Luận văn Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay

Khi xã hội phân chia thành giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước thì chính trị và con người chính trị cũng ra đời. Con người chính trị có vai trò rất to lớn, là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của chính trị nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Nếu quyền lực chính trị được xác lập trên thực tế thông qua bộ máy nhà nước hay tổ chức chính quyền nhà nước – cái quan trọng nhất trong chính trị - thì Nhà nước đó hoạt động như thế nào, có thực hiện được các chức năng của nó hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể nắm quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến dân tộc theo mô hình Nho giáo, vua – quan là chủ thể quyền lực chi phối toàn bộ sự hoạt động xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước đó do vua đứng đầu và bên dưới là đội ngũ quan lại các cấp mà ngày nay trong đời sống chính trị nước ta chính là đội ngũ cán bộ, công chức.

Lịch sử Việt Nam là quá trình đấu tranh lâu dài, gắn liền giữa dựng nước và giữ nước, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm. Bởi thế, việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết thành công các nhiệm vụ đó, Nhà nước phong kiến Việt Nam nhất là trong các giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ của dân tộc đều coi trọng việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại nhằm tăng cường sức mạnh của Nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp.

Vào nửa cuối thế kỷ XV, vương triều Lê Thánh Tông (1460-1497) đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, được xem là đỉnh cao sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Với thời gian 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối theo hệ tư tưởng Nho giáo, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Vì vậy, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự phát triển của đất nước. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông trở thành “khuôn phép”, hay “chế độ” như các sử gia phong kiến đã đánh giá để các triều đại sau đó noi theo, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Dưới góc nhìn của chính trị học ngày nay, có thể nói triều đại Lê Thánh Tông đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ quan lại cũng như của việc dùng người trong hoạt động chính trị vì đó là “cội gốc để tiến lên trị bình”, đồng thời cũng là “thềm bậc để đi đến hoạ loạn” như lời nhà Vua nói với thượng thư các bộ vào năm 1643 [48, tr.399].

Từ khi thành lập, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là “nhân tố quyết định mọi thành bại của cách mạng” trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng như trong giai đoạn đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng đảng. Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

 

doc112 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xã hội phân chia thành giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước thì chính trị và con người chính trị cũng ra đời. Con người chính trị có vai trò rất to lớn, là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của chính trị nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Nếu quyền lực chính trị được xác lập trên thực tế thông qua bộ máy nhà nước hay tổ chức chính quyền nhà nước – cái quan trọng nhất trong chính trị - thì Nhà nước đó hoạt động như thế nào, có thực hiện được các chức năng của nó hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể nắm quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến dân tộc theo mô hình Nho giáo, vua – quan là chủ thể quyền lực chi phối toàn bộ sự hoạt động xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước đó do vua đứng đầu và bên dưới là đội ngũ quan lại các cấp mà ngày nay trong đời sống chính trị nước ta chính là đội ngũ cán bộ, công chức. Lịch sử Việt Nam là quá trình đấu tranh lâu dài, gắn liền giữa dựng nước và giữ nước, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm. Bởi thế, việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết thành công các nhiệm vụ đó, Nhà nước phong kiến Việt Nam nhất là trong các giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ của dân tộc đều coi trọng việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại nhằm tăng cường sức mạnh của Nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp. Vào nửa cuối thế kỷ XV, vương triều Lê Thánh Tông (1460-1497) đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, được xem là đỉnh cao sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Với thời gian 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối theo hệ tư tưởng Nho giáo, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Vì vậy, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự phát triển của đất nước. