Luận văn Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới WTO

Về mặt lý luận

Trước sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới luôn tự thích nghi và điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật của nước mình phù hợp với pháp luật quốc tế.

WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, gồm các Hiệp định và quy tắc về kinh tế, thương mại v.v., trong đó các quy định về tổ chức và thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế chiếm một số lượng lớn. Đặc biệt các quy tắc về nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của WTO, có thế nói rằng, nông nghiệp là một trong các trụ cột chính của WTO do tích phức tạp ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việc đưa ra các nghiên cứu Hiệp định nông nghiệp cũng như các đáng giá thực hiện Hiệp định này trong nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật nông nghiệp quốc gia.

Để thực hiện được Hiệp định và các nguyên tắc này, nhằm đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của quốc gia, rất cần có một nghiên cứu về Hiệp định và nguyên tắc về nông nghiệp của WTO, nhằm:

1. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về nông nghiệp của Hiệp định nông nghiệp trong WTO ở một số quốc gia.

2. Nhằm hiểu biết sâu sắc các quy định trong Hiệp định nông nghiệp;

3. Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đối với nền kinh tế trong nước và các hoạt động chuyên ngành;

4. Đưa ra các giải pháp về sửa đổi, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật.

Với các mục đích trên, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" sẽ giải quyết được một số vấn đề cơ bản như:

1. Các kiến thức cơ bản về WTO.

2. Đưa ra các nghiên cứu, phân tích về Hiệp định nông nghiệp của WTO.

3. Hệ thống chính sách, pháp luật hiện tại về nông nghiệp của Việt Nam.

4. Các đề xuất nhằm nội địa hóa Hiệp định này, thông qua việc xây dựng các chính sách, pháp luật phù hợp với sự phát triển của Việt Nam

Về mặt thực tiễn

Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm sâu sắc. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng và Nhà nước ta đã coi hợp tác kinh tế quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng mãi gần 10 năm sau, năm 1995, Nhà nước Việt Nam mới chính thức nộp đơn gia nhập WTO. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành nước thành viên của ASEAN-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 1998 trở thành thành viên của APEC (Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), và đến nay, qua hơn 10 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội mới trở thành quốc gia thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.

WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, với sự góp mặt của 149 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu, tiền thân của WTO là GATT - một hiệp định về thương mại và thuế quan được các quốc gia thiết lập năm 1947 nhằm thúc đầy thương mại kinh tế giữa các quốc gia sau thế chiến thế giới thứ II. Sau này, do GATT không đủ khả năng điều chỉnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, WTO đã được thành lập với phạm vi và mục đích rộng hơn rất nhiều. Tham gia vào WTO sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hình thức đầu tư, thuế quan, tài chính, ngân hàng v.v. tạo điều kiện cho pháp luật quốc gia hội nhập vào pháp luật quốc tế.

Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với dân số trên 80 triệu dân, trong đó hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, nông nghiệp là một lĩnh vực rất nhậy cảm đối với các tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2010, khi các rào cản thuế quan và phi quan thuế bị loại bỏ, nền nông nghiệp Việt Nam, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tư liệu sản xuất lạc hậu sẽ phải đối mặt với cạnh tranh tự do gay gắt của nền kinh tế thị trường quốc tế.

Một trong các hiệp định chính của WTO là Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các chính sách, luật pháp của các quốc gia thành viên như: Các quy định về tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước, và trợ cấp xuất khẩu. Các quy định trong Hiệp định này tương đối phức tạp và cũng rất khó trong việc thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến việc sửa đổi luật pháp trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang tiến hành nhiều nghiên cứu, và đưa ra các biện pháp, giải pháp để làm hài hoà chính sách, luật pháp trong nước phù hợp với Hiệp định này. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản không chỉ với các quốc gia đang phát triển mà ngay cả đối với các quốc gia phát triển, làm thế nào để thực hiện được Hiệp định này cũng là điều hết sức phức tạp. Phức tạp ở chỗ phải tiến hành sửa đổi luật pháp trong nước theo hướng phù hợp với các quy định trong Hiệp định, nhưng ngược lại, việc sửa đổi này cũng nhằm bảo vệ thị trường nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nông dân trong quá trình hội nhập.

