Lựa chọn và đào tạo lãnh đạo trẻ

Chính các đoàn viên - những người trong cuộc - cũng đã nhìn thấy sâu

sắc những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này khi đọc qua những bức

tâm thư các đoàn viên gửi Đại hội Đoàn: “Đơn giản chuyện nhỏ nhất là

việc tổ chức kết nạp đoàn viên mới ở cơ sở hình thức có, nhưng nội

dung, chất lượng nghèo quá, có nơi được chăng hay chớ, chạy theo chỉ

tiêu, thành tích, vô hình làm giảm giá trị của chiếc huy hiệu mới vừa

đính lên” (Nguyễn Văn Long).

Hay: “Thực tế hiện nay, con đường tiến thân bằng “ngõ” Đoàn dường

như là con đường ngắn nhất, đi nhanh nhất. Phải nhìn nhận thực tế rằng

bên cạnh nhiều cán bộ Đoàn có năng lực, cũng còn những cán bộ chưa

đúng tầm nhưng vẫn giữ vị trí cao, trong khi nhiều người phấn đấu bằng

con đường khác lại khó sánh được” (Võ Thị Tuyên). Thậm chí “Khá

nhiều nơi báo cáo theo cách thổi phồng, không làm hoặc làm không hiệu

quả mà đi báo cáo, hoặc người khác làm mình cũng đưa vào báo cáo”

(Huỳnh Trần Thanh Phong).

