Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dƣỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An

Tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ em luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu

ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Đầu tƣ cho dinh dƣỡng chính là đầu tƣ cho

phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng. Phòng chống suy dinh dƣỡng là một

bộ phận không thể tách rời của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của mỗi

quốc gia, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con ngƣời. Tính

phổ biến của suy dinh dƣỡng khác nhau giữa các vùng miền, thậm chí sự

khác biệt xảy ra giữa các vùng khác nhau trong cùng một địa phƣơng, nhƣng

nhìn chung suy dinh dƣỡng có sự liên quan và phối hợp giữa các yếu tố nhƣ:

tình trạng kinh tế xã hội, phong tục tập quán, môi trƣờng sống, thói quen ăn

uống, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, thiếu kiến thức về dinh dƣỡng và cả vấn

đề chủng tộc.

pdf165 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dƣỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình nên chƣa thể chủ động trong việc nuôi trẻ, thiếu cả kinh nghiệm chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ khi khỏe cũng nhƣ trẻ bị bệnh [33],[26]. Mối liên quan giữa trẻ SDD với số con của mẹ Có mối liên quan giữa những ngƣời mẹ có đông con với SDD thấp còi ở trẻ. Đối với các bà mẹ có 3 con trở lên thì nguy cơ con bị thấp còi nhiều hơn so với các bà mẹ có dƣới 3 con là 1,54 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,05); (95%CI:1,05-2,39) và OR=1,54 (Bảng 3.9). Trong nghiên cứu của tác giả Lê Danh Tuyên cũng cho thấy trẻ trong gia đình đông con có nguy cơ SDD cao hơn so với gia đình ít con [26]. 111 Còn có ít nghiên cứu nghiên cứu về mối liên quan đến vấn đề số con của ngƣời mẹ với tình trạng SDD ở con, nhƣng trên thực tế chúng ta thấy vấn đề gia đình đông con, đói nghèo, bệnh tật và SDD là một vòng xoắn bệnh lý. Ngƣời mẹ có đông con thì trƣớc tiên vấn đề thời gian để chăm sóc con bị phân tán, ngƣời mẹ còn phải dành thời gian để kiếm tiền nuôi con, trẻ không đƣợc chăm sóc chu đáo, vệ sinh kém cộng vào đó chế độ ăn không đầy đủ, dinh dƣỡng không hợp lý là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng SDD ở con. Mối liên quan giữa trẻ SDD với trình độ của mẹ Kết quả cho thấy trình độ văn hóa mẹ thấp (mù chữ và tiểu học) so với những bà mẹ có trình độ văn hóa trung học trở lên thì thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm với (p<0,05); OR=1,7; (95% CI: 1,04 – 2,76) (Biểu đồ 3.6). Trong kết quả tổng điều tra dinh dƣỡng của Viện dinh dƣỡng cho thấy trình độ văn hóa của ngƣời mẹ liên quan đến thấp còi ở trẻ dƣới 5 tuổi. Thấp còi giảm tịnh tiến khi trình độ văn hóa của mẹ tăng từ 38,6% (95%CI 35,3;41,7) ở trẻ có mẹ không đi học xuống 20,1%(95%CI 18,8;22,2) ở trẻ có mẹ đi học cấp II hoặc cao hơn. Xu thế tƣơng tự cũng cho thấy ở SDD thấp còi nặng [76]. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Danh Tuyên cũng cho thấy sự khác biệt giữa vấn đề SDD con và trình độ văn hóa ngƣời mẹ [26]; Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn của các bà mẹ với tình trạng SDD của con, nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả giống với một số nghiên cứu ở những địa bàn khác nhau nhƣ: Kết quả của Lê Thị Kim Chung khi nghiên cứu ở phƣờng Láng Hạ quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2000 [34]. Và nghiên cứu của Lê Thị Hƣơng ở huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa tháng 6 năm 2007 [32], ở huyện Hải Lăng 112 tỉnh Quảng Trị tháng 11 năm 2007 [33], của Lê Danh Tuyên, Trần Quang Trung[26],[62]. Trình độ học vấn của mẹ thấp thì thƣờng việc làm không ổn định, thu nhập thấp, khả năng nhận thức về phƣơng pháp nuôi dƣỡng kém ngƣợc lại mẹ có trình độ văn hóa cao thì có việc làm ổn định, đời sống, thu nhập khá hơn, kèm theo đó là do có trình độ học vấn giao lƣu học hỏi nhiều hơn thì điều kiện, kiến thức chăm sóc con sẽ tốt hơn [26],[108]. Cá biệt cũng có bà mẹ có trình độ học vấn cao nhƣng vẫn có thể có thu nhập thấp hơn và thậm chí có bà mẹ có trình độ học vấn đại học do có việc làm tốt vị trí trách nhiệm cao nên thời gian chăm sóc con còn kém hơn và con của họ có nguy cơ bị SDD nhất là SDD thấp còi cao hơn. Mối liên quan giữa trẻ SDD với thể trạng của mẹ Kết quả bảng Bảng 3.10 cho thấy, không tìm thấy mối liên quan giữa thể trạng mẹ với suy dinh dƣỡng thấp còi ở con, tuy nhiên với kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ là con của những bà mẹ có chỉ số BMI thấp (BMI<18,5) có tỷ lệ thấp còi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những trẻ là con của những bà mẹ có BMI cao hơn [76],[80]. Liên quan giữa bú mẹ và SDD ở con. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy ở lứa tuổi dƣới 24 tháng tỷ lệ trẻ không bú mẹ có nguy cơ bị thấp còi cao hơn trẻ đƣợc bú mẹ 1,31 lần (OR=1,31) và ở lứa tuổi trên 24 tháng thì (OR=0,43).Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). (Bảng 3.11). Tác giả Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2012): Nghiên cứu thiếu máu, thiếu VitaminD, thiếu kẽm và các yếu tố liên quan ở trẻ em dƣới 5 tuổi cũng cho thấy tỷ lệ trẻ đƣợc bú sữa mẹ là rất cao (100%) [54]. 113 Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi chƣa tìm thấy mối liên quan giữa bú mẹ và SDD thấp còi nhƣng rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ. Sữa non là thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng, bởi vì các thành phần phù hợp với nhu cầu ban đầu. Sữa non chứa nhiều kháng thể nhƣ IgA, lactose, lysozym, interferon, bạch cầu đƣợc xem là thuốc chủng ngừa nhiều bệnh cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có đầy đủ tất cả lƣợng carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ. Sữa mẹ cũng chứa các kháng thể để giúp hệ miễn dịch vốn còn non nớt và dễ bị tổn thƣơng của bé chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật và viêm nhiễm nhƣ viêm phổi và tiêu chảy, những trẻ không đƣợc bú mẹ hoàn toàn những tháng đầu hay ăn bổ sung sớm, thức ăn bổ sung nghèo protein, lipid cũng dễ thấp còi [61], [17],[19]. Mối liên quan về kiến thức và thực tế sử dụng VitaminA và viên sắt với suy dinh dưỡng thấp còi. Có mối liên quan giữa kiến thức của các bà mẹ về Vitamin A với SDD thấp còi ở con (Bảng 3.12); Kết quả cũng cho thấy có liên quan tới suy dinh dƣỡng thấp còi ở trẻ em dƣới 5 tuổi có ý nghĩa thống kê với bà mẹ sau khi sinh không đƣợc uống Vitamin A (OR=1,98 95%CI:1,36 -2,89) (Bảng 3.13). Đây là vấn đề cần phải thay đổi phƣơng cách truyền thông để các bà mẹ biết và nắm rõ hơn về chƣơng trình phòng chống thiếu VitaminA. Các bà mẹ không uống viên sắt trong vòng 6 tháng qua cũng là yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng ở con với (OR=2,5; 95%CI: 1,44-4,44), điều này cho thấy hành vi về chăm sóc sức khỏe mẹ và con sau khi sinh còn kém; đặc biệt các bà mẹ không uống viên sắt có nguy cơ con bị thấp còi hơn 2,5 lần so với các bà mẹ đƣợc uống, điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ 114 đến SDD thấp còi. Tỷ lệ các bà mẹ sau sinh đƣợc uống viên sắt trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Tác giả Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thị Lan Phƣơng cho thấy tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ uống bổ sung sắt là 34,2% [54]. Trẻ không đƣợc uống VitaminA bổ sung trong vòng 6 tháng cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi (OR=1,48; 95%CI 1,02 – 2,13) (Bảng 3.14). Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu kẽm, ngƣợc lại thiếu vitamin A cũng ảnh hƣởng đến hấp thu kẽm do giảm tổng hợp protein vận chuyển kẽm ở ruột [82]. Nghiên cứu tại khu vực Đông Timor cho thấy thiếu vi chất dinh dƣỡng cũng là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng khi tác giả cho biết tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm tƣơng ứng là 36%, 68% và 50% [117]. Mối liên quan về kiến thức, thực hành của các bà mẹ ( Bảng 3.15). Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố làm giảm nguy cơ trẻ bị suy dinh dƣỡng thấp còi nhƣ sau: trẻ ăn dặm đúng độ tuổi (OR=0,67; 95%CI 0,46-0,97), cách tô màu bát bột cho con với đủ 4 nhóm thức ăn (OR=0,70; 95% CI 0,49-0,99). Kết quả này phù hợp với số liệu của Viện Dinh dƣỡng (2005) [75]. Kết quả của chúng tôi cũng tƣơng tự với một số nghiên cứu: Điều tra về nuôi dƣỡng trẻ của 514 bà mẹ - Đào Ngọc Diễn và cộng sự (1983) thấy: kể cả ở nông thôn và thành thị, độ tuổi trung bình của đứa trẻ đƣợc bắt đầu cho ăn bổ sung là 3 - 4 tháng; 87,5% số bà mẹ ở nông thôn cho con ăn bột nấu với mắm, muối, mì chính [12]. Nguyễn Đình Quang và cộng sự (1988) tìm hiểu tập quán nuôi con ở vùng dân cƣ ven biển Nam Bộ thấy 54% bà mẹ cho con ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn. Thức ăn bổ sung thiếu dầu mỡ và rau xanh. Đặc biệt 66% bữa ăn của trẻ thiếu sự quan tâm của ngƣời lớn (thƣờng do anh/chị của trẻ chuẩn bị) [41]. Nghiên cứu về thực hành ăn bổ 115 sung ở Nghệ An và Quảng Ninh năm 1996 cho thấy: 80% trẻ ở Nghệ An và 88,4% trẻ ở Quảng Ninh đƣợc cho ăn bổ sung trƣớc 4 tháng, riêng ở Quảng Ninh trẻ đƣợc cho ăn ngay trong tháng đầu tiên tới 51,2%; thức ăn cho trẻ hầu nhƣ không có thịt, cá, trứng, tôm, cua, dầu, mỡ, rau xanh, hoặc các loại đậu đỗ [74]. Nuôi con bằng sữa mẹ không đúng, đặc biệt là không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cho ăn bổ sung không phù hợp đặc biệt là thức ăn bổ sung nghèo nàn, đơn điệu, không phù hợp về chất và lƣợnglà những yếu tố nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. Những ảnh hƣởng do nuôi dƣỡng sai lầm trong thời kỳ này kéo dài trong suốt cuộc đời của đứa trẻ, biểu hiện qua kém trí tuệ trong học hành, giảm khả năng lao động, thiệt thòi trong cuộc sống xã hội, cộng đồng [22]. Ngoài ra cũng có sự chênh lệch về nhận thức trong các vấn đề chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy (OR=0,51; 95%CI:0,35-0,76), và sử dụng Ozerol giữa các bà