Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân đã nhanh chóng tổng kết lý luận và thực tiễn hoạt động, triển khai các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của mình. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cải cách tư pháp còn chậm và kết quả chưa đầy đủ so với yêu cầu và thực tiễn đặt ra. Mặt khác, trong các nghị quyết trên của Đảng tuy đã đề ra khá nhiều giải pháp cải cách tư pháp nhưng vẫn chưa đề cập đầy đủ, chưa toàn diện những vấn đề cơ bản về cải cách tư pháp, so với yêu cầu và trước tình hình mới, nhiều vấn đề đang đặt ra trong cải cách tư pháp, trong đó có nội dung đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố" [13].

Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định nhiều nội dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về Viện kiểm sát nhân dân, Nghị quyết nêu rõ:

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [14].

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nêu rõ:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [15].

Như vậy, cả hai nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân phải chủ động chuẩn bị tất cả các điều kiện để thực hiện thành công việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp. Đến đây, hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn được đặt ra khi đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đòi hỏi cần phải được quan tâm nghiên cứu.

 

doc101 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội... Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân đã nhanh chóng tổng kết lý luận và thực tiễn hoạt động, triển khai các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của mình. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cải cách tư pháp còn chậm và kết quả chưa đầy đủ so với yêu cầu và thực tiễn đặt ra. Mặt khác, trong các nghị quyết trên của Đảng tuy đã đề ra khá nhiều giải pháp cải cách tư pháp nhưng vẫn chưa đề cập đầy đủ, chưa toàn diện những vấn đề cơ bản về cải cách tư pháp, so với yêu cầu và trước tình hình mới, nhiều vấn đề đang đặt ra trong cải cách tư pháp, trong đó có nội dung đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố" [13]. Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định nhiều nội dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về Viện kiểm sát nhân dân, Nghị quyết nêu rõ: Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [14]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nêu rõ: Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [15]. Như vậy, cả hai nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân phải chủ động chuẩn bị tất cả các điều kiện để thực hiện thành công việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp. Đến đây, hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn được đặt ra khi đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đòi hỏi cần phải được quan tâm nghiên cứu. Với lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam" để viết luận văn thạc sĩ luật chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật là vấn đề có tính thời sự, cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các tạp chí liên quan đến nội dung tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Có thể phân loại thành hai nhóm sau: - Nhóm thứ nhất: Những công trình là các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tư pháp Việt Nam có liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước: "Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam hiện nay"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong các công tác kiểm sát hình sự"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Những giải pháp xây dựng đội ngũ kiểm sát viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự"; Đề tài khoa học cấp bộ: "Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp"; Luận án tiến sĩ luật học: "Quyền công tố ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn hiện nay"; Sách tham khảo: "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra"…. Liên quan đến nhóm này còn có kỷ yếu các cuộc hội thảo về lịch sử ngành Kiểm sát nhân dân, hội thảo về Viện công tố một số nước trên thế giới do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức.... - Nhóm thứ hai: Là các bài viết có liên quan đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được đăng trên các tạp chí chuyên ngành: "Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thời kỳ đổi mới" của tác giả Khuất Văn Nga; "Bàn về tổ chức