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lựa chọn và đào tạo lãnh đạo trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lựa chọn và đào tạo lãnh đạo trẻ Chính các đoàn viên - những người trong cuộc - cũng đã nhìn thấy sâu sắc những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này khi đọc qua những bức tâm thư các đoàn viên gửi Đại hội Đoàn: “Đơn giản chuyện nhỏ nhất là việc tổ chức kết nạp đoàn viên mới ở cơ sở hình thức có, nhưng nội dung, chất lượng nghèo quá, có nơi được chăng hay chớ, chạy theo chỉ tiêu, thành tích, vô hình làm giảm giá trị của chiếc huy hiệu mới vừa đính lên” (Nguyễn Văn Long). Hay: “Thực tế hiện nay, con đường tiến thân bằng “ngõ” Đoàn dường như là con đường ngắn nhất, đi nhanh nhất. Phải nhìn nhận thực tế rằng bên cạnh nhiều cán bộ Đoàn có năng lực, cũng còn những cán bộ chưa đúng tầm nhưng vẫn giữ vị trí cao, trong khi nhiều người phấn đấu bằng con đường khác lại khó sánh được” (Võ Thị Tuyên). Thậm chí “Khá nhiều nơi báo cáo theo cách thổi phồng, không làm hoặc làm không hiệu quả mà đi báo cáo, hoặc người khác làm mình cũng đưa vào báo cáo” (Huỳnh Trần Thanh Phong)... Chọn lãnh đạo Tất cả vấn đề nêu trên chỉ giải quyết được nếu thanh niên có những người lãnh đạo “thật sự” của mình, nghĩa là do họ quyết định bầu chọn theo nguyên tắc dân chủ (chứ không phải gạch bỏ một hoặc hai tên trong danh sách được cấp trên chọn sẵn), dựa trên những phẩm chất mà thanh niên ngày nay cần thấy ở người lãnh đạo của mình. Những phẩm chất này cũng do chính các đoàn viên và thanh niên thống nhất đưa ra, và được cụ thể hóa bằng những hành vi để tránh tính chung chung (ví dụ: yêu nước phải được thể hiện bằng hành vi bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ nơi làm việc hoặc khu phố mình ở, biết quan tâm giúp đỡ những nhóm người thiệt thòi xung quanh...). Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm “người lãnh đạo” và “người quản lý”. Người quản lý là người được chỉ định hoặc bổ nhiệm để thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao phó (do things right). Người lãnh đạo là người thấy rõ việc cần phải làm, và biết thuyết phục được người khác cùng làm (do right things). Thông thường, các tổ chức có khuynh hướng đề bạt những người lãnh đạo giỏi vào vị trí quản lý. Lúc đó người lãnh đạo sẽ có nhiều điều kiện hơn để dẫn dắt mọi người đi theo hướng có ích cho tổ chức và các thành viên. Đặc biệt khi chọn lựa lãnh đạo, thanh niên cần nhận diện những người quản lý theo kiểu “mackeno” (mặc kệ nó). Đó là những người không bao giờ bày tỏ quan điểm khi tranh luận, né tránh rắc rối bằng cách khoanh tay không hành động. Họ là những người điều hành các cuộc họp mà không hề có chương trình cụ thể, và đồng ý với bất cứ chỉ thị nào đưa xuống, dù chỉ thị đó không phù hợp với tình hình địa phương và không thể thực thi. Họ là những người để mặc các thành viên trong tổ chức của mình tự bảo vệ khi các thành viên này cần sự hỗ trợ hay giúp đỡ. Trong tổ chức có người lãnh đạo như thế, hoạt động sẽ hỗn độn, được chăng hay chớ, thiếu hứng khởi, sáng tạo và sẽ chẳng ai quan tâm đến ai, kể cả hiệu quả công việc. Yêu cầu của thế kỷ 21 và những tiêu chuẩn về môi trường và xã hội khi VN gia nhập WTO bắt buộc chúng ta phải thay đổi. Mà thay đổi là công việc của người lãnh đạo chứ không phải của nhà quản lý. Người lãnh đạo sẽ phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức. Thách thức của người lãnh đạo không những làm sao để ứng phó với sự thay đổi, mà còn làm thế nào để sáng tạo và liên tục tạo nên sự thay đổi có tính bền vững. Nuôi dưỡng nhiệt huyết Ở đây tôi chỉ mạn phép đưa ra một số gợi ý để các bạn tham khảo và phát triển chi tiết hơn về phẩm chất của người lãnh đạo thanh niên thế kỷ 21: có tầm nhìn, tâm huyết, khôn ngoan, chính trực, can đảm và dám chịu trách nhiệm, quan tâm đến sự phát triển của các thành viên khác, biết thúc đẩy sự sáng tạo, có khả năng kết nối. Làm sao để có những phẩm chất này? Chúng là do bẩm sinh, được dạy dỗ hay học từ kinh nghiệm? Nghiên cứu về những nhà lãnh đạo tài năng cho thấy chúng có xuất phát từ niềm tin sâu xa vào bản chất tốt đẹp của con người và niềm tin vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp cho mọi người. Và chúng sẽ xuất hiện qua quá trình nỗ lực phấn đấu và tôi luyện. Đồng thời, kiến thức và kỹ năng cần thiết cũng được trang bị dần nếu người đó không ngừng học hỏi. Điều quan trọng là thanh niên tìm được cho mình những người lãnh đạo có “phẩm chất lãnh đạo”, còn những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc có thể được trang bị bằng những chương trình đào tạo và tập huấn thích hợp. Ngoài những kiến thức chung về tư tưởng và định hướng phát triển đất nước, người lãnh đạo còn cần phải có những kiến thức để ứng phó với sự thay đổi, làm thế nào để sáng tạo và liên tục tạo nên sự thay đổi có tính bền vững cho cộng đồng. Vận dụng khéo léo những kỹ năng công tác xã hội và phát triển cộng đồng, người lãnh đạo thanh niên có thể cùng với các thành viên của tổ chức mình và cộng đồng giải quyết được những vấn đề mà các bạn đã nêu lên trong những bức thư gửi Đại hội Đoàn. Tìm được người xứng đáng và giúp họ trang bị những kỹ năng cần thiết vẫn chưa đủ. Đọc những bức tâm thư của các đoàn viên, chúng ta cũng thấy họ phải xoay xở trong điều kiện rất khó khăn. “Lửa” cần phải được nuôi dưỡng. Tâm huyết và sự sáng tạo của họ cũng phải được hỗ trợ cả về mặt tài chính lẫn cơ hội thực hiện và phát huy. Có như thế, những người lãnh đạo trẻ mới có thể dồn hết tâm trí của mình vào hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng. Thạc sĩ VÕ THỊ HOÀNG YẾN (GĐ chương trình khuyết tật và phát triển ĐH Mở TP.HCM)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_va_dao_tao_lanh_dao_tre_671.pdf
Tài liệu liên quan