mẹ của nhóm trẻ bị bệnh và nhóm chứng với (OR=0,59; 95%CI 0,41- 0,85). Nhƣ vậy vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian cho con ăn sam, cách chế biến thức ăn, chăm sóc trẻ khi bị bệnh đúng là những yếu tố bảo vệ làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. Không tìm thấy mối liên quan giữa cho trẻ bú ngay trong giờ đầu với suy dinh dƣỡng thấp còi, cho con bú trong giờ đầu sau sinh ở nhóm bệnh là 79,6% và ở nhóm chứng là 82,6%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu là tƣơng đối cao so với nghiên cứu của Hoàng Đức Thịnh tại Khánh Hoà năm 1999 cho thấy trƣớc khi cho trẻ bú lần đầu ở thành phố 12,8%, nông thôn 26,1%, ven biển 24,7%, miền núi 27,4% bà mẹ vắt bỏ sữa non [22]. Và của Phou Sophal tại Bắc Kạn (2010) bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh từ 64,2% đến 66,9% [58]. 116 4.1.2.2 Mối liên quan giữa nhiễm giun, thiếu máu và tình trạng dinh dưỡng. Mối liên quan giữa nhiễm giun và SDD thấp còi ( bảng 3.16). Với OR=7,1; (95%CI: 3,44 - 5,29) cho thấy tình trạng nhiễm giun có liên quan rất nhiều đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ. Đối với nhóm trẻ bị SDD tỷ lệ nhiễm giun đũa lên đến 82,3% (87 trẻ/101 trẻ bị nhiễm giun) điều này cho thấy tình trạng nhiễm giun ở trẻ dƣới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu là có vấn đề (Bảng 3.16). Những tác hại chủ yếu của giun đƣờng ruột là chiếm chất dinh dƣỡng, gây rối loạn hấp thu và chuyển hoá Protein, Mỡ, Vitamin của ruột. Năm 2005 dƣới sự chủ trì của Viện sốt rét và ký sinh trùng Trung Ƣơng công tác điều tra tình hình nhiễm giun sán đƣợc tiến hành ở 17 tỉnh, thành kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán vẫn ở mức cao: Giun đũa (0,2 - 75,6 %), giun tóc (1,7 -87,5%), giun móc (7,7 -45,5 %) [84]. Theo nghiên cứu của Phạm Trung Kiên về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại 2 xã Hoàng Tây và Văn Xá Huyện Kim Bảng - Hà Nam (2003) cho thấy: Tỉ lệ nhiễm giun chung 93,4%, tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại giun đũa và giun tóc là 60,3%; nhiễm giun đũa 85,3%; giun tóc 74,2%. Tỷ lệ nhiễm giun tăng dần theo lứa tuổi [57]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng nhiễm giun đƣờng ruột có ảnh hƣởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Theo Mahendra- Raj- S. và cộng sự (1998): Tỉ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm trẻ nhiễm giun đũa: 49%, tỉ lệ này ở trẻ không nhiễm giun: 32%. Sau khi tẩy giun chiều cao và cân nặng của trẻ thay đổi đáng kể [120]. 117 Nghiên cứu của Silvia R. Saldiva và cộng sự năm 1999 tiến hành trên 520 trẻ em Brazil từ 1-12 tuổi cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm giun đũa cao (41%); tình trạng SDD thấp còi có liên quan đến kinh tế hộ gia đình, thiếu protein ăn vào và nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm giun đũa và thấp còi [135]. Nghiên cứu của Richard A. Oberhelman, Efrain S. Guerrero và CS năm 1998 trên 960 trẻ nông thôn và bán thành thị của Nicaragua cũng cho thấy sự liên quan của tình trạng nhiễm giun với SDD và đặc biệt ở nhóm trẻ trên 24 tháng tuổi [131]. Kết luận về mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun và SDD thấp còi của chúng tôi tƣơng tự nhƣ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc [8],[55], [64],[10],[83]. Mối liên quan giữa thiếu máu và SDD thấp còi. Tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến SDD, đặc biệt là SDD thấp còi. Trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ lệ thiếu máu của nhóm SDD thấp còi là 35,6%, ở nhóm chứng là 11,9% với p<0,001; OR=4,1; ( 95%CI: 1,9 – 9,3) (Bảng 3.17) thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa SDD thấp còi và thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ bị SDD thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả tỷ lệ thiếu máu chung của trẻ em toàn quốc năm 2008 là 29,4% và cao hơn nghiên cứu của Trần Quang Trung tại Tiền Hải, Thái Bình (27,7%) [77],[62]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà năm 2011 (39,0% đến 41,0%) [44]; kết quả nghiên cứu của Lê Danh Tuyên (2012) tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; của Nguyễn Quang Trung 118 nghiên cứu ở Quế võ Bắc Ninh năm 2004 tỷ lệ thiếu máu dao động từ 47,9 % đến 57,2% [27],[43]. Mặc dù kết quả về tỷ lệ thiếu máu có khác nhau so với các nghiên cứu đã nêu trên, nhƣng tất cả đều có kết luận là có sự liên quan giữa thiếu máu và SDD thấp còi. 4.2 HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP. 4.2.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu can thiệp. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu can thiệp chúng tôi chọn 100 cặp tham gia nghiên cứu, sau 12 tháng can thiệp số cặp còn lại đủ tiêu chuẩn lựa chọn với các đặc điểm giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng trong phân loại theo giới tính. - Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình, giới tính, chiều cao, cân nặng và Z-Score (HAZ), - Có sự khác nhau về tỷ lệ % ở các mức độ SDD nặng và nhẹ giữa 2 nhóm tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. - Không có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng tại thời điểm T0 - Tình hình tập huấn, truyền thông: + Truyền thông bằng loa đài trên các phƣơng tiện truyền thông xã 1 lần/ tháng + Tập huấn cho các bà mẹ về các nội dung: sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ; thời gian và cách chế biến thức ăn khi con ăn dặm; tác dụng của Vitamin và khoáng chất; chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy; chăm sóc khi trẻ ốm. 119 - Về tình hình sử dụng thuốc tẩy giun Theo dõi 87 trƣờng hợp trẻ nhiễm giun đƣợc tẩy giun bằng Mebendazole các dấu hiệu theo dõi bao gồm: Biểu hiện dị ứng; biểu hiện buồn nôn hoặc nôn mửa; đau bụng bất thƣờng; tiêu chảy; giun đũa ra đƣờng miệng; giun đũa ra đƣờng mũi; biểu hiện khó thở; có biểu hiện giun chui ống mật hoặc có biểu hiện tắc ruột (đƣợc cán bộ y tế xác định) trong vòng 48 giờ sau uống thuốc, không có trƣờng hợp nào có các dấu hiệu phụ khác nhƣ đã kể trên.. Thuốc tẩy giun đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu của chúng tôi là Mebendazole 500 mg, dùng liều 1 viên duy nhất cho cả trẻ 24-48 tháng tuổi theo đúng khuyến cáo của WHO [150]. Để đảm bảo an toàn khi tẩy giun cho trẻ chúng tôi hƣớng dẫn bà mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ theo dõi kỹ trẻ trong vòng 48 giờ sau uống thuốc tẩy giun; tập huấn cho cán bộ y tế theo dõi và xử lý các tai biến của tẩy giun (có thể có) trƣớc khi triển khai tẩy giun. - Bổ sung sắt: Sử dụng loại Syro Ferlin 60 ml của nhà sản xuất United Pharma, thành phần: Mỗi Ml Ferlin giọt : Fe sulfat 74,64 mg (= Fe nguyên tố 15 mg), vit B1 10 mg, vit B6 5 mg, vit B12 25 mcg, folic acid 80mcg. Mỗi 5 ml Ferlin xirô : Fe sulfat 149,34 mg (= Fe nguyên tố 30 mcg), vit B1 10 mg, vit B6 10 mg, vit B12 50 mcg. Liều dùng: Liều bổ sung 1 lần/ngày, điều trị 3 lần/ngày. Mỗi lần: Thuốc giọt : trẻ 4-6 tháng : 0.5 ml, trẻ 6-12 tháng : 0.75-1 ml, trẻ 1-2t: 1 ml. Xirô : trẻ 2-6t : 2.5ml (1/2 muỗng cà phê), trẻ 7-12t : 5 ml (1 muỗng cà phê). Cho trẻ uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để làm giảm các tác dụng phụ của thuốc nếu có. Trong quá trình sử dụng tất cả các cháu đều không bị các tác dụng phụ của thuốc nhƣ: kích ứng dạ dày, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. 120 4.2.2 Hiệu quả can thiệp đến thay đổi chiều cao và suy dinh dƣỡng thấp còi. 4.2.2.1 Hiệu quả trên tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi Hiệu quả can thiệp đến chiều cao và tỷ lệ SDD thấp còi đƣợc thể hiện từ bảng 3.22 đến bảng 3.30 cho thấy: d) Hiệu quả lên các chỉ số về chiều cao, HAZscore Mức độ tăng chiều cao trung bình (cm) của nhóm CT(7,93±2,26); tăng chỉ số HAZ-score CT (0,52±0,29). Mức độ tăng chiều cao trung bình (cm) của NC (6,91±2,1); tăng chỉ số HAZ-score NC (0,21±0,27); Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01). Quan sát nhóm trẻ SDD thấp còi thì mức tăng trong kết quả nghiên cứu là 7,93cm tăng cao hơn mức độ tăng chiều cao bình thƣờng của trẻ cùng nhóm tuổi, đây có thể là kết quả của sự tăng trƣởng bù của trẻ. Đối với nhóm chứng thì mức tăng chiều cao 6,91cm tƣơng đƣơng với mức tăng bình thƣờng của trẻ theo biểu đồ phát triển. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà khi bổ sung Sprincles cho đối tƣợng SDD thấp còi từ 6-36 tháng tuổi [44]. Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu bổ sung dinh dƣỡng bằng cải thiện chế độ ăn của Trần Quang Trung (mức tăng chiều cao sau 12 tháng của nhóm CT Và NC: 6,9 ± 1,1; 6,5 ± 1,2 ) tại Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [62]. Tác giả Trần Thúy Nga và cộng sự năm 2010 cũng công bố tác dụng kết hợp của tẩy giun và bổ sung đa vi chất trên trẻ em lứa tuổi tiểu học. Tác giả thấy rằng bổ sung kết hợp đa vi chất làm tăng hiệu quả của tẩy giun. Tỷ lệ tái nhiễm giun ở nhóm kết hợp với đa vi chất giảm thấp hơn rõ rệt [126]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu 121 khác tại Ấn Độ, Nepal, Kenya [93],[137]. Tuy sự so sánh trong điều kiện không giống nhau song về độ tuổi can thiệp và nhóm so sánh, nhƣng chúng tôi thấy việc can thiệp đã có tác động tăng chiều cao. Hiệu quả theo nhóm tuổi và giới. Nhóm 24-35 tháng: Tăng trƣởng chiều cao trung bình của nhóm CT là (7,22±1,63), tăng chỉ số HAZ-score (0,37±0,27). (p<0,01). Tăng trƣởng chiều cao trung bình của NC: (6,38±1,31),tăng chỉ số HAZ-score (0,11±0,26), (p<0,01) Nhóm 36- 47 tháng: Tăng trƣởng chiều cao trung bình của nhóm CT(8,64± 1,72), tăng chỉ số HAZ-score ( 0,66±0,25), (p<0,01); tăng trƣởng chiều cao trung bình của NC: (7,45±1,67), tăng chỉ số HAZ-score (0,29±0,29), (p<0,01) Từ kết quả trên cho thấy cả hai lứa tuổi trên đều đáp ứng tốt với can thiệp. Ở nhóm 24-35 tháng tuổi mức độ chênh lệch về phát triển chiều cao giữa nhóm CT và NC là 0,84 cm, còn ở nhóm tuổi 36-47 tháng là 1,19cm, điều này cho thấy xu thế nhóm tuổi lớn hơn khả năng đáp ứng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng có thể do sự phát triển sinh lý bình thƣờng. Nhóm 36- 47 tháng tuổi bắt đầu có sự phát triển mạnh về chiều cao, điều này đƣợc thể hiện khi so sánh 2 nhóm chứng ở 2 lứa tuổi trên cũng cho thấy lứa tuổi lớn mức tăng chiều cao tự nhiên cũng lớn hơn lứa tuổi nhỏ (7,45±1,67 so với 6,38±1,31). Trong kết quả tổng điều tra Viện dinh dƣỡng cũng cho thấy lứa tuổi SDD thấp còi nhiều nhất là lứa tuổi 24- 29 tháng và sau đó giảm dần ở lứa tuổi trên 36 tháng [76]. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác [21],[48],[47]. 122 Trong phần nghiên cứu thực trạng chúng ta thấy tỷ lệ SDD thấp còi trẻ trai cao hơn trẻ gái, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong quá trình can thiệp của chúng tôi thấy khả năng đáp ứng can thiệp của trẻ trai và trẻ gái là tƣơng đƣơng nhau với mức độ tăng chiều cao trung bình giữa nhóm nam so với can thiệp sau 1 năm là 1cm và nhóm nữ là 1,03 cm sự khác biệt giữa nhóm CT và NC có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Kết quả này tƣơng tự nhƣ kết quả của một số nghiên cứu khác [76],[62],[44],[64]. So sánh với các nghiên cứu đã triển khai, một nhóm tác giả đã xem xét một cách hệ thống từ 37 nghiên cứu đã triển khai với 47 nhóm, so sánh cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa về chiều cao theo tuổi (HAZ) ở nhóm đƣợc bổ sung sắt, kẽm với mức thay đổi nhiều hơn nhóm chứng là 0,17 SD (CI 95% từ 0,075 - 0,264SD; p=0,01) [105]. e) Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ SDD Sau12 tháng can thiệp tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm CT giảm đƣợc 42,5% và nhóm ĐC giảm đƣợc 13,8 % HQCT (28,7%), (p<0,001) (Bảng 3.27). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Quang Trung (SDD thấp còi CT giảm đƣợc 39,2% ĐC giảm đƣợc 22,6%; p<0,01) [62]; của Nguyễn Thanh Hà năm 2011 trong nhóm trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi ở nhóm bổ sung kẽm sau 6 tháng 40,7% và kết quả bổ sung kẽm cho trẻ dƣới 1 tuổi sau 6 tháng của Nguyễn Quang Trung thì giảm tỷ lệ SDD thấp còi so với nhóm chứng là 14,5% và cũng tƣơng tự nhƣ kết quả của một số tác giả khác [44],[43],[42],[45]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Võ Phúc Khanh[86] khi đánh giá hiệu quả của chƣơng trình hỗ trợ dinh dƣỡng và tẩy giun cho học sinh tiểu học tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hiệu lực can thiệp lên tỷ lệ SDD nhẹ cân là 18,4% và SDD thấp còi là 6,5% nhƣng sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 123 Qua nghiên cứu ở đây đã chứng minh đƣợc rằng biện pháp can thiệp sử dụng sắt bổ sung, tẩy giun, kết hợp truyền thông có thể làm giảm tỷ lệ SDD thấp còi không thua kém một số giải pháp can thiệp khác và có thể phát triển trên diện rộng ở nƣớc ta, kể cả vùng nông thôn khó khăn. Đánh giá theo mức độ: Ở mức độ vừa CSHQ nhóm CT là 39,1%; nhóm ĐC 10,2% với ( p<0,05) và HQCT= 28,9% chứng tỏ can thiệp có hiệu quả đối với SDD thấp còi mức độ vừa. Đối với SDD mức độ nặng CSHQ nhóm CT là 52,3%; nhóm ĐC 21,4%; HQCT là 30,9% nhƣng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.28). Điều này có thể giải thích đối với những trẻ bị SDD mức độ vừa (từ -2 đến <-3SD), gần với ranh giới bình thƣờng nên khi đƣợc can thiệp và chăm sóc dinh dƣỡng tốt hơn sẽ giúp trẻ dễ thoát khỏi suy dinh dƣỡng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của một số tác giả khác tuy mỗi nghiên cứu có khác nhau nhƣng đều có chung kết luận là SDD thấp còi mức độ nhẹ thì dễ thay đổi hơn so với mức độ nặng [45],[127],[62],[96],[108]. Hiệu quả can thiệp theo giới tính: Xem xét giữa nam và nữ thấy: nhóm trẻ trai giảm SDD thấp còi (52,2%), HQCT(37,0%), (p<0,01); nhóm trẻ gái giảm (31,7%), HQCT (19,5%),(p<0,05). Tại thời điểm T12 tỷ lệ SDD thấp còi giữa trẻ trai và trẻ gái không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu của Trần Quang Trung và Trần Thị Lan [62],[64]. Hiệu quả can thiệp theo lứa tuổi: Sau 12 tháng can thiệp tỷ lệ SDD thấp còi giảm ở nhóm trẻ 24-35 tháng là 36,4% HQCT:10,5% (p>0,05). Đối với nhóm 36-47 tháng là 48,8%, HQCT= 37,2% (p<0,05). Điều này cho thấy ở lứa tuổi lớn đáp ứng tốt hơn với can thiệp của chúng tôi, điều này đã đƣợc phân tích khi so sánh sự phát triển chiều cao trung bình ở trên. Kết quả của 124 chúng tôi khác với kết quả của Trần Thị Lan, trong nghiên cứu của Trần Thị Lan đối tƣợng là trẻ từ 12-35 tháng (phân nhóm trẻ trên và dƣới 2 tuổi), kết luận nhóm nhỏ tuổi đáp ứng tốt hơn[64]. Đều này cũng có thể giải thích do trẻ dƣới 24 tháng tuổi đa phần còn bú mẹ, trẻ đƣợc bú mẹ với thành phần dinh dƣỡng tốt nhất cộng thêm trẻ đƣợc bổ sung ĐVC và TG nên trẻ đáp ứng tốt hơn. Trong thực tế nghiên cứu thực trạng dinh dƣỡng cũng cho thấy tỷ lệ trẻ SDD thấp còi xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trên 24 tháng. 4.2.2.2 Hiệu quả can thiệp đối với nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm giun Đũa giảm mạnh tại thời điểm T12 ở nhóm CT CSHQ là 67,6%; HQCT là 63,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Đối với giun Tóc thì ở nhóm CT tỷ lệ nhiễm giảm 17,2% CSHQ = 75,1% và HQCT = 80,4%, (p<0,01) điều này chứng tỏ can thiệp có hiệu quả đối với loại giun Đũa và giun Tóc. Còn đối với giun Móc HQCT = -8,6% và (p>0,05) chứng tỏ can thiệp không có hiệu quả nhiều đối với loại giun Móc Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy kết hợp biện pháp tẩy giun và bổ sung sắt kết hợp truyền thông dinh dƣỡng cho hiệu quả rõ rệt, cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm SDD thấp còi. Kết quả của chúng tôi tƣơng đƣơng so với nghiên cứu của Trần Thị Lan trong nhóm can thiệp kết hợp giữa TG+ĐVC có hiệu quả làm giảm tỷ lệ thiếu máu; nhƣng tốt hơn so với nhóm tẩy giun đơn thuần [64]. Nhóm tác giả Lê Minh Uy, Nguyễn Xuân Ninh. Phạm Duy Tƣờng (2003) đã cho thấy hiệu quả của tẩy giun đến thay đổi về tình trạng dinh dƣỡng, thiếu máu đƣợc đánh giá trên 277 trẻ em từ 36- 60 tháng tuổi tại 3 phƣờng Đồng bằng sông Mêkong, trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy, tẩy giun bằng Mebendazol 1 liều 500mg, có tác dụng cải thiện rõ rệt chiều cao và cân nặng của trẻ. Sau 6 tháng tẩy giun, cân nặng, chiều cao của nhóm trẻ đƣợc tẩy giun tăng nhiều hơn nhóm đối chứng là 0.3 kg và 0.8 125 cm. Tỷ lệ thiếu máu giảm 12.1%, nhóm chứng chỉ giảm 5.6%, nồng độ Hemoglobin (Hb) trung bình của nhóm trẻ tẩy giun cao hơn 0.4 g/dL so với nhóm đối chứng. Tẩy giun là biện pháp cần đƣợc phối hợp trong các chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng (SDD) và thiếu máu ở trẻ em [29]. Những tác hại chủ yếu của giun đƣờng ruột là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanantiensytinhtrangdinhduong_1008.pdf
Tài liệu liên quan