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông trở thành “khuôn phép”, hay “chế độ” như các sử gia phong kiến đã đánh giá để các triều đại sau đó noi theo, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Dưới góc nhìn của chính trị học ngày nay, có thể nói triều đại Lê Thánh Tông đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ quan lại cũng như của việc dùng người trong hoạt động chính trị vì đó là “cội gốc để tiến lên trị bình”, đồng thời cũng là “thềm bậc để đi đến hoạ loạn” như lời nhà Vua nói với thượng thư các bộ vào năm 1643 [48, tr.399]. Từ khi thành lập, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là “nhân tố quyết định mọi thành bại của cách mạng” trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng như trong giai đoạn đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng đảng. Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu chính sách dùng người trong chính trị dưới thời Lê Thánh Tông thể hiện sự kế thừa và phát huy những tiềm năng vốn có của dân tộc trong kho tàng tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho công cuộc đổi mới thành công. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước tới nay, nhiều công trình nghiên cứu về sử học, văn học, triết học, chính trị học, lịch sử tư tưởng, văn hoá, giáo dục Việt Nam của nhiều tác giả trong nước được công bố. Trong các công trình đó, dưới góc độ tiếp cận khác nhau của các khoa học cụ thể, một số tác giả đề cập đến vấn đề đào tạo và sử dụng đội ngũ quan lại cũng như việc dùng người trong chính trị của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây. Bàn về con người chính trị Việt Nam, nổi bật là công trình nghiên cứu Con người chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại của một nhóm tác giả của Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009. Tác phẩm đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về con người chính trị cũng như thực tiễn con người chính trị Việt Nam trong truyền thống và thời hiện đại, đồng thời xác định những yêu cầu mới đối với con người chính trị Việt Nam hiện nay. Trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 do Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1996, các tác giả đã phân tích cụ thể về nội dung, phương pháp và kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở nước ta từ thế kỷ X đến năm 1945, trong đó nhấn mạnh những đóng góp tích cực của nền giáo dục Nho học vào việc đào tạo đội ngũ quan lại cho các triều đại phong kiến dân tộc. Về vấn đề sử dụng nhân tài, cuốn Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử của GS. Phan Hữu Dật (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994 và cuốn Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam của Phạm Hồng Tung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2008 đã khái quát nhận thức của ông cha ta về vai trò của người tài cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thu hút, sử dụng hiền tài trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu dưới thời phong kiến. Triều đại Lê Sơ, nhất là thời Lê Thánh Tông là giai đoạn phát triển tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam truyền thống. Lê Thánh Tông là một trong những vị vua anh minh trị vì lâu, có nhiều đóng góp về mặt tư tưởng chính trị cũng như trong thực tiễn cai trị đất nước. Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I do PGS.TS Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1993, đã dành riêng một chương bàn về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội và đường lối trị nước của Lê Thánh Tông. Năm 2002, trong cuốn Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, PGS.TS. Nguyễn Hoài Văn đã đi sâu phân tích những đóng góp của Lê Thánh Tông trong việc vận dụng, phát triển Nho giáo thành hệ tư tưởng chính trị chính thống, sử dụng nó trong việc cai trị đất nước, đào tạo và xây dựng đội ngũ quan lại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nửa cuối thế kỷ XV. Trước đó, tại Hội thảo kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức năm 1997, đã có nhiều tác giả bàn về đường lối trị nước và các chính sách thời Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và an ninh - quốc phòng. Trong đó có một số chuyên đề đáng chú ý như: Về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ; Suy nghĩ về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông của GS.TS Trương Hữu Quýnh; Vua Lê Thánh Tông và pháp luật của TS. Bùi Xuân Đính; Cải cách quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông của Nguyễn Hoàng Anh;… Cũng trong năm 1997, Nghiên cứu sinh Đặng Kim Ngọc đã bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử với đề tài Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428-1527), trong đó có một số kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này thời Lê Thánh Tông. Trong những năm gần đây, trên các tạp chí nghiên cứu cũng đã công bố một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại như Tuyển chọn quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh: Di sản kế thừa và tham khảo của Bùi Huy Khiên trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 144 năm 2008 ; Tuyển chọn và sử dụng quan lại ở nước ta thời kỳ trung đại của TS. Đỗ Minh Cương trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9 năm 2006; Ông cha ta sử dụng hiền tài của Lê Văn Huân trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3 năm 2008; Tuyển chọn và sử dụng quan chức: Cách làm của ông cha ta của Bùi Xuân Đính trên Báo Tiền phong số 40 năm 2009 … Các công trình, ấn phẩm nói trên đề cập đến con người chính trị Việt Nam hoặc vấn đề đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại trong lịch sử Việt Nam truyền thống nói chung, hoặc phân tích về tư tưởng chính trị hay một số khía cạnh có liên quan đến việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ sử học, văn học, triết học, lịch sử tư tưởng và văn hoá, giáo dục. Việc sử dụng con người chính trị với tư cách là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong thực thi quyền lực chính trị đã được các nhà khoa học quan tâm nhưng chưa nhiều. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông dưới góc nhìn chính trị học vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy nhiên, những công trình khoa học của các học giả, các nhà nghiên cứu kể trên là rất quý báu để tác giả luận văn có điều kiện kế thừa, đồng thời vừa có thể tự hệ thống và khám phá độc lập trong nghiên cứu riêng của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ chính sách đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông. Từ đó rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử thông qua liên hệ với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông. + Trình bày một cách có hệ thống những chính sách, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được trong việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông. + Rút ra ý nghĩa thực tiễn cũng như mối liên hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại của tư duy chính trị Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông thông qua những tư liệu lịch sử gốc như các văn bản chiếu, chỉ, lệnh dụ của Lê Thánh Tông được ghi chép trong các bộ chính sử, các bộ luật, các bộ sách lịch sử chính yếu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Quốc triều hình luật, Lê triều quan chế… cũng như lời nói, việc làm của Lê Thánh Tông trong lãnh đạo, quản lý đất nước để phân tích, đánh giá và hệ thống hoá về chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời kỳ này. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vào giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XV dưới triều Lê Sơ, trong đó đi sâu vào nửa cuối thế kỷ XV - thời kỳ trị vì của Lê Thánh Tông (1460-1497). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị và con người chính trị. Luận văn cũng dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Trên cơ sở đó, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử - logíc, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, khái quát hoá. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Là luận văn thạc sỹ Chính trị học đầu tiên nghiên cứu về chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông. Luận văn góp phần trình bày một cách có hệ thống, nhiều phương diện và đầy đủ hơn về chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông dưới góc độ của khoa học chính trị, đồng thời nêu lên những giá trị lịch sử cũng như ý nghĩa của chính sách này đối với công tác cán bộ hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hệ thống, đánh giá những giá trị tiêu biểu trong đường lối trị nước cũng như làm sâu sắc thêm tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông - một nhà lãnh đạo Nhà nước xuất sắc và nhà hoạt động tư tưởng, văn hoá, giáo dục lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XV. - Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam và khoa học chính trị nói chung. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG 1.1. BỐI CẢNH VIỆT NAM THẾ KỶ XV VÀ SỰ LÊN NGÔI CỦA LÊ THÁNH TÔNG 1.1.1. Về kinh tế - xã hội Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược do nhà Hồ tiến hành thất bại nhanh chóng vào năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nhà Minh liên tục suốt hai mươi năm. Nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng, thiên tai, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Vì vậy, sau khi giành được quyền tự chủ, Lê Thái Tổ - vị vua đầu tiên của vương triều Lê Sơ – đã thi hành các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp, giải quyết một số vấn đề an sinh xã hội. Sau đó, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông tiếp tục chính sách xây dựng đất nước, trọng tâm là lĩnh vực kinh tế. Cuộc sống tương đối thanh bình được người dân khi ấy truyền tụng: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn” [34, tr.215]. Đến thời Lê Thánh Tông, kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ, vững chắc, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và duy trì sự ổn định xã hội. Nông nghiệp, với vai trò nền tảng kinh tế của xã hội phong kiến, Nhà nước Lê Sơ chủ trương “trọng nông”, nhất là thời Lê Thánh Tông với nhiều biện pháp như khôi phục và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chăm lo đê điều, xây dựng các công trình thuỷ lợi, bảo vệ mùa màng, bảo vệ sức lao động nông nghiệp, khai khẩn ruộng hoang vùng ven biển và đất trung du, lập đồn điền, phát triển các nghề trồng dâu nuôi tằm… Điểm nổi bật trên lĩnh vực kinh tế là thi hành chính sách mới về ruộng đất với chế độ lộc điền và chế độ quân điền được Nhà nước xây dựng thành quy chế pháp lý chặt chẽ đã có tác dụng tích cực làm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sức sản xuất của xã hội, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Khác hẳn với các triều Lý - Trần, nhà Lê thực hiện chính sách lộc điền, đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp. Chế độ lộc điền được thi hành ngay từ những triều vua đầu tiên của nhà Lê, nhưng chưa trở thành quy chế. Đến thời Lê Thánh Tông mới được quy định và ban hành thống nhất trong cả nước vào năm 1477. Theo đó, người được cấp là “những quan lại cao cấp từ thân vương đến tòng tứ phẩm và những người thân thuộc gần gũi nhà Vua, các nữ quan thân cận trong triều” và “quan lại từ tứ phẩm trở lên thường nắm giữ các trọng chức trong triều hay đứng đầu các khu vực hành chính” [27, tr.20]. Chế độ lộc điền là đặc quyền của tầng lớp cao nhất trong giai cấp thống trị, bao gồm hai phần: một phần nhỏ là Nhà nước cấp vĩnh viễn, người được cấp có toàn quyền sở hữu gọi là ruộng đất thế nghiệp; còn phần lớn lộc điền thuộc loại ban cấp tạm thời, người được cấp chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng trong một đời, trong đó có quyền phát canh thu tô, sau khi người được cấp lộc điền chết ba năm phải trả lại cho Nhà nước. Bằng chế độ lộc điền, Nhà nước đã hạn chế và đi đến thủ tiêu nền kinh tế điền trang thái ấp, thúc đẩy phát triển giai cấp địa chủ, đánh dấu một bước tiến trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. Chế độ quân điền được thực hiện ngay sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước, khi chính quyền đã được củng cố và Nhà nước đã điều tra xong tài sản ruộng đất trong toàn quốc. Vào năm 1477, Lê Thánh Tông đã hoàn chỉnh chế độ quân điền và năm 1481 được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất trên quy mô cả nước. Đây là chế độ chia cấp định kỳ ruộng đất công của làng xã cho các hộ nông dân cứ sáu năm một lần. Đối tượng được cấp quân điền là “tất cả mọi người trong xã từ quan viên cho đến hạng thấp nhất của bậc thang xã hội phong kiến như người cô quả, tàn tật, vợ con người bị tội lưu, tội đồ đều được chia ruộng đất” [27, tr.35]. Phần ruộng đất chia cho mỗi