 

doc99 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về mặt lý luận Trước sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới luôn tự thích nghi và điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật của nước mình phù hợp với pháp luật quốc tế. WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, gồm các Hiệp định và quy tắc về kinh tế, thương mại v.v..., trong đó các quy định về tổ chức và thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế chiếm một số lượng lớn. Đặc biệt các quy tắc về nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của WTO, có thế nói rằng, nông nghiệp là một trong các trụ cột chính của WTO do tích phức tạp ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việc đưa ra các nghiên cứu Hiệp định nông nghiệp cũng như các đáng giá thực hiện Hiệp định này trong nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật nông nghiệp quốc gia. Để thực hiện được Hiệp định và các nguyên tắc này, nhằm đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của quốc gia, rất cần có một nghiên cứu về Hiệp định và nguyên tắc về nông nghiệp của WTO, nhằm: Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về nông nghiệp của Hiệp định nông nghiệp trong WTO ở một số quốc gia. Nhằm hiểu biết sâu sắc các quy định trong Hiệp định nông nghiệp; Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đối với nền kinh tế trong nước và các hoạt động chuyên ngành; Đưa ra các giải pháp về sửa đổi, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật. Với các mục đích trên, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" sẽ giải quyết được một số vấn đề cơ bản như: Các kiến thức cơ bản về WTO. Đưa ra các nghiên cứu, phân tích về Hiệp định nông nghiệp của WTO. Hệ thống chính sách, pháp luật hiện tại về nông nghiệp của Việt Nam. Các đề xuất nhằm nội địa hóa Hiệp định này, thông qua việc xây dựng các chính sách, pháp luật phù hợp với sự phát triển của Việt Nam Về mặt thực tiễn Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm sâu sắc. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng và Nhà nước ta đã coi hợp tác kinh tế quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng mãi gần 10 năm sau, năm 1995, Nhà nước Việt Nam mới chính thức nộp đơn gia nhập WTO. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành nước thành viên của ASEAN-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 1998 trở thành thành viên của APEC (Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), và đến nay, qua hơn 10 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội mới trở thành quốc gia thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, với sự góp mặt của 149 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu, tiền thân của WTO là GATT - một hiệp định về thương mại và thuế quan được các quốc gia thiết lập năm 1947 nhằm thúc đầy thương mại kinh tế giữa các quốc gia sau thế chiến thế giới thứ II. Sau này, do GATT không đủ khả năng điều chỉnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, WTO đã được thành lập với phạm vi và mục đích rộng hơn rất nhiều. Tham gia vào WTO sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hình thức đầu tư, thuế quan, tài chính, ngân hàng v.v... tạo điều kiện cho pháp luật quốc gia hội nhập vào pháp luật quốc tế. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với dân số trên 80 triệu dân, trong đó hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, nông nghiệp là một lĩnh vực rất nhậy cảm đối với các tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2010, khi các rào cản thuế quan và phi quan thuế bị loại bỏ, nền nông nghiệp Việt Nam, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tư liệu sản xuất lạc hậu sẽ phải đối mặt với cạnh tranh tự do gay gắt của nền kinh tế thị trường quốc tế. Một trong các hiệp định chính của WTO là Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các chính sách, luật pháp của các quốc gia thành viên như: Các quy định về tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước, và trợ cấp xuất khẩu. Các quy định trong Hiệp định này tương đối phức tạp và cũng rất khó trong việc thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến việc sửa đổi luật pháp trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang tiến hành nhiều nghiên cứu, và đưa ra các biện pháp, giải pháp để làm hài hoà chính sách, luật pháp trong nước phù hợp với Hiệp định này. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản không chỉ với các quốc gia đang phát triển mà ngay cả đối với các quốc gia phát triển, làm thế nào để thực hiện được Hiệp định này cũng là điều hết sức phức tạp. Phức tạp ở chỗ phải tiến hành sửa đổi luật pháp trong nước theo hướng phù hợp với các quy định trong Hiệp định, nhưng ngược lại, việc sửa đổi này cũng nhằm bảo vệ thị trường nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nông dân trong quá trình hội nhập. Cơ hội đối với ngành nông nghiệp khi tham gia WTO Minh bạch hoá chính sách pháp luật: Trước hết phải nói rằng việc tham gia vào Hiệp định Nông nghiệp buộc các nước thành viên phải tiến hành cải cách chính sách pháp luật trong nước của mình phù hợp với các quy định của Hiệp định. Các vấn đề cải cách chính sách pháp luật tập trung vào chính sách luật pháp về thuế quan, phi thuế quan, bảo hộ, cạnh tranh v.v… do đó, pháp luật về nông nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn đối với việc sửa đổi chính sách phù hợp với quốc tế và trong nước. Khả năng mở rộng thị trường: Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được các nước thành viên khác dành cho quy chế tối huệ quốc quy chế không phân biệt đối xử có mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, mở rộng hạn ngạch thuế quan, giảm dần thuế đối với hàng nông sản chế biến và xoá bỏ các rào cản phi thuế khác sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước phát triển. Thị trường tiêu thụ được mở rộng không những trong khu vực mà cả trên thế giới. Về đầu tư: Môi trường kinh tế - xã hội ổn định, kết hợp với triển vọng hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực tới đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều nước đã đầu tư lớn vào Việt Nam như: Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Trung Quốc. Gia nhập WTO, hệ thống pháp lý sẽ được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng, khuyến khích được mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tham gia đầu tư vào ngành nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng cũng là điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơn. Về khoa học công nghệ: Hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và xây dựng năng lực là nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực của WTO. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hy vọng được tham gia nhiều hơn các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng như tăng thêm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực khi gia nhập WTO. Nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá và khả năng cạng tranh của hàng nông sản. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước: Gia nhập WTO, Việt Nam không những được hưởng quyền lợi mà các nước thành viên dành cho nhau, ngược lại, Việt Nam cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dành ưu đãi cho các nước thành viên khác. Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường hàng nông sản nhiều hơn, chính sách pháp luật minh bạch và bình đẳng hơn, các chính sách, pháp luật trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO phải dần bị loại bỏ. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước không còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước được nữa. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận cạnh tranh. Áp lực này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các doanh nghiệp. Thách thức Xuất phát điểm khi gia nhập WTO của Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nói riêng là quá thấp, lại thêm những quy định của WTO đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn, chắc chắn sẽ đem lại cho nông nghiệp Việt Nam những thách thức lớn, cụ thể: - Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản nước ta còn thấp do năng suất, chất lượng thấp, thiết bị và công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành sản phẩm cao như mía đường, ngô, đậu tương… khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với hàng nông sản nhập khẩu. - Mặc dù nước ta đã đạt được khá nhiều thành tựu về nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nhưng do quy mô sản xuất quá nhỏ bé (bình quân cả nước là 0,8 ha đất nông nghiệp/hộ gia đình) nên năng suất lao động rất thấp. Thu nhập của hộ gia đình nông dân thấp dẫn đến nông dân không có vốn tái đầu tư mở rộng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chất lượng nông sản hàng hoá nhìn chung còn thấp và không đồng đều cũng là một thách thức rất lớn đối với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. - Song song với quá trình đàm phán gia nhập WTO, nước ta cũng đang tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại khu vực như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (AC-FTA) v.v… Các cam kết về mở cửa thị trường trong nước sẽ đem lại nhiều thách thức cho nông lâm sản nói chung, nhất là đối với ngành hàng có khả năng cạnh tranh yếu như ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa), mía đường, ngô, bông vv… Kể cả trong những ngành hàng có khả năng cạnh tranh khá thì cũng có nhiều doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ triền miên. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, từ chỗ là một nước thiếu đói triền miên, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như: gạo, cà phê, chè, hồ tiêu cao su...Đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp cũng đang tích cực triển khai thực hiện đường lối đổi mới phù hợp với quá trình hội nhập chung của đất nước. Xuất phát từ nhu cầu trên, cần thiết phải có các nghiên cứu, đề tài về vấn đề thực hiện Hiệp định này, làm thế nào có thể hài hoà các chính sách, luật pháp trong nông nghiệp với các quy định của Hiệp định theo hướng có lợi cho Việt Nam, làm thế nào để điều tiết nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đem lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân, và các giải pháp đưa ra nhằm giúp cho các nhà làm chính sách luật pháp tham khảo và áp dụng, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)" về cơ bản sẽ góp phần giải quyết được vấn đề này. 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài Cung cấp các khái niệm cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác động của quá trình này đối với lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu các nội dung chính của hiệp định nông nghiệp WTO và việc thực hiện hiệp định này. 3. Nghiên cứu chính sách pháp luật nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định này và đưa ra một số định hướng chính sách xây dựng pháp luật nông nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Hợp tác kinh tế quốc tế là một khái niệm rộng, do đó đề tài chỉ giải quyết các vấn đề về: Khái niệm cơ bản của quá trình hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp Áp dụng, thực hiện Hiệp định nông nghiệp. 3. Chính sách, pháp luật nông nghiệp của Việt Nam trong thực hiện, áp dụng Hiệp định này và các giải pháp. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên một số tài liệu tham khảo của các Bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội…, đồng thời trong quá trình nghiên cứu, hệ thống pháp luật quốc gia về lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, về chính sách pháp luật nông nghiệp nói riêng đã được sử dụng theo phương pháp thông kê, phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra những nhận xét cụ thể về từng lĩnh vực. Dựa trên những tài liệu có được từ việc thông kê, những nhận định từ việc phân tích, tổng hợp, và thực tế của Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị về việc xây dựng chính sách pháp luật nông nghiệp cho phù hợp với các quy định trong Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về nông nghiệp trong Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chương 2: Hiệp định nông nghiệp và việc thực thi tại một số nước. Chương 3: Thực trạng bảo hộ nông nghiệp Việt Nam, định hướng chính sách xây dựng pháp luật nông nghiệp trong khuôn khổ WTO. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI, HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA WTO 1.1.1. WTO có nguồn gốc từ sự ra đời của GATT WTO ra đời dựa trên sự kế thừa GATT và tiếp tục phát triển ở mức cao hơn với hàng loạt các quy định mới và tiên tiến hơn [15]. Sau hơn 8 năm đàm phán, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh, các Bộ trưởng đại diện cho tất cả các bên ký hiệp định chung về thuế quan và thương mại - gọi tắt là GATT 1947, đã nhất trí ký kết văn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và 26.000 trang danh mục, cam kết thừa nhận kết quả của vòng đàm phán Urugoay. Đó là Hiệp định thành lập WTO. WTO chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1995 [17]. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với nhiều tàn dư nặng nề đề lại cho nền kinh tế - thương mại của các nước trên thế giới, để khắc phục hậu quả chiến tranh, các nước đã có sáng kiến về việc tạo ra cơ chế hợp tác đa phương, nhằm kết hợp và phát huy tối đa các nguồn lực, cũng như khả năng của các nước trong những vấn đề đòi hỏi có sự hợp tác chung của các quốc gia. Ý tưởng ban đầu là các nước muốn thành lập một tổ chức thương mại quốc tế (ITO) làm cột trụ thứ ba trong hệ thống "Bretton Wood" cùng với hai thiết chế tài chính khác là Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Hơn 50 nước tham dự hội nghị của Ủy ban kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc vào tháng 6/1946 đã đề ra Dự thảo Hiến chương ITO bao trùm không chỉ các nguyên tắc thương mại mà còn cả những lĩnh vực khác như lao động, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Ngay trước khi Hiến chương này được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước trên vào năm 1947 đã quyết định cùng đàm phán để cắt giảm hàng rào thuế quan, nhằm nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch và điều chỉnh lại những biện pháp bảo hộ được duy trì từ đầu những năm 1930. Kết quả của vòng đàm phán đầu tiên này là 45.000 nhượng bộ về thuế quan ảnh hưởng đến thương mại trị giá 10 tỷ USD, tức là gần 1/5 tổng thương mại trên toàn thế giới. Tổng hợp những quy định và cam kết đã thoả thuận được đưa vào một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị ràng buộc đối với các nước. Văn kiện pháp lý đó chính là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). GATT đã được 23 nước chính thức ký vào ngày 23/10/1947 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1948, trong khi Hiến chương của ITO vẫn đang được các nước đàm phán. 23 nước ký GATT sau này đã trở thành những thành viên sáng lập của WTO, vì GATT không phải là một tổ chức mà chỉ là một Hiệp định, nên các nước lúc đó tham gia GATT được gọi là các bên ký kết (Contracting parties) [17]. Mặc dầu, ITO cuối cùng được thông qua tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và làm việc tại Havana tháng 3/1948, Quốc hội một số nước, đặc biệt là Quốc hội Mỹ đã không thông qua Hiến chương này, và vì vậy, tổ chức ITO đã không tồn tại. GATT, mặc dù chỉ mang tính tạm thời đã trở thành công cụ pháp lý duy nhất mang tính đa biên, điều tiết thương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1945. Đặc điểm nổi bật của GATT: Trải qua 48 năm tồn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán. Nội dung chủ yếu của các vòng đàm phán là vấn đề thuế. Ở 6 vòng đầu, giảm thuế là vòng đàm phán duy nhất, sở dĩ như vậy là do thuế là công cụ trực tiếp nhất để nhà nước tác động lên hoạt động trao đổi thương mại với bên ngoài, là rào cản đáng kể nhất đối với tiến trình tự do hoá và ổn định môi trường thương mại quốc tế. Nội dung của các vòng đàm phán này có thể tóm tắt được như sau [17]: Các vòng đàm phán của GATT Năm Địa điểm Số quốc gia Hạng mục giảm thuế Các kết quả khác 1947 Geneve 23 45.000 Ảnh h­ëng ®Õn 10 tØ USD hµng ho¸ bu«n b¸n, b»ng 1/5 gi¸ trÞ th­¬ng m¹i thÕ giíi 1949 Annecy 32 5.000 ThuÕ suÊt gi¶m trung b×nh 35%, sè hµng ®­îc gi¶m thuÕ chiÕm 5,6% gi¸ trÞ hµng ho¸ bu«n b¸n cña thÕ giíi 1950-1951 Torquay 38 8.700 ThuÕ suÊt gi¶m trung b×nh 26% 1956 Geneve 26 3.000 ThuÕ suÊt gi¶m trung b×nh 15%, ¶nh h­ëng tíi 2,5 tØ USD kim ng¹ch th­¬ng m¹i thÕ giíi 1960-1961 Geneve (vòng Dillon) 26 4.400 ThuÕ suÊt gi¶m trung b×nh 20%, ¶nh h­ëng tíi 4,5 tØ USD kim ng¹ch th­¬ng m¹i thÕ giíi 1964-1967 Geneve (vòng Kennedy) 62 30.300 Gi¶m trung b×nh 35%, ¶nh h­ëng tíi 40 tØ USD kim ng¹ch th­¬ng m¹i thÕ giíi 1973-1979 Geneve (vòng Tokyo) 102 33.000 ThuÕ suÊt b×nh qu©n s¶n phÈm chÕ biÕn gi¶m xuèng cßn 4,7% (so víi møc 40% khi thµnh lËp GATT) 1986-1994 Geneve (vòng Urugoay) 123 C¸c n­íc ph¸t triÓn ®­a sè h¹ng môc hµng ho¸ cam kÕt gi¶m thuÕ tõ 78% lªn 99%, c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn: tõ 21% lªn 73% Nguồn: Tài liệu Ban Thư ký WTO chuẩn bị cho chương trình đào tạo về WTO ở các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4/1997). Qua bảng có thể thấy, tại 2 vòng đàm phán sau này do sự hình thành của các nước đang phát triển và cũng với mong muốn phát triển thương mại quốc tế, nhiều nước đang phát triển đã gia nhập GATT, nâng số lượng GATT lên 102 (năm 1979) và 123 nước (1994), các nước đang phát triển với tư cách là các nước tham gia GATT, cũng đã cam kết đưa hạng mục hàng hoá cam kết giảm thuế từ 21-73%. Tại Vòng đàm phán Tokyo, (1973-1979), do tình hình thương mại thế giới có nhiều thay đổi, nên một số lĩnh vực mới được bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán tại vòng Tokyo rồi tiếp đến là vòng Urugoay diễn ra trong bối cảnh của các cuộc khủng hoảng, khủng hoảng chu kỳ gắn liền hoặc liên tiếp xen kẽ khủng hoảng cơ cấu, đưa nền kinh tế vào suy thoái trầm trọng. Trong tình hình khó khăn như vậy, xung đột thương mại giữa các trung tâm kinh tế lớn trở nên gay gắt, rồi bùng nổ dưới hình thức các cuộc chiến tranh thương mại nhằm tranh dành những khoản lợi nhuận đang càng trở nên khan hiếm. Các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh và các hàng rào phi thuế được dựng lên để bảo hộ thị trường trong nước làm cho thương mại quốc tế xấu đi trông thấy. Tình hình đó đặt ra cho các thành viên của GATT yêu cầu khách quan là phải đưa những vấn đề liên quan đến phi thuế vào thương lượng để tìm ra các lợi ích dung hoà cho nhau [17]. Bởi vậy, tại vòng đàm phán thứ 7, vòng Tokyo, với nỗ lực đầu tiên nhằm cải tổ hệ thống, các nước đã đưa ra một loạt các Hiệp định mới với hệ thống quy tắc về hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp chỉ có một số ít các thành viên của GATT (chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển) tham gia vào các hiệp định này. Cho đến vòng đàm phán Urugoay, một số Hiệp định đã được điều chỉnh lại và trở thành các cam kết mang tính nhiều bên. Đó là các Hiệp định về mua sắm chính phủ, về thịt bò, về sản phẩm sữa và về máy bay dân dụng. Các hệ thống quy tắc của vòng WTO Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Điều 6, 16 và 23) Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Các thủ tục cấp phép nhập khẩu Mua sắm chính phủ Định giá hải quan Chống phá giá Thoả thuận về sản phẩm thịt bò Thoả thuận về các sản phẩm sữa quốc tế Thoả thuận về mua bán máy bay dân dụng Nguồn: Đại học Melbourne, Luật Quốc tế - Chương 7, tr. 7. Tiếp tục phát huy các thành tựu đó, vòng đàm phán cuối cùng trong khuôn khổ hiệp định GATT, vòng Urugoay đã đem đến một bước tiến dài trong nỗ lực của các nước, nhằm cải tổ và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Phạm vi các vấn đề thuộc chương trình nghị sự này rất lớn, bao trùm tới 15 lĩnh vực khác nhau của thương mại quốc tế. Và đặc biệt hơn, chúng mang tính cả gói, theo đó các nước thoả thuận rằng, nếu việc đàm phán trong một lĩnh vực nào đó bị thất bại thì kết quả của tất cả các cuộc đàm phán khác cũng sẽ bị huỷ bỏ. Điều này thể hiện quyết tâm của các nước là muốn đi đến cùng trong việc thương lượng về những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như nông sản và hàng vải sợi may mặc, dù biết trước là sẽ có khó khăn. Với phạm vi chương trình Nghị sự rộng lớn như vậy, việc nảy sinh rất nhiều các mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình đàm phán là tất yếu. Để giàn xếp những bất đồng đó, các nước tham gia GATT đã mất gần 8 năm. Trong thời gian đó, các nước đã phải lần lượt tháo gỡ những điểm khúc mắc nghiêm trọng nhất như thương mại nông sản, thương mại dịch vụ, các quy tắc chống bán phá giá và việc thành lập một tổ chức mới. Kết quả là vòng đàm phán có quy mô lớn nhất lịch sử thương mại thế giới này cũng kết thúc thắng lợi, với 28 văn kiện pháp lý được ký kết liên quan đến hầu hết các khía cạnh pháp lý của lĩnh vực thương mại và đặc biệt WTO đã ra đời. Tuy nhiên ghi nhận lại kết quả của 8 vòng đàm phán đều có những khó khăn trong tự do hoá thương mại. Những kết quả của 8 vòng đàm phán cũng là những nội dung mà WTO phải điều chỉnh [17]. Chủ đề đàm phán tại vòng Urugoay Thuế quan Hàng rào phi thuế quan Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên Hàng dệt may Nông sản Sản phẩm nhiệt đới Các điều khoản của GATT Các hệ thống quy định của vòng đàm phán Tokyo Chống phá giá Trợ cấp Sở hữu trí tuệ Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Giải quyết tranh chấp Thương mại dịch vụ Thế chế hoá hệ thống hợp tác thương mại toàn cầu 1.1.2. Sự khác nhau giữa GATT và WTO Từ GATT đến WTO là một bước tiến dài của xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền thương mại thế giới do đó, WTO không phải là sự thay thế giản đơn của GATT mà là sự kế thừa và hoàn thiện ở một trình độ cao hơn, có sự biến đổi về chất. Sự khác biệt giữa hai hệ thống này có thể tóm tắt như sau: Thứ nhất: Sự biến đổi về chất trong mục tiêu hoạt động của WTO. Như đã nêu ở những dòng đầu tiên của Hiệp định thành lập, WTO sẽ kế thừa tôn chỉ mục đích của GATT đó là "nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm, thúc đẩy tăng thu nhập thực tế và nhu cầu thực sự của người dân, mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tận dụng được các nguồn tài nguyên của thế giới sao cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững và cuối cùng là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế". Hơn thế nữa, WTO còn phát triển ở mức cao hơn bằng việc đưa vào phương hướng hành động của mình những điểm rất tiến bộ mà trước đây GATT chưa chính thức tuyên bố, đó là "nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển của quốc gia đó. Đây là những thành tựu đặc biệt có ý nghĩa là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của các quốc gia nhỏ và yếu thuộc thế giới thứ ba trong việc xây dựng từng bước một "Trật tự kinh tế thế giới mới-New World Order" dân chủ và công bằng hơn, đảm bảo quyền lợi cho những nước đang phát triển [17]. Thứ hai: GATT chỉ là tập hợp các nguyên tắc được thực hiện bởi các bên ký kết hoặc có thể được sửa đổi để hoạt động như một tổ chức nếu tổ chức đó ra đời. Trong khi đó, WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài. Với tư cách là một tổ chức quốc tế, WTO có nền tảng vững chắc bởi vì muốn gia nhập WTO, các thành viên phải thông qua cả gói Hiệp định, hàm chứa các nguyên tắc vừa có tính thể chế, vừa có tính cụ thể tạo thành một cơ chế pháp lý đặc thù của WTO và chính các cơ chế pháp lý này đã quy định phương thức vận hành, hoạt động và phát triển của tồ chức này. Thứ ba: WTO là một tổ chức chặt chẽ có các nước thành viên (members) còn GATT chỉ có các bên ký kết tham gia (contracting parties). WTO có tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa WTO có các quyền, nghĩa vụ và năng lực pháp lý đầy đủ khi tham gia vào các mối quan hệ pháp lý thương mại quốc tế. Thứ tư: GATT chỉ giải quyết các vấn đề của thương mại hàng hoá, còn lĩnh vực thuộc diện điều chỉnh của WTO rộng hơn nhiều, bao gồm cả thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong đầu tư. Thứ năm: cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, về mặt pháp lý mang tính chặt chẽ, tự động và nhanh hơn so với cơ chế của GATT, do vậy mà giảm nguy cơ bế tắc so với hệ thống của GATT. Các phán quyết của WTO cũng có giá trị hiệu lực cao hơn và việc thi hành được đảm bảo hơn. Tóm lại, sự khác nhau cơ bản giữa GATT và WTO chính là tính hoàn thiện của hệ thống pháp lý hàm chứa trong WTO nhằm điều chỉnh thương mại trong phạm vi toàn cầu. GATT mang tính chất là những thoả thuận tự nguyện giữa các quốc gia, còn WTO là thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan