Liệu pháp thân chủ trọng tâm

Liệu pháp Thân chủtrọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với nghĩa rộng hơn như

hiện nay là Nhân vịtrọng tâm (person-centered psychotherapy), là thuật ngữ được chọn đểgọi tên cho một

nhóm những phương pháp trịliệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết vềbản chất con người và các tương tác xã

hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940 và 1950 (Brodley; 1988). Rogers là người đầu tiên

dùng tên gọi ấy đểchỉphương pháp trịliệu của mình. Sau đó, nhiều tác giảkhác đã phát triển thêm các “phân

nhánh” cho lọai liệu pháp này; trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với “liệu pháp kinh nghiệm” (experiential

psychotherapy; 1979) và các tác giảLeslie Greenberg, Laura Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình-kinh

nghiệm” (process-eperiential psychotherapy; 1993).

Lúc còn trẻ, C. Rogers đã dành phần lớn thời gian cho cuộc sống ởnông trại, nơi mà ông đặc biệt quan tâm đến

công việc nghiên cứu các quá trình kích thích tăng trưởng cây trồng và làm các thực nghiệm vềnông nghiệp.

Công việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giảthuyết trong nghiên cứu đã giúp hình thành những thái độ

trong cuộc sống cũng nhưsau đó trởthành những đặc trưng cơbản trong quan điểm làm việc của Rogers.

pdf23 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Liệu pháp thân chủ trọng tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h huống ấy, sẽ tự giới hạn vai trò của mình lại bằng cách chỉ thực hiện việc tự bộc lộ bản thân mà thôi, chẳng hạn khi ấy ông ta có thể nói: “Tôi tiếc rằng chúng ta đã chẳng thể vượt qua được vấn đề này. Tôi cũng không biết rằng liệu điều đó có còn làm bạn phiền lòng nữa hay không. Nhưng bạn biết đấy, tôi vẫn sẵn sàng ở đây, nếu có lúc nào đó bạn lại cảm thấy cần làm việc với tôi một lần nữa”. Thực vậy, tất cả những sai lầm mà một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm có thể mắc phải đều bắt nguồn từ việc ông ta đã không thể hiện được sự nhiệt tình, thấu cảm và chân thành; hoặc vì ông ta đã cố áp đặt một “chương trình làm việc” lên trên thân chủ. Zimring (1991) cho rằng cái gọi là “những phản ứng chuyển di” (transferential reactions) sẽ xảy ra khi nhà trị liệu không thấu cảm một cách đầy đủ, và điều đó sẽ khiến thân chủ chú tâm đến nhà trị liệu nhiều hơn là chú tâm đến những trải nghiệm của bản thân mình. Lập trường của nhà trị liệu Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương pháp trị liệu nào dựa trên nền tảng thân chủ trọng tâm. Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt là: sự quan tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực, hài hòa của nhà trị liệu. Carl Rogers (1957) nêu rõ những điều kiện trên là những yếu tố “cần và đủ” để sự tăng trưởng có thể xảy ra, mặc dù Bozarth (1993) cho rằng các điều kiện trên là “đủ” nhưng không nhất thiết lúc nào cũng “cần”, vì ông cho rằng khuynh hướng tự hiện thực hóa đôi khi có thể thúc đẩy sự tăng trưởng ngay cả khi không có mối quan hệ trị liệu. Ngụ ý của Rogers (1957) có những tính chất rất căn cơ: Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt thành, thấu cảm và trung thực đều sẽ là một người “có tính trị liệu” (therapeutic) bất kể ông ta theo quan điểm nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng không mâu thuẫn với sự nhiệt tình, thấu cảm và trung thực của ông); và bất cứ ai, bất kể đã được huấn luyện chuyên môn như thế nào, cũng đều sẽ làm trị liệu tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan hệ theo kiểu như vậy. Sự nhiệt tình hoặc sự quan tâm tích cực vô điều kiện cũng còn được gọi là sự “chấp nhận”, “sự tôn trọng”, “sự yêu quý” hoặc một “tình yêu không chiếm hữu”. Một thái độ như thế sẽ hướng đến thân chủ như một con người toàn vẹn, ngay cả khi hành vi của người ấy bị rối loạn chức năng. Sự tôn trọng vô điều kiện không có nghĩa là nhà trị liệu tán trợ và đồng tình với những hành vi như thế của thân chủ. Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một con người và những hành vi của con người đó (Lietaer, 1984). Duy trì một thái độ quan tâm tích cực vô điều kiện đối với người khác không có nghĩa là sẽ không nổi giận đối với họ và không thiết lập các giới hạn (dù rằng nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tường không thiết lập các giới hạn). Những bậc cha mẹ tốt vẫn thường thiết lập các giới hạn dù họ vẫn tôn trọng và yêu quý các con. Những mối quan hệ tốt, trong đó các đối tác quý trọng nhau, vẫn có lúc xảy ra tình trạng ghét giận nhau. Những mối quan hệ trị liệu tốt vẫn có những thời điểm mà nhà trị liệu cần phải thiết lập những giới hạn (ví dụ như khi thân chủ đang làm xáo tung văn phòng của nhà trị liệu), hoặc khi nhà trị liệu cảm thấy tức giận hoặc không thích một hành vi nào đó của thân chủ. Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an tòan để có thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình một cách khách quan hơn. Thân chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của họ như một con người và sự rối lọan chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện tại. Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực giác được bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy và cảm thấy. Từ một tầm nhìn “từ bên ngoài”, những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ... Tuy nhiên, theo một góc nhìn “từ bên trong” những hành vi ấy lại thường có những “ý nghĩa” theo cách thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế giới xung quanh. Cách nhìn này không có ý làm giảm nhẹ tính chất rối loạn của những hành vi nơi thân chủ, mà nó nhằm nêu rõ rằng chính từ bên trong con người của thân chủ có một “lòng tin tích cực” đang trú ngụ ở trong ấy (Gendlin, 1967). Bohart (1995) mô tả trường hợp một thân chủ nam bị bắt vì tội phô bày thân thể trước mặt cô con gái 13 tuổi của người vợ kế. Khi Bohart cố tìm cách hiểu sự việc từ bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, ông đã nhận thấy rõ rằng thân chủ của ông đã cảm thấy hoàn toàn bất lực để đối xử với cô gái này, người mà thân chủ cảm thấy đã có thái độ rất lơ là và đối xử thiếu tôn trọng ông. Phô bày thân thể cực độ (dẫu là phản ứng rối loạn chức năng) đối với thái độ thiếu tôn trọng của cô con gái và cũng là cách mà thân chủ bày tỏ sự bất lực và giận dữ của mình. Sự thấu cảm có một số tác dụng tích cực trong trị liệu. Đầu tiên, các trải nghiệm của thân chủ khi cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đã có tính trị liệu. Thấy người khác hiểu mình cũng giống như thể mình được người khác chú tâm đến vậy. Một thân chủ cảm thấy như thế sẽ có thể sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình. Kế đến, việc thân chủ thấy được một ý nghĩa từ trong trải nghiệm của chính mình, ngay cả khi họ có những hành xử sai chức năng, cũng làm cho họ bớt đi những cảm giác khó chịu và cũng bớt rối loạn hơn. Họ sẽ bắt đầu tin tưởng hơn vào các trải nghiệm của mình, cho phép bản thân mình xem xét các sự việc một cách cẩn trọng hơn và có thể tự đối mặt với các trải nghiệm đau thương. Sau cùng, sự thấu cảm của nhà trị liệu mang lại khuôn mẫu về một cách thức “thân thiện” để thân chủ có thể lắng nghe những trải nghiệm của chính họ, cho phép họ chấp nhận những ý nghĩa mà trước đó họ e sợ, vì chúng dường như “không thiện cảm” đối với bản ngã của họ. Rồi họ sẽ bắt đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương đầu với những cảm xúc và ý nghĩa ấy. Cũng như trường hợp vị thân chủ của Bohart nêu trên, khi ông bắt đầu lắng nghe những trải nghiệm của chính mình bằng một cách thức “thân thiện hơn”, ông bắt đầu nhận thấy có một “ý nghĩa” trong hành vi xung động phô bày thân thể của mình với đứa con gái của người vợ kế. Ông đi đến quyết định rằng điều mà ông muốn làm sẽ là tìm những cách thức tích cực hơn, ít gây tổn thương hơn để bày tỏ sự giận dữ của mình. Sự trung thực hoặc sự hài hòa là để chỉ mức độ mà nhà trị liệu “là chính mình” trong khi tiến hành trị liệu. “Là chính mình” không có nghĩa là một người phải thể hiện ra bên ngoài những gì mà anh ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu. Trung thực hoặc hài hòa là những vấn đề của sự “liên kết nội tâm” (inner connection) (Lietaer, 1991). Chúng phải vận hành ở một mức độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với “dòng chảy” của các trải nghiệm bên trong nội tâm của mình, và ở mức độ mà các hành vi được thể hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu cũng phản ánh đúng thực những gì ông ta cảm thấy về những trải nghiệm bên trong nội tâm. Ví dụ, khi nghe thân chủ mô tả việc ông ta phô bày thân thể trước mặt con gái, Bohart vừa trải nghiệm sự thấu cảm đối với thân chủ, vừa cảm thấy không thích những gì mà người này đã làm. Một lúc nào đó trong buổi trị liệu, nhà trị liệu có thể bày tỏ sự thấu cảm của mình, rồi vào một thời điểm khác ông ta có thể cho thân chủ biết mình không thích kiểu hành vi ấy. Trung thực không có nghĩa là nhà trị liệu phải “ỉm đi” những gì suy nghĩ trong đầu vào một thời điểm nào đó trong buổi trị liệu. Lietaer (1991) cũng phân biệt giữa sự trung thực và sự “bộc bạch” (transparency). Sự trung thực có khuynh hướng hướng nội, nhìn vào bên trong trải nghiệm của một con người và tìm ra ý nghĩa của nó. Bộc bạch là tự bộc lộ ra những gì bên trong nhà trị liệu. Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm rất đánh giá cao sự tự bộc lộ (self-disclosure) của nhà trị liệu trong khi làm trị liệu, nhưng họ chỉ xem trọng những sự tự bộc lộ nào có tính thích hợp cho việc trị liệu. Rogers cho rằng nhà trị liệu chỉ nên tự bộc lộ những phản ứng của họ trong hai trường hợp sau: (1) khi những phản ứng ấy diễn ra dai dẳng và (2) khi chúng đang trên đường dẫn đến một mối quan hệ trị liệu. Gendlin (1967) lưu ý nhà trị liệu phải tự bộc lộ một cách hiệu quả và có tính xây dựng hơn những người quen biết bình thường của thân chủ. Nếu nhà trị liệu có một phản ứng đối với thân chủ (ví dụ tức giận chẳng hạn), ông ta phải tự làm việc với bản thân mình về phản ứng đó trước khi chia sẻ nó với thân chủ. Ông ta phải hướng vào nội tâm và cố gắng định ra mức độ nào mà phản ứng đó là “thuộc về mình” và mức độ nào mà phản ứng đó “thuộc về mối quan hệ”. Nếu ông xác định rằng nó “thuộc về mối quan hệ” thì ông ta sẽ chia sẻ phản ứng đó với thân chủ. Tuy nhiên, khi đó nhà trị liệu phải chia sẻ phản ứng đó như là một “phản ứng của nhà trị liệu” chứ không phải như là “một sự thật khách quan”. Một sự tự bộc lộ như thế sẽ không phải là một sự chỉ trích, mà cũng không phải là một nghệ thuật buộc tội. Thay vào đó, nó như một “lời mời” đối với thân chủ để nhà trị liệu cùng với thân chủ khám phá những hậu quả từ hành động của họ. Trái lại, những người quen biết trong đời sống thân chủ thường chỉ bộc lộ ý kiến của họ theo kiểu đánh đồng thân chủ với vấn đề của anh ta khiến cho thân chủ sẽ trải nghiệm về “bản thân mình như là một vấn đề”. Sự trung thực là cơ sở cho việc thực hành trị liệu theo hướng chiết trung Từ năm 1960 trở về sau, ngày càng có thêm nhiều nhà trị liệu nhấn mạnh vào tính trung thực như là một điều kiện trị liệu quan trọng nhất, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong bối cảnh nhà trị liệu có sự nhiệt tình, thấu cảm và có niềm tin vào khả năng tự định hướng nội tại của thân chủ. Đối với nhiều nhà trị liệu, việc nhấn mạnh vào tính trung thực có thể cung cấp một cơ sở cho việc thực hành tâm lý trị liệu theo đường hướng chiết trung. Điều trước tiên là nó khuyến khích nhà trị liệu tự tìm kiếm phong cách của riêng mình khi diễn đạt sự thấu cảm, thay vì chỉ diễn đạt chủ yếu bằng hình thức phản ảnh. Đôi khi tại thời điểm trị liệu, sự đáp ứng có tính thấu cảm có thể được thực hiện bằng cách xoay lưng lại, cho phép mình ngồi xa thân chủ ra một chút, giữ yên lặng, đặt một câu hỏi, chia sẻ một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, hoặc thậm chí đề nghị thực hiện một kỹ thuật. Sự thấu cảm được bày tỏ một cách trung thực không hẳn là một loại đáp ứng có tính chuyên biệt, mà nó còn tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh mức độ và xác định thời lượng của nhà trị liệu. Điều thứ hai là việc nhấn mạnh vào tính trung thực tạo ra một cơ sở triết lý cho các nhà trị liệu trong việc bộc lộ ra quan điểm của họ, chia sẻ các ý kiến và đề xuất các kỹ thuật. Nếu nhà trị liệu có một ý kiến, một suy nghĩ hoặc một sự hiểu biết về một kỹ thuật mà vẫn cố gắng giữ lại không nói ra để cố đóng vai trò như một nhà trị liệu “không hướng dẫn”, thì khi đó ông ta không còn trung thực nữa. Vấn đề không phải ở chỗ một kỹ thuật có thể được đề xuất hay không mà là ở chỗ nó được đề xuất như thế nào. Liệu một kỹ thuật có được đề xuất như một cố gắng của “chuyên gia” để định khuôn cho thân chủ của mình hay là nhà trị liệu sẽ làm điều đó như một người chia sẻ kinh nghiệm cho một người khác? Ở cách thức thứ hai có một thông điệp được truyền đi: “Có một biện pháp mà theo kinh nghiệm riêng của tôi là rất hữu ích. Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá nó có hữu ích cho bạn hay không và bạn có thể áp dụng nếu bạn muốn. Với sự cải biên này, nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm đã đưa vào sử dụng các kỹ thuật như thôi miên, phân tích giấc mộng, cùng các kỹ thuật gestalt và hành vi. Ví dụ, Swilden (1990) cho rằng trong việc trị liệu những bệnh nhân rối loạn giáp ranh (borderline disorder), nhà trị liệu phải sử dụng các chiến lược làm giảm lo âu, thách thức và diễn giải, song hành với tham vấn, hỗ trợ và khuyên bảo. Ông cũng cho rằng trong khi nhà trị liệu vẫn phải thấu cảm thì điều tốt hơn là không nên chỉ áp dụng các kiểu phản ảnh theo truyền thống đối với những bệnh nhân này. Làm thế nào mà ta có thể áp dụng kỹ thuật thách thức (confrontation) mà vẫn theo xu hướng thân chủ trọng tâm? Nói chung, sự thách thức của một nhà trị liệu thường kéo theo việc tạo cơ hội cho thân chủ thay đổi cách nhìn. Một số nhà trị liệu cho rằng kỹ thuật thách thức đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân rối lọan nhân cách giáp ranh, vì những bệnh nhân này thường có một “cấu trúc cái tôi chưa trưởng thành”. Nhà trị liệu khi ấy sẽ thách thức thân chủ từ vị thế của một người trội hơn về hiểu biết, vì nhà trị liệu được xem là một người trưởng thành hơn, có cái tôi mạnh mẽ hơn và có khả năng cung cấp cho thân chủ một nhãn quan thực tế hơn. Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thì “thách thức” thân chủ theo một cơ sở triết lý hoàn toàn khác. Khi nhà trị liệu thách thức hành vi của thân chủ và xem đó như một hành vi tự hủy hoại, thì mục đích là để tiếp xúc với họ một cách trung thực. Nhà trị liệu không cố đóng vai trò như một “chuyên gia” đi “sửa sai” những hành vi ấy, mà như một con người muốn chia sẻ những kinh nghiệm và nhãn quan của mình với thân chủ, mời thân chủ suy nghĩ về việc đó và có thể từ chối nếu họ không đồng ý. Nói chung, việc nhấn mạnh vào tính trung thực cho phép nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thực hành trị liệu theo một cách có tính chiết trung, uyển chuyển hơn và phù hợp hơn với nhân cách riêng của mình. Nó cũng cho phép uyển chuyển hơn khi “nối kết” mối quan hệ để có thể tương thích hơn với những kiểu thân chủ khác nhau. Chuyển di và chuyển di ngược (Transference & Countertransference) Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm như Shlien (1983) và Bohart (1995) xem chuyển di và chuyển di ngược là những hiện tượng không có ý nghĩa hoặc không có ích lợi gì trong tâm lý trị liệu. Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ học thuyết phân tâm. Chuyển di là hiện tượng chỉ việc thân chủ có khuynh hướng nhận hiểu các hành vi của nhà trị liệu dựa trên những trải nghiệm mà thân chủ có được từ những người có ý nghĩa khác (thường là với cha mẹ của mình) trong quá khứ. Chuyển di ngược chỉ khuynh hướng của nhà trị liệu trong việc nhận hiểu những hành vi của thân chủ dựa trên những trải nghiệm và các vấn đề chưa được giải quyết trong quá khứ của nhà trị liệu. Trường phái thân chủ trọng tâm xem các khái niệm này không có lợi ích gì bởi vì chúng không phân định được rõ những loại trải nghiệm khác nhau. Chúng ta luôn luôn phải “chuyển di” những trải nghiệm từ quá khứ để có thể hiểu được những gì xảy ra trong hiện tại. Bất cứ khi nào chúng ta sử dụng các trải nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng đều có khả năng sai lầm. Điều quan trọng chủ yếu không phải là ở chỗ chúng ta có sử dụng những trải nghiệm trong quá khứ để hiểu biết hiện tại hay không – Bởi vì chúng ta luôn làm thế. Mà điều quan trọng chính là ở chỗ chúng ta có chú ý đến những khác biệt giữa những điều mới mẻ trong hiện tại với những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta hay không và ở chỗ chúng ta có sử dụng điều này để học hỏi và điều chỉnh nhận thức của chúng ta hay không. Các thân chủ dường như vẫn thường “nhận định sai” về nhà trị liệu, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đang “chuyển di”. Thay vào đó, do thân chủ bị thiếu lòng tin vào bản thân nên điều đó cũng có ảnh hưởng lên trên khả năng lắng nghe một cách cởi mở các thông tin mà họ nhận được, kể cả những thông tin từ các trải nghiệm nội tâm lẫn những thông tin đến từ người khác. Khi thân chủ dần dần có được lòng tin vào bản thân và lòng tin vào nhà trị liệu, và khi họ học được cách lắng nghe cảm xúc của họ, thì họ sẽ ngày càng có khả năng nhận hiểu tốt hơn các thông tin từ những tình huống sống xung quanh. Nhà trị liệu cũng luôn “chuyển di ngược”, ví dụ: họ có thể sử dụng các tiên kiến dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ của họ để hiểu một thân chủ trong hiện tại. Các tiên kiến này cũng có thể nảy sinh sâu xa từ trong các vấn đề riêng tư của nhà trị liệu, được định hình từ trong khuôn khổ văn hóa và quá trình đào tạo chuyên môn của nhà trị liệu. Khi nhà trị liệu xem xét thân chủ thông qua góc nhìn của những chẩn đóan tâm bệnh học và thông qua những lý thuyết quen thuộc mà họ đã được đào tạo thì họ cũng đang “chuyển di ngược”. Một nhà trị liệu tâm động học, khi đang xem xét một đáp ứng của thân chủ như một hiện tượng chuyển di, thì người ấy cũng đang “chuyển di ngược”.[1] Những đáp ứng của nhà trị liệu sẽ có tính sáng tạo và có tính trị liệu nếu chúng được thể hiện như những cách thức riêng của cá nhân nhà trị liệu chứ không như những sự thực khách quan từ bên ngoài đưa đến thân chủ. Nhà trị liệu cũng cần lắng nghe thân chủ xem những nhận thức và phản ứng của thân chủ có tương xứng với những trải nghiệm của họ hay không. Điều quan trọng đối với cả thân chủ lẫn nhà trị liệu là họ cần nhận ra tiến trình làm việc giữa họ với nhau trong hiện tại là có tính độc nhất là khác biệt với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu mỗi người có đang xem xét những tiên kiến cá nhân của mình để thay đổi chúng theo thời gian hay không và có thực sự biết rằng hiện mình đang gặp một con người cụ thể hoặc đang ở trong một tình huống cụ thể hay không? Quá trình này là rất cần thiết để có được những khả năng ứng phó hiểu quả trong cuộc sống. Đây là quá trình mà một nhà trị liệu cần phải phát triển nên và thực hiện cho chính bản thân mình. Đây cũng chính là quá trình mà nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tạo nên khuôn mẫu cho các thân chủ thông qua việc chấp nhận thân chủ và khuyến khích họ tự khám phá bản thân một cách cởi mở. Các khái niệm chuyển di và chuyển di ngược được hình thành từ những lọai liệu pháp tâm lý dựa theo quan điểm y khoa truyền thống, trong đó tính “cá nhân” (personal) tách biệt hẳn với tính nghiệp vụ (professional). Tuy nhiên, trong học thuyết thân chủ trọng tâm, tính “cá nhân” lại là tính “chuyên nghiệp” với một ý nghĩa rất quan trọng. Theo Bohart (1995), khi nhà trị liệu có một phản ứng của cá nhân mình đối với thân chủ, vấn đề được đặt ra sẽ không phải là “làm thế nào tôi có thể lọai bỏ phản ứng đó?”, mà nhà trị liệu cần phải suy nghĩ theo một cách khác như sau: “làm thế nào để tôi có thể khiến cho cách phản ứng đó trở nên có tính trị liệu?”. Nếu nhà trị liệu cũng có những vấn đề tương tự như vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và nhà trị liệu cũng chưa giải quyết được những vấn đề của riêng mình, thì điều này chỉ có thể gây phương hại cho mối quan hệ trị liệu khi nhà trị liệu không thể thấy được tính độc đáo trong trải nghiệm của thân chủ đối với vấn đề ấy. Ngược lại, chính nhờ việc đã từng đấu tranh với những vấn đề như vậy mà nhà trị liệu có thể thấu cảm với thân chủ hơn. Không nhất thiết phải giải quyết ngay vấn đề chừng nào mà nhà trị liệu vẫn còn đang lắng nghe và kiểm tra những suy nghĩ của mình. Và đôi khi chính những nhà trị liệu mà bản thân đã từng giải quyết được những vấn đề tương tự lại là những người có khả năng nhiều nhất trong việc trình bày cho thân chủ thấy được những giải pháp của họ. Cơ chế bình phục – Cơ chế thay đổi Đối với trường phái thân chủ trọng tâm, trị liệu là một tiến trình “tạo lập” chứ không phải là “sửa chữa”. Một số loại liệu pháp tâm lý tập trung vào việc sửa chữa những tổn thương của thời quá khứ. Tuy nhiên, trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc trị liệu tập trung vào những cách thức mới có tính sáng tạo giúp thân chủ “tổng hợp” lại những trải nghiệm cũ, từ đó đưa họ đi tới, vượt qua những cách thức sống theo kiểu cũ. Như một phần trong tiến trình trị liệu, các trải nghiệm sang chấn trước đó cũng được liên hệ đến theo một cách thức mới, được “khơi thông” (work through) và được thống nhập vào trải nghiệm sống của cá nhân thân chủ. Một phụ nữ từng bị xâm hại từ thuở nhỏ có thể sẽ trở nên trân trọng và thấy quý cái quá trình mà cô đã cố gắng sống và bảo tồn chính bản thân mình. Từ đó, cô có thể cảm nhận được sức mạnh và nghị lực, thay vì chỉ thấy yếu đuối như xưa. Cũng từ những trải nghiệm sống này, cô có thể phát triển nơi con người mình một sự nhạy cảm và khả năng quan tâm chăm sóc người khác. Việc khơi thông các sang chấn trong quá khứ vì thế không thực sự là một sự “sửa chữa” những tổn thương, mà là việc học tập cách thức thống nhập và tổ chức lại những trải nghiệm sang chấn đó để huy động được các tiềm năng nơi thân chủ. Tiến trình trị liệu là có tính sáng tạo, vì thế nhà trị liệu thường không đưa ra ý kiến gì về những giải pháp. Mahoney (1991) nhắc lại nghiên cứu của Ilya Prigogine về các hiện tượng hóa học và vật lý, cho thấy những hệ thống có tình trạng xáo trộn về tổ chức đôi khi đã tự nhiên chuyển sang một mức độ tổ chức hoàn toàn mới và phức tạp hơn. Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng một sự thay đổi như thế cũng vẫn thường xảy ra trong tâm lý trị liệu. Vì vậy, nhà trị liệu không phải là những chuyên gia đưa ra những lời giải đáp. Thay vì thế, nhà trị liệu phải là một “chuyên gia về tiến trình” (process expert), một người có thể thúc đẩy các tiến trình có tính sáng tạo. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cố gắng mang lại một “tiến trình đối thoại” (dialogical process), từ đó nẩy sinh ra những chức năng sống mới, sáng tạo hơn, tinh tế hơn. Hai khối óc thì tốt hơn là chỉ có một, ngay cả khi chẳng có cái đầu nào “biết” được giải pháp nào, con đường nào có thể giúp họ đi tới. Trong một mối quan hệ trị liệu có sự thấu cảm và sự nâng đỡ về mặt trải nghiệm, nhà trị liệu sẽ tạo nên một “khu vực phi xung đột” (conflict-free zone) mà việc này có thể huy động được “sự thông thái có tính quyết định” của thân chủ, thúc đẩy thân chủ khám phá những trải nghiệm và những tư duy của bản thân họ, thống hợp lại những gì ban đầu có tính không hài hòa bên trong những suy nghĩ, quan điểm và trải nghiệm của họ, đưa thân chủ đạt đến khả năng hợp nhất lại tất cả những trải nghiệm sống của họ. Thân chủ sẽ cảm thấy tự do hơn để thực hiện những hành vi mới, sẵn lòng chấp nhận thất bại, để rồi sau đó điều chỉnh lại và có thể đạt đến hiệu quả thực sự. Một cảm nhận về tính “hiệu năng” (efficacy) sẽ phát triển. Thân chủ nghĩ rằng “Tôi có thể học hỏi, thay đổi và làm cho cuộc sống của tôi đi tới”. Thân chủ nhận biết được mình có thể đương đầu với vấn đề của mình và có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp, bất kể vấn đề đó tồi tệ như thế nào. Ví dụ, một thân chủ có thể học được cách sống hữu ích ngay cả khi mình bị liệt. Thân chủ cũng nhận ra rằng cuộc sống là một tiến trình đối phó liên tục với các vấn đề, các thách thức và phải đi tới. Mục đích của cuộc sống không nhất thiết phải là làm cho bản thân mình được mãn nguyện hay được hạnh phúc – Điều này trái ngược lại với những gì mà một số liệu pháp thuộc trường phái nhân văn (humanistic therapies) đã chủ trương. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm không “dạy” cho thân chủ những kỹ năng sống giống như nhà trị liệu theo trường phái hành vi. Tuy nhiên, tiến trình trị liệu theo kiểu thân chủ trọng tâm vẫn cung cấp cho thân chủ những khuôn mẫu về những kỹ năng học tập như khám phá và lắng nghe những trải nghiệm nội tâm, hoặc những kỹ năng giao tiếp như thế nào cho thật hiệu quả. Và thân chủ có thể “học” được những kỹ năng ấy thông qua làm việc với nhà trị liệu (như một khuôn mẫu) hoặc thông qua việc tự mình trải nghiệm. Thân chủ có thể học được những điều có giá trị từ những trải nghiệm của mình. Họ cũng học được rằng lắng nghe người khác tốt hơn là bày tỏ ý muốn của mình hoặc áp đặt các giá trị của mình lên trên người khác. Thảo luận bằng cách thức cởi mở và hợp tác là cách tốt nhất để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề và huy động được “sự thông thái của tập thể”. Việc tôn trọng những cách thức khác nhau không chỉ quan trọng trong quan hệ liên cá nhân mà còn phát huy thêm tính sáng tạo do biết cởi mở để đi đến việc tạo nên những khác biệt. Nội thị (insght) Khả năng nội thị (còn có cách dịch là “thấu hiểu”) không phải là cơ chế chính tạo nên sự thay đổi trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, dù rằng thân chủ thường nhận được khả năng này. Theo Meyer (1981), sự thay đổi vẫn có thể xảy ra mà không cần đến khả năng nội thị. Chính sự trải nghiệm trực tiếp về mối quan hệ trị liệu mới là điều có tác động lớn nhất. Việc một người học được điều gì từ bản thân mình không quan trọng bằng những thay đổi trong cách thức làm thế nào để người đó liên hệ đến chính mình, đến người người khác và đến với những trải nghiệm có vấn đề. Đây là những thay đổi rất phức tạp, sống động và xảy ra trong toàn bộ cơ thể, theo cách thức mà một người tự trải nghiệm, chứ không phải là được hướng dẫn “từ bên trên” của sự nội thị. Sự tự khám phá bản thân (self-exploration) là có tầm quan trọng then chốt, vì vậy kỹ thuật diễn giải nói chung không được áp dụng trong liệu pháp thân chủ trọng tâm. Nhà trị liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanchutrongtam_3796.pdf
Tài liệu liên quan