người nhiều hay ít phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ và phụ thuộc vào số ruộng đất công của mỗi xã. Người được cấp quân điền phải nộp tô cho Nhà nước với mức nhẹ hơn các loại ruộng đất khác. Như vậy, để thực hiện quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà vua, nhà Lê đã thông qua đơn vị làng, xã thay mặt Nhà nước quản lý đất đai, tiến hành thu tô thuế cho Nhà nước, biến giai cấp nông dân thành tá điền của mình. Đây là một loại quyền rất đặc trưng của các nhà nước phương Đông, là “sở hữu kiểu châu Á” như Mác nói. Chính sách quân điền của nhà Lê Sơ một mặt xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, mặt khác phần nào cũng đáp ứng được lợi ích của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Trong xã hội phong kiến, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, bằng phép quân điền, nhà Lê đảm bảo cho người nông dân số ruộng đất tối thiểu để cày cấy, đảm bảo cuộc sống. Phép quân điền đã góp phần củng cố nền kinh tế tiểu nông, khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là yếu tố tương đối tiến bộ của chính sách kinh tế dưới thời Lê Sơ, góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa các lợi ích trong xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Ở thế kỷ XV, thủ công nghiệp được tạo điều kiện mở rộng và khởi sắc. Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt vải, tơ lụa, làm giấy, làm gốm, đan lát,…. khá phổ biến trong các gia đình nông dân. Trong các làng xã ngày càng có nhiều làng thủ công nổi tiếng như nghề gốm (Bát Tràng), nhuộm (Huê Cầu), nung vôi (Yên Thế)… Ở thành thị, thợ thủ công được tổ chức thành từng phường chuyên môn như Thăng Long có 36 phố phường với những cơ sở sản xuất thủ công nổi tiếng (phường Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm, Thụy Chương dệt lụa, Hàng Đào nhuộm điều…) Bộ phận thủ công của Nhà nước bao gồm những xưởng thủ công chuyên đúc tiền, đóng thuyền, sản xuất vũ khí, làm đồ dùng cho các vua quan. Các hoạt động khai thác mỏ sắt, đồng, vàng, bạc .. cũng được mở rộng. Trên cơ sở nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, việc buôn bán cũng được đẩy mạnh. Các chợ địa phương phát triển, nhà Lê Sơ còn ban hành “lệ họp chợ”, quy định việc chia chợ cũ thành các chợ mới và thống nhất các đơn vị đo lường để tiện việc trao đổi hàng hóa trong vùng. Tình hình ngoại thương không được phát triển như nội thương do những chính sách “ức thương” như Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các thuyền buôn và thương nhân nước ngoài. Nhiều cơ quan kiểm soát ngoại thương mọc lên khắp các cửa biển dọc miền duyên hải. Thuyền buôn nước ngoài chỉ được cập bến ở một số địa điểm đã quy định như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hóa) và một số địa điểm trên đất liền thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tây. Việc buôn bán giữa người trong nước với người nước ngoài cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, vào những năm Quang Thuận đời Lê Thánh Tông, “thuyền đi biển của nước Xiêm La đến trang Vân Đồn dâng biểu văn khắc trên lá vàng và dâng sản vật địa phương, vua khước từ không nhận” [48, tr.427]. Sở dĩ triều Lê Sơ thi hành một chính sách “bế quan toả cảng” nghiêm ngặt là vì đất nước mới trải qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm để giành độc lập nên rất cảnh giác đề phòng âm mưu dò xét và xâm lược của người nước ngoài. 1.1.2. Về văn hoá, tư tưởng Cùng với những bước phát triển về kinh tế - xã hội, nền văn hóa, tư tưởng của nước Đại Việt thế kỷ XV cũng phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều thành tựu rực rỡ. Nho giáo có vị trí quan trọng ngay từ thời Lý với việc bắt đầu thi cử Nho học, lập Văn Miếu,... và đến thời Lê Sơ thì phát triển đến đỉnh cao. Các triều đại phong kiến sử dụng triệt để Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị có nội dung đề cao vai trò, quyền lực của vua, tuyệt đối hóa “trung quân”, chủ trương “lễ trị”... làm vũ khí tư tưởng quan trọng nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp của mình. Lê Thánh Tông (1442-1497) là một nhà nho học uyên bác do được tiếp thu Nho học từ nhỏ nên sau khi lên ngôi, từ những bài học kinh nghiệm lịch sử của các triều đại trước và của các bậc cha ông để lại, Lê Thánh Tông chủ trương và kiên quyết dùng Nho giáo để thống nhất về mặt tư tưởng trong phạm vi cả nước, đưa nó lên địa vị độc tôn và ngự trị