Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một dạng đầu tư quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các các quốc gia đang phát triển.

Đối với nước ta hơn 13 năm qua kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, FDI đã góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong 10 năm (1991-2000) đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện được khoảng

15 tỷ USD chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, thu hút trên 30 vạn lao động, riêng 5 năm (1995-2000) tạo ra 22% kim ngạch xuất khẩu, 10% GDP. Như vậy, FDI đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi phải tăng cường tính hấp dẫn của các giải pháp thu hút. Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương có vị trí và một số thế mạnh nhất định trong thu hút FDI, như đội ngũ lao động trẻ đông đảo, điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, nằm giữa hai thành phố lớn (và hai trung tâm kinh tế của cả nước) đó là Hà Nội và Hải Phòng. Hải Dương cũng là một tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu sớm, quá trình CNH, HĐH đang được thúc đẩy, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên trong những năm vừa qua, việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn hết sức hạn chế cả về số lượng, cũng như quy mô cơ cấu dự án. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm là lĩnh vực rất cần thiết phải thu hút đầu tư, song về cơ cấu mới chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư.

Nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2010 đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Theo tính toán của tỉnh, để phát triển, từ nay đến năm 2010 cần một lượng vốn rất lớn, song khả năng chỉ có thể đáp ứng được 43% nhu cầu, số còn lại 57% phải huy động từ nguồn bên ngoài trong đó có nguồn quan trọng là FDI.

Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI đối với tỉnh trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do lựa chọn đề tài ''Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương '' làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.

 

doc89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một dạng đầu tư quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các các quốc gia đang phát triển. Đối với nước ta hơn 13 năm qua kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, FDI đã góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong 10 năm (1991-2000) đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện được khoảng 15 tỷ USD chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, thu hút trên 30 vạn lao động, riêng 5 năm (1995-2000) tạo ra 22% kim ngạch xuất khẩu, 10% GDP. Như vậy, FDI đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi phải tăng cường tính hấp dẫn của các giải pháp thu hút. Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương có vị trí và một số thế mạnh nhất định trong thu hút FDI, như đội ngũ lao động trẻ đông đảo, điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, nằm giữa hai thành phố lớn (và hai trung tâm kinh tế của cả nước) đó là Hà Nội và Hải Phòng. Hải Dương cũng là một tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu sớm, quá trình CNH, HĐH đang được thúc đẩy, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn hết sức hạn chế cả về số lượng, cũng như quy mô cơ cấu dự án. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm là lĩnh vực rất cần thiết phải thu hút đầu tư, song về cơ cấu mới chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư. Nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2010 đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Theo tính toán của tỉnh, để phát triển, từ nay đến năm 2010 cần một lượng vốn rất lớn, song khả năng chỉ có thể đáp ứng được 43% nhu cầu, số còn lại 57% phải huy động từ nguồn bên ngoài trong đó có nguồn quan trọng là FDI. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI đối với tỉnh trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do lựa chọn đề tài ''Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương '' làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu và được công bố, chẳng hạn như: - Nguyễn Huy Thám: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 1999. - Phan Hy: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, luận án thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 1996. - Lê Xuân Trinh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp, Tạp chí Cộng sản, số 1/1998. - Thúy Hương: Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11 năm qua và năm 1998, Tạp chí Thương mại, số 3 + 4 tháng 2/1999. Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính hai mặt của FDI, đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu hút FDI vào nước ta. Vấn đề thu hút FDI của Hải Dương cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn như: - Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 28/02/1997. - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Hải Dương, Ban kinh tế Tỉnh ủy, 10/04/1997. - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 14/01/1998. - Tóm tắt kết quả triển khai đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 20/03/1998. - Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 18/05/1999. - Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài tại Hải Dương, ngày 10/06/1999. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở phân tích vai trò, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, vạch ra những mặt được, mặt chưa được, luận văn đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là: - Đánh giá vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương. - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và những vấn đề cấp bách đang đặt ra. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương từ năm 1990 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa phương để lý giải những vấn đề mà chủ đề đặt ra. - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh thu hút FDI giữa các địa bàn trong tỉnh cũng như Hải Dương với một số tỉnh khác... để làm rõ tính đặc thù của tỉnh. 6. ý nghĩa của luận văn Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Hải Dương và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy nghiên cứu về FDI cũng như đối với cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của tỉnh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương 6 tiết Chương 1 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Hải Dương và những nhân tố tác động đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1. đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng 1.1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam Vốn đầu tư là một yếu tố cực kỳ cần thiết để mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ của các hoạt động kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy tất cả các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn đầu tư để thực hiện quá trình CNH, HĐH. Nếu không có nguồn vốn lớn và công nghệ cao thì không thể khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước. Trong hợp tác đầu tư quốc tế thường có nhiều nguồn vốn khác nhau. Vốn chính phủ và các tổ chức quốc tế, có thể là viện trợ không hoàn lại, vốn cho vay ngắn hạn, vốn lãi suất ưu đãi hoặc cho vay với lãi suất thông thường. Vốn của các tổ chức xã hội (các cơ quan phi chính phủ) thường là các khoản tiền viện trợ mang tính chất nhân đạo cho các hoạt động y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả thiên tai và nói chung nó không được tính vào các hoạt động đầu tư. Vốn tư nhân bao gồm vốn của người nước ngoài và vốn của người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp vào một dự án cụ thể [21, 9]. Đầu tư nước ngoài hay còn gọi là đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vốn đó có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân (còn gọi là các nhà đầu tư) hoặc vốn của các tổ chức tài chính quốc tế. Vốn đầu tư nước ngoài có thể đóng góp dưới các dạng tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ), các vật thể hữu hình (hàng hóa, tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên) hoặc các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán có giá khác. Hoạt động đầu tư nước ngoài đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế thế giới và là một đặc trưng kinh tế của CNTB. Trong tác phẩm chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của CNTB, Lênin cũng đã chỉ rõ việc xuất khẩu giá trị nhằm thu được giá trị thặng dư ở ngoài biên giới quốc gia (xuất khẩu tư bản) đã trở thành một đặc trưng kinh tế của CNTB khi bước sang giai đoạn CNTB độc quyền [30]. Điều đó khẳng định sự xuất hiện và gia tăng đầu tư nước ngoài là một tất yếu kinh tế gắn liền với sự phát triển LLSX và quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Vốn ĐTNN được biểu hiện ở một số dạng cơ bản sau: - Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) gọi tắt là ODA. Đây là nguồn vốn viện trợ song phương hoặc đa phương với một tỷ lệ là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại chịu lãi suất thấp, còn thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào từng dự án. Đây cũng là nguồn vốn của Chính phủ nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, hoặc là nguồn ODA hỗn hợp bao gồm một phần của Chính phủ nước ngoài, một phần do các doanh nghiệp hoặc tổ chức phi Chính phủ đóng góp. Vốn ODA có thể đi kèm hoặc không đi kèm điều kiện chính trị hoặc nơi chi tiêu, mua sắm. - Vốn FDI (Foreign Direct Investment): là nguồn vốn đầu tư chủ yếu của tư nhân, một phần của Nhà nước đầu tư vào một quốc gia nào đó nhằm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh ngay tại nước nhận đầu tư. - Nguồn vốn tín dụng thương mại: Là nguồn vốn chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa các nước và theo một nghĩa nào đó thì đây cũng là hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài. - Nguồn vốn từ việc bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, đây được coi là nguồn vốn mà trong nước muốn thu về thông qua hoạt động bán các loại giấy tờ có mệnh giá cho người nước ngoài. Có nước coi việc mua chứng khoán cũng là hoạt động đầu tư trực tiếp. Bốn nguồn vốn kể trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng quan trọng và chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn ODA và nguồn FDI, trong đó ODA là loại đầu tư gián tiếp còn FDI thuộc loại đầu tư trực tiếp. Nếu một nước đang phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được vốn FDI, cũng như vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn vốn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn FDI và các nguồn tín dụng khác thì Chính phủ sẽ không có đủ thu nhập trả nợ cho các nguồn vốn vay ODA. Kinh nghiệm thành công trong kinh tế của một số nước cho thấy cần có chính sách huy động vốn trong nước để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA cho các dự án, mở đường cho hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI sau này, trong đó vấn đề mang tính quyết định là tính chủ động của nước tiếp nhận vốn vay. Việc sử dụng vốn ODA không đúng dễ dẫn đến phụ thuộc vào nước cho vay không chỉ về kinh tế mà có khi cả về chính trị. Điều đó đòi hỏi phải tìm kiếm thêm nguồn vốn ĐTNN khác ngoài ODA, và FDI đã là một trong những nguồn được ưu tiên lựa chọn. FDI, một hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế phổ biến hiện nay, được hiểu một cách khái quát đó là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó cho phép họ có quyền quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó [49, 12]. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), thì FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của luật này [29, 6]. Đặc điểm nổi bật của FDI là các nhà ĐTNN tự kiểm soát hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh của mình, mục tiêu chính của các nhà đầu tư trực tiếp là tối đa hóa lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh thì lãi hoặc lỗ được chia theo tỉ lệ góp vốn (theo vốn pháp định) sau khi đã nộp thuế cho nước chủ nhà. FDI có thế mạnh và đặc điểm riêng của nó, ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên, mức độ khả thi của dự án cao, quyền lợi các bên gắn chặt với dự án. Trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, FDI có vai trò quan trọng. Vai trò đó được biểu hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất: FDI cung cấp một nguồn vốn bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Trong mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư: Đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp, viện trợ, hỗ trợ phát triển... thì đầu tư trong nước là nguồn đầu tư chủ yếu nhất đối với nền kinh tế đất nước. Đó là một vấn đề có tính qui luật, song trong điều kiện nguồn đầu tư trong nước đang gặp khó khăn thì vấn đề tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là rất cần thiết. ở nước ta, FDI trở thành nguồn vốn bổ sung đáp ứng nhu cầu về vốn cho CNH, HĐH đất nước. Trong suốt thời kỳ 1995 - 1999 FDI đã đóng góp bình quân (khoảng 27%/ năm) tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (xem bảng 1). Bảng 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 1995-1999 theo giá hiện hành phân theo nguồn vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 1- Vốn Nhà nước + Vốn ngân sách Nhà nước - Trung ương - Địa phương + Vốn tín dụng + Vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước 2- Vốn ngoài quốc doanh 3- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 68.047,8 26.047,8 13.575,0 7.828,0 5.747,0 3.064,0 9.408,8 20.000,0 22.000,0 79.367,4 35.894,4 16.544,2 8.968,6 7.575,6 8.280,0 11.070,0 20.773,0 22.700,0 96.870,4 46.570,4 20.570,4 9.861,3 10.709,1 12.700,0 13.300,0 20.000,0 30.300,0 97.336,1 52.536,1 22.208,9 10.076,5 12.132,4 10.214,8 20.112,4 20.500,0 24.300,0 103.900,0 64.000,0 26.000,0 16.000,0 10.000,0 19.000,0 19.000,0 21.000,0 18.900,0 Nguồn: [34]. Thực tế những năm qua FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước với trên 15 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ FDI vào nước ta có bị giảm sút song đây vẫn là một nguồn vốn quan trọng. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 27-6-2000 vốn đầu tư thực hiện tại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 600 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 33%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,592 tỷ USD, tăng 36%; nhập khẩu 1,905 tỷ USD, tăng 27%. 6 tháng đầu năm 2000, có 53 dự án bổ sung vốn đầu tư 136 triệu USD. Như vậy FDI giúp Việt Nam giải quyết một phần khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội [11, 4] Thứ hai: Cùng với tiếp nhận FDI có thể tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước thông qua các dự án đầu tư. Đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước nhận đầu tư, FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật công nghệ trong các nước nhận đầu tư, góp phần tăng sức sản xuất của lao động, thúc đẩy phát triển các nghề mới đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mới, có hàm lượng kỹ thuật cao, vì thế nó có vai trò lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước nhận đầu tư. Mặc dù trong quá trình chuyển giao công nghệ hiện đại còn có những mặt hạn chế do có những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối, song điều dễ dàng nhận thấy là chính nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và năng lực Maketing, đội ngũ lao động được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều mặt. Thứ ba: Bước đầu tạo ra một số lượng lớn việc làm góp phần giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động. Tính đến ngày 30-9-2000, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 335 nghìn lao động, những nước và khu vực có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam cũng là những nước và khu vực dẫn đầu về tuyển dụng lao động Việt Nam. Chỉ riêng số lao động trong các dự án đầu tư của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc đã chiếm tới 71% tổng số lao động của toàn bộ khu vực kinh tế này. Trong số đó các dự án của Hồng Kông sử dụng 74.500 lao động, Hàn Quốc 67.900 lao động, Đài Loan 65.000 lao động [12]. Như vậy, các dự án FDI góp phần tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối cao so với các khu vực khác, mức lương tối thiểu từ 40 - 45 USD/ người/ tháng. Trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động phát huy được năng lực, vươn lên đảm nhận được những công việc có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, quản lý giỏi, có uy tín đối với đối tác bên ngoài. Bốn là: FDI đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu, từ đó tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ và đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước. Từ năm 1995 - 1999 đã đóng góp và chiếm tỷ lệ trong GDP khoảng từ 6,3% đến 11,75%/ năm (xem bảng 2). Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế (1995 - 1999) Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 228.892 272.036 313.623 361.016 399.942 - Kinh tế Nhà nước 91.977 108.634 126.970 144.406 157.894 - Kinh tế tập thể 23.020 27.271 27.946 32.131 34.401 - Kinh tế tư nhân 7.139 9.103 10.590 12.325 13.574 - Kinh tế hỗn hợp 9.881 11.026 12.035 13.802 14.528 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14.428 10.106 28.450 36.214 47.007 Nguồn: [34, 21] Với vai trò quan trọng của FDI, Đảng ta xác định: "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam", và chiến lược phát triển là: "Hướng vào mục tiêu phát triển của các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm" [19, 74, 25]. FDI có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, song FDI cũng có những mặt hạn chế. Đó là: - Nguồn vốn do FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trên thực tế do chủ đầu tư quản lý trực tiếp và sử dụng theo những mục tiêu cụ thể của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật của nước chủ nhà. - Nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã lợi dụng chỗ sơ hở trong luật pháp và trong quản lý để trốn thuế, gây tác hại đến môi trường sinh thái và lợi ích của nền kinh tế. - Việc chuyển giao kỹ thuật - công nghệ còn có nhiều tiêu cực như chuyển giao từng phần, không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, máy móc thế hệ cũ gây ô nhiễm lớn, giá cả cao hơn so với giá mặt bằng quốc tế (thường là 20%). Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có những thuận lợi, như tình hình chính trị - xã hội ổn định, chính sách và pháp luật về đầu tư đã có những điều đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Với nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và bản chất thông minh, cần cù chịu khó, giá nhân công tương đối rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Đồng thời cũng cần nhìn nhận thấy những khó khăn hạn chế để khắc phục nhằm tăng cường thu hút FDI như cơ sở hạ tầng yếu kém, khả năng về thị trường nội địa còn hạn hẹp do một phần dân cư đang có thu nhập thấp. Hệ thống tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng còn bộc lộ những yếu kém chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế đang đổi mới theo cơ chế thị trường, hệ thống chính sách pháp luật, quản lý chưa hoàn chỉnh, khả năng đầu tư của nước ngoài có giới hạn v.v... Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam, có thể coi đó là một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Song, trong những trường hợp nhất định, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp không tránh khỏi những hạn chế, tiêu cực như công nghệ nhập lạc hậu gây ô nhiễm, nhà đầu tư vi phạm Luật đầu tư, người lao động bị bóc lột nặng nề, bị xúc phạm danh dự... 1.1.2. Hải Dương và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - Đặc điểm tự nhiên, xã hội: Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm giữa cảng Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng. Nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ và địa bàn trọng điểm phía Bắc, Hải Dương có khả năng phát triển kinh tế nhanh. Địa hình được chia làm hai phần: phần đất núi (chiếm khoảng 10%), phần còn lại là đồng bằng có độ cao trung bình 3 - 4m, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình bằng phẳng đã tạo cho tỉnh điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, đường quốc lộ số 5, 18, 183, nối liền các tỉnh phía Bắc với Hải Phòng và Quảng Ninh, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua tỉnh là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ra biển. Sông ngòi của tỉnh khá dày đặc có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng bằng của tỉnh, đồng thời vận tải đường sông cũng là điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa giữa Hải Dương và các tỉnh khác trong vùng. Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa vào loại trung bình (1500-1700mm), nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Diện tích tự nhiên của Hải Dương là 1.660,78 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 59,52%, đất lâm nghiệp chiếm 7,3%, đất chuyên dùng 14,19%, đất ở 6,25%, đất chưa sử dụng 14,03%, sông ngòi tự nhiên chiếm 11.055 ha. Tuy tỉnh không có nhiều loại khoáng sản, song lại có một số khoáng sản với giá trị kinh tế cao như: đá vôi, xi măng, có trữ lượng khoảng 200 triệu tấn đủ sản xuất 5-6 triệu tấn xi măng/ năm (Hiện nay sản lượng xi măng Hải Dương sản xuất bằng 1/4 sản lượng xi măng cả nước). Cao lanh 40 vạn tấn, đất sét chịu lửa khoảng 8 triệu tấn.v.v. Đây là nguồn nguyên liệu quý giá để phát triển công nghiệp [40,8]. Theo điều tra dân số năm 1999, dân số Hải Dương có 1.652.992 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 878.698 người, trong đó tỷ lệ lao động phổ thông còn cao (khoảng hơn 80%), tỷ lệ lao động kỹ thuật thấp so với mức trung bình của cả nước. Cán bộ khoa học - kỹ thuật cũng đã được quan tâm đào tạo nhưng về phục vụ cho tỉnh chưa nhiều. Lực lượng cán bộ quản lý hiện nay chưa có đủ kinh nghiệm để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua số lao động được thu hút vào làm việc trong các ngành kinh tế có tăng lên, song lao động dư thừa vẫn còn nhiều (ước khoảng 10-13%). Nguồn lao động dư thừa và chưa có trình độ ở mức cao như vậy là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn tỉnh trong giai đoạn tới. Cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp (chất lượng lao động) cho người lao động, khuyến khích đầu tư bằng mọi hình thức tạo thêm các ngành nghề để thu hút lực lượng lao động dư thừa. Nhìn chung, Hải Dương ở vào địa thế khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phần lớn đất đai thuộc vùng đồng bằng, gần trung tâm phát triển lớn của cả nước là Thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh) và các cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng). Là tỉnh nằm trong địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, có các đỉnh là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Vì vậy, tỉnh có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường trong nước và trên thế giới. Trong 10 năm qua Hải Dương đã tận dụng được lợi thế đó để thu hút FDI, FDI đã giữ một vai trò quan trọng và có những tác động tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương: Năm 1990 đánh dấu bước mở đầu của việc hợp tác nước ngoài trên địa bàn tỉnh bằng sự ra đời của liên doanh chế tác Kim cương (Việt Nam - Bỉ) và liên doanh tơ lụa Việt - Triều. Trong những năm qua lĩnh vực này đã có những bước phát triển quan trọng, bước đầu góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thể hiện trên những lĩnh vực chủ yếu sau: + FDI đã góp một phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu vốn cho nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh: Mặc dù Hải Dương là một tỉnh được đánh giá cao về kinh tế, song so với nhu cầu của sự phát triển thì tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm trên địa bàn còn rất thấp. Trong tổng đầu tư xây dựng, nguồn FDI chiếm tỷ lệ năm cao nhất là 62,07% (1996) và năm thấp nhất là 1,23%. Từ năm 1996 - 1999 FDI đã đóng góp trong tổng vốn đầu tư xây dựng (bảng 3). Bảng 3: Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn của tỉnh Hải Dương (phân theo hình thức quản lý). Đơn vị tính: triệu đồng Vốn đầu tư và xây dựng 1996 1997 1997 1999 Tổng số 1.439,002 1.272,063 1.542,932 4.442,767 - Trung ương 285,084 2.41,794 1.086,895 4.153,737 - Địa phương 260,672 260,109 257,332 234,494 - Đầu tư nước ngoài 893,246 770,160 198,805 54,533 Nguồn: [33, 109]. Mặc dù, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, nhịp độ thu hút vốn đầu tư vào địa bàn có giảm sút, song FDI đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác nội lực về vốn đất đai, lao động. Trong điều kiện vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, các doanh nghiệp Nhà nước còn có những khó khăn, nguồn vốn trong dân chưa huy động được nhiều thì việc bổ sung được một lượng vốn FDI cũng đã giải quyết và giảm bớt phần nào những khó khăn về vốn cho nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA1~1.DOC
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan