông đảo và cho mục đích hoàn thành các mục tiêu của loài người, tiếp tục là một nguy cơ của chiến tranh, với sự thiệt hại đi cùng về nhân mạng, vật chất, bệnh tật, đói nghèo và diệt chủng. Toàn cầu hoá và Tây phương hoá Về mặt chính trị, thế giới được thống nhất bởi người Châu Âu, những người đã lập nên các thuộc địa ở đa phần những vùng lãnh thổ thế giới bên ngoài Châu Âu. Văn hoá phương Tây được hiện đại hoá nhanh chóng nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp và bắt đầu thống trị thế giới trong thế kỷ 19 và 20, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng lớn từ các nền văn minh khác. Vẫn có nhiều khác biệt sâu sắc về văn hoá giữa các vùng trên thế giới, mặc dù khuynh hướng hiện tại là thống nhất dưới sự ảnh hưởng của phương Tây. Các đế chế thương mại như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 đã thống trị trên các vùng biển. Công nghiệp hoá và những thay đổi về chính trị cũng như xã hội ở phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 đã dẫn tới một cảm giác ưu việt trong số những nhà tư tưởng và chính trị phương Tây. Châu Phi và đa phần Châu Á trở thành những vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Châu Âu, trong khi những hậu duệ của người Châu Âu cai quản Australia và Châu Mỹ. Các ý tưởng mới nảy sinh với mục đích sửa đổi lại hình thức thế giới. Những người theo chủ nghĩa xã hội Darwin và những người theo chủ nghĩa đế quốc thường tin rằng người da trắng là ưu việt hơn và rằng họ sẽ "khai hoá" cho những dân tộc còn ở trình độ sơ khai (những nền văn hoá khác) bằng cách đưa tới đó cách thức sản xuất phương Tây (kinh tế) và những ý thức hệ phương tây như Thiên chúa giáo. Nhờ vậy, những dân tộc sơ khai có thể có một cách sống ‘tốt hơn’, ‘đạo đức hơn’, mặc dù họ cho rằng những dân tộc đó sẽ không bao giờ văn minh được bằng với người da trằng. Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do cũng muốn khai hoá văn minh cho tầng lớp lao động ở các nước phương Tây. Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do ở Hoa Kỳ tin rằng (và hiện vẫn đang tin tưởng như vậy) xã hội, trong tổng thể, chịu trách nhiệm về cách ứng xử của các công dân của nó và rằng xã hội phải được thay đổi để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Những người bảo thủ tại Mỹ, những người tự do tại Châu Âu, và tất cả những người theo chủ nghĩa tự do tin vào (và vẫn tiếp tục tin như vậy) tự do và những lực lượng thị trường và muốn rằng cá nhân tự chịu trách nhiệm về chính mình và rằng xã hội phải đảm bảo tự đo để cá nhân có thể phát triển một cách đầy đủ. Những người Thiên chúa giáo, bất kể thuộc hệ tư tưởng chính trị nào, tin rằng các mối quan hệ của cá nhân với Nhà thờ và/hay Chúa là nhân tố chủ chốt của một đời sống thoả mãn. Những người theo Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác có những khái niệm tôn giáo của riêng họ. Thế kỷ 20 diễn ra một cuộc phân cực lớn giữa các hệ tư tưởng đó. Chủ nghĩa Darwin xã hội đã bị ảnh hưởng lớn khi Đức phát xít bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ và Liên bang xô viết thúc đẩy tiến trình giải thực. Phong trào nhân quyền và phong trào hippie phản đối văn hoá trong thập kỷ 1960 dẫn tới sự thống trị trên toàn thế giới của tư tưởng nhân văn vẫn còn tồn tại dai dẳng cho tới ngày nay ở các nước phương Tây. Những người theo chủ nghĩa xã hội cố gắng thay đổi xã hội bằng nhiều phương cách khác nhau. Hai phong trào lớn nhất là dân chủ xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các nhà dân chủ xã hội tìm cách đạt tới một xã hội xã hội chủ nghĩa bằng cách thay đổi xã hội thông qua liên kết với các đảng chính trị khác. Quốc gia hệ thống phúc lợi xã hội được thiết lập ở nhiều nước phương tây. Cánh tả Thiên chúa giáo và những người theo chủ nghĩa tự do cùng chiếm ưu thế tại quốc gia kiểu này. Hiện nay quốc gia hệ thống phúc lợi xã hội không được ưa chuộng bởi nó ngăn cản phát triển kinh tế vì đầu tư không hiệu quả. Những người cộng sản tìm cách lập ra một xã hội xã hội chủ nghĩa bằng cách phá huỷ xã hội cũ, những tầng lớp tinh tuý cũ và tất cả mọi ý thức hệ cạnh tranh. Nó dẫn tới diệt chủng và sự nghèo đói, và hiện bị nhiều người coi là một mô hình không thành công. Các nhà lãnh đạo Sô viết và Trung Quốc và tầng lớp trí thức nhận ra rằng kiểu sản xuất của ‘phương Tây’ với trách nhiệm cá nhân dẫn tới tiến bộ liên tục trong khi các xã hội cộng sản lại rơi vào giảm phát kinh tế liên tục, vì thế họ bắt buộc phải đi theo tư bản chủ nghĩa. Các nền văn minh ngoài phương tây ban đầu bị thực dân phương Tây thống trị, và họ thường đối xử rất ác nghiệt với dân bản xứ. Những người quốc gia và những phong trào cộng sản lan tràn khắp các quốc gia đó đã tuyên truyền cho dân chúng những ý tưởng đầu tiên về các phong trào độc lập, muốn yêu cầu quyền lợi công bằng trên thế giới. Nhiều thuộc địa Châu Phi và Châu Á bắt đầu giành lại độc lập trong thập kỷ 1960. Cuối cùng, đã có suy nghĩ lạc quan rằng những nước kém phát triển sẽ trở thành những nước phát triển, nhưng tình hình kinh tế của họ nói chung là rất kém sau khi đã giành được độc lập. Các cuộc nội chiến và những kẻ độc tài làm suy yếu các xã hội và các nền kinh tế địa phương – nguyên nhân của nó thỉnh thoảng là bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân mới và một phần vì Hoa Kỳ (xem Chủ nghĩa Sô vanh, và học thuyết quốc gia phụ thuộc). Hiện nay, nhiều quốc gia Mỹ Latin và Châu Á đang bắt đầu chuyển tiếp để trở thành quốc gia thuộc thế giới thứ nhất; Đa số các nước Châu Phi và Trung Đông, tuy vậy, vẫn còn đang ở tình trạng trì trệ. Những người bảo thủ và người theo chủ nghĩa quốc gia trên thế giới sợ rằng những xã hội của họ sẽ sụp đổ vì hiện đại hoá và các ý tưởng mới vì vậy họ tìm cách ngăn chặn làn sóng thay đổi. Chủ nghĩa bảo thủ đang càng ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều vùng của thế giới, với việc chủ nghĩa bảo thủ mới hiện đang thống trị trong chính phủ Hoa Kỳ. Những người Hồi giáo chính thống tìm cách ngăn chặn sự phi tôn giáo hoá bằng cách gây nên chiến tranh chống lại văn minh phương Tây. Nhiều lãnh đạo quốc gia và trí thức ở Trung Đông và vùng Hạ Sahara Châu Phi chỉ trích phương tây vì cách sống “vô đạo đức” của họ. Chủ nghĩa bảo thủ được nuôi dưỡng, phần lớn nhờ ở niềm tin tôn giáo vào đời sống kiếp sau với những lo sợ hiện hữu về sự trừng phạt mãi về sau này. Những nỗ lực nhằm thống nhất thế giới bằng chinh phục quân sự hay bằng cách mạng đã không thành công. Quốc gia dân tộc trở thành cơ sở quan trọng nhất trong thế giới phương tây. Các đế chế thuộc địa ở thế kỷ 19 dựa trên quốc gia dân tộc, vốn từng kiểm soát phần lớn những vùng đất đai sinh sống của các sắc dân bộ lạc. Các quốc gia dân tộc thống nhất với nhau thành liên bang trong thế kỷ 20. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên đoàn các quốc gia không thể đóng vai trò to lớn trong việc ngăn chặn chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên hiệp quốc (cũng không có vai trò gì nhiều) đã tìm cách giải quyết nhiều vấn đề mà từng nước riêng biệt không thể giải quyết. Liên đoàn quốc gia và Liên hiệp quốc phụ thuộc vào ý nguyện tham gia và kinh phí đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên. Các tổ chức đó không thể hoạt động mà không có được sự ủng hộ của các quốc gia lớn, như đã từng xảy ra trong thập kỷ 1920 và 1930 và trong thời gian Chiến tranh lạnh. Nhiều quốc gia không chính xác (về mặt quy cách) là quốc gia dân tộc, nhưng tồn tại như nhiều dân tộc (hạ Saharan Châu Phi), hay chỉ có một tỷ lệ nhỏ của một dân tộc bên trong biên giới lãnh thổ của họ (như tại các nước Ả rập). Số lượng và kích cỡ của các nền kinh tế thị trường tự do ngày càng tăng trưởng nhanh chóng kể từ thế kỷ 19, nhưng các nền kinh tế do nhà nước kiểm soát vẫn có thể tồn tại với tư cách thời kỳ chuyển tiếp, cho tới khi Liên bang xô viết sụp đổ năm 1989. Các nền kinh tế thị trường tự do dẫn tới tăng trưởng to lớn trong đời sống người dân. Một thị trường tự do toàn cầu đã mang lại thành quả chung. Tự do trao đổi hàng hoá và thông tin dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia và muốn có lợi ích riêng thì cần phải hợp tác với các quốc gia khác. Quá trình này được gọi là toàn cầu hoá. Dân số quá đông cũng bị coi là một trong những vấn đề to lớn nhất trên khắp thế giới. Vấn đề này từng được các nhà tư tưởng như Malthus và Max Weber đưa ra. Weber sợ rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ phát triển những nền kinh tế lớn của họ với cái giá phải trả của Châu Âu, và ủng hộ chủ nghĩa chủ nghĩa đế quốc kiểu Đức để ngăn chặn sự nghèo đói cho dân tộc Đức. Sự phát triển kỹ thuật và kinh tế của thế kỷ 20 chỉ ra rằng các nước tây phương có thể có được phát triển kinh tế thông qua phát triển từ bên trong. CÁc nước Châu Âu ở thời Max Weber có thể coi như là các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba hiện nay. Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Mỹ Latin đã phát triển trong vài thập kỷ gần đây, và hậu quả của nó là sự thất nghiệp ở các nước phương tây. Dân số tăng cũng dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu đòi chia xẻ các nguồn tài nguyên hạn chế và tăng nhanh sự phá huỷ môi trường khi sử dụng các nguồn tài nguyên đó. Văn hoá Mỹ đã có một ảnh hưởng lớn trên thế giới. Các bộ phim Hollywood và nhạc jazz thống trị trên toàn thế giới phương tây từ thập kỷ 1920. Văn hoá thanh niên đã bắt đầu ở Mỹ. Quần Jeans, áo T-shirt, phong cách quảng cáo Mỹ và nhạc pop đã thống trị toàn thế giới trong thập kỷ 1960 và 1970. Những cải cách kinh tế của Mỹ và Anh trong thập kỷ 1980 đã trở thành mẫu mực cho toàn thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxyudtgosuigajeioygpagd9oua0ewigiw (8).docx