trong các thể chế của Nhà nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng Nho giáo thời Lê Thánh Tông là Tống Nho, hay là “sự vận dụng Tống Nho vào thực tế xã hội Việt Nam trên tinh thần dân tộc sáng tạo” [44, tr.18-19]. Đó là kết hợp giữa những biện pháp dùng lễ giáo để nêu quy phạm và răn dạy với việc dùng lễ giáo để trừng trị những người chống đối. Đường lối chung này vẫn nằm trong khuôn khổ lễ trị của hệ tư tưởng Nho giáo chính thống, hay Nho giáo thời Lê Thánh Tông không còn đậm yếu tố “nhân” như thời Nguyễn Trãi mà chủ yếu là yếu tố “lễ”, được các nho sĩ làng xã tiếp thu và truyền tải vào đời sống. Giai cấp phong kiến chắt lọc lấy những yếu tố có lợi trong Nho giáo, vận dụng vào đường lối trị nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam thế kỷ XV để tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Với tư cách là hệ tư tưởng thống trị tuyệt đối trong xã hội, Nho giáo đã góp phần tích cực củng cố Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền thống nhất của một quốc gia tiểu nông nghiệp, tạo ra trật tự kỷ cương xã hội. Cùng với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo xâm nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và cùng tồn tại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV được gọi là hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”. Thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo nhưng đến thế kỷ XV thì suy yếu. Sở dĩ Lê Thánh Tông hạn chế Phật giáo, Đạo giáo vì ông cho rằng giáo lý của hai đạo này hết thảy đều “mê lừa dân”, “che lấp nhân nghĩa”, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người rất ham, rất tin, trong khi đạo của Thánh nhân (tức Nho giáo), lớn thì tam cương, ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số đều thiết dụng trong cuộc sống thường ngày. Mặc dù bị hạn chế, nhưng Phật giáo và Đạo giáo vẫn tồn tại ở mức đáng kể, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tinh thần, không chỉ trong dân gian mà cả trong một bộ phận quan lại, thậm chí cả trong đời sống cung đình. Giáo dục Nho học do Nhà nước phong kiến quản lý bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XI khác hẳn nền giáo dục của nhà chùa đã tác động trực tiếp đến sinh hoạt văn hóa, tư tưởng của nhân dân, đến sự hình thành đội ngũ trí thức dân tộc và quan lại cũng như ảnh hưởng đến thế giới quan, phong cách tư duy và những quy phạm chính trị và đạo đức của con người. Trong thế kỷ XV, giáo dục và thi cử Nho học tiếp tục được mở rộng và không ngừng phát triển. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật diễn ra sôi nổi. Văn học rất phong phú về thể loại với nội dung xoay quanh những vấn đề của đạo Nho và đề cập đến đời sống hiện thực, phản ánh tinh thần dân tộc. Các ngành nghệ thuật sân khấu ca vũ nhạc cũng có nhiều bước tiến bộ, đã xuất hiện những loại hình ca kịch như hát ả đào, hát chèo, hát tuồng,... Bên cạnh nền văn hóa cung đình còn tồn tại một nền văn hóa dân gian rất đa dạng và phong phú, phục vụ đời sống tinh thần của tầng lớp lao động. Ở các địa phương, các lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ như bơi thuyền, đánh vật, đấu gậy, cướp cù... rất thịnh hành. Các lễ hội thường xuyên gắn liền với việc nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước và suy tôn các vị anh hùng dân tộc, những người đã hy sinh vì sự nghiệp chống ngoại xâm. Những thành tựu văn hóa rực rỡ luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của tư tưởng Việt Nam, nhất là tư tưởng chính trị. Thông qua hai đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, tư tưởng chính trị Việt Nam thế kỷ XV đã tỏ ra phong phú và đạt tới một trình độ cao; nó không vượt ra ngoài giới hạn của những vấn đề mà thực tiễn đất nước đòi hỏi và là một tấm gương phản ánh khá rõ những nét cơ bản của sinh hoạt chính trị - xã hội trong thời kỳ này. 1.1.3. Lê Thánh Tông lên ngôi Thế kỷ XV với nhiều biến cố chính trị phức tạp, đánh dấu sự hình thành và những bước phát triển quan trọng đối với Nhà nước phong kiến thời Lê Sơ. Vào năm 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, Lê Lợi - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ, vương triều nhà Lê (Lê Sơ) được thiết lập. Thời kỳ này, nhà Lê ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như ổn định trật tự xã hội và củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4 Luan van.doc
  • docbia c.doc
Tài liệu liên quan