quyền tư pháp - nội dung cơ bản của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" của tác giả Lê Cảm; "Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Phạm Hồng Hải, "Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay" của tác giả Đỗ Văn Đương…. Tuy vậy, các công trình, bài viết trên chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu chung nhất về tổ chức quyền lực nhà nước, nghiên cứu theo từng lĩnh vực nghiệp vụ chuyên ngành hoặc được nghiên cứu dưới góc độ của luật nhà nước, luật hình sự và tố tụng hình sự hoặc có công trình nghiên cứu tuy có trực tiếp đề cập đến vấn đề này nhưng do thời điểm nghiên cứu đã lâu nên không cập nhật được những vấn đề đang đặt ra trong lí‎ luận và thực tiễn hiện nay, do đó nội dung không còn mang tính thời sự nữa. Vấn đề đổi mới về cơ bản tổ chức Viện kiểm sát nhân dân theo hướng chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố mới chính thức được đặt vấn đề khi Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành vào giữa năm 2005 và mới được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2006. Vì vậy, đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này được chính thức công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn là dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. - Nhiệm vụ của luận văn: + Qua phân tích những cơ sở lý luận cơ bản nhất về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền tư pháp để làm rõ sự hình thành, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước; các quan điểm về đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu của cải cách tư pháp đối với đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. + Làm rõ thực trạng đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam để làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. + Đề xuất những phương hướng cơ bản cho việc đổi mới và hoàn thiện tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nên đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam, đặc biệt là có tham khảo các qui định về Viện kiểm sát và Viện công tố của một số nước trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề có liên quan đến các tư tưởng, quan điểm, những qui định của pháp luật liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và đổi mới Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay; luận văn này chỉ nghiên cứu về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, không nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát quân sự. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, về đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp; những thành tựu của khoa học pháp lý trên thế giới. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp được sử dụng là các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học xã hội, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể; đồng thời cũng sử dụng kết hợp các phương pháp luật học so sánh, phương pháp lý thuyết hệ thống, phương pháp thống kê.... 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn có những điểm mới là: Phân tích và làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay; làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát và Viện công tố của một số nước trên thế giới. Đề xuất phương hướng cơ bản về đổi mới và hoàn thiện tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đặc biệt là luận văn đã mạnh dạn đưa ra mô hình tổ chức của Viện công tố Việt Nam trong tương lai. 7. ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, những người làm thực tiễn; đồng thời có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy cho các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương 9 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận tiếp tục đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1.1. Sự hình thành cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp 1.1.1. Sự hình thành cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, là cơ sở để hàng loạt các thiết chế của một Nhà nước mới được tạo lập. Ngay sau khi giành được độc lập, việc xây dựng và củng cố chính quyền là một trong những công việc quan trọng, trong đó có việc xây dựng các cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng. Hệ thống cơ quan tư pháp ngay trong những năm đầu thành lập được định hướng xây dựng thể hiện là một nền tư pháp cách mạng. Trong bối cảnh của những ngày đầu thành lập nước, hệ thống cơ quan tư pháp được tổ chức rất đa dạng, linh hoạt phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Chức năng công tố nhà nước được giao cho nhiều cơ quan đảm nhiệm như cơ quan Tòa án, Chính phủ, ủy ban kháng chiến, Ban thanh tra của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp lần đầu tiên được quy định tại Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945, đây cũng là cơ sở pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án trong bộ máy nhà nước ta, là vũ khí tư pháp sắc bén bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân. Theo qui định của Sắc lệnh này, Tòa án quân sự ra đời có chức năng: Xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trừ những người phạm tội là những binh sĩ thì thuộc thẩm quyền xét xử của nhà binh theo quân luật. Về chức năng công tố được quy định rõ tại Điều 5 Sắc lệnh 33c như sau: Đứng buộc là một ủy viên quân sự hay một ủy viên của Ban trinh sát. Như vậy, lần đầu tiên, chức năng công tố nhà nước được quy định trong một văn bản pháp lý. Lúc này, Tòa án quân sự được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam là Tòa án đầu tiên có sự hiện diện của tổ chức Công tố và hoạt động thực hành quyền công tố. Nội dung của quyền thực hành quyền công tố theo quy định của Sắc lệnh này là đưa một người phạm tội ra xét xử tại Tòa án và thực hiện sự buộc tội trước Tòa án. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 64 thành lập Tòa án đặc biệt tại Hà Nội để xét xử những người là nhân viên của ủy ban nhân dân, các cơ quan của Chính phủ phạm tội. Theo quy định của Sắc lệnh này, chức năng công tố nhà nước được giao cho Ban thanh tra đặc biệt do Chính phủ thành lập đảm nhiệm. Cụ thể là Ban thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ giám sát công việc và nhân viên của ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ, có quyền điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, đình chỉ chức vụ, bắt giam bất cứ nhân viên nào của ủy ban nhân dân hoặc nhân viên của Chính phủ phạm tội, lập hồ sơ truy tố ra Tòa án đặc biệt và thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Thành phần Hội đồng xét xử của Tòa án đặc biệt có Chủ tịch Chính phủ lâm thời làm Chánh án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Hội thẩm, một ủy viên trong Ban thanh tra đặc biệt thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, buộc tội tại phiên tòa. Ngày 14 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 21 thay thế các sắc lệnh đã ban hành trước đây về Tòa án quân sự, trong đó quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch ủy ban hành chính có quyền chỉ định Công cáo ủy viên thực hành quyền công tố, buộc tội tại phiên tòa. Như vậy, về tổ chức, ngoài Chánh án và hai Hội thẩm là ủy viên quân sự và ủy viên chính trị đảm nhiệm, chức năng công tố do một Công cáo ủy viên thực hiện. ở Bắc Kỳ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định Công cáo ủy viên, ở Trung Kỳ và Nam Kỳ thì do Chưởng lý Tòa thượng thẩm hoặc Chủ tịch ủy ban hành chính chỉ định ủy viên Chính phủ ngồi ghế Công cáo ủy viên. ủy viên Chính phủ ngồi ghế Công cáo ủy viên có thể lấy trong quân đội, trong Ban trinh sát hay trong số các Thẩm phán chuyên nghiệp. Các Công cáo ủy viên trực tiếp đặt dưới quyền giám sát của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hay Bộ trưởng Bộ Nội vụ. ở Trung Kỳ và Nam Kỳ thì do Chưởng lý Tòa thượng thẩm và Chủ tịch ủy ban hành chính giám sát. Trong bối cảnh vừa giành được độc lập, việc thiết lập các cơ quan trong bộ máy nhà nước là yêu cầu rất cấp thiết của chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân, đặc biệt là các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội. Bên cạnh việc thiết lập hệ thống Tòa án quân sự và Tòa án binh để xét xử những tội phạm phản cách mạng, những tội vi phạm trật tự quân đội, vi phạm kỷ luật của nhà binh, cần thiết phải thiết lập hệ thống Tòa án thường để xét xử các tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ nhà nước và bảo vệ nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 24 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán (trong đó có Thẩm phán buộc tội). Theo quy định của Sắc lệnh này thì Tòa án thường được tổ chức ở ba cấp là Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Tổ chức và hoạt động của cơ quan Công tố chỉ được thành lập ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm, không tổ chức thành phần Công tố trong Tòa án sơ cấp vì thẩm quyền của cấp Tòa án này rất hạn chế. Chủ thể thực hiện quyền công tố trong hệ thống Tòa án thường được quy định là các Thẩm phán buộc tội thuộc Tòa án. Mặc dù, tổ chức của cơ quan Công tố được đặt trong hệ thống Tòa án, cả Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử và Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ công tố đều gọi chung là Thẩm phán, đều chịu sự quản lý về mặt nhân sự của Bộ Tư pháp, nhưng trong hoạt động của mình, Thẩm phán buộc tội (công tố viên) độc lập với Thẩm phán xét xử. ở Tòa đệ nhị cấp, Thẩm phán buộc tội do ông Chưởng lý đứng đầu. ở Tòa thượng thẩm, tất cả các Thẩm phán buộc tội họp thành một đoàn thể độc lập đối với các Thẩm phán xét xử và duy nhất đặt dưới quyền chỉ đạo của Chưởng lý, Chưởng lý hoàn toàn giữ quyền truy tố các vụ án. Mối quan hệ độc lập này càng được khẳng định rõ tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946. Điều 17 Sắc lệnh này có quy định: Ông Chánh án có quyền điều khiển và kiểm soát tất cả nhân viên khác trong Tòa án, trừ các Thẩm phán buộc tội. Ngày 20 tháng 7 năm 1946, Sắc lệnh số 131 được ban hành quy định về tổ chức Tư pháp Công an, trong đó xác định rõ mối quan hệ giữa Công tố với Tư pháp Công an như sau: Công tố có trách nhiệm phụ trách Tư pháp Công an và các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra, Tư pháp Công an đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Chưởng lý, Biện lý. Biện lý có quyền ra chỉ thị và kiểm soát công việc của tất cả ủy viên Tư pháp Công an. Việc bổ nhiệm, thăng thưởng và xử phạt hành chính những ủy viên Tư pháp Công an phải trên cơ sở ý kiến đồng ý của Biện lý và Chưởng lý. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, cơ quan Công tố có nhiệm vụ giám sát thi hành án, giám sát hoạt động giam giữ, cải tạo. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, cơ quan Công tố được tiến hành các hoạt động như bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, của người bị cấm quyền, của các pháp nhân hành chính; có quyền đứng làm chánh tố hay nguyên đơn chính trong các việc kiện về dân sự theo thẩm quyền; bắt buộc phải có mặt trong những phiên xử án dân sự và có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chứng tỏ sự thật của vụ án. Ngày 19 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 254/SL thành lập chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến. Theo đó giao cho ủy ban kháng chiến hành chính liên khu được sử dụng quyền công tố tại Tòa án đặt dưới quyền công tố tại các Tòa án thường và Tòa án quân sự, sau khi hỏi ý kiến ông Giám đốc Tư pháp liên khu. Quyền công tố này thấp hơn quyền công tố của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chưởng lý. Như vậy, trong thời kỳ này, tổ chức của cơ quan Công tố chủ yếu gắn với tổ chức của cơ quan Tòa án, nằm trong tổ chức của cơ quan Tòa án, song vị trí và hoạt động của cơ quan Công tố độc lập so với tổ chức và hoạt động của Tòa án. Vào những năm 1950, kết quả của cuộc cải cải tư pháp lúc bấy giờ có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động cơ quan Công tố. Về vị trí của cơ quan Công tố và những chủ thể được giao thực hiện quyền công tố nhà nước so với các quy định được ban hành trước cuộc cải cách tư pháp năm 1950 về cơ bản không thay đổi, quyền công tố nhà nước vẫn được giao cho nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả cuộc cải cách tư pháp năm 1950 đã ảnh hưởng tới việc quy định thẩm quyền của cơ quan Công tố trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Sau cuộc cải cách tư pháp năm 1950, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới và chấn chỉnh một bước, những kết quả cải cách đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Song tổ chức các cơ quan tư pháp trên thực tế còn chưa phù hợp, chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, sự chỉ đạo của ủy ban hành chính đối với các cơ quan tư pháp còn lỏng lẻo. Nhận thức rõ tình hình đó, Chính phủ tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật để kiện toàn các cơ quan tư pháp, tăng cường chỉ đạo công tác tư pháp như các Thông tư số 772/TTg ngày 15 tháng 5 năm 1956, Thông tư số 314/TTg ngày 19 tháng 7 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, ngày 5 tháng 12 năm 1957, Bộ Tư pháp ra Thông tư số 141/HCTP quy định về phân công nội bộ trong các Tòa án. Theo quy định của Thông tư thì Tòa án có Chánh án và Công tố ủy viên, ở những nơi nhiều việc có thể có Phó Chánh án, Phó Công tố ủy viên và Thẩm phán. Chánh án và Công tố ủy viên có nhiệm vụ độc lập và đều là Thủ trưởng cơ quan. Thông tư này có giá trị rất quan trọng, đặt nền móng cho việc thành lập Viện công tố độc lập, tách ra khỏi Tòa án. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh, việc tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy các cơ quan tư pháp nói riêng linh hoạt như trong thời kỳ đầu về cơ bản là phù hợp với điều kiện của nước ta. Tuy nhiên, sau năm 1954, khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, nước ta thực hiện đồng thời hai cuộc cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Bắc, việc tiếp tục tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp như giai đoạn trước đây tỏ ra không còn phù hợp. Các cấp Tòa án vẫn được đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp, cơ quan Công tố vẫn đặt trong Tòa án, trong mỗi Tòa án vẫn còn tình trạng cả Chánh án và ủy viên công tố cùng là lãnh đạo cơ quan, có quyền hạn độc lập nhau, chức năng công tố vẫn được giao cho nhiều cơ quan đảm nhận, thủ tục tư pháp còn quá sơ sài. Trong khi đó vào những năm 1957-1958, ngành tư pháp đã có sự trưởng thành nhất định cả về số lượng và chất lượng, việc tiếp tục tổ chức các cơ quan tư pháp như hiện thời không bảo đảm để xây dựng và duy trì một nền tư pháp dân chủ, vững mạnh. Trước sự chuyển biến của tình hình cách mạng, trước yêu cầu tăng cường pháp chế, trước sự trưởng thành của các cơ quan tư pháp đòi hỏi phải có sự đổi mới căn bản, sâu sắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có cơ quan Công tố để bảo đảm việc trừng trị bọn phản cách mạng và bọn phạm tội khác được kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật cần phải thành lập một tổ chức cơ quan Công tố từ trung ương đến địa phương. Tại phiên họp ngày 29 tháng 4 năm 1958, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Đề án tăng cường thêm một bước Chính phủ và bộ máy nhà nước ở cấp trung ương, trong đó có nội dung thành lập Tòa án tối cao và hệ thống Tòa án; thành lập Viện công tố trung ương và hệ thống Viện công tố, cả hai cơ quan này tách khỏi Bộ Tư pháp. Theo đó, Viện công tố trung ương có quyền hạn và trách nhiệm ngang một bộ và trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển của nền tư pháp cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho việc tiến hành cải cách tư pháp một cách sâu rộng cho những năm tiếp theo. Ngày 1 tháng 7 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Viện công tố. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc thiết lập hệ thống Viện công tố độc lập. Chấm dứt sự phân công cho nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước cùng thực hiện quyền công tố nhà nước, tập trung việc thực hiện quyền công tố nhà nước vào một cơ quan duy nhất đó là Viện công tố trung ương và hệ thống Viện công tố. Sự ra đời của hệ thống Viện công tố độc lập, trực thuộc Hội đồng Chính phủ trong thời kỳ này đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử cải cách nền tư pháp của nước nhà. Đây là cơ sở quan trọng, đặt nền móng cho sự ra đời hệ thống Viện kiểm sát nhân dân sau này. Mặc dù đã tồn tại với tư cách là một hệ thống cơ quan độc lập, tổ chức và hoạt động của các Viện công tố địa phương do Viện công tố trung ương quản lý và chỉ đạo nhưng trên thực tế, các Viện công tố địa phương vẫn phải chịu sự lãnh đạo và có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác với ủy ban hành chính cùng cấp. Cơ chế lãnh đạo "song trùng trực thuộc"này là cần thiết trong hoàn cảnh kháng chiến trước đây, nhưng trong tình hình mới đã tỏ ra không còn phù hợp nữa. Thực tiễn lúc đó cho thấy ủy ban hành chính thường có ảnh hưởng rất lớn và nhiều khi có ý kiến quyết định đối với việc truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp cùng cấp. Kinh nghiệm từ các vụ án xét xử oan, sai trong thời gian này cho thấy nguyên nhân phổ biến bắt nguồn từ ý kiến lệch lạc một chiều giữa ủy ban hành chính đối với các cơ quan Công an, Công tố và Tòa án. Trong cơ chế đó, rất khó cho Viện công tố duy trì sự độc lập khách quan, chế ước và phát hiện sai lầm trong công tác điều tra, xét xử để điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, tổ chức cơ quan Công tố được thành lập năm 1958 cũng mới chỉ là tổ chức của thời kỳ quá độ. Tổ chức đó mới chỉ làm được một phần nhiệm vụ của cơ quan kiểm sát là thực hành quyền công tố, còn phần quan trọng là nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật thì vẫn chưa thực hiện được. Theo quan điểm của V.I. Lênin trình bày trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan