Luận văn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi Quốc gia. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gần 80% dân số ở nông thôn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp - nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái.

Sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; nền kinh tế liên tục phát triển, đạt được mức tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong sự chuyển biến tích cực chung đó, có sự chuyển biến rõ nét của nông nghiệp và nông thôn; từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu, đến nay nước ta đảm bảo được an toàn, an ninh lương thực, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu.

Tuy nhiên trong nông nghiệp - nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được giải quyết. Đó là sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, cơ cấu kinh tế nông nghiêp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường. Một bộ phận nông dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi, và hải sản. Song sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình vẫn còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, chế độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

Cùng với công cuộc đổi mới chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình có những bước phát triển nhất định, đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh, cây cảnh, cây dược liệu, khai thác mặt nước để nuô itrồng thủy, hải sản. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn liền với thị trường đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, chưa tạo được sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn mang tính tự phát, đôi khi gây ra lãng phí lao động, lãng phí vốn. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm phương hướng đúng và giải pháp khả thi để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi mạnh mẽ hơn.

Vì lý do trên, "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ này.

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi Quốc gia. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gần 80% dân số ở nông thôn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp - nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; nền kinh tế liên tục phát triển, đạt được mức tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong sự chuyển biến tích cực chung đó, có sự chuyển biến rõ nét của nông nghiệp và nông thôn; từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu, đến nay nước ta đảm bảo được an toàn, an ninh lương thực, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu... Tuy nhiên trong nông nghiệp - nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được giải quyết. Đó là sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, cơ cấu kinh tế nông nghiêp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường. Một bộ phận nông dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi, và hải sản... Song sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình vẫn còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, chế độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với công cuộc đổi mới chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình có những bước phát triển nhất định, đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh, cây cảnh, cây dược liệu, khai thác mặt nước để nuô itrồng thủy, hải sản. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn liền với thị trường đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, chưa tạo được sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn mang tính tự phát, đôi khi gây ra lãng phí lao động, lãng phí vốn. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm phương hướng đúng và giải pháp khả thi để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi mạnh mẽ hơn. Vì lý do trên, "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ này. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu đề tài cấp bộ, các bài viết đăng trên các báo, Tạp chí… ví dụ như: - Lê Quốc Sử (chủ biên) - Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức" NXB Thống kê - 2001. - Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2001. - Luận án Tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002. - Luận văn thạc sĩ - Phí Ngọc Tiếp - Một số vấn đề trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 1995. - Nhâm Gia Quân - chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình - Tạp chí Cộng sản, 2002. - Nguyễn Sinh Cúc - chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện nghị quyết TW5- Con số và sự kiện số 6-2004. - Cùng một số bài viết của các tác giả. PGS. TS Nguyễn Đình Kháng, PGS. TS Vũ Văn Phúc, Tạ Đình Thi, Nguyễn Quang Thái. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng, tính chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đề xuất những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Song, có thể nói cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Từ nghiên cứu lý luận về sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp hàng hóa khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Thái Bình, để đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. * Nhiệm vụ của luận văn: Một là, phân tích lý luận về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp Hai là, khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh Thái Bình, đánh giá những điểm tích cực, những điểm hạn chế của cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay. Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp vào tình hình cụ thể của tỉnh Thái Bình. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin, đặc biệt coi trọng phương pháp gắn lý luận với thực tiễn, phân tích tổng hợp, thống kê, điều tra, so sánh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự chuyển đổi cơ cấu cây, con chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình (từ năm 2000 đến nay). 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn. Phân tích những xu hướng khách quan của sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa. - Đánh giá đúng thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của nông nghiệp trong tỉnh. - Luận văn góp phần luận giải cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp hàng hóa, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Thái Bình hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết. Chương 1 Nông nghiệp hàng hóa và sự biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1. Đặc điểm và tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa 1.1.1. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa Nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp do những đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành, mỗi đơn vị ấy làm đủ mọi công việc kinh tế, từ trồng trọt, chăn nuôi đến tự chế biến những nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng. V.I.Lênin đã chỉ rõ: Nhân khẩu của một nước mà kinh tế hàng hóa ít phát triển (hoặc hoàn toàn không phát triển) thì hầu như hoàn toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp; tuy nhiên điều đó không có nghĩa là dân cư chỉ chuyên làm nghề nông, mà chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nông sản, là trong dân cư đó sự trao đổi và sự phân công hầu như không có [15, tr.25]. Trong nền nông nghiệp ấy những người nông dân phải sống hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài làng xóm của mình. Sản xuất nông nghiệp gắn với chế độ kinh tế dựa trên lao dịch và kinh tế nông dân gia trưởng, đều dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ cựu, lạc hậu, năng suất lao động rất thấp. Dần dần năng suất lao động tăng lên, xuất hiện sản phẩm thừa và do những điều kiện tự nhiên, truyền thống sản xuất khác nhau dẫn tới cần trao đổi những sản phẩm thừa với nhau. Trao đổi tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy phân công xã hội và chuyên môn hóa lao động. Do phân công xã hội phát triển, mỗi người lao động chỉ chuyên sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm và cung cấp loại sản phẩm đó ra thị trường, đồng thời họ có nhu cầu về những loại sản phẩm khác, gồm cả nhu cầu về những tư liệu sản xuất, nên thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển và mở rộng thị trường. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: Khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội, sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa. Một động tác đặc biệt nào đó trong quá trình lao động, hôm qua còn là một trong rất nhiều chức năng của cùng một người sản xuất hàng hóa, thì có thể hôm nay đã tách ra khỏi quá trình đó, đứng riêng ra, và chính nhờ vậy mà đem được cái sản phẩm bộ phận của nó ra thị trường làm một hàng hóa độc lập [14, tr. 114-115]. Như vậy, sự phân công xã hội tách nền sản xuất nói chung, nông nghiệp nói riêng, thành những ngành riêng biệt, mỗi ngành đó lại chia thành nhiều ngành nhỏ và phân ngành nhỏ; chúng sản xuất ra, dưới hình thức hàng hóa, những sản phẩm riêng và đem trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội càng sâu rộng thì sự phân chia ngành nghề càng chi tiết. Xu hướng của sự phát triển này là nhằm biến việc sản xuất không những từng sản phẩm riêng, mà cả việc sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm, thành một ngành riêng biệt. Từ những điểm trên đây có thể rút ra đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hóa nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng là: Thứ nhất, hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những đơn vị kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những ngành kinh tế riêng biệt tăng lên. Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hóa trở thành phổ biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, thị trường từng bước được mở rộng đưa đến chỗ ngày càng tăng thêm những ngành công nghiệp riêng biệt tách khỏi nông nghiệp. Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất mang tính chuyên biệt tạo ra từng sản phẩm riêng, mà còn sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ riêng. Quá trình này cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp làm nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, dẫn đến không những diễn ra sự trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp mà còn cả trao đổi giữa các sản phẩm nông nghiệp với nhau nữa. Thứ hai, sự phân công xã hội ngày càng phát triển, nên lưu thông hàng hóa cũng không ngừng phát triển dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp. Lúc đầu thương nghiệp chỉ đón lấy sản phẩm thừa ra, về sau nó tác động vào nền sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp chuyển sang sản xuất nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành một khâu của quá trình tái sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới. Theo tiến độ đó xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên sẽ chuyển thành kinh tế hàng hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa gắn bó mật thiết với nhau hơn. Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở phân công xã hội, trong đó sản phẩm được làm ra nhằm để trao đổi, hay để bán trên thị trường. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội. Nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ hoặc tuyệt đại bộ phận các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường. So sánh người Phéc-mi-ê tư bản chủ nghĩa và người tiểu nông. Người Phéc-mi-ê bán toàn bộ sản phẩm của mình, và vì vậy trên thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta, cho đến cả hạt giống nữa; còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm của mình, anh ta mua và bán càng ít càng tốt, và trong chừng mực có thể anh ta còn tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo v.v… [17, tr.176]. Kinh tế hàng hóa thúc đẩy việc tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Thúc đẩy việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất để vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; vừa giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội tăng dần, cải tạo phương pháp, tập quán sản xuất, làm cho sản phẩm làm ra được dồi dào, phong phú và đa dạng. Tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, chuyên môn sản xuất…từ đó thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường. Kinh tế hàng hóa phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân; tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội. Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng phát triển. 1.1.2. Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa Nông nghiệp hàng hóa (và kinh tế hàng hóa nói chung) có những ưu điểm sau: Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, không ngừng tăng năng suất lao động. Nền nông nghiệp tự nhiên chỉ hướng vào giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của chính người sản xuất, không có trao đổi sản phẩm, nên thiếu động lực kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Trái lại, trong kinh tế hàng hóa, muốn bán được sản phẩm trên thị trường người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu và thị hiếu của người mua, phải ra sức ứng dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của mình nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch và đứng vững trên thị trường, do đó mà năng suất lao động không ngừng tăng lên, quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng mở rộng. So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa V.I.Lênin đã chỉ rõ: Quy luật của những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là tái diễn quá trình sản xuất theo một quy mô như cũ, trên một cơ sở kỹ thuật như cũ; kinh tế diêu dịch của địa chủ, kinh tế tự nhiên của nông dân, sản xuất thủ công của những người làm công nghiệp đều như thế cả. Trái lại, quy luật của sản xuất tư bản chủ nghĩa là không ngừng cải tạo phương thức sản xuất và mở rộng vô hạn độ quy mô sản xuất. Với những phương thức sản xuất cũ thì các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không hề thay đổi tính chất và phạm vi, không hề vượt ra ngoài giới hạn của lãnh địa địa chủ, của xóm làng hay của cái chợ lân cận nhỏ bé dành cho những thợ thủ công nông thôn và những người tiểu chủ (gọi là thợ thủ công làm ở nhà). Trái lại, xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thì tất nhiên là vượt ra ngoài giới hạn của làng xã, của cái chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài cả giới hạn quốc gia nữa [15, tr. 62 - 63]. Nông nghiệp hàng hóa phát triển tất yếu sẽ ra đời các trang trại lớn, các vùng chuyên canh sản xuất những khối lượng nông sản hàng hóa lớn, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước mà còn tăng xuất khẩu. Hai là, nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất. Lao động sản xuất hàng hóa mang tính chất hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể mang tính chất tư nhân, vì chọn nghề gì, sản xuất mặt hàng gì là quyền của mỗi người lao động, của mỗi đơn vị kinh tế. Nhưng mỗi lao động cụ thể, tư nhân đó lại là một bộ phận của lao động xã hội mà sản phẩm là hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác, chứ không phải đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất, tức là đáp ứng nhu cầu xã hội. Sản xuất hàng hóa lôi cuốn những người sản xuất riêng lẻ hay những đơn vị sản xuất tự chủ, độc lập vào một hệ thống phân công xã hội. Chỉ khi bán được hàng hóa thì lao động tư nhân, độc lập mới được xã hội thừa nhận, và mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội mới được giải quyết, sản xuất và lưu thông hàng hóa mới diễn ra trôi chảy. Tính chất xã hội hóa lao động trong nông nghiệp hàng hóa thể hiện ở chỗ: 1) sản xuất cho mình biến thành sản xuất cho xã hội; 2) thay vào tình trạng phân tán, manh mún trước kia, đã hình thành sự tập trung sản xuất chưa từng thấy, cả trong nông nghiệp và trong công nghiệp; 3) Diễn ra tình trạng lưu động dân cư, chuyển bớt lao động từ trồng cây lương thực sang trồng các cây khác hay sang chăn nuôi, rút bớt lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm công nghiệp chế biến hay dịch vụ; 4) làm thay đổi bộ mặt tinh thần của dân cư nông thôn, thay đổi ngay cả tính chất của những người sản xuất. Ba là, nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất. Những người làm ăn giỏi sẽ thu được nhiều lợi nhuận cho phép tích tụ vốn, mở rộng quy mô kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp. Đồng thời quá trình cạnh tranh dẫn đến tập trung sản xuất, những đơn vị đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ tăng quy mô ngày càng lớn, loại bỏ những đơn vị yếu kém, những đơn vị này sẽ bị phá sản, bị những doanh nghiệp thắng cuộc thôn tính hoặc phải liên hiệp với nhau thành những doanh nghiệp lớn để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Những người bị phá sản sẽ trở thành người làm thuê, thành người bán sức lao động, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Điều quan trọng đối với kinh tế hàng hóa không phải là mức sinh hoạt của người sản xuất mà là khoản thu nhập bằng tiền của họ. Người làm thuê trong nông nghiệp có thể có mức sống thấp hơn trước đây nhưng lại phải dùng tiền công mua tư liệu sinh hoạt nhiều hơn trước, nên lại làm cho thị trường mở rộng hơn. Mặt khác, những người giàu lên, không những tiêu dùng nhiều hơn mà còn phải thuê nhiều công nhân và mua nhiều tư liệu sản xuất hơn, nên mở rộng cả thị trường hàng tiêu dùng, cả thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất. Khi kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh gay gắt, thì những đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, canh tác trên những mảnh đất nhỏ sẽ bị làm vào tình trạng suy đồi. Các xí nghiệp chế biến nông sản đòi hỏi khối lượng nguyên liệu lớn với chất lượng theo những tiêu chuẩn nhất định và gạt ra khỏi thị trường những người sản xuất nhỏ không đảm bảo được những tiêu chuẩn trên, đồng thời người ta quy định giá nông sản theo chất lượng của nó. Khi nói về các kho chứa ngũ cốc thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất lúa mì hàng hóa và đẩy nhanh sự phát triển kỹ thuật của nó bằng cách cũng quy định giá cả theo chất lượng, V.I.Lênin viết: Những chế độ đó đánh vào người sản xuất nhỏ hai vố một lúc. Một là, những cơ quan đó quy định tiêu chuẩn, công nhận chất lượng tốt của lúa mì của những nhà sản xuất lớn và do đó làm cho lúa mì chất lượng kém của nông dân nghèo hoàn toàn bị giảm giá. Hai là, bằng cách tổ chức theo kiểu công nghiệp lớn TBCN việc phân loại và cất chứa ngũ cốc, các chế độ đó giảm bớt chi phí của người sản xuất lớn về ngũ cốc, làm cho người sản xuất lớn bán lúa mì của họ được dễ dàng và đơn giản, và do đó làm cho người sản xuất nhỏ với lối bán lúa mì từng bao, theo lối gia trưởng và thô sơ trên thị trường, phải hoàn toàn chịu lệ thuộc vào bọn cụ lắc và bọn cho vay nặng lãi [15, tr.330]. 1.2. Sự biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế Phân công xã hội dẫn đến phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, mỗi ngành lớn lại chia thành những phân ngành, và mỗi phân ngành lại chia thành những ngành nhỏ hơn. Sản phẩm của các ngành đã được phân chia ra như vậy được trao đổi lẫn cho nhau, không những trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp mà còn trao đổi các sản phẩm nông nghiệp với nhau nên thị trường ngày càng mở rộng. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Giới hạn phát triển của thị trường trong xã hội tư bản chủ nghĩa là do giới hạn chuyên môn hóa lao động xã hội quyết định. Mà sự chuyên môn hóa đó, xét về bản chất của nó là vô cùng tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy" [14, tr.115]. Giữa các ngành nói trên có mối quan hệ với nhau hình thành cơ cấu ngành kinh tế. Một nền kinh tế lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng ổn định, phải có một cơ cấu phù hợp. Đó là cơ cấu đảm bảo được sự hài hòa giữa các yếu tố (bộ phận) thành một hệ thống. Mối quan hệ giữa các bộ phận với hệ thống được đo lường bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận đó trong từng phân ngành, trong từng ngành hay trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong nội bộ ngành nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại có trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa, trồng cỏ… Trong trồng cây lương thực có trồng lúa, trồng màu, trong trồng màu lại gồm khoai, ngô, sắn… Trong ngành chăn nuôi cũng phân chia thành chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản v.v… Chăn nuôi gia súc gồm nuôi trâu, nuôi bò, nuôi cừu, nuôi dê… Nuôi bò lại có nuôi bò lấy sữa, nuôi bò lấy thịt… Để hiểu rõ cơ cấu ngành kinh tế nói chung và cơ cấu ngành trong kinh tế nông nghiệp nói riêng người ta sử dụng nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau, như cơ cấu diện tích các loại cây trồng; cơ cấu về hiện vật và giá trị sản phẩm chủ yếu; cơ cấu lợi nhuận và thu nhập, cơ cấu lao động v.v… * Cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loài cây, con được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng vật nuôi là bộ phận chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng còn được hình thành từ nhiều nhóm cây khác nhau như: Nhóm cây lương thực (lúa, hoa màu), cây nông nghiệp ngắn ngày (khoai, lạc, mía, đậu) và cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…). Cơ cấu con vật nuôi được hình thành từ nhiều nhóm con khác nhau như: Đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia súc (lợn, dê), gia cầm, thủy cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và con đặc sản (tôm, cua, ốc, ếch, ba ba…) Định nghĩa chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tập trung vào chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. mặc dù cây có giá trị thấp đôi khi được xác định bằng giá trị của nó trên một đơn vị trọng lượng tuy nhiên hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao. Như vậy, có thể hiểu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng về thị trường, có giá trị gia tăng cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải gắn liền với thị trường tiêu thụ và chế biến. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được hiểu là sự thay đổi mối quan hệ số lượng vật nuôi, sự thay đổi về diện tích, phần trăm tỷ trọng trong cơ cấu, sự thay đổi về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của toàn ngành dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và con người. 1.2.2. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Sự tăng năng suất lao động trước hết là nông nghiệp đã tạo tiền đề vật chất cho chuyển dịch nông nghiệp thuần nông tự cấp tự túc, năng suất lao động thấp sang nền nông nghiệp năng suất cao. Nó có vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực chất của nó là phát triển nông nghiệp từ chiều rộng, hiệu quả thấp sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp diễn ra tùy tình hình cụ thể của từng vùng, từng nước, nhưng theo đà phát triển của nông nghiệp hàng hóa, xu hướng chủ yếu nói chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra như sau: Thứ nhất, là tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao động nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu ngành nông nghiệp biến đổi phải nằm trong xu hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phân cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan